Rau củ đừng luộc hay xào, chế biến theo cách này tươi đẹp, ngon miệng, giữ trọn dinh dưỡng
Với cách chế biến rau củ này tăng độ mềm, mượt và bóng đẹp cho món ăn, rau củ có độ trơn mịn, dễ ăn, ít bị khô hay nứt nẻ bề mặt.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Năm 2021, ngành thủy sản đã có bước bứt phá ngoạn mục, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020 (8,41 tỷ USD).
Năm 2021, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế trong nước và hoạt động xuất khẩu. Trong đó, chế biến và xuất khẩu thủy sản chịu tác động không nhỏ.
Trong bối cảnh trên, bằng những nỗ lực để vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và những yếu tố khách quan về giá cước vận chuyển, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến cán đích 8,67 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2020.
Tuy nhiên, hiện tại, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn ra phức tạp trên cả nước, thêm vào đó là Lệnh 248 và 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc áp lên các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Trong đó, các mặt hàng này phải được kiểm duyệt 100% tại cửa khẩu trước khi thông quan gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu của Việt Nam, ngoại trừ các doanh nghiệp đã được duyệt danh sách xuất khẩu sang Trung Quốc. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam muốn đưa hàng hóa sang thị trường này một cách thuận lợi cần phải tiến hành thêm nhiều thủ tục khác.
Nhằm có cái nhìn toàn diện, chuyên môn về lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, nhà sản xuất tránh rủi ro, sáng nay 28/12, báo Dân Việt tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Xuất khẩu thủy sản bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Nhìn lại một số trường hợp tiêu biểu".
Phó TBT Nguyễn Văn Hoài (người đứng) phát biểu tại cuộc tọa đàm.
Quang cảnh buổi tọa đàm.
Cảm ơn các diễn giả đã tham gia chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Xuất khẩu thủy sản bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Nhìn lại một số trường hợp tiêu biểu" do Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nông dân tổ chức, nội dung được Báo Điện tử Dân Việt phát trên nền tảng điện tử.
Phó TBT Nguyễn Văn Hoài: Nhằm có cái nhìn toàn diện, chuyên môn về lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, nhà sản xuất tránh rủi roi trong bối cảnh hội nhập quốc tế, rất vui mừng các diễn giải đến tham gia tọa đàm ngày hôm nay.
Nhà báo Đỗ Thanh Phong: Là một ngành hàng trong nhóm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong năm vừa qua có thể nói ngành thủy sản đã gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở các tỉnh thành phía Nam, “vựa” thủy sản lớn của cả nước. Thưa ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ông có thể cho biết vấn đề này đã ảnh hưởng thế nào tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản trong năm qua?
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Cảm ơn Báo Điện tử Dân việt và Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) đã cho tôi có cơ hội giãi bày về những khó khăn của ngành. Năm 2021, ngành thủy sản là ngành gắn với nông dân, ngư dân - số đông người lao động cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cả chuỗi đó với tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021, cộng đồng doan nghiệp thủy sản bị áp lực tiêu cực rõ rệt.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
Ba tác động nhìn thấy rõ nhất là: Thứ nhất: Không có lao động tham gia sản xuất, lao động từ khâu chế biến, khai thác biển, khâu nuôi, thu hoạch, toàn bộ chuỗi không có lao động không thể sản xuất để cung ứng đơn hàng. Khi sản xuất ra thì khẩu tiêu thụ cũng bị nghẹt hoàn toàn.
Điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi phải tích trữ trong kho đông lạnh, mà kho là hữu hạn, không thể tích trữ hơn được. Khi đó, tôm, cua, cá sẽ bị quá cỡ hoặc cung sẽ vượt cầu rất khó khăn cho người dân và nhà máy. Thứ hai: Doánh số xuất khẩu, trả đơn hàng cho nước ngoài khi ta không có hàng. Không thể kịp được thời gian. Thứ ba, chi phí bị tăng lên rất lớn.
Đó là chí phí duy trì lao động, duy trì máy móc, định phí trên đầu sản phẩm tăng lên rõ rệt. Chính vì thế, quý III cộng đồng doanh nghiệp thủy sản gặp phải áp lực rất lớn, đặc biệt doanh số tụt rất mạnh, giảm hơn 20% - chưa bao giờ chúng tôi bị giảm mạnh như vậy.
