Uống nước lá tưởng vô hại để giải độc, người phụ nữ nhập viện cấp tốc
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đề tài người lính là một trong những dòng chủ đạo góp phần làm nên sự phát triển rực rỡ của nền văn học nghệ thuật Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Tính từ ngày Giải phóng miền Nam năm 1945 đến nay, 49 năm đã trôi qua, nhưng hình tượng người lính yêu nước, yêu dân, sẵn sàng hy sinh cho hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc trong các tác phẩm thơ ca về ngày 30/4/1975 vẫn còn in sâu trong lòng nhiều người dân Việt Nam.
Gặp gỡ ông Nguyễn Văn Tường (quê Thái Bình), người cựu chiến binh mang quân hàm Đại tá vào một ngày cuối tháng 4, ông tâm sự với phóng viên Dân Việt: “Tôi là người lính trực tiếp tham gia chiến đấu trong ngày giải phóng 30/4. Hàng năm, cứ đến ngày này, đọc hoặc nghe lại các tác phẩm văn học nghệ thuật thời kỳ đó, tôi đều cảm thấy vô cùng tự hào và phấn khởi”.
Đối với Đại tá Nguyễn Văn Tường, chính thơ ca đã là động lực thôi thúc ông cùng đồng đội cầm súng chiến đấu. Ảnh: Trung Hiếu.
Ông Tường cho biết, ông cùng đồng đội vốn là những công nhân, nông dân, trí thức... trong đó, phần lớn vừa rời ghế nhà trường đã bước vào cuộc chiến đấu với khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
“Những người lính tuổi mười tám, đôi mươi chúng tôi phải đi bộ từ miền Bắc vào miền Nam, vượt qua biết bao chặng đường gian nan, vất vả, nhưng chúng tôi mang tinh thần: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai" như trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được tác giả Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969. Cuối cùng, chúng tôi đã tới nơi và đã chiến đấu, chung sức chung lòng với đồng đội và nhân dân để làm nên được chiến thắng lịch sử vào năm 1975”.
Theo ông Tường, việc người lính được vào chiến trường để góp sức vì quê hương, đất nước là một niềm hạnh phúc lớn lao. Ông tiếp lời: “Trong gian khổ hy sinh, tình đồng chí đã làm nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Tình đồng đội chia ngọt sẻ bùi đã đi vào trong những vần thơ, để rồi những câu thơ ấy lại thôi thúc, động viên chúng tôi cầm súng, xông lên đánh quân thù”.
Nói đến đây, ông Tường đặt bàn tay lên ngực rồi cất giọng đọc lại trích đoạn của bài thơ "Trên một chiếc xe tăng" (1971) được tác giả Hữu Thỉnh sáng tác với tâm thế đầy tự hào: "Năm anh em trên một chiếc xe tăng/Như năm bông hoa nở cùng một cội/Như năm ngón tay trên một bàn tay/Đã xung trận cả năm người như một…". Giờ đây, thi thoảng có dịp được gặp lại những người đồng đội từng "chung lưng đấu cật" với nhau trên chiến trường xưa, chúng tôi vẫn đọc lại bài thơ này để nhớ về một thời đã qua".
Nhà thơ Đức Mậu bồi hồi nhớ lại ký ức khi viết những câu thơ về ngày 30/4. Ảnh: Trung Hiếu.
Hình ảnh những người lính sư đoàn như ông Tường tiến vào giải phóng miền Nam năm ấy xuất hiện trong thơ ca với vẻ đẹp bình dị nhưng rất hùng tráng và đậm chất sử thi. Đó là những người lính Cụ Hồ chân đất, “mũ lá sen xanh một khoảng rừng”. Ông Nguyễn Đức Mậu vừa là nhà thơ, vừa là người lính. Trong khoảnh khắc mà chiến tranh và hòa bình chỉ cách nhau trong gang tấc, ông đã viết nên những câu thơ diễn tả tâm trạng người lính say ngắm hiên ngang như quên cả chính mình: “Ngày 30 tháng 4/Sáng chúng tôi dồn đạn vào nòng/Chiều xanh trời ngẩng mặt đón trời xanh”.
