Cổ phiếu đầu tư công của Vinaconex 'dậy sóng', Chủ tịch vẫn 'trắng' cổ phần
Tiền bất ngờ đổ mạnh vào cổ phiếu VCG của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đẩy cổ phiếu tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/7.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên chất vấn. Ảnh Media Quốc hội
Trước khi trả lời trực tiếp các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến nội dung chất vấn trong gần 2 ngày vừa qua.
Trả lời về vấn đề liên quan việc thực hiện các dự án quốc gia, Thủ tướng cho rằng, chúng ta phải bứt phá để tăng trưởng, là điểm nghẽn phải tháo gỡ cho nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ tới. Xu thế mới là phát triển hạ tầng chiến lược, gồm hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng cứng và hạ tầng mềm là động lực tăng trưởng.
Đầu tư là động lực tăng trưởng truyền thống nên cần huy động nguồn lực cho đầu tư, nguồn lực cho các công trình lớn của quốc gia, tạo đột phá cho hạ tầng chiến lược với các công trình chiến lược mang tính xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái chứ không thể bình bình như hiện nay.
Do đó, với chủ trương đột phá hạ tầng, cần phải tập trung xây dựng đường sắt cao tốc kết nối Trung Quốc, đường sắt cao tốc Bắc - Nam; về hạ tầng điện khởi động lại dự án năng lượng hạt nhân, điện gió ngoài khơi. Để có nguồn lực, cần hoàn thiện thể chế, cơ chế huy động nguồn lực từ nội lực, của nhà nước, địa phương, hợp tác công tư, đi vay… đào tạo nguồn nhân lực và quản trị…
Thủ tướng mong Quốc hội ủng hộ cho các dự án lớn như công trình đường sắt cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành giai đoạn 2.
Trả lời việc xử lý các dự án tồn đọng kéo dài mà đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nêu ra, Thủ tướng cho hay với sự nỗ lực của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, đến nay 12 đại dự án tồn đọng kéo dài cơ bản đã xin chủ trương xử lý, giải quyết sau khi rà soát, đánh giá. Từ đó Chính phủ thực hiện đúng chức năng, quyền hạn, báo cáo các vấn đề vượt thẩm quyền xin ý kiến Quốc hội. Kinh nghiệm này sẽ vận dụng cho các dự án còn lại, rà soát lại còn dự án nào tương tự sẽ xử lý với tinh thần tôn trọng hiện tại.
Thủ tướng trả lời chất vấn. Ảnh Media Quốc hội
Thủ tướng nhấn mạnh: "Thất thoát, mất mát đã xảy ra rồi, ai vi phạm xử lý rồi, còn nếu thực hiện theo pháp luật sẽ vướng, nên phải tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp luật. Với hướng như vậy, chúng ta sẽ xử lý được, như tinh thần xử lý 12 dự án thì sẽ xử lý dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, dự án khí Lô B, nhiệt điện Thái Bình 2. Chúng ta phải tôn trọng thực tại, những cái đã vỡ rồi thì không thể lành được, phải chịu sự mất mát, hàn gắn rồi thì cũng thành sẹo. Nhìn nhận vấn đề như vậy để từ đó có cơ chế chính sách để xử lý" - Thủ tướng nói.
Trả lời câu hỏi về giải pháp căn cơ dài hạn phòng chống thiên tai bão lũ, ứng phó biến đổi khí hậu, Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều nhưng đây là vấn đề cực đoan, có tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện. Vì vậy, cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế kêu gọi sự chung tay để làm.
Tiếp đó là thể chế hóa chủ trương của Đảng về vấn đề này. Đồng thời, hoàn thiện thể chế phù hợp với tình hình, đáp ứng yêu cầu mới với nhiều vấn đề phát sinh. Thủ tướng nêu rõ, các thể chế chúng ta đưa ra chưa phù hợp với tình hình, chưa đáp ứng yêu cầu mới và nhiều vấn đề phát sinh...
Về huy động nguồn lực, Thủ tướng nêu rõ, cần huy động nguồn lực của Nhà nước, các đối tác, đi vay. "Hiện nay chúng ta đang bố trí các nguồn lực này ưu tiên, ví dụ như Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng thực hiện đề án 1 triệu ha lúa, việc Đồng bằng sông Cửu Long đang ứng phó sụt lún, khô hạn, ngập mặn thì phải xây dựng đề án để kêu gọi đối tác hỗ trợ nguồn lực; thực hiện chuyển giao công nghệ gắn với quản trị về chống biến đổi khí hậu, chống thiên tai.... Tuy nhiên, với miền núi phía Bắc và miền Trung là vấn đề sạt lở, hạn hán, vì vậy Thủ tướng đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án, huy động nguồn lực", Thủ tướng nói.
