×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account

    Chủ đề nóng

    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    • Danviet.vn
    • Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    Thứ năm, ngày 21/11/2024 09:16 GMT+7

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp - nông dân, doanh nghiệp đồng hành để vươn mình vào kỷ nguyên mới

    + aA -
    Nhóm Phóng viên Thứ năm, ngày 21/11/2024 09:16 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Tọa đàm trực tuyến: "Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp, nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR" nhằm cung cấp cho bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp, một nội dung được bà con rất quan tâm.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    Tường thuật
    Xem mới nhất
    Xem cũ nhất
    Rút gọn

    Tọa đàm "Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR" nhằm cung cấp cho bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp, một nội dung được bà con rất quan tâm trong Diễn đàn.

     Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp là một chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, được thể hiện rất rõ trong các Nghị quyết 19, 20, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XIII. Cụ thể hóa chủ trương này, Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ NNPTNT đã xây dựng các chương trình, đề án để hướng tới mục tiêu này, trong đó, lĩnh vực lâm nghiệp được coi là ngành có đóng góp lớn. 

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 1.

    Tọa đàm trực tuyến: "Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp, nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR" sẽ được tổ chức tại Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt.

    Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam đã chuyển nhượng thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng). Đây là bước khởi đầu về tiềm năng thương mại tín chỉ carbon rừng. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về rừng, với hơn 14,86 triệu ha, đạt tỉ lệ che phủ 42,02% và là lĩnh vực duy nhất phát thải ròng âm..

    Hiện nay, các nước trên thế giới cũng rất coi trọng sản xuất xanh và lập những hàng rào cho những loại hàng hóa, nông sản không rõ ràng về nguồn gốc. Ví dụ, Luật chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) dù đã hoãn thực thi thêm một năm nhưng khi có hiệu lực cũng sẽ có tác động đối với một số sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ, cao su… nếu không chứng minh được không có xuất xứ từ vùng trồng có rừng bị tàn phá hoặc làm suy thoái rừng.

    Điều này cho thấy, quản lý, phát triển rừng, hướng đến sản xuất nông nghiệp, bền vững, có trách nhiệm là đòi hỏi của toàn cầu. Nhằm tạo động lực và niềm tin cho những người nông dân sống bằng nghề rừng, tăng cường thông tin giúp người nông dân hiểu đúng về carbon rừng, về thực thi luật chống phá rừng của EU, hôm nay, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ NNPTNT tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ Carbon rừng và thực thi EUDR".

    Tọa đàm được tường thuật trực tuyến trên trang danviet.vn và các nền tảng số của báo Nông thôn ngày nay.


    Kết thúc tọa đàm, ông Hà Công Tuấn, Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và PTNT cho rằng: Nghị quyết 13 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có, để đạt được mục tiêu đó, trước hết nền kinh tế của chúng ta chuyển sang nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.

    Còn về khái niệm theo Nghị định 83 năm 2013 của Chính phủ, kinh tế xanh có 3 nội hàm, trụ cột: Thứ nhất nền kinh tế phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hài hòa xã hội.

    Tôi đã trao đổi và rất khuyến khích các doanh nghiệp, nông dân đều nhận thức sâu sắc vấn đề này. Chúng ta thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân. Nếu chúng ta làm tốt sẽ nâng vị thế quốc gia, chúng ta sẽ là công dân kiểu mẫu theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

    Chúng ta phải cùng cộng đồng để đóng góp vào sự nghiệp của Đảng và Nhà nước. Tương lai, chúng ta, ai cũng có lợi, hướng đến xã hội phồn vinh, phát triển và có cuộc sống đủ đầy.

    Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được coi là một nhiệm vụ trọng yếu, góp phần thực hiện thành công cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, hướng đến NET ZERO vào năm 2050.

    Những cánh rừng của Việt Nam, không chỉ là nơi bảo tồn, lưu giữ những giá trị đa dạng sinh học không phải nơi nào cũng có được mà ẩn chứa sâu trong những tầng lá còn là những "kho vàng", chính là nguồn carbon cây rừng hấp thụ, đây chính nguồn tài chính bền vững để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.

    Mong rằng những thông tin tại buổi tọa đàm hôm nay sẽ góp phần giúp nông dân, các chủ rừng có thêm thông tin về việc phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng từ đó có thêm động lực bảo vệ, phát triển rừng, phấn đấu những người nông dân sống gần rừng sống được với nghề rừng và những cánh rừng mãi mãi xanh tươi.  

    Việt Nam đang đứng trước cả cơ hội lớn và thách thức không nhỏ trong việc khai thác tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon.

    Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên môi trường (Bộ TNMT) cho biết: Trong các lĩnh vực của NDC (Đóng góp do quốc gia cam kết về ứng phó với khí hậu, bao gồm mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chính sách và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris), lâm nghiệp và trồng trọt là những lĩnh vực ưu tiên được quan tâm. Hiện nay, thế giới cũng đã ghép lĩnh vực lâm nghiệp, chuyển đổi sử dụng đất vào lĩnh vực giảm phát thải của NDC, là yêu cầu để phục vụ chuyển đổi sản xuất sang giảm phát thải, phát triển bền vững.

    Đối với đặc thù của Việt Nam, chúng ta đặt mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực là số 1, đất đai là sở hữu toàn dân, đây là điều kiện giúp chúng ta đạt được các mục tiêu phát triển bao trùm, tuy nhiên đó cũng sẽ là thách thức trong việc thực hiện thị trường tín chỉ carbon. Cái khó nữa là đến nay chúng ta vẫn chưa có khung pháp lý thực hiện NDC, chưa có khung chính sách rõ ràng minh bạch để những người chuyển đổi năng lượng, công nghệ, chuyển sang canh tác carbon thấp có thể tận dụng được cơ hội của thị trường tài chính khí hậu.

    Rõ ràng cơ hội là rất lớn, đặc biệt là tại COP26 các nước đã cam kết tăng hỗ trợ cho tài chính khí hậu, thích ứng cũng như hỗ trợ cho các nước chịu tổn thất do biến đổi khí hậu, trong đó Nhóm G20 cũng đã hỗ trợ cho các nước thực hiện thành công, vậy thì Việt Nam làm gì để tận dụng cơ hội thực hiện nguồn tài chính khí hậu này? Nếu chậm thì người nông dân sẽ không có được nguồn hỗ trợ thực hiện giảm thiệt hại và tổn thất do biến đổi khí hậu.

    Do đó tôi cho rằng, các bộ ngành, đặc biệt là Bộ NNPTNT, Bộ TNMT cần thực hiện xây dựng chính sách rõ ràng minh bạch về vấn đề này, cái gì thuộc về vai trò, nhiệm vụ của người dân, cái gì là nhiệm vụ của doanh nghiệp, chính quyền địa phương…, mục tiêu nhằm đảm bảo công bằng giữa người dân và doanh nghiệp; đảm bảo công bằng giữa người dân miền ngược với miền xuôi, người dân hiện nay và mai sau.

    Trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay thì người dân tộc thiểu số, phụ nữ, người yếu thế là những đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất, trong khi những người dân ở đồng bằng lại được hưởng lợi nhiều hơn từ tăng trưởng kinh tế. Vì thế tôi cho rằng, áp dụng nguyên tắc người phát thải phải trả phí sẽ tạo ra sự cân bằng trong việc áp dụng chính sách.

    Năm 2023, Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng.

    Ông Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và PTNT nhận định: Bộ TNMT đã chủ trì và trình Chính phủ lộ trình để chúng ta thực hiện mục tiêu đến 2028 sẽ vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon toàn quốc. Dưới góc nhìn của mình, tôi cho rằng có 5 đầu mục, giải pháp cần thực hiện:

    Thứ nhất, nâng cao và thống nhất nhận thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tiến tới vận hành cơ chế tín chỉ carbon trong cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng những người sống cạnh rừng.

