Hiện nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice đã được bảo hộ tại Việt Nam và 22 quốc gia, bao gồm cả nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận. Bộ NN&PTNT đang là chủ sở hữu nhãn hiệu này.
Ngày 19-10,Bộ NN&PTNTcó tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo và kiến nghị đối với quản lý sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam.
Theo Bộ này, thời gian qua, Bộ đã tiến hành xây dựng và đăng ký sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam ở Việt Nam theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Từ ngày 9-8-2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho Bộ NN&PTNT và có hiệu lực trong 10 năm.
Sau đó, Bộ NN&PTNT tiếp tục nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Vietnam Rice tại Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống của Nghị định thư Madrid chỉ định đăng ký tại 20 quốc gia và khu vực (tổng số gồm 62 nước).
Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice đã được bảo hộ tại Việt Nam và 22 quốc gia.
Đến ngày 17-9-2018, nhãn hiệu Vietnam Rice đã được công bố trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Tuy nhiên do một số sơ suất của WIPO khi ghi nhận đăng ký, khi được công bố trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của WIPO và được thông báo tới các quốc gia thành viên, nhãn hiệu Vietnam Rice được ghi nhận là "Nhãn hiệu thông thường" mà không phải là "Nhãn hiệu chứng nhận".
Do đó, Việt Nam đã yêu cầu WIPO phải đính chính lại thành Nhãn hiệu chứng nhận. Ngày 13-3-2019, WIPO đã xác nhận thực hiện việc đính chính này.
Theo quy định của WIPO và luật quốc gia của một số nước thành viên hệ thống Madrid, sau từ 3-5 năm kể từ ngày công nhận nhãn hiệu và cấp mã số bảo hộ mà không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thì sẽ bị tước quyền bảo hộ.
Seven & I Holdings, chủ sở hữu của các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, cho biết họ dự kiến sẽ phải xem xét kỹ lưỡng chuỗi cung ứng của mình và kiểm soát chi phí khi người tiêu dùng Mỹ vật lộn với tác động của thuế quan do chính quyền Trump đề ra.
Doanh nghiệp ở nhiều ngành đang phải tăng giá, điều chỉnh lại hướng đi tài chính và cảnh báo về sự bất định ngày càng gia tăng khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động làm đội chi phí, đứt gãy chuỗi cung ứng và gây lo ngại về kinh tế toàn cầu.
Dù iPhone 16 vẫn là lựa chọn đáng giá, nhưng những tin đồn xoay quanh iPhone 17, dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2025, đang dồn dập xuất hiện, hé lộ nhiều nâng cấp đáng chú ý và thay đổi đầy kỳ vọng.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.
Seven & I Holdings, chủ sở hữu của các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, cho biết họ dự kiến sẽ phải xem xét kỹ lưỡng chuỗi cung ứng của mình và kiểm soát chi phí khi người tiêu dùng Mỹ vật lộn với tác động của thuế quan do chính quyền Trump đề ra.
Doanh nghiệp ở nhiều ngành đang phải tăng giá, điều chỉnh lại hướng đi tài chính và cảnh báo về sự bất định ngày càng gia tăng khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động làm đội chi phí, đứt gãy chuỗi cung ứng và gây lo ngại về kinh tế toàn cầu.
Dù iPhone 16 vẫn là lựa chọn đáng giá, nhưng những tin đồn xoay quanh iPhone 17, dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2025, đang dồn dập xuất hiện, hé lộ nhiều nâng cấp đáng chú ý và thay đổi đầy kỳ vọng.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.