Người dân cần mang theo giấy tờ tuỳ thân để hỗ trợ lưu thông trong dịp lễ 30/4
Người dân được khuyến cáo mang theo giấy tờ tuỳ thân để được hỗ trợ phương án vào khu vực hạn chế an ninh theo hướng dẫn của lực lượng chức năng trong dịp lễ 30/4.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bảo tồn biển đang là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Quy hoạch các khu bảo tồn biển
Để bảo đảm tính bền vững của các vùng biển và các ngành kinh tế biển dựa vào nguồn lợi tự nhiên, các khu bảo tồn biển được xem là một công cụ quản lý hữu hiệu.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, kinh tế biển xanh được xác định là nền tảng cho sự phát triển bền vững kinh tế biển nước ta đến năm 2030; trong đó mở rộng diện tích các khu bảo tồn biển trở thành nội dung quan trọng của kinh tế biển xanh.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho biết: Biển, vùng ven biển và các hệ sinh thái biển cung cấp tài nguyên cho sự phát triển kinh tế biển. Nhưng các hệ sinh thái biển và các tài nguyên biển đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như: Ô nhiễm môi trường, khai thác đánh bắt cá quá mức, đa dạng sinh học biển bị đe dọa...
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ưu tiên và chú trọng hoạt động bảo tồn thiên nhiên biển và xem nó như một trong những giải pháp để phát triển bền vững kinh tế biển đất nước trong tương lai. Việc duy trì được tính đa dạng hệ sinh thái và các loài sinh vật biển chính là bảo toàn "nguồn vốn tự nhiên", tạo ra sự phát triển ổn định cho kinh tế biển Việt Nam. Vì vậy, bảo tồn biển và phát triển kinh tế là hai mặt của một vấn đề trong việc phát triển bền vững hướng tới hình thành nền kinh tế biển xanh.
Năm 1995, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch Hành động đa dạng sinh học quốc gia, trong đó đề cập đến bảo tồn biển và vùng ven biển. Theo đó, trong các năm 1998-1999, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây đã phối hợp với Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia nghiên cứu xây dựng quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam.
Trải qua nhiều lần quy hoạch, bổ sung quy chế quản lý, đến ngày 26/5/2010, tại Quyết định 742/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 với danh mục 16 khu bảo tồn biển.
Đến tháng 6 năm 2021, tổng diện tích các khu bảo tồn biển được bảo tồn và quản lý là 174.748,85 ha, chiếm khoảng 0,175% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam, chưa đạt được mục tiêu 0,24% được đề ra tại Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 . Đã thành lập và quản lý 11 khu bảo tồn biển và vùng biển thuộc vườn quốc gia, bao gồm: 04 khu bảo tồn biển (Bạch Long Vĩ/ Hải Phòng, Cồn Cỏ/Quảng Trị, Lý Sơn/ Quảng Ngãi, Hòn Cau/Bình Thuận) và 05 khu vực biển thuộc vườn quốc gia (Bái Tử Long/Quảng Ninh, Cát Bà/Hải Phòng, Núi Chúa/Ninh Thuận, Côn Đảo/Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc/ Kiên Giang); Cù Lao Chàm/Thành phố Hội An và Vịnh Nha Trang/thành phố Nha Trang.
Đến hết năm 2021, tổng diện tích các khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar có biển được thành lập và quản lý là 72.634 ha, chiếm khoảng 0,072% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam. Thành lập và đi vào hoạt động 02 khu bảo tồn đất ngập nước ven biển là Khu bảo tồn đất ngập nước Thái Thụy (tỉnh Thái Bình, 2019) và Khu Bảo tồn đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai (Thừa ThiênHuế, 2020).
Khu bảo tồn biển Hòn Mun ở Nha Trang, Khánh Hòa.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển
Để thực sự đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, giàu từ biển, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định, công tác bảo tồn biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển là một trong những nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới.
Trong những năm qua, kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đã và đang trở thành những khu vực phát triển tốc độ cao, xu hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển đã được nhiều địa phương triển khai hiệu quả, đem lại lợi ích to lớn cho đất nước. Tuy vậy, việc quản lý và bảo vệ môi trường biển theo hướng phát triển bền vững còn nhiều bất cập, tài nguyên thiên nhiên biển hợp lý, phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế biển, TS Nguyễn Trung Tú cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường, đặc biệt đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, trên biển, trên các đảo, cụm đảo; cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động lấn biển, nhận chìm chất thải; kiểm soát, ngăn chặn hoàn toàn việc đổ chất thải nguy hại xuống biển dưới mọi hình thức.