Hòa trong bước chân của các binh đoàn chủ lực tiến vào giải phóng Sài Gòn, có nhiều cánh quân của các binh chủng văn học nghệ thuật. "Tháng tư" năm ấy hiện diện trong thơ ca với một niềm tin bất diệt của các thi sĩ - người lính về thời khắc lịch sử tạo bước ngoặt lớn cho dân tộc: “Tháng tư này tôi là người cầm cờ/Tôi là người lái tăng, tôi là anh pháo thủ/Tôi là nỗi chia ly, tôi là niềm đoàn tụ/Lòng muốn nhân lên khi đến với Sài Gòn” (Nguyễn Đức Mậu).
Bàn về hình tượng người lính được khắc họa trong thơ ca Giải phóng miền Nam, PGS.TS, nhà phê bình văn học Trần Thị Trâm chia sẻ: “Để toàn dân có một ngày pháo hoa vui niềm sum họp, không thể không nhắc tới công lao của những người lính đã hy sinh vì đất nước. Họ đã cùng nhau tạo nên một chiến thắng có cả “máu và hoa” như trong những vần thơ của Tố Hữu: "Ôi Việt Nam, từ trong biển máu/Người vươn lên như một thiên thần”.
Theo bà Trâm, thơ ca thời kỳ này thường đề cập đến một dạng nhân vật, đó chính là anh giải phóng quân. Anh giải phóng quân là hình tượng con người yêu nước nhất, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì tổ quốc, đại diện cho bản lĩnh, cốt cách, cho dáng đứng Việt Nam. Tố Hữu từng viết: “Tổ quốc cho anh dòng sữa tự hào/Thời đại cho anh ánh sao trí tuệ/Lịch sử sang xuân. Anh vào trận cuối cùng/Đại lộ Hồ Chí Minh, thác reo, quân đi cuồn cuộn/Anh đánh như sét nổ trời rung/Anh chuyển như lũ dông, bão cuốn…”.
PGS. TS, nhà phê bình văn học Trần Thị Trâm trao đổi với PV Dân Việt. Ảnh: Trung Hiếu.
Mỗi người lính bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh bằng tất cả sự chủ động, tự tin, vững vàng nhất. Điều này cũng được thể hiện rõ qua thơ ca, có những vần thơ in đậm trong trái tim của bà Trâm tới tận bây giờ: “Chẳng hạn như những câu thơ của Anh Ngọc, ông viết rất ngắn gọn thôi, nhưng đã cho thấy được những sức mạnh to lớn của những người lính: "Bàn chân đất đi nhanh hơn lịch sử/Năm mươi ngày vượt quá ba mươi năm". Một câu thơ ngắn nhưng lại có ý nghĩa tổng kết, khẳng định một ‘bước chân lịch sử chỉ có 50 ngày”.
Ngày chiến thắng hiển thị trong thơ ca là khoảng thời gian mà các tác giả cho rằng: “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ”. Người lính vui một niềm vui chung của toàn thể nhân dân, đó cũng là sự tự hào trước chiến công lẫy lừng của một dân tộc. Họ gặp nhau trong một khung cảnh thật đẹp và nên thơ: “Đoàn quân vẫn đi vội vã/Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa/Chào em cô gái tiền phương/Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn” (Nguyễn Đình Thi - Lá đỏ).
Ngày chiến thắng hiển thị trong thơ ca là khoảng thời gian mà các tác giả cho rằng “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ”. Ảnh: Trung Hiếu.
Được hưởng nền độc lập, tự do, nhân vật trữ tình là người lính sư đoàn, cũng chính là nhà thơ sáng tác nên tác phẩm “Ngày 30 tháng 4” đã vẽ lên “bức tranh” hòa bình thật gần gũi nhưng đẹp đến ngỡ ngàng: “Sư đoàn tôi vừa đi qua chiến tranh/Hoà bình đến trên bàn tay lắp đạn/Hái một trái sầu riêng đang độ chín/Cây sum sê dâng hết ngọt ngào/Chiến tranh có từ hồi gieo hạt/Ngày hoà bình/Trái chín nặng vòm cao” (Nguyễn Đức Mậu).
