Ukraine 'nghiền nát' căn cứ quân sự của Moscow ở Kursk, 20 sĩ quan Nga bị tiêu diệt
Không quân Ukraine vừa tấn công một căn cứ phóng máy bay không người lái (UAV) của Nga tại Kursk, tiêu diệt 20 sĩ quan của đối phương, theo Pravda.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Không biết từ bao giờ kỳ thi vào lớp 10 công lập lại trở thành một kỳ thi "nóng" đến như vậy?
Hãy nhìn từ Hà Nội, năm nay, thành phố có hơn 105.000 học sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 61% các em trong số này có suất vào các trường THPT công lập, số còn lại học sinh sẽ phải học các trường dân lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc học nghề. Tỷ lệ chọi này đã khiến nhiều gia đình coi kỳ thi vào lớp 10 công lập là một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Thậm chí, nó còn được ví như "cuộc chiến" chứ không phải một kỳ thi.
Áp lực từ "cuộc chiến" này không chỉ khiến nhiều đứa trẻ trong tuổi ăn tuổi lớn phải phờ phạc, đờ đẫn, lê thân từ lớp học thêm này đến lớp học thêm khác ròng rã cả năm trời, mà còn khiến không ít bậc cha mẹ phải bạc đầu vì tính toán nguyện vọng, phương án xét tuyển và khả năng tài chính để cho con có "vé" vào trường như ý.
Trong điều kiện hệ thống trường công ở nhiều thành phố lớn hiện mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của 60 – 70% người dân, có người sẽ nói việc học sinh phải cạnh tranh là hết sức bình thường. Thế nhưng, bắt những đứa trẻ độ tuổi 14 – 15 phải tham gia vào một cuộc cạnh tranh sống - còn để giành cơ hội tiếp cận giáo dục cơ bản lại là một điều không hề bình thường. Bởi lẽ, nó đã và đang tạo ra những áp lực âm thầm gặm nhấm hạnh phúc của nhiều gia đình trẻ…
Một thí sinh vui sướng ôm chầm lấy mẹ sau khi hoàn thành bài thi môn Văn vào lớp 10 tại điểm thi trường THCS Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội ngày 8/6 vừa . Ảnh: Gia Khiêm
Bạn tôi có con đang học cấp 2 công lập tại một trường trên địa bàn Hà Nội. Vì sức học của con chỉ ở mức trung bình nên ngay từ đầu, bạn đã chỉ mong con được đến trường, có một tuổi thơ bình thường và vui vẻ.
Nhưng thật "không may", trường con cô ấy tới đây phấn đấu để thành trường chất lượng cao. Và một trong những tiêu chí là phải có tỷ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 công lập rất cao. Để có được con số tỷ lệ đẹp lung linh, trường bắt đầu "lọc" học sinh từ học kỳ 2 lớp 6. Những học sinh có điểm thi dưới trung bình các khối được xếp vào "danh sách đen". Một mặt trường sẽ kèm cặp để các em tiến bộ, mặt khác, cũng bắt đầu "đánh tiếng" cho phụ huynh nếu con không cải thiện điểm số, sẽ phải chuyển trường.
Vậy là suốt các năm lớp 6, lớp 7, đứa trẻ 12 – 13 tuổi phải điên cuồng học thêm hết lớp này đến lớp khác. Con đường duy nhất để con có thể ở lại trường là phải cải thiện điểm số. Thế nhưng, quyết tâm có thể vô hạn còn sức người chỉ có hạn.
Thấy con luôn trong tình trạng stress, tâm trạng ủ dột vì bị phân biệt đối xử ở trường, còn gia đình luôn căng như dây đàn, người bạn ấy đã phải gặp hiệu trưởng để "ngầm cam kết" sẽ không cho con thi lớp 10 công lập và xin cho con… đúp nếu không vượt qua các kỳ thi.
Tôi dám chắc, câu chuyện này không hề hiếm gặp. Năm nào đến mùa tuyển sinh đầu cấp cũng ồn ào chuyện trường này, trường kia "ép" học sinh có học lực chưa tốt không được đăng ký thi vào lớp 10 công lập. Do bệnh thành tích, không ít nhà trường, giáo viên đã biến chủ trương tư vấn định hướng nghề nghiệp tốt đẹp thành chuyện áp đặt gắt gao dưới nhiều hình thức, can thiệp vào quyền tự do tiếp cận giáo dục của học sinh.
