×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Việt Nam trong tôi
    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    • Danviet.vn
    • Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    Thứ hai, ngày 17/10/2022 18:31 GMT+7

    Trận đánh nào đưa Nga lên vị thế bá chủ khu vực Bắc Âu?

    + aA -
    Nguyễn Thái Thứ hai, ngày 17/10/2022 18:31 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Khác với trận Narva khi quân Nga kéo tới Thụy Điển, ở trận Poltava, vị vua trẻ Charles XII của Thụy Điển đem quân tiến đánh nước Nga của Peter Đại đế. Đây được xem là trận quyết định của đại chiến Bắc Âu.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Cao điểm Vị Xuyên 1985: Thất trận, lính Trung Quốc nổi loạn bắn chỉ huy
    • Nữ chiến binh Amazon cắt 1 bên ngực để ra trận và... sự thật
    • Chiến tranh biên giới 1979: Liên Xô đã làm gì khiến Trung Quốc hoảng hốt?
    • Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19
    • Quân đội Italia có thực sự là "đồng minh vô dụng nhất" trong lịch sử?

    Liên minh chống Nga

    Năm 1708, vua Charles XII của Thụy Điển xâm lược Nga với mục tiêu chấm dứt đại chiến Bắc Âu. Mùa đông năm đó, quân Thụy Điển phải chống chọi với thời tiết băng giá khắc nghiệt ở Nga và thiếu lương thực, thực phẩm do quân Nga thực hiện chiến thuật tiêu thổ - đốt sạch mọi thứ.

    Vua Charles XII quyết định cho quân tiến về phía nam tới Ukraine. Không phải ngẫu nhiên, Charles XII chọn trú đông ở đây. Vị vua trẻ của Thụy Điển liên minh với Mazepa - nhà lãnh đạo của người Cozak ở Ukraine coi nước Nga của Peter Đại đế là đối thủ tiềm tàng cần đánh bại.

    Trận đánh nào đưa Nga lên vị thế bá chủ khu vực Bắc Âu? - Ảnh 1.

    Poltava được xem là trận đánh quyết định cục diện đại chiến Bắc Âu. Ảnh: Twitter.

    Charles XII cũng muốn hợp tác với Devlet-Girei III - người đứng đầu Crimea khi đó - để thành lập một liên minh chống Nga. Charles XII tin rằng liên minh của người Thụy Điển, người Cozak và người Crimea kết hợp với viện binh từ Ba Lan (thời điểm này đã bị Thụy Điển đánh bại) có thể chiến thắng nước Nga của Peter Đại đế.

    Vua Charles XII, khi đó nắm trong tay khoảng 25.000 quân, quyết định tiến xa hơn về phía nam để có thể gần hơn với quân tiếp viện dự kiến tới từ Ba Lan.

    Vị vua trẻ sau đó quyết định điều quân vây hãm Poltava - một thị trấn nhỏ nằm bên sông Vorskla, cách Kiev hơn 300 km về phía đông nam - đang được đại tá Alexey Kelin bảo vệ.

    Vây hãm Poltava

    Trận đánh nào đưa Nga lên vị thế bá chủ khu vực Bắc Âu? - Ảnh 2.

    Quân Thụy Điển vây hãm Poltava. Ảnh minh họa: Pinterest.

    Ngày 1/5/1709, quân Thụy Điển tấn công Poltava. Sau 6 tuần, các nỗ lực của Thụy Điển không mang đến hiệu quả.

    Trong khi đó, dọc bờ đông của sông Vorskla, các lực lượng Nga cũng đang tập trung về đây, gồm bộ binh dưới quyền thống chế Boris Petrovich Sheremetev, kỵ binh dưới quyền công tước Aleksandr Danilovich Menshikov, và pháo binh do tướng Adolf Fredrik Bauer chỉ huy.

    Các đội kỵ binh của Nga và Thụy Điển ở dọc theo hai bờ đối diện của sông Vorskla giao tranh với nhau mỗi ngày. Không bên nào có lợi thế rõ rệt.

    Đại tá Kelin báo với các tướng Nga rằng Poltava chỉ có thể cầm cự đến cuối tháng 6 trước các đợt tấn công và vây hãm của Thụy Điển.

    Thống chế Sheremetev và tướng Menshikov không muốn mất thị trấn này nhưng không được chuẩn bị bài bản để giao chiến với Thụy Điển. Menshikov cho người báo tin với Peter Đại đế - người đang dẫn quân đến từ pháo đài Azov.

    Đầu tháng 6, Peter Đại đế dẫn đại quân tới doanh trại của công tước Menshikov. Theo trang Battlefield Anomalies, quân số của Nga khi đó là hơn 4 vạn người.

    Sa hoàng và các tướng Nga nhận thấy việc Poltava thất thủ chỉ còn là vấn đề thời gian. Nếu Poltava rơi vào tay Thụy Điển, thị trấn này có thể là điểm tập trung của liên minh chống Nga và tạo điều kiện cho vua Charles XII dẫn quân đánh sâu vào Nga.

    Peter Đại đế và các tướng Nga quyết định tung đại quân Nga để bảo vệ Poltava. Nhưng để làm được điều này, quân Nga cần phải vượt sang bờ tây. Đêm 14/6, nhóm quân Nga đầu tiên tổ chức vượt sông bị đẩy lui. Poltava tiếp tục báo tin về rằng khó có thể cầm cự lâu hơn nên Peter Đại đế quyết định phải hành động khẩn trương.

    Thụy Điển biết rõ về việc vượt sông của người Nga. Trong các đêm tiếp theo, quân Thụy Điển được lệnh sẵn sàng chiến đấu. Họ dự tính chờ một phần quân Nga sang sông sẽ dùng quân số áp đảo của Thụy Điển đẩy lui. Tuy nhiên, khi điều này còn chưa thể thực hiện, một sự cố tai hại xảy ra với vua Charles XII.

