Hồi Xuân Ngân còn nhỏ, mong muốn con mình được lớn lên trong môi trường giáo dục tốt, bố mẹ đã cho cô bé đi học ở trường trên thị trấn, cách trường tiểu học ở xã 5km. Nhưng cả gia đình đều bận bịu với việc làm nông, nên muốn đến trường, Ngân phải tự mình đi theo xe buýt của các anh chị cấp 3.
Cô bé Xuân Ngân từ dạo ấy đã sớm tạo được kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Có những hoạt động trên trường chỉ mất chừng 30 phút hay 1 giờ, nhưng vẫn phải đến trường cả buổi, Ngân tranh thủ mang sách vở đi học, không để thời gian "chết". Hồi lớp 3, đi thi học sinh giỏi huyện chỉ đạt kết quả làng nhàng, nghĩ rằng chưa giỏi thì càng phải chăm chỉ, Ngân "cày" toán từ lúc đó. Mùa hè, Ngân vẫn tự sắp xếp thời gian trong ngày để học chứ không "nghỉ xả hơi".
Hoàng Xuân Ngân cùng bạn bè khi theo học tại trường TH School.
Nhìn lại chặng đường phổ thông đã qua, Xuân Ngân tự nhìn nhận mình không phải là xuất sắc nhất trong những cuộc thi tranh tài hay cạnh tranh vươn tới vị trí số một, nhưng cô sớm có niềm tin nội tâm mãnh liệt rằng cơ hội luôn mỉm cười với những người có khát khao, biết nhẫn nại và không ngừng vươn lên.
Ngay từ bé, thôi thúc muốn tìm thứ gì đó khác đi, vượt thoát hoàn cảnh hiện tại của bản thân cứ thường trực trong Ngân. Điều này xuất phát đầu tiên từ hoàn cảnh khó khăn của một gia đình làm nương rẫy, sống vào thu hoạch trồng cà phê. Lên cấp 2, nhìn bạn bè con nhà giáo viên, công chức có điều kiện tươm tất hơn, được chú tâm vào học tập, nhiều lúc Ngân không khỏi chạnh lòng: Con đường đi tiếp của mình là sao đây?
Hồi học lớp 7, Ngân cũng hay mất ngủ, đau đầu. Đôi khi rất khó khăn để thu xếp ổn thỏa việc nhà, việc học. Nhưng cũng chính từ những trải nghiệm đó, Ngân đã biết xác định và lựa chọn giải quyết vấn đề, đó là ưu tiên cho việc học.
Lên lớp 8, Ngân lập tài khoản trên mạng xã hội, nung nấu ý định tìm kiếm kết nối mới để mở rộng niềm đam mê tri thức. Cô bé trường huyện khi ấy tích cực tham gia các diễn đàn toán học rồi kết nối với các bạn cùng sở thích khắp mọi miền đất nước, "lập hội" cùng ôn luyện theo một chương trình truyền hình yêu thích. Tình cờ, Ngân khám phá ra đấu trường tri thức "Chinh phục" dành cho các học sinh cấp 2 trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Bước ngoặt của Ngân mở ra từ thời điểm cô học trò phố núi lọt vào các vòng trong của cuộc thi, ra Hà Nội tập trung ở Trường TH School. "Trường đẹp quá! Như một giấc mơ". Cô học sinh ham học đã khắc ghi những hình ảnh đầu tiên sâu đậm như thế và nảy sinh quyết tâm "chinh phục mới": Tìm kiếm học bổng để được theo học tại đây.
Trải qua quá trình làm hồ sơ, nộp đơn ứng thí và đến ngày nghe tin được cấp học bổng, Ngân quá đỗi vui mừng, nhưng không khỏi tâm tư, bởi những khó khăn của gia đình vẫn bủa vây không dứt. Ngân xin hỗ trợ thêm và may mắn đã mỉm cười. Năm học đầu tiên, học bổng của Quỹ Vì Tầm Vóc Việt giúp Ngân được miễn hoàn toàn tiền ăn học, từ năm thứ hai Ngân chỉ phải đóng 20%. Với môi trường học tập ở TH School, cô học trò nhỏ tin rằng mình sẽ đạt được ước mơ vươn ra thế giới bên ngoài để có thể làm được điều gì đó cho phố núi của mình.
