Uống nước lá tưởng vô hại để giải độc, người phụ nữ nhập viện cấp tốc
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
"Tây du ký" là một trong "tứ đại danh tác Trung Quốc" của Ngô Thừa Ân. Tác phẩm được dựng phim lần đầu vào năm 1927 nhưng phiên bản được biết đến rộng rãi nhất là của đạo diễn Dương Khiết phát hành năm 1986. Tuy bản này được cho là sát nguyên tác nhất, song lược bỏ hoặc thêm thắt không ít chi tiết.
Nhân vật chính của Tây du ký được biết rộng rãi với tên Đường Tam Tạng, trung tâm của nhóm thỉnh kinh. Tuy nhiên, đây không phải tên thật của ông mà là tên hiệu do Đường Thái Tông Lý Thế Dân đặt cho.
Chương 12, khi Thái Tông tiễn Tam Tạng đi Ấn Độ thỉnh kinh, biết em kết nghĩa là người tu hành, không có tên hiệu, liền nói rằng: "Trẫm nghe Quán âm nói bên Tây Phương có kinh Tam Tạng (3 tạng), đặt hiệu cho ngự đệ là Tam Tạng đành không?". Vì là anh em kết nghĩa (ngự đệ) với vua Đường nên gọi là Đường Tam Tạng.
Tam Tạng là Thân trong "Ngũ vị nhất thể" |
Tên thật của Tam Tạng được cho biết ở chương 9 của tác phẩm. Khi Pháp Minh hòa thượng phát hiện có em bé bị thả trôi sông cạnh chùa Kim Sơn, bèn vớt nuôi. Ông họ Trần, được thầy đặt tên là Giang Lưu (trôi trên sông). Tam Tạng mang cái tên này 18 năm, đến khi tu thành công quả thì lấy tên là Huyền Trang.
Bên cạnh đó, Tam Tạng là nhà sư nên còn được gọi tên kèm chức nghiệp là Đường Tăng. Việc gọi họ kèm chức nghiệp hoặc đặc điểm thiết thân là cách gọi khá phổ biến thời xưa, như Tôn Hành Giả (Tôn Ngộ Không), Sa Tăng (Sa Ngộ Tịnh),...
Trong bản phim Tây du ký 1986, xuất thân của Tam Tạng được phác họa vắn tắt trong 7 phút phim, thông qua lời kể của một tiểu nhị trong quán rượu.
Tuy nhiên, trong nguyên tác, xuất thân của Tam Tạng được kể đầy đủ trong chương 9, tương ứng với 4 kiếp nạn đầu tiên trong 81 kiếp nạn gồm: Phải đọa đầu thai, Mới lọt lòng gần bị giết, Bị thả trôi sông và Tìm mẹ trả thù cha.
Có thể tóm tắt như sau: Cha Tam Tạng tên là Quang Nhụy, thi đỗ trạng nguyên rồi lấy vợ là Ôn Kiều - con gái Thừa tướng. Trên đường đi nhậm chức Tri châu quận thành Giang châu, vợ chồng Quang Nhụy đi đò qua sông Hồng Giang. Tay lái đò Lưu Hồng thấy Ôn Kiều xinh đẹp thì cùng đồng bọn Lý Bưu đánh chết Quang Nhụy, vứt xác xuống sông, ép Ôn Kiều làm vợ. Bà khi ấy đã mang thai nên nhịn nhục làm vợ Lưu Hồng.
Xuất thân của Tam Tạng tương ứng với 4 kiếp nạn nhưng lên phim bị lược bỏ nhiều.
Để bảo đảm tính mạng cho con, Ôn Kiều đã cắn đứt nửa ngón út chân trái của Tam Tạng làm dấu, viết một lá thư máu kể ngọn ngành câu chuyện cùng căn cước cha mẹ rồi thả con trai trôi sông. Trên phim ảnh, xuất thân của Tam Tạng hầu như chỉ có phần này.
