Hà Nội "hồi sinh" 4 dòng sông "chết" Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét
Bốn con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét từng là trục tiêu thoát nước quan trọng của khu vực nội đô Hà Nội, đồng thời đóng vai trò trong hệ thống sinh thái đô thị truyền thống.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngược dòng lịch sử, vùng đất Hải Dương hôm nay đã có nhiều lần thay đổi tên gọi, địa giới hành chính.
Qua khối Mộc bản triều Nguyễn - Di sản Tư liệu thế giới hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thành phố Đà Lạt, bạn đọc sẽ hiểu hơn về lịch sử hình thành cũng như quá trình phát triển của vùng đất Hải Dương.
Lần theo nguồn sử liệu, mảnh đất Hải Dương vốn có lịch sử hình thành từ rất lâu đời. Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 21, mặt khắc 24, 25 ghi chép về vùng đất Hải Dương từ thời Hùng Vương dựng nước đến triều vua Trần Thuận Tông như sau: “Đời Hùng Vương xưa, Hải Dương là bộ Dương Tuyền; nhà Tần, thuộc quận Nam Hải; nhà Hán, thuộc quận Giao Chỉ; nhà Ngô, thuộc Giao Châu; nhà Đường đặt Hải Môn trấn, lại gọi là Hồng Châu.
Nhà Đinh chia làm đạo; nhà [Tiền] Lê và nhà Lý cũng theo như nhà Đinh; nhà Trần đổi làm các lộ: Hồng Châu thượng, Hồng Châu hạ và Nam Sách thượng, Nam Sách hạ; năm Quang Thái thứ 10 đổi làm Hải Đông trấn…”
Trung tâm Văn hóa Xứ Đông (tỉnh Hải Dương) rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng.
Sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược, năm Mậu Thân (1428), vua Lê Thái Tổ cho chia cả nước thành 5 đạo: Tây đạo, Đông đạo, Bắc đạo, Nam đạo và Hải Tây đạo, trấn Hải Dương lúc này thuộc Đông đạo.
Đến triều vua Lê Thánh Tông, vào năm Bính Tuất (1466), vua cho chia đặt các đơn vị hành chính trong nước làm 12 đạo thừa tuyên, trong đó có Đạo thừa tuyên Nam Sách.
Ba năm sau (1469), vua tiếp tục cho định bản đồ trong cả nước, bao gồm 12 thừa tuyên, và Đạo thừa tuyên Nam Sách được đổi thành Thừa tuyên Hải Dương.
Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 21, mặt khắc 15, 16, có ghi rằng: “Nhà vua định bản đồ 12 thừa tuyên… Nam Sách nay đổi làm Hải Dương, quản lĩnh 4 phủ, 18 huyện”.
Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 76, ghi chép về việc vua Minh Mạng cho đặt tỉnh Hải Dương vào năm Tân Mão (1821).
Lúc này Thừa tuyên Hải Dương bao gồm 4 phủ và 18 huyện. Cụ thể là: phủ Thượng Hồng quản lĩnh 3 huyện: Đường Hào, Đường An và Cẩm Giàng; phủ Hạ Hồng quản lĩnh 4 huyện: Gia Phúc, Tứ Kỳ, Thanh Miện và Vĩnh Lại; phủ Nam Sách quản lĩnh 4 huyện: Thanh Hà, Thanh Lâm, Tiên Ninh và Chí Linh; phủ Kinh Môn quản lĩnh 7 huyện: Giáp Sơn, Đông Triều, An Lão, Nghi Dương, Kim Thành, Thủy Đường và An Dương.
Danh xưng Hải Dương chính thức xuất hiện từ đây. Về ý nghĩa của hai chữ Hải Dương. Theo nghĩa chữ Hán: Hải (海) là biển, Dương (陽) là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về".
Đến năm Canh Tuất (1490), vua Lê Thánh Tông cho đổi Thừa tuyên Hải Dương thành xứ Hải Dương, khoảng giữa năm Hồng Thuận (1509 - 1516), lại đổi làm trấn.
Mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 36, mặt khắc 31 ghi chép về việc vua Minh Mạng cho đặt phủ Kiến Thụy vào năm 1837 và huyện Vĩnh Bảo năm 1838 (nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV).