    Ngày 17/6, đúng dịp sinh nhật lần thứ 27, vua Charles XII bị chú ý bởi tiếng huyên náo trong các cuộc tấn công của quân Nga ở phía nam Poltava. Vị vua trẻ cưỡi ngựa tới xem xét tình hình thì bị bắn trúng vào chân trái.

    Theo trang Battlefield Anomalies, để giữ hình ảnh trước các binh lính, Charles XII từ chối xuống ngựa. Nhưng sau đó, vị vua trẻ bị ngất trên lưng ngựa do mất quá nhiều máu. Vết thương không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của Charles XII mà còn khiến tinh thần của binh sĩ Thụy Điển ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Khi biết tin nhà vua bị thương, thống chế Carl Gustaf Rehnskiöld quyết định không tấn công phía bắc như phương án đã định.

    Chiều ngày 17/6, Peter Đại đế biết tin vua Charles XII bị thương liền lập tức truyền lệnh vượt sông. Ngày 19/6, kỵ binh Nga vượt qua sông Vorskla mà không bị cản trở, và nhanh chóng thiết lập phòng tuyến ở khu vực Semenovka, Poltava. Trong các ngày 19-21/6 toàn bộ quân Nga di chuyển từ đông sang bờ tây, và xây phòng tuyến.

    Ngày 22/6, quân Thụy Điển sốc lại tinh thần. Charles XII vẫn chưa lành vết thương, nhưng tính mạng không còn bị đe dọa. Cũng trong thời gian này, vua Thụy Điển nhận thông tin viện binh từ Ba Lan sẽ không đến, trong khi người Crimea bị đế chế Ottoman ngăn không cho hợp tác với Thụy Điển.

    Quân Thụy Điển lúc đó cũng dần bị tiêu hao trong các cuộc đụng độ lẻ tẻ, trong khi không có viện binh. Lương thực cũng cạn kiệt do quân Nga thực hiện chiến thuật tiêu thổ. Thuốc súng bị ẩm ướt, đạn dược cũng cạn kiệt. Charles XII dự tính dồn toàn bộ lực lượng còn lại để đánh một trận gây bất ngờ cho người Nga, theo trang Battlefield Anomalies.

    Trong khi đó, Peter Đại đế muốn xây dựng một phòng tuyến vững chắc cho Nga và buộc Thụy Điển phải dồn sức để tấn công vào đây. Đêm 26/6, quân Nga từ Semenovka âm thầm di chuyển về phía nam và lập một doanh trại mới cách Poltava 6 km về phía bắc. Tại đây, quân Nga tạo ra một bức tường thành vững chắc.

    Peter Đại đế lợi dụng địa hình rừng, núi và đầm lầy tại khu vực này để xây dựng phòng tuyến. Ngoài ra, vị Sa hoàng còn cho đắp 6 tiền đồn nhỏ, mỗi tiền đồn có 700 quân đồn trú và 2 đại bác. Ngay sau các tiền đồn là 7 trung đoàn kỵ binh với 13 khẩu pháo.

    Chiều 27/6, vua Charles XII triệu các tướng lĩnh Thụy Điển tới để bàn về kế hoạch cho trận đánh. Ông nói rằng người Nga có quân số đông hơn, nhưng Thụy Điển có thể gây bất ngờ nếu áp dụng chiến thuật táo bạo. Vị vua trẻ tự tin có thể đánh bại quân Nga và bắt sống Peter Đại đế.

    Thụy Điển chỉ còn khoảng 25.000 quân, trong đó nhiều binh sĩ ốm yếu do thiếu lương thực, thuốc men. Lewenhaupt - người chỉ huy bộ binh Thụy Điển - muốn đưa toàn quân giao chiến với người Nga, nhưng vua Charles XII bác bỏ ý kiến này.

    Vị vua trẻ phân tích rằng, cần duy trì 1.300 quân tấn công Poltava, tránh để lực lượng bên trong thị trấn xông ra phối hợp cùng quân Nga. Ngoài ra, Thụy Điển cần 2.000 kỵ binh bảo vệ hậu cần, 1.200 quân bố trí dọc sông Vorskla ở phía dưới Poltava đề phòng quân Nga vượt sông ở đoạn này. Đội quân Cozak gồm 6.000 người không được phân công nhiệm vụ tấn công vì Charles XII cho rằng tính vô kỷ luật của đội quân này sẽ làm rối loạn hàng ngũ quân Thụy Điển, vốn được tổ chức bài bản. Trong số 25.000 quân, Charles XII sử dụng 19.000 để đối đầu với hơn 40.000 quân Nga.

    Thụy Điển đổi tổng tư lệnh

    Khi vua Charles XII bị thương, chức vụ tổng tư lệnh được giao cho thống chế Rehnskiöld. Theo một số tài liệu, Rehnskiöld là người nóng tính, cao ngạo và đặc biệt không có thiện cảm với tướng chỉ huy bộ binh - bá tước Lewenhaupt.

    Phương án mà vua Charles XII và thống chế Rehnskiöld đề ra là tấn công vào ban đêm để khiến quân Nga bất ngờ.

    Kế hoạch bao gồm hai hoạt động chớp nhoáng: Một là đột nhập vào vùng đất bằng phẳng trước doanh trại đại quân Nga và hai là mở cuộc tấn công quy mô vào doanh trại kiên cố. Phần đầu của kế hoạch sẽ diễn ra trước bình minh. Khi đó, các binh sĩ Thụy Điển sẽ di chuyển nhanh qua các tiền đồn của Moscow trước khi quân Nga thức giấc.

    Bộ binh và kỵ binh sẽ cùng nhau tiến công. Các kỵ sĩ sẽ tiêu diệt kỵ binh của đối phương đang bảo vệ phía sau của các tiền đồn, rồi di chuyển để cắt đứt đường rút lui chính của quân đội Nga từ phía bắc. Bộ binh sẽ theo sau kỵ binh, vượt qua các tiền đồn và tấn công doanh trại kiên cố.

