Mata Hari là nghệ danh của Margarethe Zelle, một vũ công nổi tiếng khắp châu Âu sinh năm 1876 tại thành phố Leeuwarden (Hà Lan) - người sau này cũng sẽ trở thành một gián điệp hai mang lừng danh của thế kỷ 20 và được mệnh danh là nữ gián điệp đẹp nhất mọi thời đại.
Từ bé, Mata Hari đã xinh đẹp đến mức các bạn học đều ngưỡng mộ cô, đặc biệt là các bạn trai. Tuy nhiên, Mata Hari lại có một gia đình không êm ấm. Bố cô bỏ rơi gia đình để chạy theo một người đàn bà khác. Vài năm sau, mẹ đẻ của cô là Antje Zelle cũng qua đời, bỏ lại con gái nhỏ.
Cái chết của mẹ khiến Mata Hari không còn chỗ dựa. Năm 14 tuổi, cô bé được người thân gửi tới một ngôi trường nội trú nhưng chỉ 2 năm sau, Mata Hari bị đuổi khỏi trường vì khiến vị hiệu trưởng đã có gia đình lên giường với mình.
Thời gian này, Mata chuyển tới thành phố The Hague và tại đây, cô thiếu nữ trẻ tuổi và xinh đẹp quen biết với Đại úy Rudolf MacLeod và đính hôn với ông này chỉ 6 ngày sau khi đôi bên gặp nhau vào tháng 7/1895. Lúc này Mata mới 18 tuổi.
Cuộc hôn nhân của Mata và Rudolf MacLeod đã không kéo dài bao lâu.
“Tôi muốn được sống ung dung tự tại, như một con bướm bay dưới ánh dương”, Mata chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn sau này. Vậy là cô và vị đại úy kia đính hôn chỉ 6 ngày sau khi đôi bên gặp nhau vào tháng 7.1895, khi ấy cô mới 18 tuổi.
Nhưng mối duyên chớp nhoáng đã nhanh chóng tan vỡ vì MacLeod không có tiền, thậm chí đang ngập trong nợ nần và còn rất lăng nhăng cũng như bị bệnh giang mai. Năm 1902, Mata ly hôn với MacLeod.
Sau biến cố hôn nhân, Mata quyết định trở thành một vũ nữ múa bụng và lấy nghệ danh là Mata Hari có nghĩa là Mặt trời. Mata ra mắt ở Paris và nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp châu Âu. Nhan sắc xinh đẹp lộng lẫy cộng với những điệu múa khêu gợi, mê hồn đã khiến Mata Hari được hâm mộ cuồng nhiệt và trở thành người đàn bà được săn đón bậc nhất ở Paris. Thời đó, Mata Hari luôn được bắt gặp bên những người đàn ông giàu có và quyền lực nhất.
Xinh đẹp lộng lẫy, Mata Hari luôn được săn đón bởi những người đàn ông giàu có và quyền lực nhất châu Âu.
Tuy nhiên, danh vọng đưa Mata Hari lên đỉnh rồi cũng dìm nàng xuống đáy. Quen lối sống "tiêu tiền như nước" nên khi sắc vóc phai tàn và những điệu múa dần hết hấp dẫn thì Mata Hari bắt đầu lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Đó là khi Mata Hari bị cho là chuyển sang làm gián điệp để kiếm tiền. Mata Hari đã có cuộc gặp gỡ vớiKarl Kroemer, lãnh sự danh dự của Đức tại Amsterdam. Kroemer đề nghị trả cho cô 20.000 franc, tương đương với 61.000 USD hiện nay để cô do thám các thông tin quan trọng cho nước Đức. Mata Hari đã đồng ý nhận khoản tiền, coi đó như sự đền bù cho số áo lông, nữ trang và tiền bạc mà cô bị người Đức tịch thu khi chiến tranh thế giới nổ ra.
Kể từ đó, Mata Hari được cho là đã quyến rũ các sĩ quan Đồng minh, moi tin tức tình báo từ họ trên giường ngủ rồi chuyển cho người Đức, dẫn đến cái chết của hàng ngàn binh lính.
Nhưng Mata Hari cũng bị cho là một gián điệp hai mang, làm việc cho cả Pháp và Đức nhưng cuối cùng trở thành vật hy sinh trong một âm mưu chính trị.
Nhà sử học Mary Craig, người đã nghiên cứu các tài liệu lưu trữ về Mata Hari cho biết, cơ quan tình báo MI5 của Anh đã bí mật thu thập bằng chứng để vạch trần thân phận điệp viên hai mang của nàng vũ công xinh đẹp.
