Xem phim, tôi chấn động khi phát hiện ra 4 bài học giúp mình trưởng thành, đủ tự tin và làm chủ được các mối quan hệ
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mở đầu cuộc trò chuyện với Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nêu quan điểm: "Câu chuyện về cống Cái Lớn - Cái Bé, tôi muốn phải có cái nhìn thực tế, khách quan và khoa học, đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, kinh phí đầu tư của Nhà nước và phong tục, tập quán sản xuất của người dân. Sự phù hợp này phải nằm trong tổng thể tái cơ cấu, chứ không phải việc giữ nguyên hiện trạng như bây giờ".
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp: Sau 6 tháng nữa, Bộ NNPTNT sẽ ban hành quy trình vận hành chính thức đối với cống Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Khương Lực
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ, mục tiêu đầu tiên của cống Cái Lớn - Cái Bé là điều tiết nguồn nước mặn, ngọt, lợ cho vùng sản xuất 350.000ha. Đồng thời, điều tiết nguồn nước này để hỗ trợ các địa phương trong tái cơ cấu sản xuất, chuyển dịch giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Khi nguồn nước mặn, ngọt, lợ ổn định thì các địa phương phải quy hoạch lại vùng sản xuất phù hợp với nguồn nước đã ổn định này.
Mục tiêu thứ hai của cống Cái Lớn – Cái Bé hỗ trợ về điều tiết giảm lũ cho mùa lũ. Kết quả hệ thống này điều tiết được giảm lũ trong mùa lũ. Mục tiêu thứ ba là kết hợp với các công trình khác đang và sẽ đầu tư để tạo thành một hệ thống vận hành đảm bảo phân ranh mặn – ngọt ổn định, chống nước biển dâng, chống sụt lún, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thưa ông, như báo điện tử Dân Việt đã phản ánh thực tế và qua ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, sau hơn 1 năm vận hành siêu công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam- cống Cái Lớn- Cái Bé ở đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh nhiều mặt được, cũng xuất hiện những bất cập cần khắc phục, giải quyết. Ông có thể cho biết cụ thể kết quả vận hành hệ thống thủy lợi này trong thời gian vừa qua?
- Cống Cái Bé vận thành tháng 9/2021, cống Cái Lớn vận hành tháng 1/2022. Sau gần 2 năm vận hành quy trình tạm thời của Bộ NNPTNT, có mấy vấn đề cả được và không được:
Về mặt được, đầu tiên cống Cái Lớn - Cái Bé đã đảm bảo điều tiết được nguồn nước ngọt ổn định để phục vụ cho sản xuất. Cùng với đó, ở trên địa tỉnh Kiên Giang đã không phải đắp hàng trăm đập tạm vào mùa mặn. Mục tiêu chính của cống đã đạt được, tôi đã đi những vùng hưởng lợi dự án, đi xung quanh thấy rất rõ.
Cái được thứ hai là cống Cái Lớn - Cái Bé đang phối hợp tốt với một số hệ thống quanh đó như là cống âu thuyền Ninh Quới, Xẻo Rô… cũng đã giảm được ngập. Đáng tiếc là trong hơn 1 năm vận hành thử nghiệm chưa có nhiều trận mưa lớn, chưa có lũ lớn từ thượng nguồn về để mình xem hiệu quả giảm ngập đến đâu, nhưng đã có một trận mưa lớn duy nhất, bằng vận hành cống thì đã giảm ngập được cho toàn bộ vùng này.
Cái được thứ ba là môi trường nước đảm bảo. Khi làm cống Cái Lớn - Cái Bé có rất nhiều ý kiến khác nhau, ý kiến nhiều nhất là về môi trường nước. Vừa rồi, qua quan trắc môi trường nước rất đảm bảo.
Ngoài việc hưởng lợi trực tiếp như kể trên, cống Cái Lớn - Cái Bé còn tạo ra một hạ tầng, động lực phát triển mới về du lịch cho tỉnh Kiên Giang. Đây là một điểm đến không chỉ của người miền Tây mà của cả nước, rất nhiều khách đến Kiên Giang để thăm công trình cống Cái Lớn - Cái Bé.