    Thứ hai, phải có vai trò vận hành của Nhà nước thông qua hệ thống chính sách. Trong đó có việc vận hành sàn giao dịch tín chỉ quốc gia, đồng thời có cơ chế chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước, sự quan tâm của xã hội trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Hiện, cơ chế thúc đẩy của chúng ta chưa được đề cập nhiều, chúng ta đang có tiềm năng nhưng biến được thành tín chỉ carbon thì còn hành trình dài.

    Thứ ba, ngay từ bây giờ phải nghĩ tới cơ chế tư vấn và giám sát độc lập, nếu dựa vào Nhà nước là không thành công. Tư vấn đo đếm, giám sát phát thải tới từng doanh nghiệp phải độc lập, phải phi Nhà nước. Đồng thời phải ứng dụng công nghệ và xem công nghệ như một tiêu chí tạo niềm tin của chúng ta với quốc tế.

    Thứ tư, cần có tổ chức điều phối quốc gia làm đầu mối, tôi nghĩ vẫn là Bộ TNMT, kết nối với hệ thống các doanh nghiệp có phát thải hoặc hấp thụ nhiều, tạo thành Working Group để xây dựng nguồn lực, tổ chức dữ liệu, giám sát và tuyên truyền thực hiện.

    Thứ năm, thị trường quốc tế rất quan trong. Việt Nam chúng ta không thể làm một mình, phải coi trọng các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc tế để vận hành và áp dụng sao cho phù hợp.

    Ông Trần Hiếu Minh, Trưởng phòng KHCN và HTQT, Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT): EUDR vẫn là quy định mới, trước kia tập trung về mảng hợp pháp, nhưng nay tích hợp thêm quy định về không gây mất rừng. Thực ra yêu cầu về tính hợp pháp đối với các doanh nghiệp không phải mới mẻ, nhất là với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vì họ đã quen với việc tuân thủ các quy định về nguồn gốc, sản xuất có chứng chỉ. Tôi thấy rằng các doanh nghiệp cần thể hiện rõ vai trò tuân thủ EUDR, cũng như có chia sẻ, hướng dẫn với những người nông dân trực tiếp sản xuất, đơn vị cung cấp nguyên liệu để họ hiểu và thực hiện.

    Chúng tôi cũng mong rằng các Hiệp hội cần phối hợp với cơ quan chức năng, mạng lưới EUDR để cập nhật, chia sẻ thông tin về EUDR cho các bên liên quan. Bản tin về EUDR được Cục Lâm nghiệp xây dựng đăng tải nhằm cung cấp cập nhật các yêu cầu về việc giải trình, tuân thủ quy định.

    Ông Nguyễn Đình Thọ bổ sung: Ở góc độ kỹ thuật, Việt Nam hiện phát triển chậm thị trường tín chỉ carbon do điểm nghẽn lớn nằm ở quy định chính sách. Trong khi nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan hay Singapore đã có thị trường mua bán tín chỉ carbon với sự đầu tư lớn và chính thức, chúng ta vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng. Ví dụ, Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã quy định về rừng trồng và rừng tự nhiên, nhưng lại chưa làm rõ các cơ chế liên quan đến tín chỉ carbon. Nhà đầu tư muốn tham gia cần biết cơ chế chia sẻ lợi ích, nhưng điều này hiện chưa được quy định cụ thể, gây khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào các dự án rừng tự nhiên.

    Với rừng tự nhiên, hiện nay chủ yếu được quản lý bởi các ban quản lý rừng, nhưng nguồn lực từ nhà nước đầu tư vào đây còn hạn chế. Do đó, cần có cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân và quốc tế tham gia đầu tư, với chính sách rõ ràng về chia sẻ lợi nhuận để phát triển rừng và giảm phát thải. Trong khi đó, với rừng trồng, Việt Nam đang có cơ hội lớn. Các dự án gỗ lớn không chỉ tăng sản lượng gỗ mà còn tạo lợi ích kép từ tín chỉ carbon. Tuy nhiên, nếu cơ chế chia sẻ lợi ích không được làm rõ, chúng ta sẽ khó đạt được hiệu quả mong muốn. Thực tế, một hecta rừng trồng từ dự án gỗ lớn trong 10 năm đã tạo thêm 120.000 tấn CO2. Với 2 triệu hecta rừng trồng hiện có, đây là cơ hội rất lớn để gia tăng năng suất và lợi ích kinh tế.

    Để thị trường tín chỉ carbon vận hành hiệu quả và tiến ra quốc tế, cần có quy trình công nhận rõ ràng. Tuy nhiên, trước mắt, phát triển thị trường tín chỉ carbon nội địa vẫn là hướng đi khả thi hơn. Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào công nghệ để vừa giảm phát thải, vừa tạo nguồn lực tài chính bổ sung, thúc đẩy nông nghiệp bền vững và phát triển xanh.

    Thực tế cho thấy, nguồn lực trong nước ổn định nhưng cần sự thay đổi từ công tác quản lý đến người trồng rừng. Việt Nam đã có kinh nghiệm qua hai chương trình phát triển lâm nghiệp quốc gia, đủ năng lực và đội ngũ để tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, việc giám sát thị trường tín chỉ carbon cần sự quản lý chặt chẽ từ Nhà nước để tránh trùng lặp giao dịch. Vai trò của Nhà nước là rất quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường này.

    Liên quan đến Luật chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR), quy định này thể hiện xu hướng ngày càng ưu tiên sản xuất xanh của các thị trường quốc tế. Dù EU đã gia hạn thêm một năm trước khi chính thức áp dụng, việc các doanh nghiệp sớm chuẩn bị các điều kiện cần thiết là yêu cầu cấp bách. 

    Về vấn đề này, ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ NNPTNT) nhận định: Việt Nam hiện đang trong quá trình hội nhập sâu rộng. Trong sản xuất hàng hóa, nhiều diện tích đất đã được chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang khu vực sản xuất. Quy định chống phá rừng của EU đặt ra ba yêu cầu lớn nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm gây mất rừng hoặc suy thoái rừng.

    Cụ thể, doanh nghiệp phải chứng minh rằng hàng hóa của mình không được sản xuất trên bất kỳ vùng đất nào bị phá rừng hoặc suy thoái sau ngày 31/12/2020. Đồng thời, các thương nhân, doanh nghiệp, nhà sản xuất phải cung cấp thông tin minh bạch về nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm.

    Tại Việt Nam, luật pháp đã quy định rõ ràng các điều kiện để được cấp chứng chỉ rừng. Luật Đất đai cũng có những quy định chặt chẽ liên quan đến đất rừng. Do đó, các doanh nghiệp cần nắm vững các quy định trong nước và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của thị trường châu Âu nếu muốn tiếp tục giao thương với khu vực này.

    Để đáp ứng các điều kiện từ EU, ông Phương nhấn mạnh cần nâng cao nhận thức cho người sản xuất, thương nhân và doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các bộ ngành liên quan, phải vào cuộc hỗ trợ mạnh mẽ, đồng hành với các đối tượng liên quan. Việc minh bạch hóa thông tin sản phẩm trên nền tảng số và trách nhiệm giải trình về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm là yếu tố tiên quyết.

    Hiện nay, hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia của Việt Nam đã ban hành các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của EU. Trong lĩnh vực cao su, nhiều công ty và tập đoàn lớn đã cam kết thực hiện nghiêm túc. Dù EU gia hạn thời gian áp dụng quy định thêm một năm, các doanh nghiệp vẫn cần nhanh chóng chủ động cải thiện năng lực cạnh tranh, đổi mới cách quản trị và tuân thủ các tiêu chuẩn được đề ra.