Theo đó, các quan chức Vương quốc Anh lần đầu tiên dấy lên nghi ngờ Mata do cô đưa ra những lời khai mâu thuẫn khi bị MI5 thẩm vấn sau khi đến vùng Folkestone, hạt Kent của Anh vào năm 1915 bằng tàu thủy.
Mata đã bị khám xét nhưng không bị buộc tội. Theo một bài báo trên tờ Time thì Mata đã nằm trong tầm ngắm của cảnh sát và quân đội. Họ đã lưu ý về cô như sau: “Cô ta nói được tiếng Pháp, Anh, Italy, Hà Lan và có thể là tiếng Đức nữa. Cô ta có diện mạo xinh đẹp và táo bạo. Ăn mặc đẹp và hợp thời trang, không gây nghi vấn quá mức, nhưng các hành động tiếp theo của cô ta cần phải bị theo dõi".
Mata Hari đã nằm trong tầm ngắm của cảnh sát và quân đội sau khi bị MI5 thẩm vấn.
Quá quen với việc thường xuyên được đàn ông để ý nên Mata không hề nhận ra việc mình bị theo dõi.
Các báo cáo do đặc vụ người Anh Richard Tinsley gửi đến London năm 1915 cho thấy Mata đang gặp khó khăn về tài chính và đã nhận tiền từ đại sứ quán Đức.
Cô bị nghi ngờ là "đã đến Pháp thực hiện một nhiệm vụ quan trọng cho người Đức" và đã nhận được tiền từ người Đức.
Sáu ngày sau, Anh thông báo với Pháp rằng nữ vũ công sẽ bị bắt nếu cô đến Anh. Kể từ đó, Anh và Pháp liên tục theo dõi Mata ở Paris.
Georges Ladoux, lãnh đạo đơn vị phản gián Deuxième Bureau mới được Bộ Chiến tranh Pháp thành lập, đã ra lệnh cho các nhân viên dưới quyền theo dõi Mata Hari, bất kể cô đang đi đâu, cho dù đó là một chuyến đi tới nhà hàng, công viên, quán trà, cửa hàng quần áo hay quán rượu đêm.
"Mặc dù người Anh thông báo với người Pháp rằng một công dân Hà Lan sẽ bị bắt nếu đặt chân đến Anh, nhưng thực tế đây là cách hiệu quả nhất mà họ có thể làm để cảnh báo người Pháp về điều họ nghi ngờ liên quan đến Mata khi thiếu các bằng chứng cứng rắn chống lại cô vào thời điểm đó", nhà sử học Mary Craig nói.
Hari cuối cùng bị Pháp bắt vì tội làm gián điệp vào năm 1917 rồi bị đưa ra xét xử và bị kết tội tiết lộ chi tiết về vũ khí mới của quân Đồng minh cho Đức: Những chiếc xe tăng.
Ngày nay, nhiều nhà sử học cho rằng Mary Craig đã bị bắt giết oan và cô chỉ là một "con tốt" trong một ván bài chính trị của người Pháp.
Cảnh Mata Hari bị đưa ra pháp trường trong một bộ phim tài liệu. Ảnh AP.
Theo đó, năm 1916, tình hình trên chiến trường đang khá tồi tệ với Pháp. Người Pháp và Đức đã giằng co nhau suốt nhiều tháng trong 2 cuộc chiến dài nhất và đẫm máu nhất trong Thế chiến thứ nhất, trận Verdun và Somme. Bùn lầy, tình trạng vệ sinh kém, bệnh tật và khí độc đã khiến hàng trăm nghìn binh lính chết hoặc chịu thương tật vĩnh viễn.
Lính Pháp rệu rã tinh thần tới mức một số không chịu tiếp tục chiến đấu. Vì thế, các lãnh đạo quân sự và tình báo của Pháp cảm thấy rằng nếu tóm được vài gián điệp Đức thì có thể nâng cao sĩ khí, thay đổi tình hình trên chiến trường. Và họ nghĩ ngay tới nữ vũ công người Hà Lan Mata Hari.
Mặc dù mọi cáo buộc và bằng chứng nhằm vào Mata Hari đều rất mơ hồ, nữ vũ công vẫn bị kết tội làm gián điệp 2 mang cho cả Pháp và Đức và cuối cùng bị xử bắn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất các cuộc đàm phán song phương với Ukraine lần đầu tiên sau nhiều năm, và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Kiev đã chuẩn bị cho bất kỳ cuộc thảo luận nào nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công vào mục tiêu dân sự.