Công trình thủy lợi cống Cái Lớn - Cái Bé là một hạ tầng, động lực phát triển mới về du lịch cho tỉnh Kiên Giang.Ảnh: THDV
Còn chưa được ở những cái gì? Cái này cũng phải rất thẳng thắn. Thứ nhất, trong thời gian gần 2 năm vừa qua chưa có mặn cực đoan, chưa có lũ cực đoan - nghĩa là chưa kiểm tra và thử nghiệm được nhiều quy trình xử lý cực đoan. Bởi vì cống này xử lý mặn cực đoan mới là quan trọng. Khi mặn quá lớn kéo dài, đóng mở cống nhiều lúc đó kiểm tra môi trường nước, khả năng trữ ngọt, pha loãng mặn mới chính xác được. Yếu tố này là do khách quan.
Nhiệm vụ đặt ra của cống này chủ yếu là xử lý mặt cực đoan, chưa nghiên cứu, tính toán trong quá trình vận hành để bổ sung nước mặn cho vùng này. Vừa rồi, đầu vụ nuôi tôm Xuân Hè của một số huyện của Kiên Giang bà con cứ tính thời vụ theo dương lịch, ít tính thánh lịch âm nên một số nơi thả tôm sớm, nước mặn không đủ.
Về việc này, Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang đã cảnh báo và chỉ định mùa vụ rồi, nhưng có một số nơi không thực hiện theo nên phản ánh có thiếu mặn. Thiếu mặn này do năm nay mặn ít và nhuận 2 tháng 2 nên mặn đến muộn, nhưng giờ lại đủ mặn để thả tôm.
Như vậy, cống này đặt ra vấn đề làm thế nào bổ sung được mặn? Đây là vấn đề rất khó và các đơn vị liên quan của Bộ NNPTNT đang cho ý kiến. Bởi vì nếu bổ sung nước mặn bằng cách bơm nước biển vào thì rất dễ, nhưng không ai làm thế cả vì giá thành rất cao, không chịu đựng nổi. Bây giờ bằng cách vận hành hệ thống thì phải nghiên cứu xem hệ thống toàn bộ vùng này còn thiếu cống nào, rồi đóng mở ra làm sao để cung cấp thêm mặn cho vùng này ở những thời điểm mặn đến muộn.
Thứ hai, khi vận hành cống đóng lại thì có hiện tượng nước dềnh ở khu vực hạ lưu cống. Khu vực hạ lưu cống Cái Lớn – Cái Bé do nước biển dâng và chưa có hệ thống đê bao nên không có cống này hoặc trong điều kiện cống không vận hành thì vẫn đang bị ngập. Nhưng khi vận hành cống đóng lại thì nước có dềnh thêm - độ dềnh cao nhất đo được là 15cm.
Vấn đề thứ ba, để khép kín và phát huy tối đa hiệu quả cống này thì phải làm khép kín toàn bộ vùng An Minh, An Biên - những huyện ven biển, tác động trực tiếp tới cửa sông Cái Lớn, Cái Bé. Đó là dự án của địa phương nhưng 18 cống ở vùng An Minh, An Biên thì mới làm được 8 cái, còn 10 cái chưa làm được - tức là chưa khép kín được vùng này.
Vì dự án cống Cái Lớn - Cái Bé không chỉ dừng lại ở 350.000ha hưởng lợi mà vùng hưởng lợi rộng hơn rất nhiều, cả triệu ha. Như vậy, phải bổ sung thêm một số công trình ở Cà Mau, Bạc Liêu để cùng với cống Cái Lớn - Cái Bé dẫn được nước ngọt từ khu vực này về cho bán đảo Cà Mau, khắc phục được tình trạng mặn cực đoan ở bán đảo Cà Mau.
Với các mặt được và chưa được như trên, quy trình vận hành thử nghiệm cống Cái Lớn - Cái Bé sẽ kéo dài trong bao lâu và khi nào thì Bộ NNPTNT ban hành quy trình vận hành chính thức?