    Ông Trần Hiếu Minh, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT):

    Thời gian qua, đúng là có sự lúng túng trong quá trình chi trả số tiền từ thỏa thuận tín chỉ carbon với Ngân hàng Thế giới (WB). Đây là chương trình chuyển nhượng tín chỉ carbon đầu tiên của Việt Nam, lĩnh vực mới, phức tạp và chưa có tiền lệ, những phát sinh trong quá trình triển khai là điều khó tránh khỏi.

    Từ khi tiếp nhận khoản thu, Cục Lâm nghiệp đã liên tục cập nhật thông tin và ghi nhận các khó khăn từ địa phương. Đặc thù của ngành lâm nghiệp, đối với các hoạt động lâm sinh như cải tạo, trồng, chăm sóc, và khoanh nuôi rừng đòi hỏi thời gian dài. Do đó, còn có sự khác nhau giữa các hoạt động lâm sinh và thời gian ERPA. Mỗi vướng mắc đều cần được xem xét kỹ lưỡng, và chúng tôi đang nỗ lực hỗ trợ các địa phương giải quyết.

    Đối với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng, đến nay chưa có kiến nghị nào liên quan đến việc chi trả. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và phối hợp chặt chẽ với các địa phương để đảm bảo các vấn đề được xử lý kịp thời.

    Hiện nay, kế hoạch triển khai cho các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2024 đã được phê duyệt. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập huấn cho các quỹ, chủ rừng nhằm đảm bảo tuân thủ quy định, đồng thời sẽ ghi nhận, tổng hợp thêm các khó khăn, kiến nghị để tổng kết, đánh giá làm cơ sở xây dựng nghị định về tín chỉ carbon rừng trong tương lai.

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 1.

    Ông Trần Hiếu Minh, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) ( bên trái) và ông Hà Công Tuấn, Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và PTNT. (bên phải).

    Ông Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và PTNT bổ sung:

    Tính đến hết năm 2023, khu vực Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên đã đạt được lượng giảm phát thải khí nhà kính khoảng 15,3 triệu tấn, dự kiến có thể đạt 16,5 triệu tấn. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ này, đến hết năm 2024, lượng giảm phát thải sẽ còn tăng cao hơn nữa.

    Để tận dụng những thành quả này, các Bộ sẽ tiếp tục báo cáo và giải trình với Thủ tướng để cho phép tiêu thụ lượng giảm phát thải đạt được. Điều này có thể được thực hiện qua hai hướng:

    Chuyển tín chỉ carbon cho FCPF (Quỹ Đối tác Carbon trong Lâm nghiệp) thông qua WB với mục tiêu ban đầu là 1 triệu tấn, có thể tăng thêm nếu có sự quan tâm từ các nhà đầu tư khác. Ngoài ra, có thể giao Bộ Tài chính chủ trì tổ chức đấu giá tín chỉ carbon. Dù thành công hay không, việc này sẽ mang lại kinh nghiệm quý báu cho các hoạt động bán tín chỉ carbon trong tương lai.

    Đến cuối năm 2024, Bộ NNPTNT dự kiến tổ chức tổng kết sâu rộng về ERPA (Hiệp định Đối tác Tín chỉ Carbon) trên cả thực tiễn, lý luận và cơ sở quốc tế, nhằm chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Nghị định 107, ban hành tháng 12/2023, về cơ chế ủy quyền quản lý tài chính trong lĩnh vực này, cũng sẽ được đánh giá để điều chỉnh phù hợp với thực tế.

    Trong dài hạn, các quy định cần được rà soát và đồng bộ hóa, đảm bảo lợi ích thực sự thuộc về người dân và chủ rừng. Vai trò của Nhà nước sẽ chỉ dừng ở cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân.

    Ông Trần Hiếu Minh, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), cho biết: Đối với thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đã ký kết chuyển nhượng 10,3 triệu tín chỉ carbon. Hiện tại, chúng ta đã thực hiện chuyển nhượng một phần số tín chỉ này và WB đã đề xuất chuyển nhượng bổ sung 1 triệu trong số 5,9 triệu tín chỉ còn dôi dư.

    Sau khi hoàn tất chuyển nhượng 10,3 triệu tín chỉ carbon, đến tháng 3/2024, chúng ta nhận được tổng số tiền 51,5 triệu USD từ WB.

    Trong đó, 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đã triển khai việc chi trả theo quy định. Theo thống kê của địa phương, có khoảng 70.000 chủ rừng với trên 2 triệu ha rừng tự nhiên được hưởng lợi từ nguồn tiền này. Hiện tại, gần 400 tỷ đồng đã được các địa phương chi trả theo đúng quy định.

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 1.

    Ông Trần Hiếu Minh, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT).

    Liên quan đến thỏa thuận mua bán tín chỉ carbon vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp (Tổ chức Emergent), sau COP 21, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NNPTNT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện. Trong thỏa thuận mới, Việt Nam lựa chọn phương án chuyển nhựng nhưng 100% tín chỉ sẽ đóng góp vào mục tiêu NDC (Đóng góp do quốc gia tự quyết định). Giai đoạn 2021-2025, ước tính lượng tín chỉ carbon ước tính tạo ra của vùng là 20 triệu tấn.

    Cục LN đã tham mưu Bộ NN&PTNT đã hoàn thiện hồ sơ đang lấy ý kiến các Bộ, ban ngành và các địa phương có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương đàm phán, ký kết và triển khai.

    Nếu không tận dụng kịp thời, chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội quan trọng này, bởi tín chỉ carbon càng lâu sẽ giảm giá trị, ảnh hưởng đến mức giá khi giao dịch. Hiện nay, cả đối tác quốc tế và trong nước đều bày tỏ sự quan tâm đến việc chuyển nhượng tín chỉ carbon.

    Đánh giá về nguồn tài chính khí hậu, tài chính xanh Việt Nam có thể khai thác trong quá trình chuyển đổi sản xuất xanh, làm thế nào để người nông dân có thể đáp ứng được yêu cầu để có thể thu được nguồn tài chính xanh, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, chia sẻ trực tuyến tại Baku, Azerbaijan cho rằng:

    Có thể nói như các diễn giả đã trao đổi trong thời gian qua, Chính phủ của chúng ta tương đối thận trọng trong mua bán tín chỉ carbon. Nếu chúng ta không khai thác tín chỉ carbon thì lĩnh vực nông lâm nghiệp vẫn hấp thụ và rất lãng phí. Khi tham gia các cuộc Hội thảo quốc tế về vấn đề này, chúng tôi đã bàn về việc kết nối 2 thị trường tự nguyện và thị trường tuân thủ.

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 1.

    Trồng rừng là một trong những hoạt động quan trọng giúp giảm phát thải khí nhà kính, đem lại thu nhập lớn từ mua bán tín chỉ carbon. Ảnh: Hoài Thu

    Thị trường carbon tuân thủ được tạo ra từ sự cam kết của các quốc gia trong công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Đây là vấn đề bắt buộc các quốc gia thành viên phải thực hiện theo quy định. Thị trường carbon tự nguyện là nơi việc phát hành, mua và bán tín chỉ carbon trên cơ sở tự nguyện giữa các tổ chức, công ty hoặc giữa các quốc gia.

    Việt Nam cũng đang đàm phán với Chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ về việc trao đổi tín chỉ carbon. Những nước đi trước như Hàn Quốc họ đã thực hiện việc kết nối 2 thị trường tự nguyện và tuân thủ từ rất sớm, theo Điều 6 Thỏa thuận Paris, còn chúng ta lại đang dè dặt trong việc này. 