Hỏi bất kỳ người lính nào đã từng tham gia chiến đấu để Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phóng viên đều được nghe chung một câu trả lời rằng, hình tượng người lính trong thơ ca thời kỳ này đã in sâu vào tiềm thức bao thế hệ độc giả và họ tin rằng các tác phẩm viết về người lính sẽ mãi còn được ngân vang “như những khúc khải hoàn dưới màu cờ hoa rực rỡ”.
PGS.TS, nhà phê bình văn học Trần Thị Trâm bày tỏ mong muốn: “Tôi hy vọng rằng những người sáng tạo các tác phẩm văn học thế hệ tiếp theo, sau một độ lùi lịch sử, họ sẽ có thêm những góc nhìn mới và viết về giai đoạn lịch sử đáng nhớ này của dân tộc nói chung, hình tượng người lính nói riêng một cách hay hơn nữa, để ‘lửa’ của chiến công 30/4 năm ấy vẫn mãi chói ngời như một trời phượng đỏ”.
Trong tiếng côn trùng rả rích cùng hiu hiu gió thoảng là những câu sli ngọt ngào được cất lên bởi các "sơn nam, sơn nữ" người Nùng. Trước đêm chợ tình, người Nùng ở xã Xuân Dương, huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn cũng tất bật hơn. Mới chỉ áp phiên mà biết bao “người cũ” đã kịp mềm môi câu hát nơi đầu sàn, cuối bãi…
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Đà Nẵng mới thông báo kết quả thuê đất ngắn hạn để tổ chức chợ đêm Sơn Trà tại khu đất A2-4 và A2-5.
"Năm em 6 tuổi, mẹ em mất vì bị bệnh ung thư. Cuối năm ấy, em bị tai nạn giao thông, mất 1 chân. Với những gì đã trải qua, em mong sao sau này có thể mở một phòng khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo", sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Oanh Đại học Phenikaa mơ ước.
Sau khi công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có việc đặt tên các xã mới theo tên huyện, thành phố, thị xã gắn với số thứ tự, ngày 22/4, Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương đã chỉ đạo phải nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất tên gọi đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gắn với địa danh lâu đời, danh nhân tiêu biểu.
Đôi nam, nữ tử vong cùng chiếc ô tô bốc cháy trên đường phố; triệt phá đường dây đánh bạc xuyên quốc gia giao dịch 600 tỷ đồng/tháng, rửa tiền hơn 500 tỷ đồng; công an công bố đặc điểm nhận dạng của đối tượng cướp ngân hàng ở Hà Nội... là những tin nóng 24 giờ qua.
55 ngày "chấn động địa cầu" tái hiện hành trình thần tốc, táo bạo và đầy cảm xúc của Quân Giải phóng từ Tây Nguyên đến Dinh Độc Lập – những mốc son làm nên Đại thắng Mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi 30 năm đấu tranh Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Biển Quảng Ngãi vốn nổi tiếng với nhiều loại hải sản ngon không đâu sánh bằng. Tuy nhiên không thể không kể đến cá bồng bồng - loài cá ngay từ cái tên đã gợi sự tò mò, thú vị, nhưng khi thưởng thức rồi, thực khách sẽ khó có thể cưỡng được vị thơm ngon mà loại cá này mang lại.
Vườn cây cổ thụ-cây thanh trà ở ấp 4, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai của gia đình ông Nguyễn Hiệp và bà Trần Thị Nga. Vườn có 31 gốc cây cổ thụ đều trên hơn 30 năm tuổi. Những cây thanh trà cổ thụ này có tán cây xòe rộng, gốc cây to, bám đầy rong rêu.
Theo luật sư, nhóm côn đồ “bảo kê” ở bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa) có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 với chế tài nghiêm khắc...
