Giai đoạn 2016 - 2025, tỉnh Long An đặt mục tiêu đạt 6.000ha thanh long ứng dụng công nghệ cao. Đến tháng 7 năm 2024, toàn tỉnh đạt hơn 5.700 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao.
Năm 2024, tỉnh Long An triển khai kế hoạch đến các địa phương, tiếp tục thực hiện 7 mô hình trồng thanh long ứng dụng công nghệ cao.
Người nông dân trồng thanh long tại Long An chủ yếu theo 2 kiểu: trồng giàn và trồng trụ. Ảnh: Q.D
Khi tham gia mô hình trồng thanh long ứng dụng công nghệ cao, nông dân tỉnh Long An đã có bước chuyển biến tốt trong việc sản xuất.
100% hộ dân trồng thanh long không còn sử dụng phân gà tươi để bón cho thanh long, việc sử dụng phân hữu cơ được tăng cường, sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý hiệu quả đã giúp giảm lượng phân hóa học 10-15%, góp phần giảm chi phí đầu tư sản xuất và tăng lợi nhuận 15-20% so với trước khi tham gia vào đề án.
Ngoài ra, các hộ tham gia mô hình được thường xuyên tập huấn và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, trang bị kiến thức và hướng dẫn cho hộ nông dân các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Qua đó, giúp giảm chi phí đầu tư từ 10-20% so với ngoài mô hình, từ đó giúp tăng hiệu quả kinh tế từ 15-25% so với ngoài mô hình.
Nông dân chăm sóc cây thanh long tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ảnh: Q.S
Mô hình điểm sản xuất thanh long theo GAP được tổ chức thực hiện 6/6 mô hình điểm sản xuất, với quy mô 10ha/mô hình, gồm:
Mô hình thực hiện tại các HTX nông nghiệp Thanh Phú Long, HTX NNDV Vĩnh Công, HTX nông nghiệp Hòa Phú, HTX nông nghiệp Phước Tân Hưng (huyện Châu Thành), HTX nông nghiệp Bình Tâm (TP.Tân An), HTX thanh long Quê Mỹ Thạnh (huyện Tân Trụ).
Ngoài ra, tỉnh Long An còn duy trì các mô hình ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020.
Sớm hoàn thành 6.000ha thanh long ứng dụng công nghệ cao tại Long An
Theo đó, thực hiện 3/3 mô hình thuộc hoạt động duy trì các mô hình trồng thanh long ứng dụng công nghệ cao, giai đoạn 2016 - 2020, tại các xã: Vĩnh Công, Dương Xuân Hội và An Lục Long (huyện Châu Thành) với tổng diện tích là 69,5ha/122 nông hộ tham gia. Đối tượng tham gia là nông dân HTX đã từng tham gia vào các mô hình thanh long ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020.
Thanh long là 1 trong 4 cây trồng được tỉnh Long An ưu tiên phát triển theo hướng công nghệ cao. Ảnh: Q.D
Hiện nay, việc quản lý sử dụng và in ấn tem chỉ dẫn địa lý (CDĐL) thanh long Châu Thành Long An được triển khai hiệu quả. Đã triển khai in ấn và cấp 140.000 tem cho 4 tổ chức được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thanh long Châu Thành Long An gồm: Hiệp hội thanh long Long An, HTX nông nghiệp Thanh Phú Long, HTX Dương Xuân, HTX thanh long Tầm Vu.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá của các đơn vị được chọn thí điểm cấp quyền sử dụng CDĐL thanh long Châu Thành Long An; in ấn 5.000 tờ rơi tuyên truyền, tổ chức 14 lớp tập huấn giới thiệu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến CDĐL thanh long Châu Thành Long An và các biểu mẫu hướng dẫn việc đăng ký quyền sử dụng CDĐL thanh long Châu Thành Long An.
Đồng thời, tổ chức tập huấn và xét, công nhận tổ chức chứng nhận độc lập tham gia vào việc thẩm định đánh giá điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý thanh long Châu Thành Long An.
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Với mô hình nuôi chim công (một loài chim hoang dã, động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ) đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.