    Trong số 30 khẩu pháo còn sử dụng được, thống chế Rehnskiöld quyết định chỉ đem theo 4 khẩu. Rehnskiöld mang tâm lý của kỵ binh là không thích sử dụng pháo và cho rằng việc kéo pháo qua các tiền đồn sẽ làm chậm bước tiến của quân Thụy Điển, giảm tính đột biến của chiến dịch.

    Vào khoảng 1h sáng 28/6, khi đang tập hợp đội hình, quân Thụy Điển phát hiện tiếng đào bới phát ra từ phía phòng tuyến của Nga. Thống chế Rehnskiöld cùng một số sĩ quan tới xem xét tình hình thì phát hiện quân Nga đang đào đất xây 4 tiền đồn mới, nằm vuông góc so với 6 tiền đồn cũ.

    Với tình hình mới này, nếu quân Thụy Điển tiếp tục làm theo kế hoạch cũ, họ sẽ bị chia thành 2 nhóm đi vào các khu vực dễ bị quân Nga nã pháo.

    Khi Rehnskjöld đang theo dõi thì bị quân Nga ở 2 tiền đồn gần thống chế này nhất phát hiện. Họ nổ súng về hướng Rehnskjöld và đánh trống cảnh báo cho quân đội của Peter Đại đế. Thống chế Thụy Điển vội vàng rút lui.

    Yếu tố bất ngờ đã không còn và thời gian còn lại rất ít với Thụy Điển. Thống chế Rehnskiöld muốn chớp thời cơ ra lệnh tấn công như dự kiến, nếu không mọi kế hoạch sẽ đổ bể.

    Vua Charles XII chấp thuận và phương án tác chiến ban đầu phải thay đổi. Các tiểu đoàn bộ binh giờ được chia ra 5 cánh quân, trong đó 4 cánh quân tiến nhanh qua các tiền đồn, rồi tập họp lại ở khu đất bằng phẳng theo kế hoạch ban đầu. Cánh quân thứ 5, gồm 4 tiểu đoàn, sẽ tấn công 4 tiền đồn mới.

    Vào 4h sáng 28/6, thống chế Rehnskiöld ra lệnh tiến quân.

    Trận đánh nào đưa Nga lên vị thế bá chủ khu vực Bắc Âu? - Ảnh 3.

    Sơ đồ vị trí quân Nga (màu đỏ) và quân Thụy Điển (màu xanh) trong trận Poltava. Ảnh: Warfare History Network.

    Bộ binh Thụy Điển tiến về phía các tiền đồn Nga, theo sau họ là lực lượng kỵ binh. Quân Thụy Điển chiếm được 2 tiền đồn đầu tiên. Một số đại đội sau khi chiếm được 2 tiền đồn đầu tiên gia nhập vào hàng quân tiến qua cánh phải của tiền đồn Nga, trong khi số còn lại chuẩn bị hỗ trợ 2 tiểu đoàn dưới quyền thiếu tướng Carl Gustaf Roos công hãm tiền đồn thứ 3. Quân Nga ở tiền đồn thứ 3 chống trả quyết liệt, đẩy lui đợt tấn công thứ 1. Quân Thụy Điển được tăng cường. Tổng cộng 6 tiểu đoàn tập trung tấn công tiền đồn thứ 3.

    Sự thiếu tin tưởng giữa các tướng lĩnh Thụy Điển đã ảnh hưởng lớn tới lần tác chiến này. Thống chế Rehnskiöld không phổ biến phương án tác chiến cho người dưới quyền. Vì vậy, thiếu tướng Roos chỉ biết mục đích duy nhất là chiếm tiền đồn mà không hiểu mục tiêu chính của đơn vị ông là thu hút hỏa lực của các tiền đồn Nga, tạo điều kiện cho các cánh quân khác của Thụy Điển vượt qua.

    Khi bị đánh bật lại, Roos cùng các binh sĩ của ông không rút lui rồi di chuyển vào điểm hẹn ở khu đất bằng phẳng phía sau các tiền đồn, mà tiếp tục tấn công dù nhiều lần bị đẩy lui. Kết quả là 6 tiểu đoàn Thụy Điển bị tập trung tại một tiền đồn không quan trọng này.

    Khi giao tranh diễn ra ở các tiền đồn Nga, 2 cánh kỵ binh Nga dưới quyền tướng Menshikov bất ngờ xông ra từ các tiền đồn đuổi đánh bộ binh Thụy Điển. Kỵ binh Thụy Điển đến tiếp chiến. Sau một hồi giao chiến, Menshikov hoàn toàn tin rằng có thể đánh bại quân Thụy Điển nên cho người gửi tin tới Peter Đại đế, đề nghị điều động đại quân Nga ứng chiến dọc các tiền đồn nhưng bị từ chối. Vị Sa hoàng cho rằng Menshikov chỉ mới giành được lợi thế với kỵ binh đối phương, trong khi vẫn lo rằng Thụy Điển đang giấu quân. Tướng Menshikov miễn cưỡng chấp hành lệnh rút quân. Ông cho rút kỵ binh về hướng bắc, giao phần lớn cánh trái doanh trại Nga cho tướng Adolf Fredrik Bauer, còn ông dẫn một cánh quân nhỏ hơn rút về cánh phải. Từ trong doanh trại, pháo binh Nga trút hỏa lực để bọc lót cho quân Nga rút lui, ngăn kỵ binh Thụy Điển truy kích.

    Theo trang Battlefield Anomalies, việc Rehnskiöld không thông báo kế hoạch tác chiến cho cấp dưới khiến hàng ngũ binh sĩ Thụy Điển bị hỗn loạn. Trong số đó, có 6 tiểu đoàn bộ binh bên cánh phải dưới quyền bá tước Lewenhaupt. Họ có mục đích chỉ di chuyển qua các tiền đồn để tụ họp với đại quân ở khu đất bằng phẳng nhưng bị rối loạn vì màn khói và bụi mù do trận giao tranh kỵ binh tạo ra, đồng thời hứng chịu hỏa lực từ các tiền đồn Nga. Để bảo toàn lực lượng, Lewenhaupt cho đội hình di chuyển xa hơn về bên phải, tránh khỏi màn bụi khói và tầm bắn của Nga.

