'Thùng thuốc súng' trên biển Azov: Nơi Nga-Ukraine có nguy cơ xung đột trực tiếp hàng ngày
Biển Azov, một vùng nước nông - nhỏ hơn cả hồ Michigan và giáp với cả Nga lẫn Ukraine, là nơi mà lực lượng của hai nước có nguy cơ xung đột trực tiếp hàng ngày, theo Washington Post.
Theo Andrii Klymenko, Tổng biên tập tờ Black Sea News có trụ sở tại Kiev, biển Azov có đầy các tàu của Nga - nhiều gấp 4 lần so với các tàu của Ukraine.
Ông Klymenko cho biết, vì không có biên giới hàng hải chính thức trên vùng biển này, hạm đội Nga có thể đến gần bờ biển Ukraine như họ muốn. Điều này được cho là khiến các thành phố ven biển phía đông nam của Ukraine dễ bị tổn thương nhất trong nước.
Một quân nhân Ukraine đứng trên tàu Cảnh sát biển ở biển Azov, cảng Mariupol, miền đông Ukraine vào ngày 3/12. Ảnh AP.
Tình báo Mỹ mới đây đã cảnh báo rằng Điện Kremlin có thể đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công quân sự đa diện nhằm vào Ukraine ngay đầu năm tới - điều Moscow kịch liệt bác bỏ.
Những tuần qua, tất cả sự chú ý của cộng đồng quốc tế đều đổ dồn vào biên giới trên đất liền của Nga và Ukraine vì một lực lượng quân sự khổng lồ của Nga tập trung ngay sát biên giới Ukraine. Điều đó thổi bùng lên nỗi lo ngại về một cuộc chiến lớn hơn có thể nổ ra ở châu Âu.
Nhưng các chuyên gia quan sát cho biết, biển Azov cũng là một "thùng thuốc súng" - nơi mà Nga và Ukraine có nguy cơ xung đột trực tiếp hàng ngày. "Thùng thuốc súng" trên biển Azov về cơ bản, có thể bị kích nổ bất cứ lúc nào.
Theo đó, nhiều chuyên gia phân tích nhận định, nếu cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga bắt đầu trên biển, các lực lượng Ukraine phần lớn sẽ bất lực.
Họ khó có thể thực hiện bất kỳ hành động nào để chống lại quân đội Nga cho đến khi những lính Nga đầu tiên đặt chân lên đất liền Ukraine.
Lính hải quân Ukraine đứng gác tại vị trí của mình trên tàu chỉ huy Donbas ngoài khơi Mariupol, Ukraine vào ngày 15/12. Ảnh The Washington Post.
Hạm đội của Ukraine thường xuyên bị hạn chế trong việc di chuyển trên biển Azov bởi những gì Kiev cáo buộc là do Nga liên tục phong tỏa phần lớn khu vực để tập trận mà không thông báo trước.
Trong tháng này, Hải quân Ukraine cho biết gần 70% vùng biển Azov đã bị Nga phong tỏa bởi các cảnh báo điều hướng từ Moscow.
“Về mặt an ninh, biển Azov là do Nga thống trị”, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói với The Washington Post.
“Và trong trường hợp xảy ra xung đột, biển Azov sẽ được họ (Nga) tận dụng để gây áp lực lên các thành phố phía nam trên bờ biển của chúng tôi. Trong hoàn cảnh hiện tại, tất nhiên Nga là bên quyết định tình hình ở Azov", ông Kuleba nói thêm.
Trung úy Volodymyr Yarovyi, quyền Phó Tham mưu trưởng Lực lượng biên phòng hàng hải Ukraine. Ảnh Washington Post.
Quan chức Ukraine cáo buộc rằng, các tàu Nga đã quấy rối hạm đội của họ ở biển Azov trong nhiều năm. Những người lính biên phòng hàng hải tuần tra trên biển Azov bằng những chiếc xuồng cao tốc đã ghi lại những hành động của người Nga mà họ cho là "khiêu khích" để tố cáo trong hồ sơ gửi tòa án quốc tế.
Volodymyr Yarovyi, quyền Phó Tham mưu trưởng Lực lượng biên phòng hàng hải Ukraine cáo buộc, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga thậm chí ngày càng thường xuyên tìm cớ để cản trở các tàu thương mại Ukraine hơn bằng cách chặn các tuyến đường định trước của họ hoặc tổ chức các cuộc kiểm tra hàng hóa mất nhiều thời gian.
Các quan chức Hải quân Ukraine cáo buộc thêm rằng, các sĩ quan trên tàu Nga thỉnh thoảng còn chĩa đèn laser vào cabin của tàu Ukraine.
“Họ đang có ý định gì, chỉ có thời gian mới trả lời được. Có thể đó chỉ là cách gây áp lực tâm lý, hoặc có thể đó là động thái chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra trên bờ", Klymenko, một chuyên gia phân tích bình luận.
Tàu tuần duyên của Nga hoạt động trên biển Azov. Ảnh Unian.