    Mục tiêu chính của cam kết NDC là giảm phát thải chứ không phải tín chỉ carbon hấp thụ, và chúng ta cũng cần hiểu không thể cạnh tranh với quốc tế, mà chúng ta chỉ tranh thủ sự ủng hộ của WB để thay đổi tư duy cũng như nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để trợ giúp nông dân trong quá trình sản xuất.

    Trên thị trường tự nguyện tín chỉ carbon có giá thấp, chính vì vậy có sự kết nối giữa thị trường tuân thủ và tự nguyện. Việc kết nối này có giá trị hết sức quan trọng, nếu tín chỉ carbon của ta được tăng lên trên thị trường tuân thủ có thể khuyến khích nông dân sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước tiến tới nền nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy tôi cho rằng ta đang đi rất tốt các dự án phát thải trong nông nghiệp và lâm nghiệp, tuy nhiên sự dè dặt của chúng ta có thể làm mất cơ hội của Việt Nam.

    Bởi lẽ, thời gian triển khai dự án carbon mất từ 12-18 tháng mới xong phần cơ sở, sau đó mất 3 năm để kiểm kê và mất 3-5 năm nữa mới có thể bán được tín chỉ carbon. Nếu kéo dài chúng ta khó có thể tạo sự kết nối giữa 2 thị trường, chính vì vậy đây là vấn đề lớn, tôi mong các bộ ngành sớm có sự bắt tay để đưa vấn đề này vào thực tế thật nhanh. 

    Chính phủ cần đưa ra khung chính sách nhanh chóng để có thể phát triển được ở thị trường này, hiện giờ chúng ta đang quá thận trọng, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần đi nhanh, đi kịp thời nếu không muốn mất cơ hội bắt kịp thế giới.

    Kể từ năm 2020, khi Việt Nam ký kết thỏa thuận đầu tiên về giao dịch tín chỉ carbon rừng, đến nay, chúng ta đang trong quá trình đàm phán thêm một thỏa thuận khác. Trả lời về cơ hội và thách thức trong việc mở rộng giao dịch tín chỉ carbon rừng, ông Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, đã chia sẻ như sau:

    "Trước tiên, cần hiểu rằng giao dịch tín chỉ carbon rừng hiện nay bao gồm cả hợp tác quốc tế và cơ chế bán tín chỉ tự nguyện, chưa phải là thị trường bắt buộc. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ký biên bản ghi nhớ với hai tổ chức quốc tế, chuẩn bị thực hiện giao dịch hơn 10 triệu tín chỉ carbon tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

    Tuy nhiên, quá trình triển khai các thỏa thuận này vẫn còn nhiều thách thức.

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 1.

    Ông Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và PTNT (ở giữa) chia sẻ tại tọa đàm.

    Thứ nhất, hiện tại Việt Nam chưa có cơ chế vận hành chính thức cho thị trường tín chỉ carbon. Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP về quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, thị trường tín chỉ carbon dự kiến đến năm 2028 mới được thiết lập. Khi chưa có thị trường chính thức, tôi cho rằng chúng ta nên cho phép triển khai thí điểm và xuất bán tín chỉ carbon ra thị trường quốc tế. Trong nước hiện nay, khả năng và tiềm năng giao dịch tín chỉ carbon còn rất hạn chế.

    Thứ hai, vấn đề đấu thầu, đấu giá trong giao dịch tín chỉ carbon cũng gây ra nhiều băn khoăn. Tôi cho rằng, nếu là hợp tác quốc tế, giao dịch này không nên bị ràng buộc bởi đấu giá, vì điều đó có thể làm mất cơ hội và lãng phí tài nguyên.

    Nhiều ý kiến lo ngại rằng chúng ta đang bán “lúa non” với giá quá thấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giá tín chỉ carbon ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên dao động từ 5 đến 10 USD/tấn. Quan trọng hơn, khoảng 95% giá trị tín chỉ được giữ lại để giảm phát thải quốc gia, đồng thời mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân thông qua nguồn thu nhập từ giao dịch này.

    Ngoài lợi ích kinh tế rõ rệt, việc triển khai tín chỉ carbon còn góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Vì vậy, tôi đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT và Bộ Tài chính cần phối hợp trình Chính phủ, sớm đưa ra quyết định để triển khai cơ chế tín chỉ carbon tự nguyện, đặc biệt tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên."

    Với câu hỏi thị trường tín chỉ carbon toàn cầu đang phát triển như thế nào? và hiện tại Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ giao dịch tín chỉ carbon rừng?

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 1.

    Ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT) (bên trái) chia sẻ tại tọa đàm.

    Có mặt tại tọa đàm, ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT), chia sẻ rằng hiện nay, thị trường tín chỉ carbon toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những lĩnh vực giao dịch sôi động nhất. Tín chỉ carbon không chỉ được xem như một loại hàng hóa mà còn là công cụ thiết yếu để thực hiện cam kết giảm phát thải toàn cầu.

    Hai thị trường tín chỉ carbon chính:

    Thị trường tự nguyện (Voluntary Carbon Market - VCM): Đây là nơi các tổ chức, công ty, hoặc quốc gia thực hiện các giao dịch tín chỉ carbon thông qua thỏa thuận song phương hoặc sàn giao dịch. Người mua tín chỉ nhằm đáp ứng mục tiêu giảm phát thải carbon, tiến tới Net Zero – mục tiêu mà họ tự công bố để minh bạch hóa nỗ lực giảm dấu chân carbon. 

     Thị trường bắt buộc (Compliance Carbon Market - CCM): Đây là nơi giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon để doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về giảm phát thải. Hiện nay, 48 quốc gia đã thành lập thị trường carbon bắt buộc, điển hình là các chính sách thuế carbon – một biện pháp kinh tế hiệu quả nhằm thúc đẩy các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tài chính cho lượng khí nhà kính mà họ phát thải.

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 2.

    Cây gỗ trong rừng tự nhiên ở gần cộng đồng thôn Chênh Vênh. Ảnh: Hưng Thơ.

    Giá tín chỉ carbon trên thị trường rất đa dạng, dao động từ 1-2 USD/tín chỉ cho đến mức gần 200 USD/tín chỉ, tùy thuộc vào:

    Loại hình dự án tạo ra tín chỉ carbon. Tiêu chuẩn áp dụng (như Verra, VCS, Gold Standard, hoặc American Carbon Registry). Các lợi ích đi kèm và địa điểm giao dịch.

    Một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, và Úc đã phát triển tiêu chuẩn quốc gia riêng cho tín chỉ carbon. Những tiêu chuẩn này vừa hỗ trợ mục tiêu giảm phát thải, vừa khuyến khích đầu tư tư nhân. Các doanh nghiệp tại đây không chỉ thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải mà còn chủ động áp dụng cơ chế tự nguyện trong sản xuất và kinh doanh, minh bạch hóa quá trình để đáp ứng sự giám sát từ cộng đồng quốc tế.

    Tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT đang gấp rút hoàn thiện tiêu chuẩn về tín chỉ carbon rừng. Mục tiêu là xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư và vận hành hiệu quả thị trường tín chỉ carbon trong nước. Điều này không chỉ góp phần giảm phát thải mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững cho nền kinh tế lâm nghiệp Việt Nam.

    Từ nhiều năm qua, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế trong việc sản xuất xanh, hướng đến mục tiêu NET ZERO vào năm 2050.

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, chia sẻ trực tuyến tại Baku, Azerbaijan.

    Tại tọa đàm, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, chia sẻ trực tuyến: "Tôi đang tham dự Hội nghị COP29 tại Baku, Azerbaijan. Hiện tại mới là 6h30 sáng nên trời còn khá tối. Trọng tâm của hội nghị lần này là huy động tài chính toàn cầu để hỗ trợ các quốc gia trong việc thích ứng và giảm phát thải khí nhà kính.