    Việc di chuyển này tạo ra một lỗ hổng lớn trong hàng ngũ Thụy Điển. Do không được thông báo về kế hoạch, Lewenhaupt tiếp tục dẫn quân tiến về phía trước để giao chiến với đại quân của Nga. Sau khi qua khỏi tiền đồn, Lewenhaupt dẫn quân đi xa về bên phải. 6 tiểu đoàn ngày càng rời xa đội hình chính.

    Lewenhaupt tiến thẳng đến doanh trại chính của Nga. Vị bá tước Thụy Điển định dùng hơn 2.000 quân tiến đánh vào doanh trại chính của Nga, nơi có hơn 30.000 quân.

    Trong lúc đó, bên trái của các tiền đồn và ở về phía xa, quân chủ lực  của Thụy Điển, gồm 3 sư đoàn do thống chế Rehnskiöld chỉ huy, đã tiến theo kế hoạch ban đầu. Họ tiến nhanh qua các tiền đồn rồi nhanh chóng tập họp lại ở khu đất bằng phẳng.

    Thống chế Thụy Điển hài lòng với tiến độ đạt được nhưng chờ mãi không thấy các cánh quân khác tập hợp. 12 tiểu đoàn - dưới quyền Lewenhaupt và Roos – đã mất tích. Thống chế Rehnskiöld cho người đưa tin yêu cầu Lewenhaupt lập tức quay về hợp quân với đại quân Thụy Điển. Nhận được lệnh rút lui trong lúc đang hừng hực khí thế tấn công doanh trại Nga, bá tước Lewenhaupt miễn cưỡng nghe lệnh.

    Thống chế Rehnskiöld hiện có 12 trong số 18 tiểu đoàn bộ binh. 6 tiểu đoàn còn lại dưới quyền thiếu tướng Roos vẫn miệt mài tấn công tiền đồn Nga. Chỉ khi thương vong lên tới gần một nửa số quân, thiếu tướng Thụy Điển mới quyết định rút lui để tập hợp với đại quân. Nhưng do không được phổ biến kế hoạch, Roos không biết đại quân đang ở đâu. Để chỉnh đốn hàng ngũ, thiếu tướng này đưa quân tới khu rừng phía đông.

    Người liên lạc của thống chế Rehnskiöld không tìm được vị trí của cánh quân do thiếu tướng Roos chỉ huy. Nhưng người Nga thì rất rõ. Peter Đại đế theo sát diễn biến và phát hiện vị trí của cánh quân do Roos chỉ huy. Ông lệnh cho tướng Menshikov dẫn 6.000 quân tới tấn công cánh quân của Roos.

    Khi toán quân đầu tiên của Menshikov kéo tới, quân của Roos tưởng nhầm ra là quân Thụy Điển. Khi quân Thụy Điển nhận ra, quân Nga đã đến sát bên. Dưới hỏa lực của Nga và bị truy kích ráo riết bằng quân số áp đảo, cánh quân của Roos buộc phải đầu hàng. Như vậy, khi chưa kịp đánh trận lớn, 1/3 lực lượng bộ binh Thụy Điển đã bị vô hiệu hóa.

    Trong khi đó, đại quân Thụy Điển vẫn phải chờ đợi vì chưa đủ quân. Vị trí lúc đó của quân Thụy Điển cách góc tây bắc của doanh trại chính Nga chưa đầy 2 km, rất trống trải và nằm trong tầm đạn pháo Nga. Quân Thụy Điển hứng chịu thương vong do pháo Nga, phải rút về khu rừng phía nam ẩn náu. Thống chế Rehnskiöld hối hận khi quyết định để phần lớn đại pháo ở doanh trại. Thụy Điển chỉ có 4 khẩu pháo đối đầu với 70 khẩu pháo từ doanh trại chính của Nga. Rehnskiöld phái người đưa tin về doanh trại yêu cầu mang theo đại pháo hỗ trợ nhưng bất thành.

    Người Nga tràn lên tấn công
    Trận đánh nào đưa Nga lên vị thế bá chủ khu vực Bắc Âu? - Ảnh 4.

    Bộ binh và kỵ binh Nga (xanh lá) tấn công bộ binh Thụy Điển. Ảnh minh họa: Pinterest.

    Gần 9h sáng, Rehnskiöld ra lệnh rút lui. Đại quân Thụy Điển bị suy yếu và rủi ro quá cao nếu tiếp tục ở lại. Vị thống chế Thụy Điển định kéo quân trở lại các tiền đồn Nga, tăng viện cho Roos để vượt qua các tiền đồn trở về điểm xuất phát. Sau đó, Rehnskiöld sẽ triệu tập các tiểu đoàn canh gác hậu cần và tuần tiễu dọc bờ sông phía dưới Poltava. Lúc đó, đại quân Thụy Điển sẽ là 24 tiểu đoàn, gấp đôi con số cũ, và Rehnskiöld có thể quyết định tấn công Nga như thế nào.

    Nhưng khi binh sĩ của Rehnskiöld chưa kịp rút lui, Peter Đại đế đã lệnh cho quân Nga tràn ra tấn công. Cuộc đối đầu giữa 2 đại quân Nga - Thụy Điển với sự góp mặt của Peter Đại đế và vua Charles XII bắt đầu.

    Bên cánh phải quân Nga là tướng Bauer chỉ huy 18 trung đoàn kỵ binh. Ở cánh trái là Menshikov chỉ huy 6 trung đoàn kỵ binh. Ở giữa là các tiểu đoàn bộ binh dưới quyền của tướng Sheremetev và Vương công Anikita Ivanovich Repnin. Đội pháo binh Nga đã bố trí một số khẩu pháo trên các tiền đồn để hỗ trợ bộ binh Nga, một số khẩu pháo khác ở phía trước bộ binh để "dọn đường".

    Thống chế Rehnskiöld của Thụy Điển quyết định ngừng rút quân, xếp lại đội hình chiến đấu với người Nga.