Nhà báo Đỗ Thanh Phong: Trong số các khó khăn mà VASEP và đại diện Tổng cục Thủy sản vừa nêu, có một thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của ta phải đối mặt là các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước duy trì thành tích xuất khẩu, công tác phòng vệ với ngành cần phải được chú trọng. Ông có thể cho biết rõ hơn về đặc thù của công tác này? Trong thời gian vừa qua, những vụ việc đáng chú nào có thể kể đến? Cục Phòng vệ thương mại đã triển khai các hoạt động nào để hỗ trợ doanh nghiệp?
Ông Lê Triệu Dũng: Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương Mại (Bộ Công Thương) cho biết: Các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, trợ cấp hay gần đây là biện pháp lẩn tránh phòng vệ thương mại rất phổ biến trong thương mại quốc tế.
Ông Lê Triệu Dũng: Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương Mại (Bộ Công Thương).
Đối với lĩnh vực thuỷ sản chúng ta biết rằng rất nhiều yêu cầu liên quan đến các khâu như nuôi trồng, đánh bắt, chế biến..cũng đã được áp dụng với Việt Nam trong một thời gian khá dài. Đặc biệt, trong thương mại quốc tế các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung đang được sử dụng một cách gia chăng nhanh chóng tại nhiều nước, các thị trường xuất khẩu lớn của chúng ta như Hoa Kỳ, EU, Canada... đa số những quốc gia này đều tăng cường áp dụng với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Để ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại này thì sự chủ động cảu các doanh nghiệp và phối hợp thông qua vai trò của hiệp hội như Vasep đóng vai trò rất quan trọng. Theo ông Dũng, những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong top 3 nước xuất khẩu mặt hàng thủy sản trên toàn thế giới. Theo thông tin của Tổng cục Thủy sản, mặc dù trong bối cảnh phức tạp của dịch Covid-19, thủy sản vẫn giữ vững được vị thế của ngành với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 ước tính đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu đối với mặt hàng thủy sản của nước ta, theo thống kê của VASEP, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 1,45 tỷ USD, trong đó tôm, cá tra, cá ngừ là 3 dòng sản phẩm chính xuất khẩu sang thị trường này. So với các ngành khác, thủy sản là một trong những ngành đối diện với các vụ việc PVTM do nước ngoài điều tra sớm nhất khi mà Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với cá tra, basa năm 2002 và với tôm nước ấm năm 2003.
Cho đến nay, Hoa Kỳ là nước duy nhất điều tra PVTM đối với ngành thủy sản của Việt Nam với 03 vụ việc bao gồm điều tra Chống bán phá giá cá tra, basa năm 2002; điều tra chống bán phá giá tôm nước ấm năm 2003 và điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với tôm của công ty Minh Phú. Việt Nam đã trải qua 18 kỳ rà soát thuế Chống bán phá giá đối với cá tra, basa và 16 kỳ rà soát chống bán phá giá đối với tôm nước ấm. Trong các lần rà soát, có những kỳ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và tôm của Việt Nam được hưởng mức thuế suất từ 0-1% nhưng cũng có lúc sản phẩm này của Việt Nam chịu mức thuế chống bán phá giá lên đến 15%, hay đối với mặt hàng tôm lên đến 25,76%.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong các lần rà soát hầu hết liên quan đến các yếu tố như mức độ hợp tác của doanh nghiệp với cơ quan điều tra Hoa Kỳ; cách thức cơ quan điều tra Hoa Kỳ tiến hành trong kỳ rà soát đó. Trong mỗi lần rà soát Bộ Công Thương đều phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, VASEP theo dõi chặt chẽ diễn biến, xây dựng phương án, hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong vụ việc. “Chính vì vậy, các doanh nghiệp có thể thường xuyên trao đổi với Cục PVTM-Bộ Công Thương, cơ quan đại diện cho Chính phủ Việt Nam xử lý các vụ kiện PVTM cũng Hiệp hội để cập nhật thông tin vụ việc và được giải đáp các vấn đề liên quan”, ông Dũng cho hay.