Dưới triều Mạc, vào năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung cho đặt Hải Dương làm Dương Kinh. Trích phủ Thuận An ở kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh.
Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển 17 cũng có ghi về sự kiện này rằng: “Nhà Mạc đặt Nghi Dương làm Dương Kinh, trích lấy phủ Thuận An thuộc trấn Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình thuộc trấn Sơn Nam cho lệ vào Dương Kinh”.
Đến nhà Hậu Lê, vua Lê Thế Tông lại cho đổi làm trấn Hải Dương. Năm Tân Dậu (1741), vua Lê Hiển Tông tiếp tục chia Hải Dương làm 4 đạo. Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 39, mặt khắc 12 ghi rằng: “Đặt chức Tuần thủ ở bốn đạo thuộc Hải Dương. Vì Hải Dương đã được bình định, nên chia làm bốn đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, An Lão, và Đông Triều, mỗi đạo đặt một chức tuần thủ để chiếu theo địa phận vỗ về dân chúng”.
Nhìn lại những dấu mốc lịch sử và phát triển của tỉnh Hải Dương mới thấy được bề dày lịch sử của một vùng đất được biết đến với tên gọi là “tứ trấn”.
Một góc thành phố Hải Dương địa linh nhân kiệt, sơn thủy hữu tình.
Dưới thời phong kiến, cùng với Sơn Nam, Kinh Bắc, và Sơn Tây, Hải Dương được xem là tứ trấn của Kinh thành Thăng Long, có nhiệm vụ che chắn, bảo vệ kinh thành ngay từ vòng ngoài khi kinh thành có biến.
Đến triều Nguyễn, Hải Dương là một vùng đất rộng lớn và giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.
Sau khi yên định bờ cõi, thống nhất giang sơn, năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long đưa phủ Kinh Môn về lại trấn Hải Dương.
Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 18, mặt khắc 12 có ghi về việc này như sau: “Lại cho phủ Kinh Môn theo về Hải Dương. Kinh Môn trước thuộc Hải Dương, giặc Tây Sơn cho lệ vào Yên Quảng, đến nay trở về”.
Như vậy, dưới thời vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, tên gọi trấn Hải Dương vẫn được tiếp tục sử dụng. Lúc này, trấn Hải Dương bao gồm 1 phủ, 1 huyện và 5 châu. Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 17, mặt khắc 19 ghi rằng: “Giặc Tây Sơn dẹp yên hết, lấy hết đất An Nam, tất cả 14 trấn, 47 phủ, 187 huyện, 40 châu.
Trấn Hải Dương 4 phủ là Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách, Kinh Môn, 18 huyện là Đường An, Đường Hào, Cẩm Giàng, Thanh Miện, Gia Lộc, Vĩnh Lại, Tứ Kỳ, Thanh Lâm, Thanh Hà, Tiên Minh, Chí Linh, Kim Thành, Giáp Sơn, Đông Triều, Thủy Đường, An Lão, An Dương, Nghi Dương”.
Khu đô thị sinh thái ven sông Thái Bình (EcoRivers) - một dấu ấn trong xây dựng đô thị Hải Dương. Ảnh: Thành Chung.
Dưới triều vua Minh Mạng, vào năm Nhâm Ngọ (1822), vua cho đổi phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương làm phủ Bình Giang, phủ Hạ Hồng làm phủ Ninh Giang.
Đến năm Tân Mão (1831), để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, vị vua thứ 2 của triều Nguyễn đã cho thực hiện một cuộc cải cách hành chính với quy mô lớn là cho đổi các dinh, trấn thành tỉnh.
Cuộc cải cách này được chia thành hai đợt. Đợt đầu tiên được thực hiện vào năm Tân Mão (1831), vua Minh Mạng cho chia các trấn từ Quảng Trị trở ra Bắc, thành 18 tỉnh trong đó có tỉnh Hải Dương. Đợt 2 thực hiện vào năm Nhâm Thìn (1832), vua Minh Mạng chia các trấn, doanh còn lại từ Quảng Nam trở vào Nam.
Như vậy, theo Mộc bản triều Nguyễn thì vào năm Tân Mão (1831), là thời gian xuất hiện danh xưng “tỉnh Hải Dương”. Đây được xem là dấu mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường phát triển không ngừng của Hải Dương trong lịch sử.