    Khoảng 10h sáng, quân Thụy Điển đã xếp thành đội hình chiến đấu. Bộ binh đứng đầu, theo sau là kỵ binh. Bộ binh của tướng Lewenhaupt lúc đó chỉ còn 12 tiểu đoàn, gần 5.000 quân. Đối diện ông là 2 hàng bộ binh Nga tổng cộng hơn 24.000 quân với 70 khẩu pháo.

    12 tiểu đoàn bộ binh Thụy Điển tiến thành một hàng mỏng, cố gắng dàn rộng đội hình, tìm cách chọc thủng phòng tuyến quân Nga. Khi bộ binh Thụy Điển tiến đến, Nga tăng cường nã pháo. Dù lực lượng mỏng nhưng bộ binh Thụy Điển vẫn tấn công và cướp được những khẩu pháo phía trước bộ binh Nga.

    Lúc này, quân bộ binh của Lewenhaupt đã đạt mục tiêu chọc thủng được một phần phòng tuyến quân Nga, Lewenhaupt mong chờ kỵ binh Thụy Điển xông lên tiếp chiến nhưng không thấy bất kỳ ai.

    Các tiểu đoàn cánh trái của Thụy Điển đang gặp khó khăn nghiêm trọng vì bị đại pháo của Nga bắn phá. Hỏa lực Nga mạnh đến nỗi hàng ngũ Thụy Điển bị bắn phá tan nát trước khi tới gần được bộ binh Nga. Khi cánh trái đang chật vật, cánh phải của Thụy Điển tràn lên vô tình tạo ra một khoảng trống.

    Peter Đại đế nhanh chóng nhận ra điều này và điều một đội kỵ binh hùng hậu đánh vào khoảng trống này. Không có sự hỗ trợ của Kỵ binh, bộ binh Thụy Điển ở cánh phải bị kỵ binh Nga tấn công. Quân Thụy Điển càng tiến sâu thì càng bị quân Nga, với số lượng đông hơn, vây chặt.

    Một lúc sau, kỵ binh Thụy Điển mới tới nhưng không phải toàn bộ mà chỉ có 50 kỵ binh. Họ nhanh chóng bị hạ gục bởi đạn pháo và bộ binh Nga. Quân Thụy Điển hoảng loạn và tìm cách bỏ chạy.

    Một vài đơn vị rời rạc vẫn tiếp tục giao chiến với quân Nga. Kỵ binh Thụy Điển phối hợp không đồng bộ với bộ binh ở cánh phải. Trong khi đó, một lượng kỵ binh được phái đi hỗ trợ phía cánh trái cũng bỏ mạng trước pháo Nga.

    Cuộc giao tranh tiếp diễn thêm chừng nửa giờ. Quân Thụy Điển sau đó vỡ trận, bỏ chạy tán loạn dù các tướng lĩnh mặc sức hô hào giữ đội hình. Thống chế Rehnskiöld bị bắt giữ, vua Charles được tàn quân Thụy Điển che chở chạy được về doanh trại Thụy Điển rồi sang ẩn náu nhờ đế chế Ottoman.

    Bắt đầu trận Poltava với 19.000 quân, Thụy Điển bị tổn thất gần 10.000 người, trong đó gần 7.000 quân tử trận và bị thương, hơn 2.700 quân bị bắt làm tù binh.

    Trong khi đó, tổn thất bên Nga là hơn 1.300 quân tử trận và hơn 3.200 người khác bị thương. Thương vong của quân Nga thấp hơn rất nhiều so với quân Thụy Điển vì họ chiến đấu ở vị trí phòng ngự, trong khi liên tục trút pháo vào đối phương.

    Chiến thắng trong trận Poltava chấm dứt cuộc xâm lược của quân đội Thụy Điển vào đất Nga và thay đổi cục diện chính trị châu Âu. Đế quốc Thụy Điển đánh mất vị thế hùng mạnh nhất khu vực Baltic vào tay Nga.

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • nga
    • khu vực Bắc Âu
    • Thụy Điển
    • đế quốc Nga
    • đế quốc Thụy Điển
    • vua Charles XII
    • Peter Đại đế
    • vua Charles XII của Thụy Điển
    • đại chiến Bắc Âu
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Bí ẩn cánh tay bất hoại của nhà sư đất Hà Tĩnh: Chuyện thật hay truyền thuyết?

    Bí ẩn cánh tay bất hoại của nhà sư đất Hà Tĩnh: Chuyện thật hay truyền thuyết?

    Huyền tích về tiến sĩ khai khoa họ Nhữ và giai thoại về thế đất 'bần cục'

    Huyền tích về tiến sĩ khai khoa họ Nhữ và giai thoại về thế đất "bần cục"

    'Bão lửa' Đường 9 khiến chiến dịch Lam Sơn 719 sụp đổ như thế nào?

    "Bão lửa" Đường 9 khiến chiến dịch Lam Sơn 719 sụp đổ như thế nào?

    Trước khi bị Lữ Hậu xử chết, Hàn Tín đã hô to 3 chữ gì?

    Trước khi bị Lữ Hậu xử chết, Hàn Tín đã hô to 3 chữ gì?

    Dương Ngọc Hoàn sở hữu 3 ưu điểm gì để được Đường Huyền Tông sủng ái?

    Dương Ngọc Hoàn sở hữu 3 ưu điểm gì để được Đường Huyền Tông sủng ái?

    Chùa Bà Đanh: Bí mật ngôi chùa của những tù binh Chiêm giữa lòng Hà Nội

    Chùa Bà Đanh: Bí mật ngôi chùa của những tù binh Chiêm giữa lòng Hà Nội

    Nếu Tiêu Phong và Hư Trúc tỷ thí võ công, ai sẽ thắng?

    Nếu Tiêu Phong và Hư Trúc tỷ thí võ công, ai sẽ thắng?

    Tin nổi bật

    Vị hoàng đế 'bán nước' nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    Vị hoàng đế "bán nước" nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.