Tuy nhiên, theo nguyên tác, Quang Nhụy sau khi bị đánh chết, vứt xuống sông đã được Long vương sông Hồng Giang cứu. Do cha Tam Tạng từng phóng sinh một con cá vảy vàng (là Long vương hóa thân) nên được trả ơn. Long vương cho ông ngậm một viên châu để xác không bị thối rữa, còn hồn thì làm việc dưới thủy cung.
Mười tám năm sau, khi Tam Tạng và ông ngoại giết Lưu Hồng trả thù, thì hồn Quang Nhụy được trở về xác, từ thủy cung trở về. Sau đó, ông còn được vua Đường phong làm Hàn lâm học sĩ, tiếp tục làm quan.
Tuy nhiên, niềm vui sum họp đại gia đình Tam Tạng đã không trọn vẹn khi bà Ôn Kiều vì xấu hổ chuyện nhẫn nhục làm vợ Lưu Hồng mà hai lần tự tử. Lần đầu, bà treo cổ tự tử không thành vì mọi người kịp phát hiện. Lần thứ hai, khi chồng nhận chức quan mới, con trai yên lòng đi tu, bà mới uống thuốc độc tự tử chết trong nhà.
Trong khi đó, nhân vật lịch sử Đường Huyền Trang (600 - 665) tên thật là Trần Huy, cha là Trần Huệ, sinh ra trong một gia đình dòng dõi quan lại. Ông học chữ Nho, đọc kinh Phật từ nhỏ, đến năm 13 tuổi thì xuất gia và lấy pháp danh Huyền Trang. Ông có hai người anh cũng đều xuất gia đi tu.
Khác với trong truyện, Tam Tạng được Đường Thái Tông ủng hộ nồng nhiệt thì nhân vật lịch sử Huyền Trang từng hai lần dâng tấu xin đi Ấn Độ nhưng đều bị vua cấm xuất hành. Sau đó, ông đã phải liều mình ra đi, quyết hành hương để chiêm bái đất Phật.
Hành trình của Huyền Trang dài hơn 25.000 km, đi qua 128 nước lớn nhỏ nhưng khổ cực, nguy hiểm gấp nhiều lần trong truyện, phim vì Huyền Trang đi hành hương một mình, không có các đồ đệ tài ba hộ tống hay thần linh bảo hộ. Khổ ải được đền đáp khi ông đạt thành quả tu tập nổi danh khắp Ấn Độ, mang về 657 bộ kinh phật cùng nhiều bảo vật quý cho Trung Quốc.
3. Gây tranh cãi vì tham gia báo thù, tính cách nhu nhược, kém minh mẫn và tư tưởng không nhất quán
Ở chính quê hương của Tây du ký, nhân vật Tam Tạng gây tranh cãi rất nhiều vì hình tượng trong tác phẩm bị cho là bôi bác nhân vật lịch sử Đường Huyền Trang.
Tam Tạng đắc đạo, được phong Chiên đàn Công đức Phật.
Trước tiên, trong phần xuất thân ở chương 9 của truyện, nhiều người bất ngờ khi biết Tam Tạng tham gia vụ báo thù cho cha. Cụ thể, khi được sư Pháp Minh tiết lộ xuất thân, Tam Tạng khóc và thề: "Cừu (thù) cha mẹ không trả, sao phải làm người". Sau đó, ông quyết một mình đi tìm mẹ, bà nội và ông bà ngoại để nhận lại người thân.
Tam Tạng và ông ngoại Thừa tướng được vua Đường cho mượn 5 - 6 muôn binh (1 muôn = 10.000) bắt Lưu Hồng, tra khảo dã man rồi xử chết. Lý Bưu, đồng bọn của Lưu Hồng, cũng không thoát án tử.
Tuy trả thù cho bố mẹ và Tam Tạng cũng không trực tiếp ra tay nhưng vụ trả thù này từng khiến không ít người đọc thấy lấn cấn, băn khoăn.