- Bộ NNPTNT ban hành quy trình vận hành tạm thời cống Cái Lớn - Cái Bé trong vòng 2 năm theo các quy định của luật. Những công trình lớn anh đều phải ban hành quy trình vận hành tạm thời, sau đó điều chỉnh để ban hành chính thức.
Tại sao lại vận hành tạm thời 2 năm? Bởi vì 2 năm nó đủ cho một chu trình mặn – ngọt. 2 năm vừa rồi, các yếu tố cực đoan vẫn chưa đủ để vận hành thử nghiệm theo mười mấy kịch bản đã đặt ra. Việc ban hành tạm thời này đưa ra các tổ hợp kịch bản và có tính toán một cách khoa học, làm việc kỹ với các địa phương, các xã ở vùng hưởng lợi để xem mô hình sản xuất thế nào, anh dịch chuyển sản xuất đến đâu.
Ở vùng này, đến thời điểm này vẫn xung đột giữa nước mặn và nước ngọt, bên cạnh ruộng lúa là một ao nuôi tôm thì không có cống nào vận hành được.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp
Ở vùng này, đến thời điểm này vẫn xung đột giữa nước mặn và nước ngọt, bên cạnh ruộng lúa là một ao nuôi tôm thì không có cống nào vận hành được. Thứ hai, cống này chỉ cung cấp các điểm khống chế để khẳng định ở những trục chính, dòng sông chính, kênh chính chất lượng nước như vậy; còn dẫn nước vào nội đồng thì phải từ các hệ thống thủy lợi nội đồng của các địa phương. Cái này phải nói rất rõ trong quy trình vận hành tạm thời.
Hôm trước tôi đi huyện Gò Quao, nằm ngay sát chân cống Cái Lớn – Cái Bé. Huyện Gò Quao có hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn thiện, nên mô hình nuôi tôm, trồng lúa, mặn - ngọt không có vấn đề gì. Huyện Gò Quao có mô hình tôm - lúa, mô hình lúa, mô hình tôm rất tốt và không xung đột, vì hệ thống thủy lợi nội đồng đóng mở khép kín và phân ranh mặn – ngọt rõ ràng, quy hoạch sản xuất cũng rõ.
Nhưng không phải huyện nào cũng làm được như Gò Quao của Kiên Giang, rất nhiều huyện chưa hoàn thiện được hệ thống thủy lợi nội đồng. Chính vì thế, khi làm việc vận hành với các xã, huyện này, đơn vị tư vấn của quy trình vận hành cùng với Cục Thủy lợi đều yêu cầu các địa phương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho phù hợp.
Dự án cống Cái Lớn - Cái Bé có 2 hợp phần: Hợp phần về xây dựng cống Cái Lớn – Cái Bé; hợp phần thứ hai là hợp phần về sinh kế, xây dựng 9 mô hình sinh kế ở các địa phương cho các người dân.
Tổng kết lại, 9 mô hình sinh kế này rất hay, trong đó có mô hình sinh kế tăng tới 170 triệu đồng/ha ví dụ mô hình sinh kế về dứa với dừa, cũng có mô hình sinh kế tăng 70 triệu đồng/ha là mô hình tôm –lúa... Nhưng muốn phát huy được thì các địa phương phải có hệ thống tiếp nhận nguồn nước từ cống Cái Lớn – Cái Bé ổn định.
Trong vòng 6 tháng nữa, Bộ NNPTNT sẽ ban hành quy trình vận hành chính thức cống Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: THDV
Cách đây 1 tháng, Bộ NNPTNT phối hợp cùng tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo, mời 5 tỉnh liên quan (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang) về cùng họp, cùng góp ý vào quy trình vận hành tạm thời để hết 2 năm thì ban hành quy trình vận hành chính thức. Như vậy, quy trình chính thức sẽ ban hành sau 6 tháng nữa.