Năm 1831 được xem là thời điểm mà Hải Dương có bộ máy chính quyền hoàn chỉnh của một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.
Trải qua thăng trầm lịch sử với nhiều lần tách nhập khác nữa. Vào ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Hải Dương được tái lập từ tỉnh Hải Hưng. Khi tách ra, tỉnh Hải Dương có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã Hải Dương và 8 huyện.
Có thể nói, trong suốt 190 năm qua kể từ năm Tân Mão (1831) cho đến nay, tên gọi “tỉnh Hải Dương” vẫn luôn được sử dụng ổn định và hiện hữu ngày càng rạng rỡ trên bản đồ Tổ quốc Việt Nam.
Hơn 1 năm qua, trên sông Tiền, tại khu vực bờ kè An Thạnh, phường Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xuất hiện đàn cá tự nhiên với rất nhiều loài cá nước ngọt.
Bốn con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét từng là trục tiêu thoát nước quan trọng của khu vực nội đô Hà Nội, đồng thời đóng vai trò trong hệ thống sinh thái đô thị truyền thống.
Một số người Ukraine biết ơn Nga vì các cuộc không kích vào các trung tâm tuyển dụng trên lãnh thổ (TRC), tờ báo Đức Focus đưa tin.
Nghị định số 209/2025/NĐ-CP ngày 21/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Nghị định của Chính phủ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.
Mặt đường lầy lội, chi chít ổ voi ổ gà khiến người dân sống ven tuyến đường khốn đốn vì “nắng bụi, mưa bùn”, thậm chí phải đóng cửa, ngừng kinh doanh. Nguyên nhân là do tuyến đường trăm tỷ Nam Cao nối dài (phường Hòa Khánh, TP.Đà Nẵng) thi công dang dở vì vướng giải phóng mặt bằng.
Nằm ở độ cao 800–1500m, Mù Cang Chải (trước thuộc tỉnh Yên Bái nay là tỉnh Lào Cai) quanh năm mây phủ, khí hậu trong lành, rừng nhiều cây thuốc quý, hoa rừng nở bốn mùa. Đây là điều kiện để người dân phát triển nghề nuôi ong lấy mật, mở ra hướng đi giúp bà con tăng thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững. (Phóng sự được thực hiện trước ngày 01/7/2025)
Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Campuchia tại lượt trận cuối bảng B giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025, HLV Kim Sang-sik khẳng định đội tuyển U23 Việt Nam sẽ có sự chuẩn bị thật tốt để giành chiến thắng tại vòng bán kết, dù phải đối diện với đối thủ nào.
Các tổ chức Nga có thể thay thế Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) sau khi cơ quan này bị Tổng thống Mỹ Donald Trump giải thể, theo National Interest.
Từ chiếc loa bên trong chứa 3 viên ma túy, cảnh sát phát hiện Hùng và Nhân mua ma túy về cất giấu ở phòng trọ, rồi "xé lẻ" bán kiếm lời.
Chú Thuận là bạn đồng niên với ông trẻ tôi khi còn ở làng quê Hải Hưng. Hai người cùng nhập ngũ nhưng tham gia các mặt trận khác nhau: chú Thuận vào chiến trường miền Nam (chiến trường B) còn ông trẻ tôi nhận nhiệm vụ ở chiến trường nước bạn Lào (chiến trường C).
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 119 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả.
Chiều 22/7, đoạn bờ bao cống Cù Là ở xã Hồng Vũ, tỉnh Hưng Yên mới (Hồng Vũ là một xã của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trước sáp nhập) đã xảy ra hiện tượng tràn bờ, 200 người đã được huy động để khắc phục sự cố này.
TP. Đà Nẵng phê duyệt Phương án đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án Tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng tại phường Ngũ Hành Sơn.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 30km, điều gì khiến một làng quê làm hương truyền thống lại trở thành “điểm đến trong mơ” của khách Tây mê trải nghiệm văn hóa bản địa?
Theo thống kê của Statista, người Việt Nam đã chi 100 tỷ USD giao dịch tài sản số dù chưa có khung pháp lý, trong khi lượng kiều hối chảy nước năm 2024 khoảng 16 tỷ USD. Nếu có sàn giao dịch tài sản số và dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) được thông qua, số tiền này sẽ bị đánh thuế như chứng khoán.