Trong giai đoạn tới, nước ta cần tập trung tăng cường năng lực ứng phó nhanh, hiệu quả với các sự cố môi trường ở các vùng cửa sông ven biển và trên biển; xã hội hóa, kêu gọi đầu tư từ khối doanh nghiệp trong hoạt động giám sát và ứng phó sự cố môi trường biển; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các yêu cầu về điều kiện, năng lực ứng phó sự cố của tàu, thuyền hoạt động trên biển hoặc đi qua các vùng biển Việt Nam.
TS Dư Văn Toán, Viện nghiên cứu biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết: Hiện tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo Việt Nam đã và đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường khai thác hải sản hủy diệt, đô thị hóa, sử dụng thiếu quy hoạch bãi triều, nuôi trồng hải sản, sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng, a xít hóa đại dương, giao thông hàng hải. Bởi vậy, cần áp dụng nhiều cách tiếp cận để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phục vụ phát triển kinh tế bền vững.
TS Dư Văn Toán cho biết, khu bảo tồn biển cố định có tác dụng bảo vệ các cá thể sống cố định, không di cư nhưng lại không hiệu quả trong việc bảo vệ các loài di cư. Một số loài sinh vật biển sống di cư trong phạm vi hàng nghìn ki lô mét như: cá ngừ, cá kiếm, rùa biển, động vật có vú sống ở biển như cá voi, các loài chim biển... Khi đi khỏi khu vực bảo tồn chúng có nguy cơ trở thành đối tượng bị đánh bắt.
Bảo tồn biển đòi hỏi cần đồng bộ các giải pháp về bảo tồn biển
Đồng bộ các giải pháp về bảo tồn biển
Một giải pháp để bảo vệ các loài di cư là thiết lập các khu bảo tồn biển di động có vùng ranh giới biển linh hoạt và biến động trên các vùng biển quốc tế và xuyên quốc gia. Các loài di cư sẽ được bảo vệ nhờ các vùng bảo tồn di chuyển theo con đường di cư của loài. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, nếu các quốc gia cùng chung tay hành động thì việc quản lý các khu bảo tồn biển di động sẽ trở thành hiện thực nhờ sự trợ giúp của các công nghệ viễn thám và truyền số liệu qua vệ tinh.
TS Dư Văn Toán nêu rõ, theo các nghiên cứu, đánh giá hiện nay, mô hình bảo tồn đa dạng sinh học hiện có trên vùng biển Việt Nam chỉ đạt 0,4% diện tích bảo tồn biển. Trong khi đó, chỉ tiêu được nêu ra trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là cần chiếm ít nhất 4% diện tích bảo tồn biển vào năm 2030 và 6% diện tích bảo tồn biển vào năm 2045. Vì vậy, cần bổ sung cách tiếp cận mới trong bảo vệ đa dạng sinh học biển tại Việt Nam.
Để thực hiện được khu bảo tồn biển di động, nước ta cần có các nghiên cứu ngay từ bây giờ để xây dựng bộ tiêu chí và thiết lập hệ thống các khu bảo tồn biển di động trên vùng biển Việt Nam, đặc biệt khu vực biển ngoài khơi gần với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Việt Nam cũng có thể kết nối hệ thống 16 khu bảo tồn biển cố định, các khu bảo vệ san hô, khu dự trữ nguồn lợi hiện có với các khu bảo tồn biển di động mới để hoàn chỉnh hệ thống bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam. Điều này có thể đáp ứng chỉ tiêu gia tăng diện tích bảo tồn biển lên 4% vào năm 2025 và 6% vào năm 2030 theo mục tiêu của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
TS Nguyễn Trung Tú cho rằng Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 đã xác định rõ công tác bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển trong thời gian tới.