Suốt hành trình đến Ấn Độ, Tam Tạng nhiều lần tỏ ra nhu nhược, kém minh mẫn, không biết phân định đúng sai dù được mô tả là "thiên tính trời phú", đọc rộng hiểu nhiều.
Một điểm gây tranh cãi lớn ở nhân vật Tam Tạng nữa là tư tưởng không nhất quán. Tu hành từ nhỏ, ăn chay từ khi dứt sữa, Tam Tạng có lòng từ bi hỉ xả nên nghiêm cấm các đồ đệ sát sinh, nhiều lần niệm chú Định tâm trừng trị Ngộ Không vì hành vi giết người, thậm chí từng đuổi thẳng đồ đệ ở chương 27 (Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh).
Tuy nhiên, biểu hiện lòng từ bi của Tam Tạng lúc này, lúc khác. Lúc mới khởi hành không lâu, Ngộ Không từng đánh chết một con hổ định tấn công Tam Tạng dù chỉ là loài vật hành xử theo bản năng mà không bị thầy trách phạt.
Đáng lưu ý, khi nhóm Tam Tạng đấu phép với ba yêu quái nước Xa Trì, Ngộ Không từng giết người một cách tàn nhẫn. Trích đoạn chương 46:
"Quan giám sát sợ mình mang tội khi quân, liền quỳ tâu rằng:
- Thiệt là chết rục rồi, bởi nhằm ngày độc nên hòa thượng hiện hồn làm quỷ.
Tôn Hành Giả nghe nói nổi nóng, nhảy ra lấy thiết bảng đập quan giám sát nát thây, mà hỏi rằng:
- Ta chết bao giờ mà nói ta thành quỷ?".
Không ít độc giả từng đọc nguyên tác thấy kinh ngạc khi Ngộ Không đánh vị quan giám sát chết nát thây ngay trước mặt Tam Tạng dù người này không hề có khả năng gây nguy hại. Sau đó, Ngô Thừa Ân không nhắc gì chuyện Tam Tạng mắng mỏ hay trách phạt Ngộ Không.
OST Nữ nhi tình - Tây du ký 1986:
4. Tam Tạng không động lòng trước nữ chúa Tây Lương
Trong bản Tây du ký 1986, có một chi tiết cải biên khiến khán giả hiểu lầm Tam Tạng. Khi Tam Tạng và các đồ đệ đi ngang Tây Lương nữ quốc, Ngộ Không đã bày kế để thầy giả vờ đồng ý nhận lời lấy nữ vương nước này.
Cảnh Tam Tạng hoàn tục, ở lại làm vua nước Tây Lương trong tưởng tượng của nữ vương.
Tuy nhiên, không khó nhận thấy đạo diễn Dương Khiết có chủ ý lãng mạn hóa cảnh này. So với nguyên tác, đoạn phim được tăng thời lượng rất nhiều. Bối cảnh được dựng đẹp như cảnh tiên với rèm buông trướng rũ, vườn hoa thơ mộng. Thậm chí, ekip còn đặt bài Nữ nhi tình làm ca khúc riêng cho đoạn này.
Nữ vương (Chu Lâm) nhan sắc tươi giòn, tuy vẫn giữ lễ nghĩa nhưng liên tục cận kề Tam Tạng. Trong khi đó, Tam Tạng (Từ Thiếu Hoa) tỏ ra không quá phản kháng, thậm chí có phần nhượng bộ. Cảnh chia tay khi rời nước Tây Lương, Tam Tạng và nữ vương còn nhìn nhau lưu luyến, ân tình.
Đoạn phim này khiến khán giả hiểu lầm Tam Tạng còn động lòng phàm trước nữ sắc.
Sự thật, giữa chương 54 và đầu chương 55 cho thấy, diễn biến cuộc gặp gỡ ở nước Tây Lương rất chóng vánh. Nữ vương vừa đóng ấn lên tờ điệp xong, Tam Tạng và đồ đệ lập tức trở mặt khiến cô sốc đến ngã nhào.