Thủ tướng nói thêm, giải pháp tiếp theo là con người thích ứng với hoàn cảnh cụ thể, sự tự lực tự cường của đơn vị địa phương. Theo người đứng đầu Chính phủ, đây là những giải pháp căn cơ. Ông nêu rõ, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu nên cần phân cấp phân quyền…
Trả lời câu hỏi về vấn đề xóa nhà dột, nhà tạm, Thủ tướng cho biết, đây là một chủ trương lớn mà vừa qua Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh Media Quốc hội
"Qua phát động phong trào này cho thấy cùng với nguồn lực hỗ trợ, việc huy động nguồn lực, trong đó quân đội, công an sẵn sàng giúp để xây dựng nhà cho người dân tốt hơn. Vừa qua phát động phong trào 450 ngày, huy động được hơn 6.000 tỷ đồng và Chính phủ tiết kiệm 5% với hơn 5.000 tỷ đồng, tức là hơn 10.000 tỷ và các chương trình khác như tăng thu năm nay để có nguồn lực bổ sung vào phong trào này", Thủ tướng nói.
Trả lời chất vấn câu hỏi của ĐBQH về vấn đề phân cấp phân quyền, tháo gỡ điểm nghẽn, Thủ tướng cho biết: Đây là vấn đề đã được đưa ra, đã làm và hiện nay Chính phủ trình Quốc hội ban hành 14 luật, sửa đổi thay thế các nghị định. Tuy nhiên vướng của phân cấp phân quyền là tập trung chủ yếu ở Trung ương là nút thắt lớn.
Do đó, giải pháp là rà soát quy định pháp luật, thể chế, rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan. Hoàn thiện tiêu chuẩn quy chuẩn và tăng cường giám sát kiểm tra, phân cấp phân quyền đi đôi phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi.
Về lựa chọn trong cải cách thể chế, Thủ tướng cho hay sẽ là thể chế, phân cấp phân quyền. Phát triển đất nước ưu tiên cho cái gì?
Theo Thủ tướng ngoài thể chế, phân cấp phân quyền, sẽ ưu tiên cho tăng trưởng. Để làm được phải có nguồn lực, vì nếu tăng trưởng bình bình 6-7% sẽ khó đạt được mục tiêu tới tới 100 năm Ngày thành lập nước.
Do đó Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tăng trưởng, tháo gỡ thể chế để huy động nguồn lực của nhà nước, nhân dân, xã hội và nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
Thời gian tới, với phương châm "tăng tốc, bứt phá", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo: Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp;
Hoàn thiện hành lang pháp lý số (như Luật Dữ liệu, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân); đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, người dân chuyển đổi số; Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nhất là công nghệ vệ tinh, Internet vạn vật...;
Xây dựng trung tâm công nghiệp kỹ thuật số, dữ liệu lớn, ứng phó khẩn cấp sự cố an ninh mạng; phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; đẩy mạnh triển khai Đề án 06 ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương;
Huy động nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển phục vụ chuyển đổi số; xây dựng chính sách ưu đãi, kể cả ưu đãi tài chính để thu hút mạnh mẽ đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn.
Phát triển nguồn nhân lực số, nhất là nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực mới nổi; triển khai hiệu quả Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030".
Về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với đào tạo nhân lực chất lượng cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản và chỉ đạo triển khai nhiều cơ chế, chính sách, đề án phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao và đạt được những kết quả tích cực.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia bước đầu phát huy hiệu quả, nhất là trong xây dựng chính sách, kết nối, thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam xếp hạng 56/100. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 của Việt Nam xếp hạng 44/133 (tăng 4 bậc so với năm 2022). Hà Nội và TP.HCM lọt vào nhóm 200 thành phố đứng đầu về khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu.
Tuy nhiên, phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao còn chưa đạt mục tiêu đề ra. Thể chế, cơ chế, chính sách chưa có đột phá; đầu tư cho KHCN, đào tạo nhân lực chất lượng cao chưa thực sự hiệu quả; sự gắn kết giữa các chủ thể, nhất là Nhà nước, viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học và doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Khoảng cách lớn về công nghệ, thiếu hụt về hạ tầng; hạn chế về nguồn lực, trình độ và năng lực cạnh tranh về KHCN.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những cơ hội thuận lợi của "người đi sau" (có điều kiện nghiên cứu, phát triển, ứng dụng ngay những công nghệ, giải pháp mới, tốt nhất); nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.
