Từ mong muốn nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed (ThaiBinh Seed) đã không ngừng nghiên cứu, chọn tạo và đưa ra thị trường nhiều giống lúa thuần mới có những ưu điểm vượt trội đến với bà con nông dân. Bắt đầu từ các mô hình khảo nghiệm, trình diễn cho đến sản xuất đại trà, các giống lúa của ThaiBinh Seed luôn thể hiện được những kết quả khả quan, khiến ai bén duyên cũng phải "mê mẩn".
Tuy không phải là đơn vị chuyên nghiên cứu nhưng thời gian qua, ThaiBinh Seed đã chọn tạo ra nhiều giống cây trồng chất lượng cao, góp phần cùng nông dân đón những "mùa vàng". Đây cũng là đơn vị đầu tiên xây dựng, nhượng quyền và bảo vệ thành công thương hiệu giống lúa thuần TBR-1, làm tiền đề hình thành thị trường bản quyền giống cây trồng hiện nay.
Ông Trần Mạnh Báo, Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT ThaiBinh Seed chia sẻ: Thái Bình được biết đến là một tỉnh sản xuất lúa nổi tiếng với danh hiệu "quê lúa", "quê hương 5 tấn". Từ lâu, tôi luôn trăn trở, đã là người Thái Bình thì phải xây dựng được thương hiệu cho giống lúa Thái Bình. Trong một lần đi thăm đồng vào năm 2003, tôi chợt phát hiện ra một dòng đột biến của giống Q5, đây là đột biến tự nhiên chứ không phải do con người. Tôi phát hiện ra trong tập đoàn Q5 gieo cấy ở miền Bắc này có một điểm khác thường, đó là cây cao hơn, hạt xếp sát nhau, dạng tròn. Tôi chợt lóe lên suy nghĩ đây rất có thể là tiềm năng cho một giống lúa riêng của Thái Bình. Biến suy nghĩ thành hành động, tôi và đồng nghiệp bắt tay vào nghiên cứu, chọn lọc rồi đem khảo nghiệm.
Từ kết quả khả quan ban đầu, chúng tôi tiếp tục chọn lọc hoàn chỉnh, đặt tên là giống TBR1 (TB viết tắt của Thái Bình; còn R là chữ đầu của từ tiếng Anh rice, nghĩa là lúa; số 1 mang ý nghĩa là giống lúa đầu tiên của Thái Bình). Năm 2007, TBR-1 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống lúa quốc gia; đây cũng là giống lúa được công nhận, bảo hộ bản quyền đầu tiên trong các giống lúa thuần. Giờ thì TBR-1 đã trở thành giống chủ lực ở rất nhiều địa phương.
Trong suốt 50 năm hình thành và phát triển, ThaiBinh Seed lựa chọn nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng các giống lúa thuần. Đây là "con đường" nhiều chông gai, đòi hỏi nhiều trí tuệ, công sức, thời gian, sự kiên nhẫn và rủi ro cao. Bởi từ khi bắt đầu nghiên cứu một giống lúa mới cho đến lúc đưa đi khảo nghiệm và sản xuất, nhanh cũng phải 6 năm, chậm thì hơn mười năm, có khi còn lâu hơn nữa mới chọn được dòng thuần.
Và trước khi đưa vào sản xuất đại trà, giống lúa đó còn phải được đưa đi khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau cho đến khi đáp ứng được những yêu cầu phù hợp. Lúa thuần và lúa lai khác nhau ở chỗ: lúa thuần gieo cấy rồi có thể thu hoạch thóc dùng để làm giống cho vụ sau, ít nhất trong 2 vụ, nếu biết chọn lọc và bảo quản. Còn lúa lai, sau khi thu hoạch lấy thóc thương phẩm thì phải mua hạt giống khác để gieo cấy vụ sau.
"Nếu dùng lúa lai của vụ trước làm giống thì nó sẽ tự thụ phấn và phân ra cây cao, cây thấp, không đồng đều, năng suất giảm đi về mặt lý thuyết là 25%. Vì thế lúa lai không để giống được. Đó là khác biệt căn bản giữa lúa lai và lúa thuần. Chúng tôi làm vì nông dân, cho nông dân nên không đặt vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu." Người đứng đầu ThaiBinh Seed chia sẻ.
Không chỉ tại Thái Bình, các giống lúa của ThaiBinh Seed như TBR1, TBR225, BC15 kháng đạo ôn, TBR97… đã và đang trở thành giống chủ lực trong cơ cấu giống, làm "thay da đổi thịt" nhiều địa phương, vùng miền.