Trích đoạn chương 55: "Chúa tôi nước Tây Lương hãi kinh thất sắc, đồng quỳ lạy và nói rằng:
- Thiệt bốn thầy trò là phật La Hán nên đằng vân bay lên trời.
Các nữ quan tâu rằng:
- Ðường ngự đệ là hòa thượng gần thành, ba người học trò cũng vậy. Bởi chúng tôi có mắt không tròng, ngỡ là trai Trung Hoa, nên lo nhiều việc mất công. Nay Phật rước rồi, xin bệ hạ lui về cung điện.
Nữ vương hổ thẹn lên xe các quan đồng hộ giá trở lại".
Sự xuất hiện của nữ vương sau trích đoạn này là hết, không có cảnh chia tay lưu luyến ân tình.
Sau khi bị mất Đà Nẵng (ngày 29/3/1975), tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ trực tiếp vạch kế hoạch và đôn đốc ngụy quân Sài Gòn tổ chức một tuyến phòng thủ mới, kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh, trong đó, Xuân Lộc là điểm trọng yếu. Dù được bảo vệ bằng lực lượng hùng hậu, nhưng cuối cùng, “cánh cửa thép” Xuân Lộc đã bị quân ta đập tan, mở ra thế trận mới trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Đà Nẵng mới thông báo kết quả thuê đất ngắn hạn để tổ chức chợ đêm Sơn Trà tại khu đất A2-4 và A2-5.
"Năm em 6 tuổi, mẹ em mất vì bị bệnh ung thư. Cuối năm ấy, em bị tai nạn giao thông, mất 1 chân. Với những gì đã trải qua, em mong sao sau này có thể mở một phòng khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo", sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Oanh Đại học Phenikaa mơ ước.
Sau khi công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có việc đặt tên các xã mới theo tên huyện, thành phố, thị xã gắn với số thứ tự, ngày 22/4, Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương đã chỉ đạo phải nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất tên gọi đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gắn với địa danh lâu đời, danh nhân tiêu biểu.
Đôi nam, nữ tử vong cùng chiếc ô tô bốc cháy trên đường phố; triệt phá đường dây đánh bạc xuyên quốc gia giao dịch 600 tỷ đồng/tháng, rửa tiền hơn 500 tỷ đồng; công an công bố đặc điểm nhận dạng của đối tượng cướp ngân hàng ở Hà Nội... là những tin nóng 24 giờ qua.
55 ngày "chấn động địa cầu" tái hiện hành trình thần tốc, táo bạo và đầy cảm xúc của Quân Giải phóng từ Tây Nguyên đến Dinh Độc Lập – những mốc son làm nên Đại thắng Mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi 30 năm đấu tranh Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Biển Quảng Ngãi vốn nổi tiếng với nhiều loại hải sản ngon không đâu sánh bằng. Tuy nhiên không thể không kể đến cá bồng bồng - loài cá ngay từ cái tên đã gợi sự tò mò, thú vị, nhưng khi thưởng thức rồi, thực khách sẽ khó có thể cưỡng được vị thơm ngon mà loại cá này mang lại.
Vườn cây cổ thụ-cây thanh trà ở ấp 4, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai của gia đình ông Nguyễn Hiệp và bà Trần Thị Nga. Vườn có 31 gốc cây cổ thụ đều trên hơn 30 năm tuổi. Những cây thanh trà cổ thụ này có tán cây xòe rộng, gốc cây to, bám đầy rong rêu.
Theo luật sư, nhóm côn đồ “bảo kê” ở bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa) có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 với chế tài nghiêm khắc...
Đơn vị hành chính cấp xã của Ninh Bình cần sắp xếp, trong đó có 101 xã, 18 phường và 6 thị trấn. Sau khi sắp xếp, sáp nhập, địa phương này sẽ còn 39 đơn vị hành chính cấp xã, (gồm 8 phường và 31 xã), giảm 86 xã, phường.