    Có thể nói, hội nghị này đã đạt được nhiều thành công đáng kể, đặc biệt là việc các nước thuộc nhóm G20 cam kết hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển nhằm giảm phát thải và thúc đẩy phát triển xanh.

    Việt Nam cũng đã gặt hái nhiều thành công trong việc huy động tài chính phục vụ giảm phát thải, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau gần 10 năm chuẩn bị, chúng ta đã bán thành công tín chỉ carbon đầu tiên, mang lại 51,5 triệu USD. Hiện tại, Việt Nam đang tiếp tục chuẩn bị cho các dự án lớn hơn, điển hình là dự án 1 triệu ha lúa gắn với tín chỉ carbon.

    Sự hỗ trợ tài chính từ quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam giảm phát thải và phát triển nông nghiệp bền vững. Chính phủ đang tập trung mạnh mẽ vào vấn đề này và kỳ vọng sẽ nhận được thêm nhiều cam kết hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng bền vững hơn."

    Trong những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về sản xuất xanh và hướng đến mục tiêu NET ZERO vào năm 2050. Các cam kết này bao trùm nhiều lĩnh vực như năng lượng, chế biến, xử lý chất thải, nông nghiệp, canh tác, và sử dụng đất. Trong số đó, nông nghiệp được xem là lĩnh vực tiên phong, đạt nhiều thành tựu vượt trội so với các ngành khác.

    Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho lộ trình giảm phát thải trong nông nghiệp từ năm 2014, khởi đầu với việc xây dựng tín chỉ carbon tại khu vực Bắc Trung Bộ. Năm 2022, Việt Nam chính thức ký thỏa thuận bán tín chỉ carbon, và đến năm 2023, tín chỉ carbon đầu tiên đã được chuyển nhượng thành công. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai Đề án 1 triệu ha lúa, một dự án quan trọng nhằm giảm phát thải khí mê-tan – loại khí nhà kính có tác động lớn đến biến đổi khí hậu.

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 2.

    Tại Việt Nam hiện nay việc chuyển giao kết quả giảm phát thải được thực hiện thông qua các thỏa thuận đàm phán song phương giữa các bên liên quan - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

    Theo thống kê, lượng phát thải trong sản xuất lúa hiện chiếm đến 40%, chăn nuôi chiếm 20%, và phần còn lại thuộc các lĩnh vực khác. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn của nông nghiệp Việt Nam trong việc tạo ra tín chỉ carbon và góp phần giảm phát thải toàn diện.

    Để đạt được mục tiêu này, phương pháp canh tác lúa nước truyền thống đang dần được thay thế bằng phương thức ướt - khô, yêu cầu nông dân ghi nhật ký phát thải hằng ngày và áp dụng các giải pháp sản xuất bền vững. 

    Việt Nam hiện nằm trong nhóm 5 quốc gia triển vọng nhất về tín chỉ carbon, với nhiều doanh nghiệp nông nghiệp tiên phong, như TH True Milk, đã chuyển đổi sang mô hình kinh doanh phát thải thấp.

    Nếu tiếp tục mở rộng ứng dụng chuyển đổi số và hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong việc thay đổi phương thức sản xuất theo hướng xanh và số hóa, hiệu quả giảm phát thải và phát triển bền vững sẽ ngày càng được nâng cao.

    "Tôi xin nhấn mạnh rằng nông nghiệp chính là lĩnh vực đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực giảm phát thải của Việt Nam. Sự phát triển bền vững của ngành này sẽ quyết định lớn đến việc chúng ta có thể đạt được các cam kết quốc tế về giảm phát thải và phát triển xanh trong thời gian tới hay không", ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm.

    Trở lại với thời điểm năm 2020, khi Việt Nam ký thỏa thuận thành công với Ngân hàng Thế giới (WB) về việc chuyển nhượng 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) từ kết quả giảm phát thải khí nhà kính, thu về 51,5 triệu USD.

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 1.

    Ông Hà Công Tuấn, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và PTNT.

    Chia sẻ về vấn đề này, ông Hà Công Tuấn, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và PTNT cho biết, thứ nhất chúng ta nhận thức sâu sắc của biến đổi khí hậu đến Việt Nam. Theo đó chúng ta có quyết tâm chính trị rất cao để thực hiện các giải pháp để giảm biến đổi khí hậu đến nước ta.

    Trong giải pháp này, một trong trụ cột để giảm biến đổi khí hậu ở nước ta là bảo vệ và phát triển rừng, hòa chung với chương trình REDD+ (Giảm phát thải từ nạn phá rừng và suy thoái rừng).

    Chúng ta mất 8 năm, đây là chặng đường dài, quyết tâm của cả cơ quan nhà nước và chính phủ Việt Nam.

    Trong khuôn khổ Chương trình REDD+ , chúng ta đã hợp tác với Đức, Na Uy... 5 năm đầu, chúng ta phối hợp thực hiện với gói kinh phí trị giá 5 triệu USD. Chúng ta sẵn sàng thực thi REDD+ +. Và chúng ta cùng với các bạn quốc tế cùng thực hiện REDD+ .

    Theo đó, chúng ta tín chỉ carbon ở trong nước, đồng thời chúng ta phối hợp với đổi tác quốc tế tìm cơ chế phù hợp để tiếp tục thực thi REDD+ .

    Đến 2020, chúng ta làm việc với hội đồng quỹ của quốc tế tại Pari, họ công nhận chúng ta đạt được tiêu chí cơ bản, dựa và thông qua các kết quả thí điểm chi trả và thực thi tin chỉ carbon. Thời điểm đó chúng ta là nước đầu tiên của châu Á và là thức 5 của thế giới đạt được kết quả này.

    Đến tháng 10/2020, Việt Nam ký thỏa thuận thành công với Ngân hàng Thế giới (WB) về việc chuyển nhượng 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) từ kết quả giảm phát thải khí nhà kính, thu về 51,5 triệu USD. Đó là bước đi dài và quyết tâm của chúng ta và cộng đồng quốc tế.

    Với một đất nước có độ che phủ rừng lớn như Việt Nam lên đến 42,02%, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được xác định là một nhiệm vụ trọng yếu.

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 1.

    Dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon. Ảnh minh hoạ: TL.

    Trao đổi tại tọa đàm, ông Trần Hiếu Minh, Trưởng phòng KHCN và HTQT, Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) nhận định: Sau 30 năm, kết quả bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện rõ rệt ở chỉ tiêu che phủ rừng. Theo đó, những năm 1990 của thế kỉ trước, tỷ lệ che phủ rừng mới đạt 27% thì hiện nay đã đạt 42,02%. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với mặt bằng chung thế giới 31%, và đứng trong top khu vực Đông Nam Á. Trong tổng số 14,86 triệu ha rừng, thì có tới hơn 10,1 triệu ha là rừng tự nhiên, còn rừng trồng chiếm trên 4,7 triệu ha.

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 2.

    Ông Trần Hiếu Minh, Trưởng phòng KHCN và HTQT, Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) trao đổi tại tọa đàm.

    Thành tựu quan trọng này thể hiện sự nỗ lực trong việc bảo vệ, phát triển rừng của đất nước, với các hệ thống chính sách pháp luật, định hướng đúng đắn và các chương trình, đề án phục hồi, phát triển rừng đã đi vào thực tiễn như Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc (Chương trình 327), Dự án trồng mới được 5 triệu ha rừng (Dự án 661), sao đó là Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng và Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Hiện nay, ngành lâm nghiệp vẫn đang tiếp tục xây dựng chương trình phát triển rừng bền vững đến năm 2030.

    Trong giai đoạn tới, duy trì tỷ lệ che phủ rừng 42-43%, tập trung cải tạo, nâng cấp chất lượng rừng tự nhiên, cải thiện giống cây lâm nghiệp, nâng cao chất lượng rừng trồng nhằm phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ.