    Mẹ ruột Vương Ngữ Yên: Vì yêu Đoàn Chính Thuần sinh oán hận, chặt tay chặt chân đàn ông đi qua nhà

    Đông Tây - Kim Cổ
    Mẹ ruột Vương Ngữ Yên: Vì yêu Đoàn Chính Thuần sinh oán hận, chặt tay chặt chân đàn ông đi qua nhà

    Hòa ước Nhâm Tuất (1862) giữa Việt Nam và Pháp gồm những khoản nào?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Hòa ước Nhâm Tuất (1862) giữa Việt Nam và Pháp gồm những khoản nào?

    Nhà khoa bảng toàn tài bậc nhất triều Nguyễn là ai?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Nhà khoa bảng toàn tài bậc nhất triều Nguyễn là ai?

    "Nhà nghỉ" thời cổ đại của Trung Quốc có những dịch vụ gì?

    Đông Tây - Kim Cổ
    'Nhà nghỉ' thời cổ đại của Trung Quốc có những dịch vụ gì?

    Đọc thêm

    Rước kiệu, múa rồng làm sống dậy khí thế đất Kinh kỳ trong lễ hội Hoa Lư
    Văn hóa - Giải trí

    Rước kiệu, múa rồng làm sống dậy khí thế đất Kinh kỳ trong lễ hội Hoa Lư

    Văn hóa - Giải trí

    "Hoa Lư mùa lễ hội" ghi lại những khoảnh khắc rực rỡ và trang nghiêm của vùng đất Cố đô trong mùa lễ hội truyền thống. Những đoàn rước kiệu uy nghi, nhịp trống hội vang vọng, múa rồng sôi động, cờ hoa rợp sắc... làm sống dậy khí thế đất kinh kỳ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cưới nhau 1 năm không động phòng, tôi âm thầm lắp camera rồi sững sờ vì người anh ấy gặp mỗi đêm
    Gia đình

    Cưới nhau 1 năm không động phòng, tôi âm thầm lắp camera rồi sững sờ vì người anh ấy gặp mỗi đêm

    Gia đình

    Nhưng điện thoại anh luôn sạch bóng, lịch trình rõ ràng như sách giáo khoa.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tổng Bí thư Tô Lâm: Lực lượng An ninh chính trị nội bộ cần kịp thời phát hiện “lợi ích nhóm”, trục lợi chính sách
    Tin tức

    Tổng Bí thư Tô Lâm: Lực lượng An ninh chính trị nội bộ cần kịp thời phát hiện “lợi ích nhóm”, trục lợi chính sách

    Tin tức

    Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, lực lượng An ninh chính trị nội bộ cần kịp thời phát hiện những biểu hiện “lợi ích nhóm,” trục lợi, tác động thể chế, chính sách trong quá trình đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mỗi ngày 2 cửa hàng mới được mở, Wincommerce chiếm lĩnh thị trường nông thôn với thương hiệu Winmart, Winmart+
    Nhà nông

    Mỗi ngày 2 cửa hàng mới được mở, Wincommerce chiếm lĩnh thị trường nông thôn với thương hiệu Winmart, Winmart+

    Nhà nông

    Hàng loạt cửa hàng tiện ích gắn thương hiệu Winmart, Winmart+/Win xuất hiện ở các tỉnh lẻ, khu dân cư nông thôn cho thấy, Wincommerce (thuộc Tập đoàn Masan) đang dẫn đầu xu hướng hiện đại hoá thị trường nông thôn, thể hiện chiến lược "phủ sóng" ấn tượng, giúp WCM khai phá thị trường trị giá hàng chục tỷ USD.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Không báo trước', cảnh báo đáng sợ về chỉ thị mới của Tổng thống Putin
    Thế giới

    "Không báo trước", cảnh báo đáng sợ về chỉ thị mới của Tổng thống Putin

    Thế giới

    Tàu ngầm Yasen-M được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon có thể gây ra nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cho hạm đội đối phương, Tạp chí Military Watch đưa tin sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh sản xuất hàng loạt tàu ngầm tuần dương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vụ dùng điếu cày đánh người tại phường Liên Hòa, Quảng Ninh: Khởi tố vụ án về tội Cố ý gây thương tích
    Pháp luật

    Vụ dùng điếu cày đánh người tại phường Liên Hòa, Quảng Ninh: Khởi tố vụ án về tội Cố ý gây thương tích

    Pháp luật

    Liên quan đến vụ dùng điếu cày đánh người xảy ra ở phường Liên Hòa, Quảng Ninh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Cố ý gây thương tích".

    Chia sẻ Chia sẻ
     Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai làm Trưởng 
ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh
    Kinh tế

    Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai làm Trưởng ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh

    Kinh tế

    UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 457/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tỉnh Đồng Nai. Theo quyết định này, Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Sơn làm Phó Trưởng ban thường trực.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trung tướng Đinh Văn Nơi báo cáo với Tổng Bí thư kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ
    Tin tức

    Trung tướng Đinh Văn Nơi báo cáo với Tổng Bí thư kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ

    Tin tức

    Trung tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã báo cáo báo cáo với Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác về tình hình, kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nâng cao vai trò của người đứng đầu địa phương hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
    Giảm nghèo nông thôn

    Nâng cao vai trò của người đứng đầu địa phương hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Giảm nghèo nông thôn

    PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng cần nâng cao vai trò lãnh đạo địa phương, thúc đẩy xóa nhà tạm, nhà dột nát. Gắn trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống dân cư.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF
    Thể thao

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF
    4

    Thể thao

    Đỗ Chung Nguyên vừa gia nhập CLB Ninh Bình để mở ra cơ hội khoác áo U23 Việt Nam cũng như ĐT Việt Nam nếu anh thi đấu tốt và nhận được sự quan tâm của HLV Kim Sang-sik.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nuôi gà bán 1,2 tấn/năm, nuôi lợn bán 6 tấn/năm, một ông nông dân là CCB Hà Tĩnh có của ăn của để
    Nhà nông

    Nuôi gà bán 1,2 tấn/năm, nuôi lợn bán 6 tấn/năm, một ông nông dân là CCB Hà Tĩnh có của ăn của để

    Nhà nông

    Ông Nguyễn Tiến Huấn, cựu chiến binh, nông dân ở thôn Khe Cò, xã Sơn Tiến, tỉnh Hà Tĩnh (trước đây, Sơn Tiến là một xã của huyện Hương Sơn cũ) đã làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi lợn, trồng cây ăn quả...

