Nên ký hợp đồng công chức thay vì biên chế suốt đời?
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ nên tuyển dụng và ký hợp đồng công việc thay vì biên chế suốt đời với công chức, trừ vị trí quản lý, lãnh đạo.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đối với người Việt, cho dù không đọc lịch sử, thì ít nhất cũng biết về Triệu Đà qua truyền thuyết “An Dương Vương – Nỏ thần – Trọng Thủy – Mị Châu”.
Sử gia xưa, từ Trần đến Lê đều coi ông như một vị vua Việt nằm trong “quốc thống”, như trong Việt Sử Lược (Trần. Thế kỷ 13), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Lê, Thế kỷ 17).
Sang đến thời Nguyễn với Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Thế kỷ 19), ông bị loại ra khỏi “chính thống”.
Sử gia đầu thế kỷ 20 như Trần Trọng Kim đưa ông trở lại “quốc thống”, với nhà Triệu như một triều đại Việt Nam.
Sử quan hiện đại loại ông ra, đưa ông thành kẻ xâm lược, mở đầu thời kỳ “bắc thuộc”.
Dẫu có tranh cãi vì vị thế ông, các sử gia đều thống nhất về tung tích ông.
Tượng Triệu Đà.
Triệu Đà, một viên tướng Trung Quốc thời Tần (Thế kỷ 3, trước công nguyên), có quê quán ở Chân Định, nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Hoa.
Nhân lúc Tần sụp đổ, Hán Sở tranh hùng, bốn phương nổi lên “tranh bá”, ông chiếm cứ phương nam, chinh phục các nước, dận tộc “Bách Việt” như Mân Việt, Âu Lạc… lập nước Nam Việt, xưng là “Đế”, đóng đô ở Phiên Ngung (ở tỉnh Quảng Đông ngày nay). Hán diệt Sở , thống nhất Trung Hoa, Hán Cao Tổ (Lưu Bang) sai Lục Giả đi sứ thuyết phục ông xưng “thần”. Triệu Đà nhận “thần phục”, nhận tước “Nam Việt Vương”, nhưng vẫn giữ độc lập. Triều đại của ông giữ được bốn đời cho đến khi bị Hán chinh phục vào năm 111 TCN.
Không ai bàn cãi về quê hương “bên Tàu” của ông, cho đến khi, với cao trào “bách việt” đang lên hừng hực, bỗng có phát hiện:
– Ông là “người Việt”!
– Chính xác hơn, gần gũi hơn nữa! Quê hương ông nằm ở tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Một “phát hiện” quả tình gây chấn động!
Tác giả Bách Việt Trùng Cửu viết:
“Sử ký Tư Mã Thiên chép: Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc (?). Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc”.
Và
“Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889) mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình”.
Để kiểm chứng lập luận tác giả "Bách Việt Trùng Cửu", chúng ta cần trả lời hai câu hỏi:
1. Sử Ký của Tư Mã Thiên viết gì về Triệu Đà?
2. Có chăng một huyện “Chân Định” đời Tần nằm ở đất Giao Chỉ?
Về 1, tác giả quả quyết “Thông tin thư tịch chỉ có vậy”, thì tôi e rằng hoặc là tác giả đã không chịu đọc cho hết bài, nếu không muốn nói, cắt xén bớt thông tin cho vừa lập luận của mình!
Tư Mã Thiên là sử gia lớn đời Hán. Tác phẩm Sử Ký của ông là “tài liệu gốc” cho các sách sử sau này. Ông sinh năm 145 TCN chỉ sau Triệu Đà một thế kỷ.
Khi ông đặt bút viết về Triệu Đà thì câu chuyện có thể gọi là “mới” xảy ra. Một chuyện “thời sự”, như thể sử gia ngày nay viết về vua Thành Thái, Khải Định triều Nguyễn. Không phải là chuyện truyền thuyết vu vơ. Là sử quan nhà Hán ông có đủ những tài liệu đáng tin cậy nhất thời ấy.
Tư Mã Thiên viết về Triệu Đà trong hai “liệt truyện”: “Nam Việt Liệt Truyện” và “Lịch Sinh Lục Giả Liệt Truyện”.
Truyện “Lịch Sinh Lục Giả Liệt Truyện” kể về chuyến đi sứ của Lục Giả đến Nam Việt để thuyết phục Triệu Đà thuật lại:
Lục sinh nhân đấy tiến lên nói: “Túc hạ là người Trung Quốc, mồ mả thân thích anh em ở tại đất Chân Định. Nay, Túc hạ làm trái thiên tính, bỏ đai mũ, muốn lấy nước Việt nhỏ bé chống cự với Thiên Tử làm một nước thù địch, thì tai họa sẽ đến thân đấy!”