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, ngoại giao đã huy động được sự ủng hộ của người dân các nước, tạo nên phong trào quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.
Theo nguồn tin từ Axios, Mỹ đã chính thức gửi cho Ukraine một đề xuất hòa bình được mô tả là “lời đề nghị cuối cùng”. Văn bản này chỉ dài một trang và Mỹ yêu cầu Ukraine phải phản hồi về đề xuất này ngay trong tuần này.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Đặc phái viên của Tổng thống Trump Steve Witkoff hủy chuyến thăm London để đàm phán về Ukraine. Ngoài ra, như xát muối vào vết thương Châu Âu, ông Witkoff sẽ thăm Nga - tờ Financial Times cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố, chính quyền của ông sẽ không áp dụng cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc trong vấn đề thuế quan, đồng thời cho biết, mức thuế hiện tại lên tới 145% sẽ được giảm xuống "đáng kể" trong thời gian tới.
Tờ Financial Times hôm 22/4 dẫn các nguồn thân cận cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp với đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff về Ukraine đã đề xuất ngừng bắn theo giới tuyến chiến sự hiện tại.
Chính quyền Trump đang đề xuất một cuộc cải tổ lớn đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, theo đó sẽ loại bỏ hơn 100 văn phòng để đảm bảo cơ quan này phù hợp với các ưu tiên "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Điện Kremlin yêu cầu chính quyền của Tổng thống Zelensky dỡ bỏ lệnh cấm đàm phán trực tiếp với Moscow trong bối cảnh cả Nga và Ukraine đều đứng trước áp lực phải đưa ra phản ứng trong tuần này với loạt đề xuất sâu rộng từ chính quyền Tổng thống Trump nhằm chấm dứt chiến tranh.
Theo hãng tin Suspilne của Ukraine, trong một cuộc họp báo ngày 22/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không thảo luận về việc công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Nam Phi chính thức mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và mời đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị các chính đảng G20, Hội nghị Thượng đỉnh G20
Các động thái gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelensky đang làm dấy lên câu hỏi: Liệu ông có đang cố tình phóng đại một số sự kiện nhằm thúc đẩy phương Tây – đặc biệt là Mỹ – tiếp tục viện trợ quân sự và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến giữa Ukraine và Nga? - Cây bút Ted Snider chuyên về chính sách đối ngoại và lịch sử Mỹ bình luận.
Tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt, Trường các ngôn ngữ phương Đông thuộc Đại học quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) (Học viện các nước Á Phi, Đại học quốc gia Moskva MGU ngày nay) nhà báo Aleksey Sunnerberg đã cống hiến trọn đời mình cho Ban Tiếng Việt Đài Tiếng nói Moskva, sau này là Tiếng nói nước Nga, Sputnik ngày nay.
Nga đang xây dựng một chiến lược nhằm tác động đến lập trường của ông Friedrich Merz, người sắp trở thành Thủ tướng Đức, với mục tiêu hướng ông này theo chiều hướng thân Nga hơn,
tờ Bild của Đức đưa tin.
Tại mặt trận Belgorod, Nga đang đổ dồn một lượng lớn bộ binh nhằm đẩy lùi đợt tiến công thứ hai của Ukraine qua biên giới. Tuy nhiên, trước khi quân Nga kịp tập kết lực lượng, không quân Ukraine đã tung ra loạt đòn không kích chính xác, phá hủy các cụm binh lính Nga và làm tê liệt phản ứng của đối phương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn hôm nay 21/4 tuyên bố lệnh ngừng bắn là "bước cần thiết" để hướng tới hòa bình ở Ukraine và Bắc Kinh nước này hoan nghênh mọi nỗ lực dẫn tới việc đạt được lệnh ngừng bắn.
Ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Nga và Ukraine thẳng thừng tuyên bố rằng việc Ukraine gia nhập NATO "đã không còn nằm trên bàn đàm phán".
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa nêu ra một điều kiện then chốt để các quốc gia mong muốn được miễn giảm thuế nhập khẩu: Đó là phải đến Mỹ và đầu tư sản xuất tại đây.
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giảm trong ba cuộc thăm dò ý kiến lớn trong những tuần gần đây, cho thấy sự bất an gia tăng của cử tri sau một tháng đầy biến động đối với chính quyền.
Ngành công nghiệp châu Âu sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng do lệnh trừng phạt đối với nhôm Nga, giáo sư Đại học Helsinki Tuomas Malinen cho biết.