Dương Kinh ở Hải Phòng được xem là một trong các kinh đô của Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, di tích kinh đô Dương Kinh nhà Mạc thuộc địa phận xã Kiến Hưng của huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Những ngày này, nông dân trồng đậu phụng (đậu phộng, lạc) huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đang thu hoạch đậu phụng vụ Đông Xuân 2024 - 2025. Vụ đậu phụng này, nông dân vui vì trúng mùa, được giá.
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Đầu thời Chiến Quốc, nước Ngụy hùng mạnh nhất. 50 vạn quân Tần với hiệu quả chiến đấu thấp đã bị 5 vạn Ngụy tinh nhuệ của Ngô Khởi đánh bại. Nước Tần khi đó binh lực gấp mười lần, lại bị tinh quân của Ngụy đánh bại, thua rất thê thảm. Vậy vì sao sau này Tần có thể tiêu diệt 6 nước?
Pháo hoa tầm cao, tầm thấp kết hợp hỏa thuật rực sáng, người dân Hà Nội có dịp chiêm ngưỡng màn pháo hoa mãn nhãn kể từ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng của Việt Nam, Lào, Campuchia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4 trên nhiều đường TP HCM, tối 22/4.
“Hẹn ước Bắc Nam” – chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tối 22/4 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình đã mang đến cảm giác choáng ngợp, xúc động.
Khi nhắc đến các mỹ nhân của Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền, Chân Mật, mọi người nhắc ngay đến Đại Kiều và Tiểu Kiều vùng Lư Giang.
Người sinh vào những tháng Âm lịch này tài năng lại may mắn. Họ được dự báo sẽ đạt được bước nhảy vọt trong sự nghiệp, về sau tiền của dồi dào.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Nam Phi chính thức mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và mời đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị các chính đảng G20, Hội nghị Thượng đỉnh G20
Ba Hương, Tư Đạp và dàn diễn viên phim "Địa đạo" mặc áo bà ba, đầu quấn khăn rằn theo trang phục du kích cùng hợp luyện diễu binh tối 22/4 tại TP.HCM. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng được người đi xem nhận ra, hò reo cổ vũ.
Tối 22/4, hai chiếc xe tăng T-54 huyền thoại có số hiệu 173 và 822 được vận chuyển vào sân khấu chính SVĐ Mỹ Đình tại chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam”.
Ở cuộc đọ sức tại vòng tứ kết Cúp Quốc gia, CLB CAHN được chơi hơn người trong phần lớn thời gian của trận đấu. Nhờ đó, các học trò HLV Alexandre Polking lội ngược dòng hạ Hải Phòng với kết quả 3-1.
Không gian lễ hội tại Chợ tình Xuân Dương đã mang đến cho du khách nhiều cơ hội trải nghiệm những đặc sắc văn hóa không chỉ của huyện Na Rì. Chợ tình Xuân Dương như một bức tranh sinh động về đời sống văn hóa của người vùng cao tại Bắc Kạn.
Chiều 22/4, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa đọc 2025 với chủ đề “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa dạng bột), có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Tối 22/4, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại khu vực trường đua F1, SVĐ Mỹ Đình.
Sau thời gian dài úp mở, Vũ Văn Thanh cuối cùng cũng công khai bạn gái Trần Bích Hạnh đúng dịp sinh nhật tuổi 29 của mình. Theo tiết lộ, Trần Bích Hạnh sinh năm 1993, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình có tiếng và kinh tế khá giả.
Gần hai thế kỷ trước, ba khẩu thần công do một người Quảng Nam chỉ huy đúc đã chìm xuống biển Hà Tĩnh. Gần đây, một tàu cá cũng từ Quảng Nam vô tình tìm thấy chúng. Một cuộc trùng phùng kỳ lạ giữa người xưa và hậu thế, qua làn nước sâu và duyên nợ lịch sử.