    Đối với thực trạng giảm phát thải trong lĩnh vực lâm nghiệp, trước năm 2010 lĩnh vực này vẫn đang phát thải, giai đoạn 2010-2020, con số giảm phát thải đạt được rất ấn tượng, khoảng 40 triệu tấn CO2/năm. Kết quả đó là nền tảng để Việt Nam tham gia dịch vụ carbon rừng và đã kí thoả thuận chi trả carbon với Ngân hàng Thế giới (WB).

    Với nỗ lực bảo vệ phát triển rừng trong 10 năm lĩnh vực lâm nghiệp đã tăng được 500.000ha rừng và cùng với phát triển lâm nghiệp bền vững thì ngành hoàn toàn có tiềm năng thương mại tín chỉ carbon sau khi đã hoàn thành mục tiêu đóng góp giảm phát thải của ngành nhằm huy động nguồn lực cho hoạt động lâm nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân trồng rừng, đồng thời đảm bảo mục tiêu về bảo vệ môi trường cũng như đóng góp cho việc cam kết NET ZERO vào năm 2050.

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 3.

    Ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ NNPTNT).

    Cũng tại tọa đàm, ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ NNPTNT) cho rằng: Theo tôi các vấn đề về phát thải carbon là vấn đề toàn cầu, chúng ta đang cố gắng giữ để nền nhiệt chung của trái đất không bị tăng thêm 1-3 độ C. 
    Như ông Minh vừa trao đổi thì ngành lâm nghiệp hiện không chỉ có hấp thụ carbon mà có cả cả phát thải khí C02. Hiện, mỗi năm ngành lâm nghiệp phát thải 30 triệu tấn carbon, nếu tính số lượng hấp thụ được thì chúng ta đang âm 40 triệu tấn carbon. Tuy nhiên, tiềm năng này chính là thứ chúng ta có thể can thiệp. Vậy can thiệp bằng cách nào?

    Theo tôi, chúng ta có thể can thiệp bằng 2 cách:

    Thứ nhất, nếu mỗi năm chúng ta tăng được hấp thụ carbon từ rừng thì có thể nâng cao được năng suất chất lượng rừng nghèo kiệt và rừng trồng, từ đó có thể thu về 60-70 triệu tín chỉ carbon/năm.

    Thứ hai, chúng ta cũng phải kiểm soát được việc đốt rừng, phá rừng, đồng thời nâng cao thời gian việc khai thác rừng trồng một cách hợp lý để tăng năng suất rừng trồng.

    - TS.Hà Công Tuấn, Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và PTNT.

    - Ông Trần Hiếu Minh, Trưởng phòng KHCN và HTQT, Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT)

    - TS. Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ NNPTNT)

    - PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên môi trường – Bộ TNMT – kết nối với chúng ta qua zoom từ Baku (Azerbaijan) – bên lề Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29).

    Tọa đàm: Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp- nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR - Ảnh 1.

    Các khách mời tham dự tọa đàm trực tuyến. Ảnh: Phạm Hưng

     

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • kinh tế xanh
    • tín chỉ rừng carbon
    • thực thi EUDR
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin Cùng Chuyên Mục

    Xem thêm
    Giá sầu riêng đang tốt ở tỉnh Đắk Lắk (mới), vì sao thương lái vẫn 'ngủ ngày', dân cứ ngóng chốt vườn cho yên?

    Giá sầu riêng đang tốt ở tỉnh Đắk Lắk (mới), vì sao thương lái vẫn "ngủ ngày", dân cứ ngóng chốt vườn cho yên?

    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là 'vua chim màu' ở Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?

    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là "vua chim màu" ở Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?

    Nông thôn mới Quảng Trị, giảm nghèo, khá giả bền vững từ cây tiêu, cây nén đến làng nghề mây tre đan

    Nông thôn mới Quảng Trị, giảm nghèo, khá giả bền vững từ cây tiêu, cây nén đến làng nghề mây tre đan

    Nông dân Đồng Tháp trồng lúa nay đã nhàn hơn, lại có tiền tỷ nhờ vào điều này

    Nông dân Đồng Tháp trồng lúa nay đã nhàn hơn, lại có tiền tỷ nhờ vào điều này

    Tin Nổi Bật

    TP Hải Phòng hướng dẫn việc đổi tên thôn, tổ dân phố sau sáp nhập với tỉnh Hải Dương như thế nào?

    TP Hải Phòng hướng dẫn việc đổi tên thôn, tổ dân phố sau sáp nhập với tỉnh Hải Dương như thế nào?

    TP Hải Phòng đã thống nhất tên gọi tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư tại xã, phường, đặc khu trên địa bàn thành phố là thôn hoặc tổ dân phố.

    Ở tỉnh Bắc Ninh (mới), hát quan họ đang “nảy cành xanh ngọn” ở bờ Nam sông Đuống

    Nhà nông
    Ở tỉnh Bắc Ninh (mới), hát quan họ đang “nảy cành xanh ngọn” ở bờ Nam sông Đuống

    Nuôi loài thú đặc sản này ở Cà Mau, cho ăn thêm cơm nguội, bán 1,8-2 triệu/cặp

    Nhà nông
    Nuôi loài thú đặc sản này ở Cà Mau, cho ăn thêm cơm nguội, bán 1,8-2 triệu/cặp

    Chán con tôm, ở tỉnh Cà Mau xuất hiện 2 mô hình bạc tỷ, nông dân đang truyền tai nhau đến học hỏi

    Nhà nông
    Chán con tôm, ở tỉnh Cà Mau xuất hiện 2 mô hình bạc tỷ, nông dân đang truyền tai nhau đến học hỏi

    Đây là con cá voi khổng lồ ở biển Gia Lai (mới) sau sáp nhập Bình Định đang được chụp hình, quay phim nhiều nhất

    Nhà nông
    Đây là con cá voi khổng lồ ở biển Gia Lai (mới) sau sáp nhập Bình Định đang được chụp hình, quay phim nhiều nhất

    Đọc Thêm

    Giá sầu riêng đang tốt ở tỉnh Đắk Lắk (mới), vì sao thương lái vẫn 'ngủ ngày', dân cứ ngóng chốt vườn cho yên?
    Nhà nông

    Giá sầu riêng đang tốt ở tỉnh Đắk Lắk (mới), vì sao thương lái vẫn "ngủ ngày", dân cứ ngóng chốt vườn cho yên?

    Nhà nông

    Mặc dù giá sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk mới (sau sáp nhập tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên) đang ở mức khá tốt, nhưng nhiều thương lái vẫn chưa vội đặt cọc, vẫn "ngủ ngày". Tại xã Ea Tul (huyện Cư M’gar cũ, tỉnh Đắk Lắk), một số vườn sầu riêng đã được chốt giá, nhưng phần lớn nông dân trồng sầu riêng vẫn đang ngóng thương lái vào chốt vườn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Lam chia sẻ xúc động với con trai là nghệ sĩ dương cầm tài năng
    Văn hóa - Giải trí

    Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Lam chia sẻ xúc động với con trai là nghệ sĩ dương cầm tài năng

    Văn hóa - Giải trí

    Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Lam mong con trai trở thành người đàn ông “biết cúi đầu trước cái đẹp, biết ngẩng cao trước điều đúng, và biết mỉm cười với những gì mong manh nhất của đời sống”.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Tommy Nguyễn: “Mỗi thiết kế áo dài là một tác phẩm văn hóa sống”
    Chuyển động Sài Gòn

    Tommy Nguyễn: “Mỗi thiết kế áo dài là một tác phẩm văn hóa sống”

    Chuyển động Sài Gòn

    Tommy Nguyễn có hàng chục năm gắn bó với tà áo dài, chia sẻ rằng cảm hứng cho bộ sưu tập "Hương sắc" đến từ những giá trị di sản mà anh luôn trân quý, và mỗi thiết kế với anh là một tác phẩm văn hóa sống.