Con tôi năm nay cũng vào lớp 8. Cháu say mê lập trình, có thể sáng tạo game từ lớp 1, code ra phần mềm học tập từ lớp 5 và tạo được sản phẩm app hữu ích từ lớp 6. Cháu học toán tốt và tiếng Anh, có thể tự học online lấy các chứng chỉ chuyên ngành lập trình từ các trường đại học trên thế giới.
Nhưng… cháu lại học văn rất kém. Cháu thường sử dụng Chat GPT để làm văn. Rồi do môn Văn phải học thuộc nên chưa bao giờ cháu được học sinh khá, giỏi, kể cả khi bằng khen, giấy khen của các kỳ thi tin học treo đầy nhà. Cô giáo văn cũng thường xuyên phải "vớt" để con không bị điểm dưới trung bình. Và với sức học như thế chắc chắn con tôi sẽ trượt kỳ thi lớp 10 công lập 2 năm tới khi mà điểm trung bình để đỗ những năm vừa qua đã lên tới trên 8 điểm/môn (điều đó cũng có nghĩa là không có môn nào được phép dưới điểm 5 hoặc 6).
Nhưng, thi trượt lớp 10 công lập thì đã sao?
Những người bạn cấp 3 học giỏi nhất, đỗ điểm cao nhất của các bậc phụ huynh hiện có phải là những người thành công nhất, giàu có nhất và hạnh phúc nhất không?
Vào lớp 10 công lập được coi là cánh cửa đầu tiên cho những bước đi dễ dàng và an toàn tiến vào đại học, nhưng đó không phải là con đường duy nhất đến tương lai. Chúng ta vẫn có con đường thứ 2, thứ 3, những con đường tắt thậm chí là cả đường vòng... Và đi đường nào cũng được, miễn là trên hành trình đó con của chúng ta hạnh phúc.
Trượt một kỳ thi vào lớp 10 công lập, hay trượt hẳn một kỳ thi đại học vì thế cũng không nên là vấn đề gì đó quá to tát cả. Bởi kết quả của những kỳ thi đó không quyết định thành công và hạnh phúc của các con sau này. Điều quan trọng nhất là các con của chúng ta không ngừng học hỏi mỗi ngày. Điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ không ngừng động viên để con tiến về phía trước.
Thế nhưng, nói đi thì cũng phải nhìn lại, việc nhiều phụ huynh, học sinh "sống chết" phải tìm đường vào trường công lập, từ chối trường tư thục, trường nghề là có lý do.
Trường tư thục đang có mức học phí quá cách biệt so với trường công lập trong khi chất lượng thì vẫn chưa được đánh giá ngang bằng. Không phải gia đình nào cũng có thể chi 9-10 triệu/tháng học phí cho con và mức đó sẽ nhân đôi, nhân 3 nếu nhà có 2-3 đứa trẻ.
Còn học nghề? Các bậc phụ huynh với tư duy bao bọc thuần Á Đông hiện vẫn chưa thể chấp nhận việc để một đứa trẻ phải bước vào đời khi tuổi còn quá nhỏ. Sinh viên tốt nghiệp Đại học ra trường còn thất nghiệp đầy, huống gì học sinh cấp 3? Có lẽ vài chục năm sau tư duy này sẽ khác đi, phụ huynh sẽ nhận ra rằng vào cấp 3 công lập không phải là con đường tốt nhất… vẫn còn những con đường khác dễ đi hơn?
Tác giả bài báo, nhà báo Nguyễn Thiêm. Ảnh: DV
Nhưng cũng có thể vài chục năm tới thi vào lớp 10 công lập sẽ không khó đến mức như bây giờ. Khi đó các thành phố lớn không phải dọn mặt bằng, nhường đất đẹp để xây chung cư, nhà ở xã hội, trung tâm thương mại… mà là chọn đất vàng để xây nhiều hơn trường học, bệnh viện...
Khi đó nhiều trẻ mầm non không phải học ở nhóm lớp tư thục, mở chui và nơm nớp lo bị bạo hành; phụ huynh có con vào lớp 1, lớp 6 cũng không phải thức xuyên đêm, đạp đổ cổng trường xin học cho con; còn học sinh lớp 10 sẽ có nhiều cơ hội hơn được học tập trong những ngôi trường công lập với mức học phí dễ chịu.