Nguyên văn:
Sau khi thuyết thêm về thế mạnh của Hán Cao Tổ, Lục Sinh dọa tiếp! Nếu không thần phục thì:
Nhà vua nên tiếp đón từ xa, quay mặt hướng bắc xưng “thần” mới phải, thế mà muốn lấy nước Việt mới thành lập, đang còn bất ổn chống đối. Nếu vua Hán quả biết điều đó thì sẽ sai quật thiêu mồ mả tổ tiên nhà vua, sai một viên tướng dẫn mười vạn quân vào đất Việt. Thế thì Việt sẽ giết nhà vua mà hàng Hán, như trở bàn tay thôi.
Sau đó, Triệu Đà “nghe ra”! Bỏ xưng “đế” mà nhận làm “Nam Việt Vương”.
Đoạn văn trên rất rõ. Triệu Đà là người Trung Quốc. Đất Việt ông vừa chinh phục chưa yên, lòng người chưa phục (“..quật cường ư thử..”), nếu ông không “thần phục” Hán, người Việt sẽ giết ông mà hàng Hán. Mồ mả cha ông còn ở phương Bắc, trong vòng “quản lý” của Hán.
Cần nhắc lại là Triệu Đà đóng đô ở Phiên Ngung, đang thống trị cả Giao Chỉ phía Tây Nam. Nếu Chân Định nằm ở tận Thái Bình như tác giả “Bách Việt Trùng Cửu” suy đoán, thì làm thế nào Hán có thể dọa quật mả?
Sau khi Triệu Đà thần phục và sau khi Hán Cao Tổ mất, Lữ Hậu nằm quyền chính, cắt đứt giao thương với Nam Việt, cấm không cho mua sắt, v.v.. Triệu Đà lại xưng là “Vũ Đế”, tấn công lên quận Trường Sa của Hán (thuộc Hồ Nam ngày nay). Lữ Hậu sai Lâm Hi dẫn quân xuống đánh. Thua nên phải rút về.
Vua Hán, Hiếu Văn Đế lại sai Lục Giả sang thuyết phục. Trước đó, để Triệu Đà “an tâm”, ông sai giữ gìn phần mộ tổ tiên Triệu Đà, ưu đãi họ hàng Triệu Đà.
Tư Mã Thiên ghi lại trong “Nam Việt liệt truyện” như sau:
Đến năm đầu thời Hiếu Văn Đế, thiên hạ mới yên, sai sứ đi bá cáo chư hầu và tứ di biết rằng nhà vua ở đất Đại về lên ngôi, tuyên bố [chính sách] đức độ lớn lao của vua. Nhân Đà có mồ mả cha mẹ ở Chân Định, vua sai người giữ ấp hàng năm thờ phụng. Cho vời anh em họ hàng Đà lại, phong cho làm quan, ban cho ân sủng hậu hĩnh.
Sau khi được Lục Giả thuyết phục, một lần nữa Triệu Đà lại thần phục. Ông tạ tội một cách khá ngang tàng:
Thần tên là Đà, đại trưởng lão ở chốn man di. Ngày trước Cao Hậu gạt bỏ Nam Việt, thần ngờ Trường Sa vương dèm pha, lại nghe đồn Cao hậu giết hết họ hàng Đà, đào mồ mả, đốt hài cốt cha ông Đà. Vì thế liều mạng xâm phạm biên cảnh Trường Sa. Vả lại, phương nam đất ẩm thấp, giữa chốn dân man di. Phía đông, đất Mân Việt chỉ nghìn dân, xưng vương, phía tây Âu Lạc là nước trần truồng cũng xưng vương. Lão thần bèn trộm xưng làm “đế” chỉ để tự vui chứ đâu dám để nói đến tai Thiên Vương!
Thế đã rõ! Dẫu xưng “Man di đại trưởng lão”, ông vẫn là người Trung Quốc. Đối với ông, nước Âu Lạc (miền bắc Việt Nam ngày nay) dẫu sao cũng chỉ là nước man di, nước “trần truồng” (Khỏa quốc).
Thế thì cái huyện “Chân Định”, nay ở tỉnh Thái Bình, liệu có từ đời Tần như tác giả "Bách Việt Trùng Cửu" suy đoán? Dù sao cũng phải căn cứ trên tư liệu!