Nhà báo Đỗ Thanh Phong: Thưa ông/bà, có thể thấy, ngành thủy sản đã vượt qua rất nhiều khó khăn và có được kim ngạch xuất khẩu tốt trong năm 2021. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này? Chúng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì?
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ: Tôi có 3 đánh giá về kết quả của ngành thuỷ sản trong một năm qua: Thứ nhất đối với người nông dân, ngư dân có thể nói sự dẻo dai và nỗ lực chăm chỉ vượt khó của họ đã đảm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Thứ 2 là năng lực và sự nhạy của lãnh đạo đã rất nhanh nhẹn nắm bắt cơ hội để bứt tốc đưa ra quyết định rất đúng trong quý 4 giúp ngành thuỷ sản tiếp cận được thị trường xuất khẩu. Thứ 3 là những kết quả của ngành thuỷ sản đã đạt được là kết cấu xây dựng của ngành thuỷ sản là rất tốt và đây cũng chính là sự nỗ lực vượt khó xây dựng được nền tảng làm cho ngành thuỷ sản trụ vững.
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ.
Tiếp theo là về kinh nghiệm: Thứ 1 là thị trường của chúng ta có thị trường lớn để chúng ta cơ cấu được thị trường , ngành đã nắm bắt được cơ hội rất tốt Thứ 2 là sự chăm chỉ nỗ lực của người dân đã đem lại kết quả tốt này. Thứ 3 là kinh nghiệm xây dựng đội ngũ người sản xuất, kinh danh, đội ngũ cán bộ đã tiếp cận thị trường đúng hướng có chất lượng, thích ứng được nhu cầu của thị trường Thứ 4 là chúng ta biết tăng tốc đúng thời điểm, nếu như ở Quý 3 chúng ta tưởng như mục tiêu của ngành thuỷ sản khó hoàn thành, tuy nhiên, đến nay đã hoàn thành. Theo tôi có thể nói rằng, trong các loại nông sản, thì thuỷ sản là mặt hàng được kiểm soát chặt chẽ nhất mà chúng ta vẫn vượt qua được đó là thành quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của người nông dân, ngư dân và của người làm kinh doanh, cũng như cơ quan quản lý nhà nước.
Nhà báo Đỗ Thanh Phong: Như vừa trao đổi với các vị khách mời, có thể thấy, ngành thủy sản còn rất nhiều việc phải làm để có thể duy trì thành tích xuất khẩu. Dưới góc độ của mình, ông đánh giá thế nào về hoạt động xuất khẩu thủy sản trong năm qua? Đặc biệt trong những vụ việc ngành thủy sản phải ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại?
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ: Tôi có thể tự tin nói rằng, so với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thì ngành thủy sản đã đi theo chuỗi giá trị theo liên kết dọc đã đạt được những thành tựu rất tốt. Đối với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện đang có mặt ở 165 đến 180 nước trên thế giới.
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ.
Như vậy, nắm rõ thị trường khá quan trọng nhưng việc tối hóa sản phẩm đó để thích ứng, giữ sự bền bỉ thì việc liên kêt dọc từ nông dân, ngư dân đến khu vực chế biến, đóng gói, giao nhận hàng được tích lũy nhiều hơn, có kinh nghiệm hơn. Qua quá trình trải nghiệm này đã khiến cho người sản xuất trưởng thành lên rất nhiều. Đó là nguyên nhân đã tạo nên kết cấu, nền tảng vững chắc trong ngành thủy sản.
Thứ hai, đó là có sự vào cuộc của Cục Phòng vệ Thương mại đối với thủy sản rất nhanh. Bởi mặt hàng tôm và cá tra là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam nên thường xuyên được đưa ra những cảnh báo từ sản xuất, chế biến. Từ đó tránh được những gian lận từ xuất xứ, lẩn tránh thuế. Thứ ba, sự đào đạo của đội ngũ cán bộ đã tạo ra sự tự giác của người dân trong ngành thủy sản rất tốt. Vì thế từ khâu sản xuất, đóng gói, giao hàng đã thành chuỗi liên kết vững chắc. Từ đó đã tối ưu hóa được sản phẩm, đặc biệt là đảm bảo được chất lượng sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn. Vì vậy, dù quý II, quý III ngành thủy sản của chúng ta gặp nhiều khó khăn nhưng đến quý IV vẫn có thể tăng tốc lên. Đến thời điểm hiện tại, trong phòng vệ thương mại ngành thủy sản khá vững chắc và có đủ khả năng đáp ứng được tất cả thị trường nước ngoài. Tôi cho đó chính là các vấn đề phòng chống rủi ro, lẩn tránh đảm bảo thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, số hóa trong ngành thủy sản khá tốt, vì thế chúng ta không vi phạm vào thủ tục hành chính. Yếu tố bất định đó làm cho các yếu tố thị trường hoặc các đơn hàng không bị nghi ngờ.