Tại Quảng Ngãi, đã qua 3 vụ giống lúa TBR 97 thực hiện mô hình trình diễn. Trong 2 mô hình các vụ trước tại huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh, TBR 97 đã thích ứng rất tốt ở các đồng đất khác nhau. Dù trong vụ đông xuân hay hè thu, giống lúa này luôn cho năng suất vượt trội.
Hay tại Bình Định tính đến nay, giống lúa TBR 97 được sản xuất 3 vụ liên tiếp trên nhiều chân đất khác nhau. Kết quả cho thấy giống lúa này hội tụ nhiều ưu điểm, nhất là chống chịu với hạn hán, rất phù hợp với vùng đất thường xuyên bị thiếu nước tưới trong mùa khô.
Ưu điểm mà nông dân mê nhất ở giống TBR 97 là dễ thâm canh và có sức chống chịu hạn rất tốt, nếu bị thiếu nước vẫn phát triển bình thường. TBR 97 lại là giống ngắn ngày, năng suất cao. Những diện tích sản xuất thử giống TBR 97 năng suất đều đạt 75 tạ/ha.
Ông Phạm Hữu Huế, Phó Giám đốc ThaiBinh Seed – Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên cho biết: TBR 97 là giống lúa trung ngày, thích hợp sản xuất cả 2 vụ ĐX và hè thu (vụ ĐX thời gian sinh trưởng từ 105 - 110 ngày, vụ hè thu 90 - 95 ngày.
Ở mỗi vụ, công ty đã thực hiện các mô hình trình diễn ở nhiều địa phương khác nhau không chỉ trong tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định mà ở rất nhiều các tỉnh thành khác nhằm kiểm tra tính thích ứng của giống.
Năm 2016, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV lựa chọn Thái Bình làm địa phương triển khai Dự án AVERP trong 5 năm (2016 - 2021), với mục tiêu xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng các công nghệ, công cụ và phương pháp tiên tiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình canh tác và sản xuất lúa gạo. Như được tiếp thêm động lực, ThaiBinh Seed lập tức đăng ký tham gia.
Sau nhiều năm nghiên cứu, thực nghiệm, Công ty có trung tâm nghiên cứu đầu tiên trên cả nước cùng với SNV và các HTX nông nghiệp liên kết đã áp dụng thành công công nghệ sản xuất lúa bền vững, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thay đổi tư duy sản xuất lúa của hàng ngàn nông hộ.
BC15 là giống lúa được ThaiBinh Seed và các đơn vị tham gia dự án lựa chọn thử nghiệm. Đây là giống lúa có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh, chịu rét cao, chịu phèn, chịu mặn khá tốt, lại cho năng suất vượt trội so với các giống khác.
Vụ đông xuân năm 2020, lần đầu tiên, giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn được sản xuất trên cánh đồng 63 ha của UBND xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai). Những ruộng lúa đều tăm tắp như trải thảm, lúa đã vào thời kỳ thu hoạch vàng óng.
Đặc biệt, kiểm tra thực tế tại các cánh đồng, giống lúa BC15 kháng bệnh đạo ôn rất tốt, qua đó tiết giảm được chi phí sản xuất cho người dân.
Tại Quảng Nam, ông Ngô Văn Phi, Giám đốc HTX Nông nghiệp Đại Minh, xã Đại Minh huyện Đại Lộc cho biết, giống lúa BC15 đã được nông dân tiếp cận và sản xuất cách đây 11 năm. Ban đầu HTX chỉ sản xuất khoảng 50 ha, đến nay mỗi năm sản xuất từ 150 - 200 ha, gồm sản xuất giống và lúa thường. Đây là giống lúa có năng suất cao, gạo ngon, thời gian sinh trưởng vụ ĐX từ 110 - 115 ngày, hè thu 100 - 105 ngày.
Theo ông Phi, giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn nên kháng được bệnh đạo ôn rất tốt. Nhờ vậy bà con xã viên đỡ vất vả phải phun thuốc phòng trừ đạo ôn trên lá. Riêng vụ ĐX 2020-2021, toàn HTX sản xuất giống lúa BC15 khoảng 100/170 ha, năng suất đạt trên 8 tấn/ha, được xem được mùa hơn mọi năm.