Ông Danilov - một thành viên thuộc Hội đồng an ninh và quốc phòng quốc gia Ukraine - cảnh báo rằng, bất kỳ nỗ lực nào để tấn công Ukraine bằng đường biển sẽ bị đáp trả bởi kho tên lửa diệt hạm Neptune cực mạnh của nước này.
Kiev được cho là đã điều các "siêu tên lửa" diệt hạm Neptune trấn giữ các vị trí trọng yếu để ngăn chặn nguy cơ bị hạm đội Nga tấn công. Ukraine đã coi tên lửa Neptune là "siêu vũ khí" sẽ được sử dụng trong một cuộc xung đột tiềm tàng với Nga.
Trước đó, chỉ huy lực lượng Hải quân Ukraine Oleksiy Neizhpapa đã khẳng định rằng, Neptune là bước đột phá trong lĩnh vực chế tạo tên lửa diệt hạm của Ukraine.
"Siêu tên lửa" diệt hạm Neptune của Ukraine. Ảnh Defence View
Theo Defence View, tên lửa Neptune - có trọng lượng từ 520kg-610kg tùy theo từng phiên bản - do Cục Thiết kế Nhà nước Luch của Ukraine phát triển. Tên lửa này có tầm bắn khoảng 300 km, được trang bị đầu đạn nhồi thuốc nổ cực mạnh nặng 145kg và được trang bị động cơ tuốc bin khí cho vận tốc tối đa Mach 0,8.
Theo các chuyên gia thuộc trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tên lửa Neptune có thể phóng đi từ cả mặt đất, trên biển, trên không. Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ mảnh uy lực để đủ sức phá hủy tàu chiến lớn. Khi tấn công theo kiểu "bầy đàn", ngay cả tàu sân bay cũng bị chúng phá hủy.
Tên lửa này có khả năng bay theo quỹ đạo ở độ cao 10-30m trên mặt biển, tạo ra mối đe dọa đáng sợ cho chiến hạm đối phương. Ngoài tàu chiến, Neptune có thể được sử dụng phá hủy các cây cầu chiến lược cũng như các phương tiện chuyển quân của đối phương trong trường hợp xung đột nổ ra.
"Tên lửa diệt hạm mới này có thể cung cấp khả năng phòng thủ đáng tin cậy cho biển Đen và biển Azov. Neptune có thể tấn công tàu địch ở khoảng cách tới 300 km nếu cần thiết, thậm chí ngay cả khi chúng đang neo đậu trong cảng. Chúng tôi có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu trên bề mặt nào của Liên bang Nga, cũng có thể dọn sạch cầu Kerch", Cựu lãnh đạo Hội đồng Quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine Oleksandr Turchinov tuyên bố.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Đặc phái viên của Tổng thống Trump Steve Witkoff hủy chuyến thăm London để đàm phán về Ukraine. Ngoài ra, như xát muối vào vết thương Châu Âu, ông Witkoff sẽ thăm Nga - tờ Financial Times cho biết.
Chính quyền Trump vừa sa thải quan chức giám sát điều tra những cáo buộc "tội ác chiến tranh" của Nga, thu hẹp các nỗ lực truy cứu trách nhiệm Moscow. Đây là một trong những động thái mới nhất giữa bối cảnh chính quyền Trump dừng hàng loạt nỗ lực chống lại Nga.
Một máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine đã tiến hành cuộc không kích chính xác vào trung tâm chỉ huy cấp đại đội của quân Nga tại thành phố Oleshky, thuộc phần lãnh thổ tạm chiếm của tỉnh Kherson.
Đặc phái viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump - ông Steve Witkoff - sẽ tiếp tục đến Nga trong tuần này để nối lại các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo thông báo từ Thư ký báo chí Nhà Trắng Caroline Leavitt.
“Đây là một thời điểm vô cùng nguy hiểm. Tôi không nghĩ việc Mỹ rút lui sẽ gửi đi một tín hiệu tích cực", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump dọa sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đại sứ EU Julien Guerrier nhất trí Việt Nam và EU đều có nhu cầu duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới để phát triển.
Lực lượng Ukraine đang ra sức phá hủy hỏa lực của quân Nga đe dọa các tuyến hậu cần trọng yếu, trong đó, Trung đoàn 412 – biệt danh “Nemesis” - đang tăng cường các hoạt động tác chiến gần mặt trận Pokrovsk.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam trân trọng những chỉ dẫn, khuyến khích của Giáo hoàng với các chức sắc, tu sĩ, đồng bào Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và đóng góp xây dựng phát triển đất nước Việt Nam.
Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, chính nghĩa, chấm dứt mất mát đau thương không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà còn biết bao gia đình người dân Mỹ - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói.
Các quan chức Ukraine sáng nay 24/4 cáo buộc Nga đã tiến hành cuộc tấn công đêm qua bằng tên lửa và máy bay không người lái, gây ra hỏa hoạn, phá hủy các tòa nhà và chôn vùi cư dân dưới đống đổ nát ở thủ đô Kiev.
Tổng thống Volodymyr Zelensky đang "đi sai hướng" trong các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết vào ngày 23/4.