Khi đó, việc phổ cập giáo dục bắt buộc không chỉ dừng lại ở cấp THCS mà phải lên tới bậc THPT. Đó sẽ là khi kỳ thi vào lớp 10 công lập không còn bị gán những mỹ từ to tát và áp lực như "cuộc chiến cam go"; "cột mốc cuộc đời"; "cánh cửa tương lai"…
Đó cũng là lúc những đứa trẻ 14 – 15 tuổi có đủ thời gian để… dậy thì thành công và hoàn thiện nhân cách của mình. Nhưng đó có lẽ là câu chuyện của vài chục năm tới và có thể lâu hơn…
Để kết bài tôi xin mượn lại câu nhắn gửi của thầy Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận Dương Kinh, TP.Hải Phòng trong bài chia sẻ rất tâm huyết của thầy trên Facebook cá nhân sau khi có điểm thi kỳ thi vào 10 THPT năm 2024-2025 tại Hải Phòng:
"Đừng để gánh nặng danh dự, kỳ vọng, niềm vui của cha mẹ dồn lên đôi vai của một đứa trẻ. Hãy để con trẻ là chính mình và dần tự chịu trách nhiệm về cuộc sống".
Khi nghe quê mình sẽ sáp nhập, không còn tên gọi cũ, chắc hẳn luyến tiếc sẽ là cảm giác của nhiều người. Nhưng sau sự luyến tiếc đó sẽ là một tương lai rộng mở...
Không quân Ukraine vừa tấn công một căn cứ phóng máy bay không người lái (UAV) của Nga tại Kursk, tiêu diệt 20 sĩ quan của đối phương, theo Pravda.
Nhiều tuyến đường khu vực trung tâm TP.HCM cấm lưu thông từ 18h để chuẩn bị hợp luyện diễu binh lần thứ hai. Hàng quán khu vực sát đường Lê Duẩn đóng cửa để phục vụ công tác hợp luyện diễu binh.
Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Khánh Hòa đảm bảo các nguyên tắc, nơi làm việc phải bố trí đầy đủ, khang trang phù hợp với các cơ quan chuyên môn, các cơ quan đoàn thể.
3 con giáp này khéo léo hơn trong giao tiếp, có thể tránh được những tranh chấp, hiểu lầm không đáng có, thành công hơn trong tháng 5.
Hậu vệ Việt kiều Kevin Phạm Ba 1m81 báo tin dữ cho ĐT Việt Nam; PSG quyết qua mặt Real trong vụ Alexander-Arnold; Barca ra giá bán Raphinha; HLV Parker bật khóc khi giúp Burnley thăng hạng; Bùi Tiến Dũng đón con trai.
Chiều 22/4, hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về trung tâm TP HCM để xem hợp luyện diễu binh. Trước giờ hợp luyện, các chiến sĩ đã rạng rỡ chụp ảnh, hát vang ca khúc Bác cùng chúng cháu hành quân cùng đông đảo người dân.
Quá trình lấy ý kiến của dân, có nguyện vọng đặt tên phường mới có bản sắc, địa danh mang ký ức, gắn bó với quê hương, nên Ban Thường vụ Thị uỷ Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) họp khẩn, quyết định thay tên phường mới từ số sang chữ. Hoài Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan là những cái tên được đặt cho phường mới.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, chiều 22/4, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ, bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đối với đại tá Trần Văn Mười và đại tá Đinh Kim Lập.
Điện Kremlin yêu cầu chính quyền của Tổng thống Zelensky dỡ bỏ lệnh cấm đàm phán trực tiếp với Moscow trong bối cảnh cả Nga và Ukraine đều đứng trước áp lực phải đưa ra phản ứng trong tuần này với loạt đề xuất sâu rộng từ chính quyền Tổng thống Trump nhằm chấm dứt chiến tranh.
"Đẩy mạnh công tác dạy nghề, hướng dẫn kỹ thuật,…cho hội viên nông dân đã góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn" - Đó là khẳng định của ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Sơn La.
Chiều 22/4, trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Xuân Duy - Chủ tịch UBND phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết, đến thời điểm hiện tại đơn vị vẫn chưa truy ra được thủ phạm đổ hàng nghìn hộp thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vứt tràn lan ra đường Nguyễn Lân khiến nhiều người xôn xao.
Trước khi nổi tiếng và sở hữu nhiều tài sản đáng mơ ước, MC Quyền Linh từng trải qua tuổi thơ cơ cực, làm nhiều việc kiếm sống...