Nhà báo Đỗ Thanh Phong: Có thể thấy, bên cạnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình trạng các vụ việc điều tra PVTM nhằm vào hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới ngành. Xin ông/bà cho biết, phía VASEP đánh giá thế nào về vấn đề này? Ngành thủy sản cần làm gì để duy trì mức tăng trưởng? Vai trò của Hiệp hội như thế nào?
Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP): Chúng ta biết là chống bán phá giá bản chất là doanh nghiệp của quốc gia nhập khẩu kiện doanh nghiệp bên xuất khẩu chứ không phải là họ kiện Chính phủ. Tuy nhiên, họ lại thông qua pháp lý của nước nhập khẩu. Trong nền tảng đó, thì thị trường Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp nuôi cá da trơn và nuôi tôm bên Mỹ họ luật của Mỹ để kiện các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta.
Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
Hiện, chúng ta tiếp cận thị trường phi thị trường, do đó, Mỹ dùng tất cả các tham số, các thông số họ không sử dụng thông số mà chúng ta cung cấp mà họ sử dụng thông số từ bản điều tra tổng hợp từ các quốc gia họ lựa chọn để làm tham chiếu. Cách tiếp cận đấy đã đem laị bất lợi cho chúng ta, khi mà chúng ta cùng một lúc phải chứng minh rất nhiều thứ. Tôi trở lại câu chuyện đối với ngành hàng của chúng tôi vào năm 2002 là vụ kiện đầu tiên đối với cá tra, tạm gọi là bị kiện chống bán phá giá mang tính đầy đủ nhất, họ áp dụng đầy đủ các quy định nguồn lực bảo vệ họ.
Giai đoạn đầu này chúng tôi rất bỡ ngỡ và có những ý hiểu chưa đúng về chống bán phá giá và có suy luận là do một vài doanh nghiệp Việt Nam đã bán dưới giá thành để cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng tới uy tín của chúng ta. Qua đó, ngành cá tra đã có 16 lần rà soát lại hàng năm, ngành tôm có 16 lần và có 2 lần rà soát cuối cùng. Thực sự những vụ kiên đem lại nhiều bất lợi cho chúng ta khi mà toàn bộ luật pháp của họ, phán xử phán xát cũng là từ phía cơ quan thẩm quyền của họ và đặc biệt không sử dụng tham số của chúng ta.
Qua những năm và đặc biệt nững năm ban đầu chúng ta rất khó khăn bởi vì mục tiêu của họ đưa thuế cao lên để hạn chế việc mua hàng từ nước họ hoặc mua từ nước khác hoặc không mua. Với nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm thẩm quyền, chuyên môn của Việt Nam đặc biệt là Cục phòng vệ thương mại, Bộ Công thương đã nỗ lực giúp cho chúng ta có kết quả bước đầu có doanh nghiệp lớn theo đuổi các vụ kiện có nghiệp vụ về am hiểu trí tuệ để tránh bị thua thiệt.
Bổ sung về chống bán phá giá, ông Nguyễn Hoài Na nói thêm: Ngành hàng tôm cũng có áp dụng một quy định chiến lược chủ động có cam kết và sẵn sàng theo đuổi vụ kiện, tính đến thời điểm này thông qua 3 vụ rà soát các doanh nghiệp bị đơn đều đã có kết quả khá tốt đối với ngành hàng tôm để đó là cơ hội khẳng định với doanh nghiệp Mỹ là chúng ta hoàn toàn là một nền kinh tế thị trường, cạnh tranh sòng phẳng bằng chất lượng chứ không bằng tham số của chúng ta.