Động Tiên Cá (xã Ninh Hải, thành phố Hoa Lư-một trong các thành phố trẻ nhất Việt Nam), được đánh giá là hang đá vôi xuyên thủy đẹp như phim tại tỉnh Ninh Bình khiến giới trẻ “sốt rần rần” tìm về check-in. Đặc biệt, nơi đây còn xuất hiện hai loài cá quý gồm cá tràu tiến vua và cá rô Tổng Trường ăn thịt rất thơm ngon.
TP.Hải Phòng, tỉnh Hải Dương đã chính thức công bố phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã; tên gọi. Theo đề án này, sau sáp nhập, thành phố mới Hải Phòng dự kiến có 114 xã, phường, trong đó có 2 đặc khu.
Về với những vùng quê nông thôn mới Hà Nam, ấn tượng đầu tiên mà nhiều người dễ dàng bắt gặp, đó chính là những con đường hoa trải rộng, sạch đẹp được tô điểm bởi những khóm hoa đủ loại đua nhau khoe sắc.
Việc trồng sầu riêng cho thu hoạch quanh năm từng được coi là điều không tưởng trong nông nghiệp, do loại cây này vốn chỉ ra trái theo mùa. Tuy nhiên, một nông dân ở Đắk Nông đã thành công trong việc tạo ra vườn sầu riêng cho trái quanh năm.
Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ xa xưa đã nổi tiếng với làng khoa bảng. Xã còn được biết đến là quê hương của bà chúa thơ Nôm, chỉ rộng hơn 4,2km2 nhưng có đến 8 di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến thời điểm này xã Quỳnh Đôi cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Sau sáp nhập 3 tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, làng nghề đá Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân (thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), hiện có gần 100 doanh nghiệp, hơn 500 hộ và tổ hợp tác sản xuất chế tác đá mỹ nghệ. Đây là làng nghề có lịch sử lâu đời, nổi tiếng khắp cả nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận.
Ông Nguyễn Văn Nhỏ, tỷ phú Bà Rịa-Vũng Tàu ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một nông dân đánh bắt hải sản xa bờ, doanh thu 18 tỷ/năm.Ông là nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm liền, góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển.
Huyện biên giới Sốp Cộp (Sơn La) vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách chung tay hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Nghệ An sẽ giữ lại tên gọi 2 địa danh nổi tiếng gồm Kim Liên và Cửa Lò. Phương án dự kiến trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An thống nhất giữ tên xã Kim Liên và đặt lại tên Cửa Lò.
Sau gần 50 năm khai thác, hồ Kẻ Gỗ tại Hà Tĩnh đang được nâng cấp với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng. Dự án nhằm cải thiện hệ thống tiêu thoát nước, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho 16.500 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 15.500 dân trong khu vực.
Nhiều ngư dân ở Quảng Bình đã kéo tới trụ sở VNPT tại tỉnh này để đòi quyền lợi về việc các tàu cá mất kết nối giám sát hành trình dẫn đến không nộp được hồ sơ nhận chi phí nhiên liệu.
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hải Dương năm 2025, sau sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Hải Dương còn 64 đơn vị hành chính cấp xã. Các xã, phường mới chủ yếu dự kiến được đặt tên mới theo tên đơn vị hành chính cấp huyện cũ và thêm số thứ tự.
Du khách tham gia tour du lịch này được xe bò chở đi dạo đường làng vùng nông thôn mới, được leo núi ngắm hoa rừng, chinh phục những đồi cát, tắm biển, ăn đùi cừu nướng, tối ngủ trong những ngôi nhà làm bằng đất sét và sáng sớm nghe gà rừng gáy bên tai...
Lạng Sơn là một trong những tỉnh có diện tích rừng trồng lớn nhất cả nước, với trên 235.000 ha các loại cây thông, keo, bạch đàn… Với nắng nóng bất thường của thời tiết, sự khô hạn trong nhiều tháng gần đây, nguy cơ cháy rừng đang ở mức cao. Trước thực tế đó, tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra những giải pháp kịp thời.
Anh Phạm Văn Điều ở ấp 3, xã Tân Lập (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) là một "tay thiện xạ" trong nghề nuôi chim cu gáy. Không gian xung quanh nhà như dịu hẳn khi những chú chim cu cất tiếng gáy. Không hiểu tiếng “gù gù” ấy, nhưng khi nó cất lên, tôi cảm giác nhẹ nhõm, thư thái trong người.