Câu chuyện đặt ra, Bộ NNPTNT ban hành quy trình vận hành chính thức, nhưng không phải là không sửa đổi. Quy trình chính thức này được ban hành và vẫn tiếp tục sửa đổi, điều chỉnh, hiệu chỉnh cho phù hợp. Bởi, biến đổi khí hậu không nói trước được, thứ hai nhu cầu sản xuất ở địa phương có thể thay đổi thì chúng ta lại vận hành theo sự thay đổi đó.
Sau khi Bộ NNPTNT ban hành quy trình vận hành chính thức cống Cái Lớn - Cái Bé, vấn đề mâu thuẫn về điều tiết, kiểm soát nguồn nước mặn - ngọt, rồi câu chuyện phân ranh mặn - ngọt có được giải quyết?
- Hiện nay quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chia làm 3 vùng: vùng thượng là vùng ngọt, vùng giữa là vùng ngọt – lợ, vùng ven biển là vùng mặn, mặn – lợ. Đó là quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL.
Nhưng thực tế ở ĐBCSL cho thấy, ngay vùng ven biển vẫn có diện tích lớn sản xuất nông nghiệp cần dùng nước ngọt, tức là sẽ xảy ra tình trạng "da báo" chứ không theo hẳn được quy hoạch. Đơn cử, tỉnh Cà Mau vẫn còn gần 30.000ha lúa nước ngọt. Tương tự, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh – những vùng quy hoạch mặn – lợ vẫn phải sản xuất nước ngọt, chưa nói vùng quy hoạch mặn và mặn lợ vẫn còn trái cây, trái cây thì không thể dùng nước lợ được.
Cùng với đó, chúng ta phải cung cấp nước ngọt cho sản xuất công nghiệp, nước sinh hoạt. Như vậy, giữa quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL và sự chuyển dịch cần phải có thời gian và các tỉnh cũng buộc phải chuyển dịch. Quá trình chuyển dịch này không thể diễn ra ngày một, ngày hai và nhanh chóng được, các địa phương phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL để quy hoạch lại vùng sản xuất của địa phương mình cho phù hợp.
Và chỉ có quy hoạch lại như thế thì mới khắc phục được mâu thuẫn mặn - ngọt. Mâu thuẫn mặn – ngọt hiện nay ở ĐBSCL nổi lên là mâu thuẫn chủ yếu ở các vùng sản xuất nhỏ, theo kiểu hộ gia đình, hộ có nhu cầu tiếp tục trồng lúa, hộ có nhu cầu nuôi tôm chẳng hạn.
Còn mâu thuẫn ở các vùng sản xuất lớn, liên quan tới địa phương cấp huyện, cấp tỉnh gần như không còn vì cái này đã giải quyết được trong các bài toán quy hoạch cũng như thực hiện quy hoạch mình đã giải quyết cơ bản các mâu thuẫn lớn.
Cách đây 4 năm, khi chưa khánh thành cống âu thuyền Ninh Quới, hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng năm nào cũng phải ngồi với nhau vì một bên là sản xuất lúa, một bên nuôi tôm, năm nào cũng mâu thuẫn. Nhưng sau khi có cống âu thuyền Ninh Quới, tỉnh cần mặn có mặn, tỉnh cần ngọt có ngọt thì bây giờ không còn mâu thuẫn nữa.
Mâu thuẫn lớn đã giải quyết xong, còn bây giờ chủ yếu mâu thuẫn nhỏ. Bằng cách địa phương phải quy hoạch sản xuất và như vậy câu chuyện ngược trở lại cống Cái Lớn – Cái Bé khi quy trình vận hành chính thức rồi có giải quyết câu chuyện này được không?
Giải quyết được nếu quy hoạch của địa phương phù hợp - đấy là điều kiện tiên quyết thứ nhất. Điều kiện tiên quyết thứ hai là phải đầu tư để hoàn thiện hệ thống, trong đó đầu tư ưu tiên để làm cống âu thuyền Tắc Thủ (Cà Mau), rồi một số cống ven Quốc lộ 1A cũng như trong hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp (Bạc Liêu).