    Chia sẻ Chia sẻ
    SHB Đà Nẵng đưa vào tầm ngắm trung vệ cao 1m90 người Cameroon
    Thể thao

    SHB Đà Nẵng đưa vào tầm ngắm trung vệ cao 1m90 người Cameroon

    Thể thao

    SHB Đà Nẵng mới chỉ công bố duy nhất 1 ngoại binh đến từ châu Á là Kim-Dong-su, vì thế chắc chắn sẽ có thêm những ngoại binh đến thử việc trong ít ngày tới...

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nước lũ chưa rút hết, dân xã Mỹ Lý ở phía Tây tỉnh Nghệ An lại phải sơ tán trong đêm do núi nứt kéo dài
    Nhà nông

    Nước lũ chưa rút hết, dân xã Mỹ Lý ở phía Tây tỉnh Nghệ An lại phải sơ tán trong đêm do núi nứt kéo dài

    Nhà nông

    Người dân xã Mỹ Lý, phía Tây tỉnh Nghệ An phải di dời trong đêm vì trên núi xuất hiện vết nứt kéo dài, nguy cơ sạt lở cao.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Người dân kể lại giây phút chứng kiến tai nạn xe khách, cứu vợ chồng nạn nhân bằng cách hướng dẫn hà hơi thổi ngạt
    Tin tức

    Người dân kể lại giây phút chứng kiến tai nạn xe khách, cứu vợ chồng nạn nhân bằng cách hướng dẫn hà hơi thổi ngạt

    Tin tức

    Rạng sáng ngày 25/7, một vụ xe khách bị lật trên quốc lộ 1A (đoạn qua Hà Tĩnh) khiến 10 người tử vong, 15 người bị thương. Anh Nguyễn Phú Ý (37 tuổi, người dân địa phương) có mặt tại hiện trường từ sớm đã hướng dẫn nạn nhân thực hiện hà hơi thổi ngạt và cứu giúp các nạn nhân khác trong tình huống khẩn cấp.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nông dân Đồng Tháp trồng lúa nay đã nhàn hơn, lại có tiền tỷ nhờ vào điều này
    Nhà nông

    Nông dân Đồng Tháp trồng lúa nay đã nhàn hơn, lại có tiền tỷ nhờ vào điều này

    Nhà nông

    Nông dân Nguyễn Văn Tài, xã Tân Hòa, tỉnh Đồng Tháp mới (xã Tân Hòa được hình thành từ sáp nhập xã Phước Trung, xã Bình Nghị, thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cũ) là một trong những nông dân tiêu biểu, đi đầu trong việc ứng dụng cơ giới hóa, phát triển dịch vụ nông nghiệp và thành lập Hợp tác xã để nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn dẫn đầu đoàn viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27/7
    Tin tức

    Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn dẫn đầu đoàn viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27/7

    Tin tức

    Sáng 25/7, nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 25/7, Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn do ông Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, dẫn đầu đã đến dâng hương, dâng hoa tại các địa chỉ đỏ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM: Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đất đai tại phường Tân Đông Hiệp
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM: Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đất đai tại phường Tân Đông Hiệp

    Chuyển động Sài Gòn

    Chủ tịch HĐND TP.HCM yêu cầu Trung tâm Phục vụ hành chính công phường Tân Đông Hiệp tăng cường phối hợp các đơn vị xử lý phần mềm, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đất đai để phục vụ người dân tốt hơn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nhờ mẹ chồng trông giúp cháu dịp hè, bà nói một câu khiến tôi 'sượng trân'
    Gia đình

    Nhờ mẹ chồng trông giúp cháu dịp hè, bà nói một câu khiến tôi "sượng trân"

    Gia đình

    Giờ đây, tôi không chỉ phải đối mặt với bài toán tìm người trông con, mà còn phải đối mặt với một khoảng cách vô hình nhưng lại quá đỗi lớn lao vừa được dựng lên giữa tôi và mẹ chồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Philippines trên kênh nào?
    Thể thao

    Xem trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Philippines trên kênh nào?

    Thể thao

    Vào lúc 16h chiều nay, U23 Việt Nam sẽ bước vào trận bán kết giải U23 Đông Nam Á 2025 gặp U23 Philippines. Vậy NHM Việt Nam có thể xem trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Philippines trên kênh nào?

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cả mùa đá 4 trận, cựu tuyển thủ U23 Việt Nam rời Becamex TP.HCM?
    Thể thao

    Cả mùa đá 4 trận, cựu tuyển thủ U23 Việt Nam rời Becamex TP.HCM?

    Thể thao

    Xuyên suốt cả mùa giải 2024/2025, Nguyễn Hùng Thiện Đức chỉ ra sân vỏn vẹn 4 trận cho Becamex TP.HCM (tiền thân là Becamex Bình Dương). Chính vì thế, nhiều khả năng tiền vệ này sẽ cân nhắc ra đi để tìm kiếm cơ hội thi đấu nhiều hơn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo điều tra vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 khiến 10 người chết
    Tin tức

    Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo điều tra vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 khiến 10 người chết

    Tin tức

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 25/7/2025 về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua phường Sông Trí, tỉnh Hà Tĩnh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Không nên thấy điểm sàn thấp mà đăng ký 'bừa', kẻo điểm cao chót vót vẫn... 'trượt đau'
    Xã hội

    Không nên thấy điểm sàn thấp mà đăng ký "bừa", kẻo điểm cao chót vót vẫn... "trượt đau"

    Xã hội

    Hàng loạt trường đã công bố điểm sàn đại học năm 2025, trong đó nhiều trường lấy chỉ từ 15 điểm nhưng thí sinh nên cẩn trọng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    31 dự án sẽ được thanh tra để gỡ vướng ở Quảng Ngãi có quy mô và mức đầu tư thế nào?
    Kinh tế

    31 dự án sẽ được thanh tra để gỡ vướng ở Quảng Ngãi có quy mô và mức đầu tư thế nào?

    Kinh tế

    Dự án do Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra, có mức đầu tư từ 1.810 tỷ đồng/dự án. Trong khi đó, số dự án do Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi thực hiện thanh tra, có mức đầu tư từ 36,2 tỷ đồng/dự án - 1.400 tỷ đồng/dự án.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nông thôn mới Quảng Trị, giảm nghèo, khá giả bền vững từ cây tiêu, cây nén đến làng nghề mây tre đan
    Nhà nông

    Nông thôn mới Quảng Trị, giảm nghèo, khá giả bền vững từ cây tiêu, cây nén đến làng nghề mây tre đan

    Nhà nông

    Sau khi sáp nhập từ 3 xã Quảng Lưu, Quảng Thạch và Quảng Tiến, xã Trung Thuần (tỉnh Quảng Trị mới) có dấu ấn rõ nét trong xây dựng nông thôn mới, đường hoa đẹp như phim. Với cách làm hay, sáng tạo gắn với thế mạnh bản địa như trồng tiêu, cây nén, phát triển làng nghề mây tre đan, Trung Thuần đang hướng tới mục tiêu xây dựng sản phẩm OCOP, nâng tầm thương hiệu và tạo đầu ra ổn định cho người dân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tân Chi cục trưởng Hải quan khu vực VIII từ 1/8 là ai?
    Kinh tế

    Tân Chi cục trưởng Hải quan khu vực VIII từ 1/8 là ai?