Theo đó, Việt Nam cần tập trung thực hiện các giải pháp lớn như: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn đa dạng sinh học biển nói riêng; trong đó chú trọng đến các cơ chế toàn cầu và khu vực mà các điều ước và diễn đàn quốc tế đang quan tâm. Bên cạnh đó, nước ta cần tiếp tục mở rộng diện tích, thành lập mới các khu vực bảo tồn biển trên cơ sở quy hoạch không gian biển quốc gia, trong đó chú trọng việc bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển…
Ngoài ra, thời gian tới, các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn biển cần được chú trọng nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ quốc tế để thúc đẩy việc thành lập và quản lý các khu vực biển có giá trị quan trọng; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế trong các lĩnh vực: nâng cao năng lực và nhận thức, hướng dẫn người dân tại các khu bảo tồn biển chuyển đổi sinh kế…
Cùng với đó, các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng thủy hải sản cần được tăng cường, quản lý chất lượng theo chuỗi sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc; đặc biệt về chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, các chất bảo quản sản phẩm thủy sản; tăng cường kiểm tra, kiểm điều kiện an toàn của tàu thuyền trong khai thác thủy hải sản; kiểm tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác, công tác quản lý an toàn lao động nghề cá.
Ngoài ra, trong thời gian tới, các mô hình quản lý nhà nước có sự tham gia của cộng đồng cần được nhân rộng; khuyến khích các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ; phối hợp hiệu quả giữa nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng, đặc biệt là các dự án phát triển nuôi trồng, chế biến thủy hải sản cần được kiểm soát chặt chẽ; cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các quy định pháp luật về lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy hải sản.
Với mô hình nuôi chim công (một loài chim hoang dã, động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ) đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.
Người dân được khuyến cáo mang theo giấy tờ tuỳ thân để được hỗ trợ phương án vào khu vực hạn chế an ninh theo hướng dẫn của lực lượng chức năng trong dịp lễ 30/4.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến năm 2045, Việt Nam phải trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao. Trong đó, việc sắp xếp lại đơn vị hành chính và xây dựng TP.HCM với quy mô, tầm vóc ngang Thượng Hải là bước đi chiến lược để hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh và bền vững.
Tiếp xúc cử tri tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay, các địa phương từng khởi động dự án VSIP, đến nay đã có VSIP thứ 2, còn TP.Cần Thơ chưa xong nền.
Sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP HCM sẽ tạo nên vành đai xanh nông nghiệp. Sau sáp nhập, nông nghiệp công nghệ cao khu vực Bình Dương chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc...
Nhắc đến chi tiết này, ông Nguyễn Khắc Nhu cho biết, nguyên 3 của việc nghĩ đến ba chữ “không điều kiện” sau lời “đầu hàng” là do thời là học sinh ở Hà Nội, nhiều lần đi xem phim của Liên Xô thấy chi tiết này.
Nghệ sĩ Ưu tú tham gia phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" lần đầu tiết lộ trải nghiệm bị đạo diễn mắng té tát khi làm phim.
Kỳ Xuân là xã ven biển huyện Hà Tĩnh, thuộc huyện Kỳ Anh có địa hình cả trung du, miền núi. Ở đây có một mô hình nuôi dê bán chăn thả, hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi dê giúp tăng thu nhập, giảm nghèo, nên Hội Nông dân đang tuyên truyền, thông tin, nhân rộng mô hình
Trước bối cảnh các thông tin sáp nhập tỉnh thành càng rõ ràng, nhiều nhà đầu tư đang ra sức săn lùng bất động sản, đặc biệt là các dự án căn hộ có sổ hồng khu vực giáp ranh TP.HCM.
Tại buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã lắng nghe nhiều câu chuyện xúc động từ các bậc lão thành cách mạng, người có công và gia đình chính sách tiêu biểu.
Tes Sambath - trung vệ 25 tuổi hiện khoác áo Visakha FC và đã có 16 lần khoác áo ĐTQG Campuchia, vừa bất ngờ qua đời sau một tai nạn xe hơi...
Ngày 21/4, UBND phường Tân Hưng Thuận (quận 12, TP.HCM) cho biết đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình nạn nhân trong vụ tai nạn sập tường xảy ra trên địa bàn vào đêm 20/4 với số tiền 5 triệu đồng.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã phường sẽ khiến một bộ phận lớn cán bộ, công chức và cả người hoạt động không chuyên trách cấp xã phường mất việc. Bộ Nội vụ vừa có hướng dẫn địa phương thực hiện chính sách cho nhóm đối tượng này.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả Quan Vũ "một đao tới hội" với Lỗ Túc và không có việc bị đuối lý với Lỗ Túc. Nhưng sự thật đằng sau đó lại khiến mọi người ngã ngửa.