Với quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo là mục tiêu, động lực, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển, thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng KHCN, chấp nhận rủi ro và kiên trì trong hoạt động nghiên cứu KHCN, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, vùng, địa phương; lấy doanh nghiệp là trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học là nền tảng.
Bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo; có chính sách đột phá trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là các ngành động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức...
Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thời gian qua, công tác này được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo và đạt được một số kết quả tích cực.
Trong đó, quản lý thu, chi NSNN chặt chẽ, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên , dành nguồn lực tăng cho chi phát triển con người, bảo đảm an sinh xã hội và chi đầu tư phát triển ; khắc phục hiệu quả việc đầu tư dàn trải; tỷ lệ nợ công, bội chi thấp hơn giới hạn cho phép.
Quản lý, khai thác, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản được tăng cường; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được chú trọng; điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án kinh tế, thu hồi số lượng lớn tiền và tài sản cho nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Thời gian qua, công tác này được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo và đạt được một số kết quả tích cực. Trong đó, quản lý thu, chi NSNN chặt chẽ, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, dành nguồn lực tăng cho chi phát triển con người, bảo đảm an sinh xã hội và chi đầu tư phát triển ; khắc phục hiệu quả việc đầu tư dàn trải; tỷ lệ nợ công, bội chi thấp hơn giới hạn cho phép.
Các ĐBQH nghe Thủ tướng trình bày báo cáo. Ảnh Media Quốc hội
Quản lý, khai thác, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản được tăng cường; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được chú trọng; điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án kinh tế, thu hồi số lượng lớn tiền và tài sản cho nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển đổi số, trong đó triển khai Đề án 06 góp phần tiết kiệm chi phí xã hội trên 3 nghìn tỷ đồng hằng năm …
Tuy nhiên, công tác này còn nhiều tồn tại, hạn chế như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ trong bài viết của mình và các vị đại biểu Quốc hội đã nêu. Về nguyên nhân, có tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết và còn mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến lãng phí nguồn lực.
Về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng cho biết, đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng; vì vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm, ban hành nhiều văn bản thúc đẩy phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, đúng như ý kiến của một số vị đại biểu Quốc hội, giải ngân còn chậm; 10 tháng giải ngân đạt Đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng; vì vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm, ban hành nhiều văn bản thúc đẩy phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và đạt được những kết quả nhất định . Tuy nhiên, đúng như ý kiến của một số vị đại biểu Quốc hội, giải ngân còn chậm; 10 tháng giải ngân đạt 52,29% (cùng kỳ năm 2023 là 56,74%), giải ngân vốn ODA chỉ đạt 27,88%; có 29 bộ, cơ quan trung ương và 21 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới trung bình cả nước, trong đó 9 bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% .
ĐBQH Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi tại phiên chất vấn. Ảnh Media Quốc hội
Nguyên nhân chủ yếu là do một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan còn rườm rà, chồng chéo ; vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư, nhất là các dự án ODA, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và quy hoạch sử dụng đất. Thiếu nguồn cung ứng vật liệu ; công tác chuẩn bị dự án chưa tốt; sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc có nơi, có lúc còn thiếu quyết liệt, sâu sát, nhất là vai trò người đứng đầu. Năng lực quản lý, điều hành của nhiều ban quản lý dự án còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ. Kỷ luật, kỷ cương có nơi chưa nghiêm; còn tình trạng cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm…
Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 đảm bảo" , phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Trong đó tập trung vào 6 nhóm giải pháp chủ yếu:
Thứ nhất, đề xuất Quốc hội tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc về pháp lý ngay trong Kỳ họp này, nhất là về quy trình thủ tục đầu tư, quy hoạch, tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập , thủ tục đất đai, nguồn cung vật liệu…
Thứ hai, có giải pháp đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư.
Thứ ba, chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, bảo đảm khả thi hơn, hiệu quả hơn; kịp thời điều chuyển vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn.
Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Thứ năm, tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" ; xử lý nghiêm các vi phạm.
Thứ sáu, nâng cao hiệu quả của các tổ công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hoạt động giám sát của các đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tại các địa phương…
Về cập nhật tình hình KTXH 10 tháng năm 2024, Thủ tướng cho biết: Trong tháng 10, KTXH nước ta tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội hơn tháng 9; tính chung 10 tháng kết quả đạt được tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.
Cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều duy trì đà tăng trưởng tích cực; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) thấp hơn giới hạn quy định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm dần theo từng tháng, bình quân 10 tháng tăng 3,78% . Thu NSNN ước đạt 97,2% dự toán, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 15,8%, xuất siêu 23,3 tỷ USD . Đã báo cáo và đề xuất Bộ Chính trị đồng ý phương án xử lý hết 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, kéo dài nhiều năm qua, trong đó một số dự án đã có lãi; chuyển giao bắt buộc xong 2 ngân hàng yếu kém. Công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. Ảnh Media Quốc hội
Trên cơ sở những kết quả tích cực của 10 tháng, từ nay đến cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả để giữ đà, giữ nhịp, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt trên 7,5%, cả năm đạt trên 7% ; qua đó đảm bảo đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu KTXH chủ yếu của năm 2024, tạo lực, tạo đà cho thực hiện kế hoạch năm 2025, cả giai đoạn 2021 - 2025, làm tiền đề, cơ sở để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình để trở thành quốc gia giàu mạnh và thịnh vượng.
Trước khi trả lời trực tiếp các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến nội dung chất vấn trong gần 2 ngày vừa qua.
Các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn. Ảnh Media Quốc hội
Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn Quốc hội đã cơ bản đồng tình với các Báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội (KTXH).
Hầu hết ý kiến khẳng định chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đây và hiện nay là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã luôn quan tâm, đồng hành, ủng hộ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, quyết định các vấn đề quan trọng thúc đẩy phát triển đất nước.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Cà Mau được cho nghỉ việc theo đơn cá nhân, nhưng việc lãnh đạo công ty này không thông qua chủ sở hữu - UBND tỉnh là có sai sót.
Tiền bất ngờ đổ mạnh vào cổ phiếu VCG của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đẩy cổ phiếu tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/7.
Không quân Thái Lan triển khai 4 máy bay F-16 để vô hiệu hóa các mối đe dọa tên lửa từ Campuchia gần Prasat Ta Muen Thom và Prasat Ta Kwai ở Surin, tờ The Nation của Thái Lan đưa tin.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 27/7, đoàn đại biểu của tỉnh Lào Cai do Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phường Lào Cai và các anh hùng liệt sỹ tại phường Cam Đường.
Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, sau 4 tuần triển khai, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã bước đầu phát huy hiệu quả. Tính đến ngày 24/7, toàn tỉnh đã tiếp nhận 68.594 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó 54.993 hồ sơ nộp trực tuyến; chính quyền cấp xã tiếp nhận tới 63.096 hồ sơ.
Trong số 11 cầu thủ U23 Việt Nam ra sân ở trận bán kết giải vô địch U23 Đông Nam Á với đội U23 Philippines, chỉ có 2 người chưa được hít thở bầu không khí tại V.League. Một là Võ Anh Quân, người còn lại là Nguyễn Xuân Bắc.
Sau giai đoạn đăng ký nguyện vọng đại học 2025, các thí sinh sẽ tiến hành bước tiếp theo là thanh toán lệ phí nguyện vọng 2025 trên Hệ thống của Bộ GDĐT. Cách thanh toán lệ phí nguyện vọng 2025 trên hệ thống của Bộ GDĐT chuẩn nhất được chúng tôi gửi tới thí sinh.
Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM vừa thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế TP.HCM 6 tháng cuối năm 2025. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, kiên định mục tiêu tăng trường tổng sản phẩm (GRPD) năm 2025.
Trong tác phẩm "Thiên long bát bộ" của cố nhà văn Kim Dung, Tiêu Phong và Hư Trúc là anh em kết nghĩa cùng với Đoàn Dự và họ đều sở hữu những môn võ công tinh diệu. Nếu đặt giả thuyết Tiêu Phong và Hư Trúc đọ sức với nhau, sẽ không dễ tìm ra người chiên thắng.
Cái chết bất ngờ của người chồng mắc bệnh tiểu đường đã khiến một phụ nữ trẻ ở Trung Quốc thề nguyện không đi bước nữa, làm dấy lên cuộc tranh luận trên mạng xã hội về lòng thủy chung.
HAGL đã âm thầm đón 5 tân binh, gồm những ai? Felix "hủy kèo" với Benfica, đồng ý đến Al Nassr; Trận trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Indonesia sẽ có VAR; Vì Messi, Inter Miami phát kỷ lục chuyển nhượng; Grealish vui chơi thả ga trước khi rời Man City.