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM chi 175,6 tỷ đồng trợ cấp cho 857 cộng tác viên Đội QLTT đô thị và Hội Chữ thập đỏ nghỉ việc
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM chi 175,6 tỷ đồng trợ cấp cho 857 cộng tác viên Đội QLTT đô thị và Hội Chữ thập đỏ nghỉ việc

    Chuyển động Sài Gòn

    Ngày 28/7, HĐND TP.HCM đã thông qua Tờ trình của UBND TP.HCM, về việc hỗ trợ đối với lực lượng cộng tác viên Đội quản lý trật tự đô thị và người ký hợp trong chỉ tiêu biên chế của Hội Chữ thập đỏ cấp huyện (cũ) nghỉ việc, do thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có một bộ sách giáo khoa chung, Bộ trưởng trả lời thế nào?
    Xã hội

    Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có một bộ sách giáo khoa chung, Bộ trưởng trả lời thế nào?

    Xã hội

    Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có bộ sách giáo khoa chung áp dụng cho học sinh trên cả nước cho phù hợp với điều kiện thực tế xã hội hiện nay.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Được cháu tặng giống dừa đặc ruột, ông nông dân Cần Thơ liều trồng trên đất phèn, ai ngờ quả to bự bất ngờ
    Nhà nông

    Được cháu tặng giống dừa đặc ruột, ông nông dân Cần Thơ liều trồng trên đất phèn, ai ngờ quả to bự bất ngờ

    Nhà nông

    Suốt 8 năm qua, ông Nguyễn Văn Phân ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn, TP Cần Thơ sau sáp nhập tỉnh (trước sáp nhập tỉnh, Vĩnh Viễn là 1 xã của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cũ) mạnh dạn thử nghiệm trồng dừa sáp trên vùng đất phèn. Kết quả bước đầu cho thấy cây dừa sáp trên đất phèn có thể mang lại hiệu quả kinh tế và nhân rộng tại địa phương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chợ dân sinh tiền tỷ bỏ hoang, “ung nhọt” của lãng phí
    Bạn đọc

    Chợ dân sinh tiền tỷ bỏ hoang, “ung nhọt” của lãng phí

    Bạn đọc

    Chúng tôi đi giữa những khu chợ bỏ hoang, được đầu tư bằng ngân sách nhà nước từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng để “sờ” được sự lãng phí. Những công trình được ví như "ung nhọt" lãng phí cần điều trị gấp.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nghệ An: Mượn nhà dân làm trạm y tế dã chiến nơi tâm lũ, tăng cường bác sĩ khám bệnh cho người dân
    Xã hội

    Nghệ An: Mượn nhà dân làm trạm y tế dã chiến nơi tâm lũ, tăng cường bác sĩ khám bệnh cho người dân

    Xã hội

    Ngành y tế Nghệ An đã vận chuyển các trang thiết bị thiết yếu và thuốc men, tăng cường bác sĩ, lập trạm y tế dã chiến ở vùng tâm lũ, thăm khám bệnh cho người dân xã Mỹ Lý.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Công cụ quy đổi điểm 2025 của hàng chục trường đại học
    Xã hội

    Công cụ quy đổi điểm 2025 của hàng chục trường đại học

    Xã hội

    Tính đến thời điểm ngày 28/7, hơn 100 trường trên cả nước đã công bố công thức quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển. Trong số này, nhiều trường đã thông báo công cụ quy đổi điểm 2025 để thí sinh tiện theo dõi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bí ẩn cánh tay bất hoại của nhà sư đất Hà Tĩnh: Chuyện thật hay truyền thuyết?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Bí ẩn cánh tay bất hoại của nhà sư đất Hà Tĩnh: Chuyện thật hay truyền thuyết?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Gần nửa thế kỷ trôi qua, một cánh tay người từng bị tự chặt vẫn bất hoại. Câu chuyện kỳ lạ ấy gắn với sư Kiệm – vị chân tu đất Hà Tĩnh, người từng âm thầm hiến thân vì đạo. Cánh tay bất hoại ấy, là chứng tích của lòng tin tuyệt đối hay một truyền thuyết huyền bí chưa lời giải?

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hơn 200 mô hình tự phòng, tự quản về an ninh trật tự tại TP Cần Thơ phát huy hiệu quả
    Tin tức

    Hơn 200 mô hình tự phòng, tự quản về an ninh trật tự tại TP Cần Thơ phát huy hiệu quả

    Tin tức

    Sáng 28/7, tại Đại học Cần Thơ (phường Ninh Kiều, TP Cần Thơ), UBND TP Cần Thơ tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (TDBV ANTQ).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Điều tra vụ cháy nhà ở Long Bình, TP.HCM, đôi nam nữ tử vong
    Chuyển động Sài Gòn

    Điều tra vụ cháy nhà ở Long Bình, TP.HCM, đôi nam nữ tử vong

    Chuyển động Sài Gòn

    Một căn nhà trên địa bàn phường Long Bình, TP.HCM bất ngờ bốc cháy khiến 2 người tử vong, hiện cảnh sát đang phong tỏa để điều tra, làm rõ nguyên nhân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Bách phân vị' đại học và nỗi 'rối bời' của cả triệu thí sinh, phụ huynh
    Chuyển động Sài Gòn

    "Bách phân vị" đại học và nỗi "rối bời" của cả triệu thí sinh, phụ huynh

    Chuyển động Sài Gòn

    Việc áp dụng "bách phân vị" trong tuyển sinh đại học năm nay đã gây ra không ít lúng túng cho các trường, thí sinh và phụ huynh. Vấn đề đặt ra là liệu phương pháp này có thực sự phù hợp với thực tiễn tuyển sinh của Việt Nam?