Thị trường lao động đang có những thay đổi liên tục, bởi vậy Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội với vai trò là cầu nối, đã chuẩn bị mọi điều kiện cần và đủ để hỗ trợ giúp doanh nghiệp và người lao động kết nối việc làm một cách tốt nhất.
Các động thái gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelensky đang làm dấy lên câu hỏi: Liệu ông có đang cố tình phóng đại một số sự kiện nhằm thúc đẩy phương Tây – đặc biệt là Mỹ – tiếp tục viện trợ quân sự và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến giữa Ukraine và Nga? - Cây bút Ted Snider chuyên về chính sách đối ngoại và lịch sử Mỹ bình luận.
Sau sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh mới tiếp tục phấn đấu xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đô thị để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo lộ trình.
Trong khi tỉnh Ninh Bình dự kiến đặt tên mới cho các đơn vị hành chính cấp xã theo tên gọi của một địa phương trong diện sáp nhập thì hai tỉnh Nam Định, Hà Nam lại chọn phương án lấy tên huyện, thành phố cũ và đánh thêm số thứ tự. Sau sáp nhập, tỉnh mới Ninh Bình sẽ có 129 xã.
Số lượng chim cút tại gia đình ông Cò khoảng 5.000 con, bán 2.000 trứng cút/ngày, chim cút thịt hễ ai đặt là có ngay. Thu nhập sau chi phí từ bán trứng chim cút, chim cút thịt của gia đình bà khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Trung tâm Tác nghiệp báo chí TP.Hà Nội dự kiến được khánh thành vào tháng 5/2025 nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, phục vụ tốt hơn công tác thông tin tuyên truyền, cung cấp thông tin báo chí.
Sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, huyện Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã giảm từ 24 xã, thị trấn xuống còn 5 xã, thị trấn (tỷ lệ giảm 79,17%). Tên gọi 5 xã mới sau sáp nhập là: xã Thiệu Hóa, xã Thiệu Tiến, xã Thiệu Toán, xã Thiệu Trung và xã Thiệu Quang.
Tính đến nay, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) có 23 cá nhân được cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu mai nu chiếu thủy Gò Công do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp, trong đó xã Thạnh Nhựt có 17 hộ. Ngoài ra, sản phẩm mai nu chiếu thủy mặt khỉ của nghệ nhân Tám Bỉnh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh Tiền Giang.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), nhiều cổ đông bày tỏ quan tâm tới giá cổ phiếu của SHB cũng như “lộ trình” chuyển nhượng công ty tài chính, xây dựng trụ sở ngân hàng,...; đồng thời, đặt câu hỏi liên quan đến tác động từ thuế quan Mỹ.
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã cấp phép cho tỉnh Quảng Ninh bắn pháo hoa thêm 2 điểm tại TP. Móng Cái và TP. Cẩm Phả.
Khác với hình tượng của một vị tướng "càng đánh càng thua" như trong Tam quốc diễn nghĩa, con nuôi của Tào Tháo là Tào Chân ngoài đời thực đã từng đánh lui Gia Cát Lượng và cũng nhiều lần ra mặt áp chế Tư Mã Ý.
Chiều 22/4, lãnh đạo Công an TP.Đà Nẵng xác nhận đang điều tra vụ án mạng nghiêm trọng khiến 2 người tử vong trên đường Hoàng Thị Loan (Đà Nẵng).
Đại tá Nguyễn Quang Vinh - Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020-2025.
HLV Lê Quang Trãi bức xúc trọng tài sau trận thua 0-1 của HAGL trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, trong khi CĐV lại phản ứng trái chiều trước pha bóng gây tranh cãi.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), chiều 22/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương thăm và làm việc với Binh chủng Tăng thiết giáp (Bộ Quốc phòng).
Sự cố vỡ đường ống khi thi công dự án 500 tỷ ở Nghệ An khiến 2.810 hộ dân ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An không có nước sạch để dùng suốt nhiều ngày. Địa phương đã đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Công ty cổ phần cấp nước Nghệ An di dời đường ống ra khỏi phạm vi dự án.
"Nhiều tập đoàn lớn như NVIDIA, Samsung, Qualcomm, Meta, Google… đã chọn Việt Nam là trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo và trung tâm công nghiệp mới", Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hé lộ.
Giá vàng liên tục tăng và phá kỷ lục khiến người dân Hà Nội đua nhau đi xếp hàng mua vàng. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng chỉ bán "nhỏ giọt", thậm chí có nơi tạm dừng bán ra.