Rất nhiều nỗ lực, tiền bạc đã đầu tư vào việc chống bán phá giá này và chúng ta có được những kinh nghiệp liên quan tới phòng vệ chống bán phá giá, cuối cùng kinh nghiệp đầu tiên là nên tham gia 1 cộng đồng, 1 hiệp hội, 1 tổ chức nào đó, trong đó, thúng tôi tham gia hiệp hội hoa sec chúng tôi có uỷ ban tôm, uỷ ban bán cá nước nước ngọt. Tôi xin khẳng định rằng, tôm và cá tra vẫn đang là mặt hàng chủ lực và vẫn đang tiếp tục theo đuổi để khẳng định cho doanh nghiệp Mỹ chúng ta là doanh nghiệp thị trường.. Đặc biệt Bộ Công thương cũng có hỗ trợ định hướng cho cộng đồng doanh nghiệp rất nhiều, duy trì năng lực cạnh tranh, cụ thể ở đây là mức thuế họ phải hạ xuống thấp nhất đến 0%.
Nhà báo Đỗ Thanh Phong: Quay trở lại với câu chuyện về hàng hoá xuất khẩu, một trong những khó khăn ban đầu của ngành thuỷ sản chúng ta là sự bỡ ngỡ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Đây là khó kahwn của doanh nghiệp nhưng cũng là khó khăn chung của cơ quan quản lý nhà nước. Xin ông cho biết Bộ Công Thươmng có những chính sách và hành động cụ thể gì đẻe hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong ngành Thuỷ sản?
Ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thường mại ( Bộ Công Thương): Có thể nói phòng vệ thương mại đối với VN chúng ta là một chủ đề tương đối mới. Ngoại trừ một số ngành hàng đã quen với các biện pháp này như thuỷ sản, Ttép... hay một số hiệp hội như VASEP còn lại đại đa số các lĩnh vực khác, ngành khác đây là lĩnh vực mới. Số lượng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với việt nam chỉ gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trước đó là hạn chế.
Ông Lê Triệu Dũng (người ngồi bên phải) – Cục trưởng Cục Phòng vệ thường mại ( Bộ Công Thương).
Ngay khi cúng ta mới mở cửa và gặp phải các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều ngành hàng, thậm chí cơ quan quản lý nhà nước còn tương đối bỡ ngỡ , thậm chi thất vọng là vì sao chúng ta đã mở cửa rồi, đi ra ngoài lại gặp phải những rào cản như thế này. Tuy nhiên cùng với thời gian, quá trình tiếp xúc, tìm hiểu thì các cơ quan quản lý nhà nước và phần lớn ngành hàng đã dần dần quen và hiểu được bản chất của vấn đề. Đây là có thể coi là tất yếu của môi trường cạnh tranh thương mại quốc tế. Chúng ta muốn tận dụng hiệu quả hiêu quả cao thì phải chấp nhận sống chung và thích nghi với nó. Với nhận thức đó, Chính Phủ đã có những chủ trương rất rõ, cụ thể tại Đại hội Đảng lần thứ 13 vừa rồi có chủ trương nâng cấp hệ thống phòng vệ để bảo vệ lợi ích của nền kinh tế.
Để thực hiện chủ trường này, Cục Phòng vệ thương mại đã có nhiều định hướng, biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất, cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Cụ thể, tập trung tin tức để những ngành liên quan có thể hiểu được phòng vệ thương mại, hiểu được bản chất vấn đề. Song song với đó cung cấp các bản tin báo sớm nguy cơ về phòng vệ thương mại tại thị trường nước ngoài để có chiến lược phòng tránh. Khi phát sinh vấn đề điều tra, Cục phòng vệ thương mại phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu để chúng ta cùng trao đổi chiến lược ứng phó. Quan trọng nhất là đoàn kết, chủ động. Có thể nói, ngành thuỷ sản đã triển khai rất là tốt trong thời gian vừa qua. Trường hợp trong quá trình điều tra thấy có dấu hiệu vio phạm các quy định tổ chức thương mại thế giới, chúng ta sẵn sàng đấu tranh để đưa ra những cơ chế, biện pháp và yêu cầu đúng với pháp luật.