Cùng với đó, phải tính toán đến các giải pháp vận hành hệ thống để đảm bảo xử lý vùng giáp nước ở Hậu Giang. Sau khi có cống Cái Lớn – Cái Bé, tỉnh Hậu Giang cơ bản không còn phải lo xử lý nước mặn, không còn nguy cơ xâm nhập mặn, nhưng vùng giáp nước, cần có tính toán trong hệ thống vận hành.
Việc đầu tư làm cống âu thuyền Tắc Thủ và các công trình liên quan khác sẽ được Bộ NNPTNT đề xuất, triển khai như thế nào?
Trong trung hạn 2021-2025, Bộ NNPTNT đã có quyết định chủ trương đầu tư cống âu thuyền Tắc Thủ. Còn việc dẫn nước ngọt về Nam Bạc Liêu và Bắc Cà Mau để giải quyết vùng mặn nhất hiện nay ở đất nước này ở bán đảo Cà Mau, thông qua cống Cái Lớn – Cái Bé, toàn bộ hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp qua kênh Trắc Băng… sẽ được nghiên cứu kỹ để đầu tư trong giai đoạn trung hạn 2026-2030.
Như vậy, về góc độ đầu tư, Bộ NNPTNT sẽ xin ý kiến Chính phủ để đến năm 2030 cơ bản ổn định được vùng này và phát huy được toàn bộ hiệu quả của hệ thống Cái Lớn – Cái Bé và những công trình phụ trợ liên quan.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Ngày 17/4, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị nghe báo cáo và cho ý kiến về Đề án thành lập Đặc khu Cô Tô. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Lê Ngọc Hân – Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án.
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Đầu thời Chiến Quốc, nước Ngụy hùng mạnh nhất. 50 vạn quân Tần với hiệu quả chiến đấu thấp đã bị 5 vạn Ngụy tinh nhuệ của Ngô Khởi đánh bại. Nước Tần khi đó binh lực gấp mười lần, lại bị tinh quân của Ngụy đánh bại, thua rất thê thảm. Vậy vì sao sau này Tần có thể tiêu diệt 6 nước?
Pháo hoa tầm cao, tầm thấp kết hợp hỏa thuật rực sáng, người dân Hà Nội có dịp chiêm ngưỡng màn pháo hoa mãn nhãn kể từ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng của Việt Nam, Lào, Campuchia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4 trên nhiều đường TP HCM, tối 22/4.
“Hẹn ước Bắc Nam” – chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tối 22/4 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình đã mang đến cảm giác choáng ngợp, xúc động.
Khi nhắc đến các mỹ nhân của Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền, Chân Mật, mọi người nhắc ngay đến Đại Kiều và Tiểu Kiều vùng Lư Giang.
Người sinh vào những tháng Âm lịch này tài năng lại may mắn. Họ được dự báo sẽ đạt được bước nhảy vọt trong sự nghiệp, về sau tiền của dồi dào.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Nam Phi chính thức mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và mời đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị các chính đảng G20, Hội nghị Thượng đỉnh G20
Ba Hương, Tư Đạp và dàn diễn viên phim "Địa đạo" mặc áo bà ba, đầu quấn khăn rằn theo trang phục du kích cùng hợp luyện diễu binh tối 22/4 tại TP.HCM. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng được người đi xem nhận ra, hò reo cổ vũ.
Tối 22/4, hai chiếc xe tăng T-54 huyền thoại có số hiệu 173 và 822 được vận chuyển vào sân khấu chính SVĐ Mỹ Đình tại chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam”.
Ở cuộc đọ sức tại vòng tứ kết Cúp Quốc gia, CLB CAHN được chơi hơn người trong phần lớn thời gian của trận đấu. Nhờ đó, các học trò HLV Alexandre Polking lội ngược dòng hạ Hải Phòng với kết quả 3-1.
Không gian lễ hội tại Chợ tình Xuân Dương đã mang đến cho du khách nhiều cơ hội trải nghiệm những đặc sắc văn hóa không chỉ của huyện Na Rì. Chợ tình Xuân Dương như một bức tranh sinh động về đời sống văn hóa của người vùng cao tại Bắc Kạn.