Trên con đường lầy lội giữa ngày mưa tại Quảng Trị, cô giáo Nguyễn Thị Huệ đã vượt hơn 50km để mang những bộ quần áo mới đến với học sinh nghèo tại thôn Trùm, xã A Dơi. Những phần quà ấy không chỉ giúp các em có thêm quần áo mặc để vui bước đến trường, mà còn là lời động viên ấm áp, thắp lên hy vọng cho một năm học mới nhiều niềm vui.
Bắt giữ "nữ quái" chuyên "cướp bia"; một cán bộ phường tử vong bên đường; 2 đối tượng nước ngoài vận chuyển 17kg ma tuý đá và 6.000 viên ma túy tổng hợp... là những tin nóng 24 giờ qua.
TP. Hà Nội mới thông báo tìm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Uy Nỗ - Việt Hùng nằm tại xã Đông Anh.
Chị Trần Thị Thu Hương là một trong số rất ít người trẻ ở xã Tân Tây (tỉnh Tây Ninh mới) còn theo nghề chưng cất tinh dầu tràm từ cây tràm gió. Chị mong muốn gìn giữ và phát triển cái nghề đã tồn tại hàng chục năm của quê mình.
Một con cá voi bất ngờ xuất hiện săn mồi tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) khiến nhiều người xem thích thú.
Ẩn mình giữa thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh cũ, cách TPHCM 100km, nơi giao hoà bản tình ca giữa núi non hùng vĩ và rừng xanh ngan ngát, hồ Núi Đá-Ma Thiên Lãnh toát lên vẻ đẹp vừa hoang sơ, kỳ bí vừa nên thơ, dịu dàng như một “Đà Lạt thu nhỏ” của vùng đất phương Nam.
Sở hữu đường bờ biển dài trên 310 km, trải dọc từ biển Đông xuống tận biển Tây, vịnh Thái Lan, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương hội tụ đầy đủ tiềm năng và lợi thế để phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp điện gió.
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn phường Sóc Trăng, TP Cần Thơ (sau sáp nhập tỉnh Hậu Giang, TP Cần Thơ, Sóc Trăng) chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang các cây trồng mới hiệu quả kinh tế cao, như trồng sen lấy củ, trồng rau ngò gai...
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc ưu tiên sắp xếp, bố trí nơi ở cho cán bộ, công chức cấp xã sau sáp nhập đơn vị hành chính, đảm bảo ổn định đời sống và công việc, hiện tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều có phương án, chính sách phù hợp, linh hoạt và kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất giúp cán bộ yên tâm công tác.
Nhiều phụ huynh đang mắc phải 1 sai lầm trong việc nuôi dạy con.
Tư Mã Luân ép Tư Mã Trung nhường ngôi cho mình. Tư Mã Luân lại phong cho Tư Mã Trung một chiếc mũ là “Thái thượng hoàng“, là ông của Tư Mã Luân, tức Tư Mã Luân thừa kế cháu trai Hoàng đế Tư Mã Trung, gọi cháu Tư Mã Trung là Thái thượng hoàng!
Ngọn lửa bùng phát dữ dội, bao trùm kho phế liệu rộng khoảng 1.000 m² ở xã Bà Điểm, sau đó lan sang một xưởng gỗ gần đó, tối 22/7.
Phát hiện tiệm vàng đang vắng người, nghi phạm tiến đến gần khống chế chủ, dùng búa đập vỡ tủ kính gom vàng nữ trang rồi lên xe tẩu thoát.
Nếu Phù Tô sống và kế vị Tần Thủy Hoàng, có lẽ nước Tần sẽ có một vận mệnh hoàn toàn khác. Một người có tư tưởng khoan dung, biết can gián vua cha, lại có kinh nghiệm nơi biên ải, chắc chắn sẽ điều hành quốc gia một cách mềm dẻo, lấy lòng dân làm gốc, thay vì tàn bạo, mù quáng như Tần Nhị Thế.
Những người sinh vào 5 ngày Âm lịch đặc biệt này thường mang trong mình khí chất nhân hậu, sống có tâm có đức, hậu vận viên mãn, an nhàn hưởng lộc.