Sau 5 năm miệt mài trên những cánh đồng lúa, gói quy trình công nghệ sản xuất lúa bền vững, giảm phát thải khí nhà kính của ThaiBinh Seed đã mang lại nhiều điểm ưu việt như giảm phát thải khí nhà kính CO2 từ 5% đến 54%; năng suất lúa tăng mạnh từ 12% đến 93%; trên 80% số hộ nông dân hiểu quy trình công nghệ sản xuất mới.
Ngoài lợi ích kép về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và tăng liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo, thì các kết quả được kiểm định của dự án cũng đóng góp vào các đề xuất cơ chế chính sách, lồng ghép vai trò của doanh nghiệp vào thực hiện, nhân rộng và chuyển giao công nghệ sản xuất lúa bền vững cho Đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trái ngọt từ những nỗ lực của tập thể, ThaiBinh Seed đã vượt qua nhiều đối thủ "nặng ký" trong ngành nông nghiệp để giành Giải nhất trong Dự án Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính của Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV.
Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc ThaiBinh Seed chia sẻ: "Giải thưởng của SNV chính là bằng chứng nhận khoa học cho những nỗ lực về nghiên cứu và cải tiến công nghệ sản xuất lúa bền vững mà ThaiBinh Seed đã theo đuổi suốt nhiều năm qua.
Với việc nông dân sử dụng giống lúa của ThaiBinh Seed chiếm 20% diện tích sản xuất lúa của cả nước, chúng tôi xin cam kết tất cả các điểm trồng lúa của ThaiBinh Seed trên toàn quốc sẽ tiếp tục triển khai gói công nghệ sản xuất lúa bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, cũng như sẽ tiếp tục lan tỏa những phương thức tiên tiến này đến những vùng sản xuất lúa trọng điểm trên cả nước, với mong muốn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa tại Việt Nam".
Ngày 17/4, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị nghe báo cáo và cho ý kiến về Đề án thành lập Đặc khu Cô Tô. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Lê Ngọc Hân – Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án.
Sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, huyện Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã giảm từ 24 xã, thị trấn xuống còn 5 xã, thị trấn (tỷ lệ giảm 79,17%). Tên gọi 5 xã mới sau sáp nhập là: xã Thiệu Hóa, xã Thiệu Tiến, xã Thiệu Toán, xã Thiệu Trung và xã Thiệu Quang.
Vẫn là cái cảm giác hoang phế và lạnh lẽo. Bên cạnh mả Hời như người dân xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vẫn gọi vậy, có những ngôi mộ cổ của người Việt, người Minh Hương.
Ngày 22/4, đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội tiếp xúc với cử tri huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại đây, nhiều cử tri kiến nghị cần có giải pháp cụ thể để giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân khi sáp nhập xã, bỏ cấp huyện, đảm bảo thông suốt không bị ngắt quãng.
Hiện tại, ngành tiêu đang rơi vào giai đoạn cung thấp hơn cầu, vì vậy nhiều người tin tưởng giá tiêu năm nay sẽ quay lại mốc 200.000 đồng/kg - thời kỳ hoàng kim của giá tiêu.
Việt Nam đã có hơn 142 trung tâm và điểm bán hàng OCOP được thành lập, cùng với hơn 10.000 gian hàng tại các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp tỉnh và khu vực, giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho sản phẩm OCOP. Huy động được 22.845 tỷ đồng cho chương trình OCOP...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai nhiều nội dung, việc làm cụ thể, khơi dậy và phát huy vai trò chủ thể nông dân thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, làm cho bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.
Ngày 21/4, ông Võ Tấn Công, Bí thư Đảng ủy xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nơi bất ngờ xuất hiện đàn cò nhạn( loài chim hoang dã quý hiếm có tên trong sách Đỏ) cho biết địa phương đã ban hành văn bản yêu cầu xã và các đoàn thể lên kế hoạch bảo vệ đàn cò nhạn quý hiếm.
Cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó dự kiến sẽ hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận. Sau hợp nhất, tỉnh mới có nhiều lợi thế về mặt địa lý, đều là tỉnh ven biển, có nhiều vịnh; người dân Khánh Hòa và Ninh Thuận đều có giọng nói tương đồng, tính cách hiền hòa.
Tỉnh Phú Thọ chính thức công bố tên gọi dự kiến của các xã mới sau sắp xếp; thay vì chọn phương án lấy tên huyện cũ và đánh số thứ tự như tỉnh Vĩnh Phúc, tên gọi xã mới của Phú Thọ được chọn từ một trong những xã thuộc diện sáp nhập với nhau. Cách đặt tên này khá tương đồng với tỉnh Hòa Bình.