Căn cứ vào các sách vở thuộc loại “dư địa chí” thời nhà Nguyễn như Đồng Khánh dư địa chí, Đại Nam Nhất Thống Chí, Phương đình dư dịa chí thì:
Huyện Chân Định xưa là đất Đặng Châu. Đời Lê Thánh Tông (1440-1497, Thế kỷ 15) mới đặt làm huyện Chân Định thuộc phủ Kiến Xương.
Như thế, địa danh “Chân Định” ở tỉnh Thái Bình ngày nay chỉ có bắt đầu từ thế kỷ 15!
Khoảng 1800 năm sau đời Tần! Một khoảng cách thời gian… quả không nhỏ!
Thế thì do đâu có miếu Triệu Đà ở Thái Bình?
Các dịch giả Đại Nam Nhất Thống Chí (Phan Trọng Điềm & Đào Duy Anh [hiệu đính]) cho rằng:
“Cũng là do lộn huyện Chân Định ở Trung Quốc là quê của Triệu Đà với Chân Định ở đây mà nhiều nơi lập miếu thờ Triệu Đà”!
Phong cách nghiên cứu của tác giả “Bách Việt Trùng Cửu” mang đậm dấu ấn của hội chứng “bách việt”! Một hội chứng có thể gọi là mang nặng tính “tự ti” mặc cảm trước văn minh Trung Hoa, mặc dù biểu hiện của nó là “tự tôn”!
Thiếu dữ liệu và phương pháp khoa học, bằng những “chứng cứ” mơ hồ, những suy luận đầy tính tư biện, “vơ vào”… thoạt đầu dựa trên:
Văn minh Trung Hoa là tổng hợp giữa hai nền văn minh Nam và Bắc sông Dương Tử. Điều này hẳn không sai! Dựa trên đó lại nhập nhằng “Bách Việt” và “Việt Nam” ngày nay! Đi xa hơn nhiều tác giả cố chứng minh nền văn minh Trung Hoa ấy chính là Bách Việt! Tất tần tật là “Việt”! Rõ ràng đây là điều gượng ép, phản lại các dẫn chứng lịch sử.
Nói đến vũ khí của các Samurai Nhật thì kiếm (katana), được mệnh danh là chém sắt như chém bùn, và là “khắc tinh” của nhiều loại vũ khí cán dài như giáo mác, kích nhưng lại bất lực trước “cây gậy phơi đồ” thời nhà Minh.
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ nên tuyển dụng và ký hợp đồng công việc thay vì biên chế suốt đời với công chức, trừ vị trí quản lý, lãnh đạo.
Nhân dịp sinh nhật con trai Minh Trung, Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung đã nhắn gửi đến con mình những điều mà ai nghe cũng phải cảm động.
Từ loại gạo nếp cái hoa vàng đặc sản ở địa phương, anh Nguyễn Văn Đức, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã chưng cất, nấu ra loại rượu tinh khiết và vẫn giữ được hương thơm của gạo nếp. Hiện sản phẩm "rượu Đức nấu Đoan Bái" của anh được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã,trong khi tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương đặt tên xã mới dựa trên tên huyện cũ và đánh số thứ tự thì tỉnh Phú Thọ ưu tiên cho những cái tên mang yếu tố lịch sử, văn hóa; trong khi dự kiến tên các xã mới ở Hòa Bình lại có đủ những vùng đất nổi tiếng xứ Mường.
Điện Thái Hòa - công trình kiến trúc độc đáo và là biểu tượng quyền uy của triều Nguyễn đã được Hội đồng Công trình xanh Việt Nam trao chứng nhận công trình xanh. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới đạt tiêu chuẩn công trình xanh tại Việt Nam.
Ngày 19/4, tỉnh Tây Ninh long trọng tổ chức Lễ khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung nhiều lần mô tả Tào Tháo là nhân vật gian hùng, độc ác đến mức giết cả người từng có ơn với mình để đạt được mục đích. Trong lịch sử, liệu Tào Tháo có phải người đáng bị lên án như vậy?
Cùng với cả nước hướng hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2025), sáng 19/4, Ban QLDA Mỹ Thuận cùng nhà thầu tổ chức hợp long cầu Rạch Miễu 2, đánh dấu mốc quan trọng hoàn thành toàn bộ dự án trong 8/2025.
Ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM kỳ vọng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ tạo ra hàng chục ngàn việc làm.
Đây là một trong những nội dung nằm trong đề án lấy ý kiến cử tri để thực hiện hợp nhất 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum.