Một viên cảnh sát ở Argentina đã được Google bồi thường gần 13.000 USD sau khi hình ảnh khỏa thân của anh bị chụp lại và lan truyền trên dịch vụ Street View.
Chiều 27/7, diễn viên Lan Phương lần đầu chia sẻ cảm xúc sau thời gian thông báo đang làm thủ tục ly hôn với chồng Tây.
Những lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin về tàu ngầm Yasen-M đã trở thành một thông điệp đáng ngại đối với Mỹ, theo tờ National Interest đưa tin.
Lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý hàng chục xe khách trên đường Giải Phóng, đoạn cách bến xe Giáp Bát chưa đầy 1 km. Nhiều lỗi vi phạm được xử lý mạnh tay, răn đe theo đúng quy định của pháp luật.
Amane Shindō, nữ diễn viên lồng tiếng 21 tuổi, phủ nhận cáo buộc ngoại tình với nhiều đàn ông có vợ.
Bé trai bán không hết vé số bị cô ruột bạo hành. Trong quá trình bị bạo hành, bé trai liên tục kêu khóc, van xin người cô ruột. Vụ việc xảy ra ở xã Mỹ Tú, TP Cần Thơ.
Qua kết quả xét nghiệm từ Trung tâm Chẩn đoán và xét nghiệm Thú y Trung ương II, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân khiến 31 con lợn chết bất thường tại Lâm Đồng.
Cầu mây nữ Việt Nam có màn ngược dòng ngoạn mục trước chủ nhà Thái Lan với chiến thắng 2-1 để lên ngôi vô địch thế giới.
Chăm sóc con bị viêm phổi tại bệnh viện, chị M. ở Phú Xuyên (Hà Nội) không khỏi tự trách mình khi chủ quan.
Cùng với nhiều nhiệm vụ trọng tâm, việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhất là quyền lợi hưởng trợ cấp thất nghiệp là nhiệm vụ quan trọng được Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa đề ra trong năm 2025.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có thể đạt được nhiều thành tựu hơn trong các cuộc đàm phán về Ukraine nếu không có sự can thiệp của người tiền nhiệm Joe Biden và các nước EU, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti.
Không khí tại bản Sàn Phàng Cao (Khun Há, Lai Châu) bỗng ấm áp lạ thường khi lễ khởi công xây dựng 2 "Ngôi nhà nhân ái" được tổ chức. Đây là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự chung tay, sẻ chia của tuổi trẻ cả nước với những mảnh đời còn nhiều khó khăn.
Ngày 27/7, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cùng đoàn công tác đã trực tiếp đi khảo sát, kiểm tra dự án Rừng dầu Hồng Liêm nằm trên địa bàn xã Hồng Sơn, xã Hòa Thắng tỉnh Lâm Đồng và kiểm tra quỹ đất dự án 2 bên đường ĐT.706B phường Mũi Né.
Dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik, bóng đá Việt Nam đang trải qua chuỗi 11 trận bất bại liên tiếp ở sân chơi Đông Nam Á, từ cấp độ đội tuyển quốc gia đến U23.
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam hai thanh niên để điều tra về hành vi giết người tại một quán lẩu nướng đêm, vì cho rằng bị “nhìn đểu”.
Sở Công Thương Đà Nẵng lên tiếng việc một nhân viên cây xăng thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí PV Oil miền Trung tại Đà Nẵng không nhận tiền chuyển khoản.
Hòa ước Nhâm Tuất (1862) – bản hàng ước đầu tiên giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp – không chỉ đánh dấu bước lùi nghiêm trọng về chủ quyền mà còn phơi bày sự yếu hèn của một triều đại đang hoang mang trước thế trận. 12 điều khoản được ký trong thế yếu đã khiến đại Việt mất đất, mất quyền, và dọn đường cho thực dân xâm lược.
Sau khi Trường Đại học Điện lực tăng học phí năm học 2025-2026 gây lo lắng cho sinh viên, PGS.TS. Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng nhà trường đã lý giải về vấn đề này.
Được chọn làm đại hội điểm khối Đảng bộ cấp xã của TP Hải Phòng, Đảng bộ, chính quyền xã Gia Lộc đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hội lớn.
Ngày 27/7, quân đội Thái Lan cảnh báo rằng lực lượng Campuchia có thể đang chuẩn bị phóng một loạt tên lửa tầm xa PHL-03, có khả năng ảnh hưởng đến một số tỉnh trên khắp Thái Lan.