    Kinh tế

    Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định về công tác cán bộ tại Chi cục Hải quan khu vực VIII. Ông Phạm Quốc Hưng được bổ nhiệm giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VIII từ 1/8/2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký quyết định nghỉ hưu trước tuổi với 3 nguyên lãnh đạo địa phương và sở nào?
    Tin tức

    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký quyết định nghỉ hưu trước tuổi với 3 nguyên lãnh đạo địa phương và sở nào?

    Tin tức

    3 nguyên lãnh đạo sở, ngành được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký quyết định nghỉ hưu kể từ ngày 1/8/2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Công an Tây Ninh tạm giam 6 đối tượng đánh nhau trong quán nhậu
    Pháp luật

    Công an Tây Ninh tạm giam 6 đối tượng đánh nhau trong quán nhậu

    Pháp luật

    Nghe nhóm thanh niên ngồi nhậu gần bàn nói xấu công nhân làm khu C, thiếu kiềm chế, Ân điện cho đồng bọn đến “giải quyết” số thanh niên dám nói xấu đồng nghiệp của mình.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vượt 400 km từ Hà Nội đến Hà Tĩnh, người chồng gục ngã khi thấy vợ và chị dâu tử vong, con trai bị thương nặng
    Tin tức

    Vượt 400 km từ Hà Nội đến Hà Tĩnh, người chồng gục ngã khi thấy vợ và chị dâu tử vong, con trai bị thương nặng

    Tin tức

    Anh Nguyễn Thái Nam đã lái xe suốt 6 tiếng từ Hà Nội đến Hà Tĩnh, sau khi nhận tin vợ và chị dâu tử vong trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Khi đến bệnh viện, anh đau đớn chứng kiến vợ và chị dâu đã ra đi mãi mãi, trong khi con trai anh bị thương nặng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Khánh Hòa nhận diện 3 'điểm nghẽn' cần tháo gỡ để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
    Kinh tế

    Khánh Hòa nhận diện 3 "điểm nghẽn" cần tháo gỡ để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    Kinh tế

    Ngày 25/7, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo với chủ đề “Khánh Hòa hiện thực hóa tầm nhìn thành phố trực thuộc Trung ương - Đột phá trong kỷ nguyên mới".

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ai là nguyên mẫu lịch sử của Hoa phi trong 'Hậu cung Chân Hoàn Truyện'?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Ai là nguyên mẫu lịch sử của Hoa phi trong "Hậu cung Chân Hoàn Truyện"?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Tuy nhiên, vị phi tần này lại có số phận hoàn toàn khác với Hoa phi Niên Thế Lan trong phim "Hậu cung Chân Hoàn Truyện".

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu thực hiện '6 rõ' trong giải quyết công việc phục vụ người dân, doanh nghiệp
    Nhà nông

    Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu thực hiện "6 rõ" trong giải quyết công việc phục vụ người dân, doanh nghiệp

    Nhà nông

    UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Chỉ thị số 4/CT-UBND về một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai sau sắp xếp đơn vị hành chính và vận hành chính quyền địa phương hai cấp trên địa bàn tỉnh, tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt 2 con số.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vì sao Việt Nam phải tự chủ về nguyên liệu sản xuất để xuất khẩu trong tình hình thương mại thế giới đầy trắc trở?
    Kinh tế

    Vì sao Việt Nam phải tự chủ về nguyên liệu sản xuất để xuất khẩu trong tình hình thương mại thế giới đầy trắc trở?

    Kinh tế

    Đại diện Bộ Công Thương vừa lưu ý với doanh nghiệp những nguyên nhân cụ thể, buộc Việt Nam phải tự chủ nguyên liệu sản xuất để xuất khẩu, trong bối cảnh thương mại quốc tế đang đối mặt với nhiều biến động khôn lường.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vũ Văn Thanh chia tay CLB CAHN, gia nhập bến đỗ đầy bất ngờ
    Thể thao

    Vũ Văn Thanh chia tay CLB CAHN, gia nhập bến đỗ đầy bất ngờ

    Thể thao

    Hậu vệ Vũ Văn Thanh bất ngờ chia tay CLB CAHN dù trước đó mới ký hợp đồng 3 năm với đội bóng lực lượng vũ trang.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là 'vua chim màu' ở Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?
    Nhà nông

    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là "vua chim màu" ở Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?

    Nhà nông

    Nhiều người trong giới chơi chim cảnh, nuôi chim cảnh, trong đó có nuôi chim chào mào đột biến ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore…biết đến Hoàng Huy (phường An Tân, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cũ, nay là phường An Bình, tỉnh Gia Lai mới). Câu chuyện của Huy tựa như cổ tích mà trong đó chất chứa bao buồn vui cuộc đời để có được như hôm nay.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bộ Y tế chỉ đạo khẩn, điều chuyên gia đầu ngành dốc sức cứu chữa nạn nhân vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh làm 10 người chết
    Xã hội

    Bộ Y tế chỉ đạo khẩn, điều chuyên gia đầu ngành dốc sức cứu chữa nạn nhân vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh làm 10 người chết

    Xã hội

    Sau vụ tai nạn khiến 10 người tử vong, 15 người bị thương ở Hà Tĩnh, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế địa phương huy động tối đa nguồn lực để cứu chữa nạn nhân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Pháp bất ngờ quyết định công nhận nhà nước Palestine, Mỹ chỉ trích, Israel tức giận cảnh báo thảm họa
    Thế giới

    Pháp bất ngờ quyết định công nhận nhà nước Palestine, Mỹ chỉ trích, Israel tức giận cảnh báo thảm họa

    Thế giới

    Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio chỉ trích quyết định mà ông cho là “thiếu suy xét” của Pháp, cho rằng điều này “chỉ phục vụ cho tuyên truyền của Hamas”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng viếng Bảo tàng Hồ Chí Minh Bình Thuận và thăm Khu di tích Dục Thanh
    Tin tức

    Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng viếng Bảo tàng Hồ Chí Minh Bình Thuận và thăm Khu di tích Dục Thanh

    Tin tức

    Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), ngày 25/7, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã đến viếng các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Bình Thuận, tỉnh Lâm Đồng và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Bình Thuận, tỉnh Lâm Đồng (TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cũ).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nhạc sĩ mang hàm Đại tá Doãn Nho chứng kiến sự ác liệt tại Ngã ba Đồng Lộc, xúc động trước sự hy sinh của các TNXP
    Văn hóa - Giải trí

    Nhạc sĩ mang hàm Đại tá Doãn Nho chứng kiến sự ác liệt tại Ngã ba Đồng Lộc, xúc động trước sự hy sinh của các TNXP

    Văn hóa - Giải trí

    Nhạc sĩ Doãn Nho kể lại những ký ức đầy xúc động khi chứng kiến sự ác liệt tại Ngã ba Đồng Lộc và sự hy sinh của cô các nữ thanh niên xung phong (TNXP).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Thái Lan có bao nhiêu chiến đấu cơ F-16?

    Thái Lan có bao nhiêu chiến đấu cơ F-16?

    2

    Mai Hắc Đế - Vị hoàng đế bị hiểu lầm nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam

    Mai Hắc Đế - Vị hoàng đế bị hiểu lầm nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam

    3

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc

    4

    TS Nguyễn Quang: “Sử dụng xe điện trong Vành đai 1 là xu thế, nhưng không thể chỉ bằng mệnh lệnh hành chính”
    38

    TS Nguyễn Quang: “Sử dụng xe điện trong Vành đai 1 là xu thế, nhưng không thể chỉ bằng mệnh lệnh hành chính”

    5

    3 cựu chiến binh thành cổ Quảng Trị khóc nghẹn khi thấy bóng dáng của mình và đồng đội trong phim “Mưa đỏ”

    3 cựu chiến binh thành cổ Quảng Trị khóc nghẹn khi thấy bóng dáng của mình và đồng đội trong phim “Mưa đỏ”
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media