    Chia sẻ Chia sẻ
    HLV Kim Sang-sik khác biệt như thế nào so với HLV Troussier?
    Thể thao

    HLV Kim Sang-sik khác biệt như thế nào so với HLV Troussier?

    Thể thao

    Cả ở góc độ xây dựng lối đá đến chỉ đạo trận đấu, HLV Kim Sang-sik đã để lại dấu ấn rõ nét của mình cho bóng đá Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ở tỉnh Quảng Ngãi có một ngôi làng số, xưa xa xôi biệt lập, nay dân livestream bán quả ngon ngay tại vườn
    Nhà nông

    Ở tỉnh Quảng Ngãi có một ngôi làng số, xưa xa xôi biệt lập, nay dân livestream bán quả ngon ngay tại vườn

    Nhà nông

    Ngôi làng của người Ca Dong ở thôn Nước Vương, xã Sơn Liên (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cũ) nằm bên dải Trường Sơn, xưa là vùng đất xa xôi biệt lập, cuộc sống người dân nghèo nàn, lạc hậu. Còn nay, người dân trong làng đã biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thu sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống và được gọi là “ngôi làng số”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chi tiết thời gian thanh toán nguyện vọng đại học 2025 theo tỉnh thành
    Xã hội

    Chi tiết thời gian thanh toán nguyện vọng đại học 2025 theo tỉnh thành

    Xã hội

    Thời gian thanh toán nguyện vọng đại học 2025 theo từng tỉnh thành mới thế nào, thí sinh có thể theo dõi thông tin sau đây.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đà Nẵng khát vọng trở thành một trong ba trung tâm hàng đầu cả nước về thiết kế vi mạch, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
    Kinh tế

    Đà Nẵng khát vọng trở thành một trong ba trung tâm hàng đầu cả nước về thiết kế vi mạch, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

    Kinh tế

    Đà Nẵng xác định mục tiêu đến năm 2030 trở thành một trong ba trung tâm hàng đầu cả nước về thiết kế vi mạch và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong ngành bán dẫn – AI

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xe tải tông xe máy bị nạn nằm trên đường, rồi va chạm với ô tô chạy ngược chiều, 1 người chết,  4 người bị thương
    Tin tức

    Xe tải tông xe máy bị nạn nằm trên đường, rồi va chạm với ô tô chạy ngược chiều, 1 người chết, 4 người bị thương

    Tin tức

    Chiếc xe máy bị tai nạn nằm giữa đường trên tuyến quốc lộ 1A, lúc sau xe tải chạy đến rồi tông vào chiếc xe máy gặp nạn trước đó và lấn sang phần đường ngược chiều, tiếp tục va chạm với ô tô khiến 1 người chết và 4 người bị thương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    VN-Index vượt đỉnh 2022, chứng khoán hút dòng tiền: Đâu là 'chất xúc tác'?
    Kinh tế

    VN-Index vượt đỉnh 2022, chứng khoán hút dòng tiền: Đâu là "chất xúc tác"?

    Kinh tế

    Thị trường chứng khoán sáng nay giao dịch sôi động với chỉ số VN-Index tăng hơn 20 điểm lên 1.550 điểm - xác lập mức cao nhất kể từ đầu năm 2022.

    Chia sẻ Chia sẻ
    CSGT khuyến cáo tài xế xe tải, container kiểm tra nhiên liệu trước khi qua cầu Phú Mỹ để tránh gây ùn tắc
    Chuyển động Sài Gòn

    CSGT khuyến cáo tài xế xe tải, container kiểm tra nhiên liệu trước khi qua cầu Phú Mỹ để tránh gây ùn tắc

    Chuyển động Sài Gòn

    Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế tình trạng ùn tắc và tai nạn trên địa bàn TP.HCM, Phòng Cảnh sát Giao thông (CSGT) TP.HCM vừa phát đi thông báo đề nghị các doanh nghiệp vận tải chú trọng công tác kiểm tra phương tiện trước khi lưu thông qua cầu Phú Mỹ – tuyến đường huyết mạch kết nối các cảng biển và cao tốc Long Thành – Dầu Giây.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thái Lan-Campuchia cáo buộc tiếp tục tấn công trước giờ đàm phán
    Thế giới

    Thái Lan-Campuchia cáo buộc tiếp tục tấn công trước giờ đàm phán

    Thế giới

    Ngày 28/7, Bộ Quốc phòng Campuchia đã cáo buộc lực lượng Thái Lan tiếp tục các cuộc tấn công, đồng thời sử dụng vũ khí hóa học tại nhiều điểm nóng dọc biên giới, bất chấp các cuộc đàm phán ngừng bắn đang chuẩn bị diễn ra tại Malaysia.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xiếc Việt Nam đoạt giải Vàng quốc tế với tiết mục tạo nụ hôn trên không trung
    Văn hóa - Giải trí

    Xiếc Việt Nam đoạt giải Vàng quốc tế với tiết mục tạo nụ hôn trên không trung

    Văn hóa - Giải trí

    Với tiết mục xiếc tạo dáng nụ hôn trên không gần 10 mét mà không có bất kỳ dây bảo hộ nào, xiếc Việt Nam đã xuất sắc đoạt giải Vàng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Một bà giám đốc ở TPHCM "cả gan" nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Một bà giám đốc ở TPHCM 'cả gan' nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    2

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    3

    Vị hoàng đế "bán nước" nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    Vị hoàng đế 'bán nước' nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    4

    Năm 1956, Hải quân Mỹ từng chụp bức ảnh rừng nguyên sinh trên đảo Lý Sơn, vì sao nay rừng không còn?

    Năm 1956, Hải quân Mỹ từng chụp bức ảnh rừng nguyên sinh trên đảo Lý Sơn, vì sao nay rừng không còn?

    5

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên trị giá 400.000 euro đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF?

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên trị giá 400.000 euro đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF?
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media