TH School mang đến hạnh phúc đích thực cho trẻ em, đó là được học tập, vui chơi, kết bạn và phát triển trong môi trường tự do và đầy đủ, được tạo điều kiện thể hiện những khát khao mơ ước của mình. Đối với Ngân, 3 năm theo học THPT là quãng thời gian định hình rõ nét những phẩm chất cốt lõi về giá trị nhân văn của con người; đó là sự tận tâm, lòng biết ơn và yêu thương sâu sắc.
Hoàng Xuân Ngân tại ĐH Fulbright Việt Nam
Hồi lớp 8 đã chủ động tìm tòi kết nối bạn bè khắp cả nước, nên Ngân xác định ra Hà Nội học phải tận dụng được 3 năm THPT để thực hiện những điều mình nung nấu. Không thạo nhiều tài lẻ về nghệ thuật hay thể thao, Ngân vẫn ứng cử chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Học sinh trường với suy nghĩ rằng sự can đảm sẽ từng bước mở rộng cơ hội, chứ không phải chờ mọi thứ đã đủ đầy mới bắt đầu hành động.
Ở trường, có những môn học mới mẻ và một trong những môn mà Ngân yêu thích là "Viễn cảnh toàn cầu", dạy cho học sinh tư duy logic, cách lập luận vấn đề sao cho thuyết phục nhất. Không chỉ trao truyền kiến thức, trong các bài giảng, thầy cô còn dạy học sinh cách soi chiếu lại chính mình; từ việc yêu thương bản thân, khích lệ bày tỏ chính kiến và luôn đề cao sự liêm khiết, chính trực.
Ngân nhớ hơn cả là những bài học về biết ơn để hạnh phúc và phát triển. Sống xa nhà, cách học, rồi môn học nhiều mới lạ, lại ham tham gia các hoạt động, dự án… rồi cũng có lúc ốm. Lúc đó, những sự quan tâm, giúp đỡ từ việc nhỏ nhất của thầy cô, bạn bè chính là động lực cho Ngân đi tiếp.
Dự các buổi lễ khai giảng hay bế giảng của trường, khi nghe những phát biểu đề cập về lòng biết ơn, Ngân ghi ra một cách tâm đắc, vì bản thân thấy rất thấm thía từ trải nghiệm của mình. "Em nghĩ rằng không nghiễm nhiên mọi thứ đến là ngẫu nhiên, mà mình phải biết ơn từng cơ hội", Ngân chia sẻ.
Sau này, khi làm sinh viên đại học và tham gia xây dựng mạng lưới kết nối với bạn bè thế giới, Ngân càng thấm thía những trải nghiệm qua các môn học mới mẻ hay cách dạy của thầy cô những năm THPT đã trang bị những trải nghiệm quý giá, giúp em có được "cảm nhận xã hội" tự nhiên và sâu sắc.
Cô sinh viên năm 3 Trường ĐH Fulbright Việt Nam hiện khá bận rộn với những dự án trong ngành tư vấn chiến lược. Trước đây, Ngân mới chỉ biết thương mình và những học sinh thiệt thòi không có cơ hội được trải nghiệm môi trường giáo dục tiên tiến. Giờ đây, khi làm việc thực tế nhiều hơn, Ngân thấy người Việt Nam còn nhiều thiệt thòi trong chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu. Ngân bộc bạch muốn làm những việc để nâng tầm thương hiệu của Việt Nam lên.