Chiều 22/4, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa đọc 2025 với chủ đề “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa dạng bột), có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Tối 22/4, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại khu vực trường đua F1, SVĐ Mỹ Đình.
Sau thời gian dài úp mở, Vũ Văn Thanh cuối cùng cũng công khai bạn gái Trần Bích Hạnh đúng dịp sinh nhật tuổi 29 của mình. Theo tiết lộ, Trần Bích Hạnh sinh năm 1993, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình có tiếng và kinh tế khá giả.
Gần hai thế kỷ trước, ba khẩu thần công do một người Quảng Nam chỉ huy đúc đã chìm xuống biển Hà Tĩnh. Gần đây, một tàu cá cũng từ Quảng Nam vô tình tìm thấy chúng. Một cuộc trùng phùng kỳ lạ giữa người xưa và hậu thế, qua làn nước sâu và duyên nợ lịch sử.
Nhóm đối tượng dùng chất cấm sản xuất hơn 3.500 tấn giá đỗ bán ra thị trường ở Nghệ An và vùng phụ cận. Sau vụ việc, người tiêu dùng e ngại, thậm chí quay lưng với giá đỗ.
Không quân Ukraine vừa tấn công một căn cứ phóng máy bay không người lái (UAV) của Nga tại Kursk, tiêu diệt 20 sĩ quan của đối phương, theo Pravda.
Nhiều tuyến đường khu vực trung tâm TP.HCM cấm lưu thông từ 18h để chuẩn bị hợp luyện diễu binh lần thứ hai. Hàng quán khu vực sát đường Lê Duẩn đóng cửa để phục vụ công tác hợp luyện diễu binh.
Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Khánh Hòa đảm bảo các nguyên tắc, nơi làm việc phải bố trí đầy đủ, khang trang phù hợp với các cơ quan chuyên môn, các cơ quan đoàn thể.
3 con giáp này khéo léo hơn trong giao tiếp, có thể tránh được những tranh chấp, hiểu lầm không đáng có, thành công hơn trong tháng 5.
Hậu vệ Việt kiều Kevin Phạm Ba 1m81 báo tin dữ cho ĐT Việt Nam; PSG quyết qua mặt Real trong vụ Alexander-Arnold; Barca ra giá bán Raphinha; HLV Parker bật khóc khi giúp Burnley thăng hạng; Bùi Tiến Dũng đón con trai.
Chiều 22/4, hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về trung tâm TP HCM để xem hợp luyện diễu binh. Trước giờ hợp luyện, các chiến sĩ đã rạng rỡ chụp ảnh, hát vang ca khúc Bác cùng chúng cháu hành quân cùng đông đảo người dân.
Quá trình lấy ý kiến của dân, có nguyện vọng đặt tên phường mới có bản sắc, địa danh mang ký ức, gắn bó với quê hương, nên Ban Thường vụ Thị uỷ Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) họp khẩn, quyết định thay tên phường mới từ số sang chữ. Hoài Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan là những cái tên được đặt cho phường mới.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, chiều 22/4, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ, bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đối với đại tá Trần Văn Mười và đại tá Đinh Kim Lập.
Điện Kremlin yêu cầu chính quyền của Tổng thống Zelensky dỡ bỏ lệnh cấm đàm phán trực tiếp với Moscow trong bối cảnh cả Nga và Ukraine đều đứng trước áp lực phải đưa ra phản ứng trong tuần này với loạt đề xuất sâu rộng từ chính quyền Tổng thống Trump nhằm chấm dứt chiến tranh.
"Đẩy mạnh công tác dạy nghề, hướng dẫn kỹ thuật,…cho hội viên nông dân đã góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn" - Đó là khẳng định của ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Sơn La.
Chiều 22/4, trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Xuân Duy - Chủ tịch UBND phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết, đến thời điểm hiện tại đơn vị vẫn chưa truy ra được thủ phạm đổ hàng nghìn hộp thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vứt tràn lan ra đường Nguyễn Lân khiến nhiều người xôn xao.