Từ ngày 21/4/2025, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) – Công an TP Đà Nẵng đã chính thức chuyển địa điểm làm việc từ Trung tâm hành chính thành phố về trụ sở mới tại số 18 Võ An Ninh, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ.
Các hộ nuôi cá ở huyện Bảo Thắng, Lào Cai đang tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng, nuôi cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng thị trường, tăng sức cạnh tranh sau khi sáp nhập Lào Cai, Yên Bái.
Các tiệm vàng đang tranh thủ thu mua vàng từ người dân bằng cách tăng mạnh giá mua vào. Một số nơi niêm yết chênh lệch giá mua vào - bán ra chỉ còn 500.000 đồng/lượng. Nhưng khách vẫn chỉ thích mua chứ không bán.
Trận hòa như thua trước SHB Đà Nẵng đã khiến Thép xanh Nam Định bị Hà Nội FC "phả hơn nóng" phía sau. Đội bóng thủ đô có chiến thắng 3-0 trước chủ nhà B.Bình Dương để rút ngắn khoảng cách với nhà ĐKVĐ xuống còn 2 điểm.
Trước việc hàng nghìn hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe vứt bừa bãi, tràn lan ra vỉa hè, Chủ tịch UBND phường Khương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, đang yêu cầu công an phối hợp mời công ty có địa chỉ trong sản phẩm lên làm việc.
Nhắc đến chuyện "rót vốn" cho người nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc nổi lên như một "điểm sáng" đáng tự hào. Suốt nhiều năm liền, nguồn vốn nghĩa tình được "trao tận tay" người cần, giúp bao gia đình "vượt khó", góp phần giữ vững an sinh xã hội trên địa bàn.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã lên đường tới Trung Quốc dự Chương trình Giao lưu hữu nghị giữa Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.
Mùa khô hanh 2024 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống cháy rừng. Trong đó, nổi bật là việc mở mới 48,6km đường băng trắng cản lửa tại các khu vực trọng điểm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã lần thứ hai chia sẻ các kế hoạch chi tiết về một cuộc tấn công chống lại Houthis ở Yemen trong một cuộc trò chuyện nhóm Signal, lần này là trên điện thoại cá nhân của ông và có sự tham gia của vợ, luật sư và anh trai ông, theo CNN.
Về việc đặt tên xã, phường mới gắn số thứ tự 1,2,3,4,5,6,7, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định nói, việc này đã tán thành nên không chỉnh sửa, chỉ trừ khi HĐND của các địa phương kiến nghị đổi tên, thì mới có quyết định khác.
Ngày 17/4, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị nghe báo cáo và cho ý kiến về Đề án thành lập Đặc khu Cô Tô. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Lê Ngọc Hân – Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án.
Loại thịt này là một trong số rất ít các loại thực phẩm mà vừa ít calo lại vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng, nhà nhà đều mê.
Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
Chương trình nghệ thuật với tựa đề “Khúc ca khải hoàn” được diễn ra vào ngày 25/4 quy tụ nhiều thế hệ nghệ sĩ như: NSND Quốc Hưng, NSƯT Lan Anh, NSƯT Hoàng Tùng, NSƯT Tân Nhàn… thu hút sự quan tâm của khán giả.
Ban kỷ luật VFF đã ra an phạt dành cho Trưởng đoàn Nguyễn Tấn Anh và Giám đốc Kỹ thuật Vũ Tiến Thành của CLB HAGL do công kích những người điều hành trận đấu giữa HAGL và Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ở vòng 19 V.League 2024/2025.
3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã đổi phương án đặt tên xã mới sau khi ghi nhận ý kiến cử tri.
Đôi khi, chỉ một tầm view đẹp, một tiện ích nhỏ nhưng sang trọng cũng đủ để định vị đẳng cấp của một dự án. Tại The Cosmopolitan ,“chất thương gia” được thể hiện rõ nét – từ chuỗi trải nghiệm sống đa tầng cho đến những tiện ích cá nhân hóa lấy cảm hứng từ chuẩn mực sống tinh hoa.