Ngân nhận thấy học sinh, sinh viên Việt Nam khá giỏi về lĩnh hội kiến thức nhưng vẫn còn thiếu tự tin. Nếu được tư vấn về thay đổi trong giáo dục mà không tốn kém, Ngân cho rằng hãy giáo dục một đứa trẻ có lòng biết ơn và đủ đầy tình yêu thương, từ văn hóa yêu thương không phán xét của nhà trường, thầy cô. Và đó là mục tiêu và ước mơ thôi thúc Ngân nỗ lực và cố gắng mỗi ngày ở thời điểm hiện tại.
Tốt nghiệp TH School đã 3 năm, Ngân vẫn luôn ghi nhớ lời Nhà sáng lập TH School và cũng là Nhà sáng lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt - nơi đã dành cho Ngân suất học bổng giúp đưa cuộc đời cô sang một bước ngoặt mới. Anh hùng Lao động Thái Hương chia sẻ với Ngân và các học sinh TH School, đó là, hãy luôn biết ơn về tất cả những điều mình đang có. Lòng biết ơn sẽ tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người bước tiếp, đồng thời cũng chính là một mỏ neo giúp chúng ta vững tin giữa những chông chênh.
Và Ngân cũng vẫn ghi nhớ khoảnh khắc cô tổng quản sinh tại TH School Hòa Lạc đã cẩn thận chuẩn bị món quà nhỏ đi đường xa cho cô học sinh phố núi rời Thủ đô về với gia đình. Những hành động tưởng chừng nhỏ bé đó đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, mang lại niềm vui và hạnh phúc trong từng chặng đường trưởng thành của Ngân.
Hoàng Xuân Ngân cùng bạn bè khi theo học tại trường TH School.
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Ông Nguyễn Văn Nhỏ, tỷ phú Bà Rịa-Vũng Tàu ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một nông dân đánh bắt hải sản xa bờ, doanh thu 18 tỷ/năm.Ông là nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm liền, góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển.
Huyện biên giới Sốp Cộp (Sơn La) vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách chung tay hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Nghệ An sẽ giữ lại tên gọi 2 địa danh nổi tiếng gồm Kim Liên và Cửa Lò. Phương án dự kiến trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An thống nhất giữ tên xã Kim Liên và đặt lại tên Cửa Lò.
Sau gần 50 năm khai thác, hồ Kẻ Gỗ tại Hà Tĩnh đang được nâng cấp với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng. Dự án nhằm cải thiện hệ thống tiêu thoát nước, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho 16.500 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 15.500 dân trong khu vực.
Nhiều ngư dân ở Quảng Bình đã kéo tới trụ sở VNPT tại tỉnh này để đòi quyền lợi về việc các tàu cá mất kết nối giám sát hành trình dẫn đến không nộp được hồ sơ nhận chi phí nhiên liệu.
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hải Dương năm 2025, sau sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Hải Dương còn 64 đơn vị hành chính cấp xã. Các xã, phường mới chủ yếu dự kiến được đặt tên mới theo tên đơn vị hành chính cấp huyện cũ và thêm số thứ tự.
Du khách tham gia tour du lịch này được xe bò chở đi dạo đường làng vùng nông thôn mới, được leo núi ngắm hoa rừng, chinh phục những đồi cát, tắm biển, ăn đùi cừu nướng, tối ngủ trong những ngôi nhà làm bằng đất sét và sáng sớm nghe gà rừng gáy bên tai...
Lạng Sơn là một trong những tỉnh có diện tích rừng trồng lớn nhất cả nước, với trên 235.000 ha các loại cây thông, keo, bạch đàn… Với nắng nóng bất thường của thời tiết, sự khô hạn trong nhiều tháng gần đây, nguy cơ cháy rừng đang ở mức cao. Trước thực tế đó, tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra những giải pháp kịp thời.
Anh Phạm Văn Điều ở ấp 3, xã Tân Lập (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) là một "tay thiện xạ" trong nghề nuôi chim cu gáy. Không gian xung quanh nhà như dịu hẳn khi những chú chim cu cất tiếng gáy. Không hiểu tiếng “gù gù” ấy, nhưng khi nó cất lên, tôi cảm giác nhẹ nhõm, thư thái trong người.