Chia sẻ với báo điện tử Dân Việt vào sáng 19/4, đại tá Trịnh Văn Giang - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa nói, tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Bùi Đình Khánh đã khai nhận các hành vi phạm tội, trong đó có việc bắn vào thiếu tá Nguyễn Đăng Khải.
Giá vàng nhẫn trong nước đồng loạt giảm rất mạnh từ mốc 120 triệu đồng/lượng bán ra, nay chỉ còn 114 triệu đồng/lượng, mất gần 6 triệu đồng/ lượng.
Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG) báo lãi sau thuế 360 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng tới 59% so với cùng kỳ nhờ mảng chuối giữ biên lợi nhuận cao. Doanh thu đạt 1.380 tỷ đồng, trong đó mảng trái cây chiếm tỷ trọng lớn…
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ký một sắc lệnh ngày 18/4 áp đặt lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức của Nga, bao gồm các diễn viên, ca sĩ, vận động viên và các công ty bị cáo buộc tham gia vào hoạt động sản xuất quân sự, theo Văn phòng Tổng thống.
Loại thịt này cũng được chứng minh giúp ngừa bệnh viêm khớp cũng như các bệnh liên quan đến xương.
Tổ địa bàn PCCC và CNCH quận 10 giải cứu thành công 1 người nam thanh niên bị mắc kẹt trong thang máy của Công ty TNHH Diamond Dream trên đường Hoàng Dư Khương, phường 12.
Ngày 19/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình Đã đến dự lễ khánh thành 2 tuyến đường giao thông huyết mạch hơn 1353 tỷ đồng ở Bình Thuận.
Một “quả bom kinh tế” bất ngờ đã giáng xuống Nga khi giá dầu thế giới lao dốc mạnh do hệ quả từ chính sách thương mại mới của Tổng thống Donald Trump.
Chiến thắng trước Bình Định FC một lần nữa khẳng định tài cầm quân của HLV Chu Đình Nghiêm, giúp Hải Phòng FC tiến gần hơn đến mục tiêu trụ hạng V.League.
Tận dụng nguồn thức ăn dư thừa từ các hộ dân, rau, củ, quả hỏng, bã đậu của các cơ sở sản xuất trong vùng, a4nh Vũ Văn Quân trú tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thuỵ (TP Hải Phòng) mang về ủ với men vi sinh làm nguồn thức ăn nuôi sâu canxi làm thức ăn cho loài cá Koi theo hướng hữu cơ, cho thu nhập “khủng”.
22,93 triệu đồng/tháng là mức lương của cấp bậc Thượng tướng Công an nhân dân năm 2025. Vậy mức lương cơ sở dùng để tính lương cho cấp bậc này là bao nhiêu? Cách tính lương của Thượng tướng Công an nhân dân được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết theo quy định hiện hành.
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất chính thức khánh thành. Dự án có công suất 20 triệu hành khách/năm, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân, đã đến kiểm tra, thăm hỏi và động viên lực lượng Hải quân tham gia huấn luyện chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, ngày 18/4, tại Trường Quân sự Quân đoàn 34 (Bình Dương).
Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay 19/4 tổ chức loạt lễ khởi công, khánh thành các công trình trọng điểm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Năm 2025, Đại học Y Dược TP.HCM sẽ tăng chỉ tiêu so với năm học trước, đồng thời, phương thức xét tuyển cũng có sự thay đổi.
Đà Nẵng - Quảng Nam dự kiến sáp nhập, đưa thành phố hiện nhỏ nhất trong số sáu thành phố trực thuộc Trung ương trở thành đơn vị mới có diện tích tự nhiên lớn nhất.
Đỗ Thị Hà là Hoa hậu Việt Nam quê Thanh Hóa được khen ngợi bởi sắc vóc lẫn học vấn. Sau 5 năm đăng quang, cuộc sống của người đẹp đã có bước ngoặt mới.
Sáng nay 19/4, tại Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kon Tum là 1 thủ phủ trồng sâm, với diện tích rừng có trồng sâm Ngọc Linh gần 3000ha. Vì vậy khi Kon Tum thành “người một nhà”, Quảng Ngãi sẽ là quê hương mới của loại cây trồng được ví là “vàng trồng trong rừng già” có giá bán lên đến hàng trăm triệu đồng/kg.
Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972 là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20. Những người trực tiếp chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng ấy nay đã vào tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng mỗi khi ôn lại ký ức hào hùng năm xưa, trong họ vẫn trào dâng niềm tự hào.
4
5