Đơn vị hành chính cấp xã của Ninh Bình cần sắp xếp, trong đó có 101 xã, 18 phường và 6 thị trấn. Sau khi sắp xếp, sáp nhập, địa phương này sẽ còn 39 đơn vị hành chính cấp xã, (gồm 8 phường và 31 xã), giảm 86 xã, phường.
Dương Kinh ở Hải Phòng được xem là một trong các kinh đô của Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, di tích kinh đô Dương Kinh nhà Mạc thuộc địa phận xã Kiến Hưng của huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Những ngày này, nông dân trồng đậu phụng (đậu phộng, lạc) huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đang thu hoạch đậu phụng vụ Đông Xuân 2024 - 2025. Vụ đậu phụng này, nông dân vui vì trúng mùa, được giá.
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Đầu thời Chiến Quốc, nước Ngụy hùng mạnh nhất. 50 vạn quân Tần với hiệu quả chiến đấu thấp đã bị 5 vạn Ngụy tinh nhuệ của Ngô Khởi đánh bại. Nước Tần khi đó binh lực gấp mười lần, lại bị tinh quân của Ngụy đánh bại, thua rất thê thảm. Vậy vì sao sau này Tần có thể tiêu diệt 6 nước?
Pháo hoa tầm cao, tầm thấp kết hợp hỏa thuật rực sáng, người dân Hà Nội có dịp chiêm ngưỡng màn pháo hoa mãn nhãn kể từ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng của Việt Nam, Lào, Campuchia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4 trên nhiều đường TP HCM, tối 22/4.
“Hẹn ước Bắc Nam” – chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tối 22/4 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình đã mang đến cảm giác choáng ngợp, xúc động.
Khi nhắc đến các mỹ nhân của Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền, Chân Mật, mọi người nhắc ngay đến Đại Kiều và Tiểu Kiều vùng Lư Giang.
Người sinh vào những tháng Âm lịch này tài năng lại may mắn. Họ được dự báo sẽ đạt được bước nhảy vọt trong sự nghiệp, về sau tiền của dồi dào.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Nam Phi chính thức mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và mời đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị các chính đảng G20, Hội nghị Thượng đỉnh G20
Ba Hương, Tư Đạp và dàn diễn viên phim "Địa đạo" mặc áo bà ba, đầu quấn khăn rằn theo trang phục du kích cùng hợp luyện diễu binh tối 22/4 tại TP.HCM. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng được người đi xem nhận ra, hò reo cổ vũ.
Tối 22/4, hai chiếc xe tăng T-54 huyền thoại có số hiệu 173 và 822 được vận chuyển vào sân khấu chính SVĐ Mỹ Đình tại chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam”.
Ở cuộc đọ sức tại vòng tứ kết Cúp Quốc gia, CLB CAHN được chơi hơn người trong phần lớn thời gian của trận đấu. Nhờ đó, các học trò HLV Alexandre Polking lội ngược dòng hạ Hải Phòng với kết quả 3-1.
Không gian lễ hội tại Chợ tình Xuân Dương đã mang đến cho du khách nhiều cơ hội trải nghiệm những đặc sắc văn hóa không chỉ của huyện Na Rì. Chợ tình Xuân Dương như một bức tranh sinh động về đời sống văn hóa của người vùng cao tại Bắc Kạn.
Chiều 22/4, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa đọc 2025 với chủ đề “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa dạng bột), có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Tối 22/4, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại khu vực trường đua F1, SVĐ Mỹ Đình.
Sau thời gian dài úp mở, Vũ Văn Thanh cuối cùng cũng công khai bạn gái Trần Bích Hạnh đúng dịp sinh nhật tuổi 29 của mình. Theo tiết lộ, Trần Bích Hạnh sinh năm 1993, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình có tiếng và kinh tế khá giả.
Gần hai thế kỷ trước, ba khẩu thần công do một người Quảng Nam chỉ huy đúc đã chìm xuống biển Hà Tĩnh. Gần đây, một tàu cá cũng từ Quảng Nam vô tình tìm thấy chúng. Một cuộc trùng phùng kỳ lạ giữa người xưa và hậu thế, qua làn nước sâu và duyên nợ lịch sử.