Nhà báo Đỗ Thanh Phong: Thưa ông, ông Nguyễn Hoài Nam chúng ra đã rút ra được những bài học gì trong các vụ kiện chống bán phá giá?
Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP): Chúng ta rút ra được nhiều kinh nghiệp bởi đó là quá trình lớn dần của hội nhập. Đối với cộng doanh nghiệp tôm chúng tôi có thể khẳng định 3 điều tạo nên sức mạnh hay thắng lợi ban đầu, sức cạnh tranh của ngành hàng. Thứ nhất trong ngành hàng nào trong lĩnh vực thương mại đặc biệt là chống bán phá giá khi mà là doanh nghiệp bên kia họ kiện chúng ta mà họ lại dùng luật của họ, những chúng ta lại đoàn kết.
Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
Thực ra, một vấn đề để bán hàng, để duy trì được có tồn tại, bán được hàng hay không, tôi cho rằng, chúng ta nên tham gia một hiệp hội, một cộng đồng. Với kinh nghiệm của chúng tôi chính là nên tham gia hiệp hội VASEP, hiện nay, chúng tôi tổ chức thành 3 nhóm Uỷ ban, chính vì cái đòi hỏi của hoạt động chống kiện bán phá giá chúng tôi có Uỷ ban Tôm, Uỷ ban cá nước ngọt, Uỷ ban hải sản.
Thứ 2 là sự chủ động, một doanh nghiệp đứng lẻ loi không làm được hoặc rất khó, đã là cộng đồng tổ chức thì chúng ta có sự chủ động khi chúng ta nhận được các thông tin về vụ kiện đây là quyết định thắng lợi, chủ động ở là đây là theo kiện và theo kiện có trí tuệ có đầu tư theo cách của người Mỹ. Chúng tôi cũng đã thuê các luật sư ngang tầm với phía Mỹ.
Thứ 3 là sự cải tổ, cải tiến của chính doanh nghiệp được lựa chọn, nếu doanh nghiệp có kết quả thực sự tốt thì đó là sự đầu tư thực hiện nghiệp vụ về kế toán thống kê trong sản xuất và bán hàng mà được đầu tư bài bản tốt sẽ đem lại hiệu quả, kết quả cho doanh nghiệp và cộng đồng.
Nhà báo Đỗ Thanh Phong: Thưa chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, ông đưa ra những dự báo gì về những khó khăn trong ngành thủy sản năm 2022?
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy: Khó khăn trong ngành thủy sản tôi cho rằng có rất nhiều nhưng có 4 yếu tố chính dưới đây.
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy.
Thứ nhất là thị trường: Thị trường Mỹ, Eu là một trong hai thị trường chúng ta lưu tâm. Thứ hai là cạnh tranh: Ecuador là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam. Thứ ba về khu vực sản xuất: Hiện nay khó khăn nhất của người dân hiện gặp nhiều khó khăn: Tiếp cận vốn, sự tăng giá của thức ăn chăn nuôi.
Bên cạnh đó là biến đổi khí hậu, năm 2022 được dự báo khí hậu sẽ biến đổi phức tạp hơn rất nhiều. Cuối cùng đó và về thẻ vàng khi EU chưa gỡ. Cuối cùng nếu dịch bệnh còn kéo dài, công nghệ hỗ trợ chưa đồng bộ thì việc sản xuất, đóng gói và xuất hàng sẽ còn nhiều khó khăn. Về vấn đề lưu ý về giống sản xuất, vốn vay ngân hàng và Nhà nước cần có chính sách cho cán bộ, công nhân và xây dựng cơ sở y tế đảm bảo an sinh cho người lao động trong các khu chế xuất.
Nhà báo Đỗ Thanh Phong: Quay trở lại câu chuyện về hàng hóa xuất khẩu, hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế, các ngành sản xuất đều hướng tới việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đồng thời, bảo vệ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Xin ông cho biết, Bộ Công Thương có những chính sách và hành động cụ thể gì để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong ngành thủy sản?
Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Về vấn đề da dạng sản phẩm, ở góc độ một ngành hàng, nhiều doanh nghiệp hay tại một doanh nghiệp thôi cũng luôn luôn là một tiêu chí. Để đa dạng quy mô nào,phụ thuộc nhiều vào sản phẩm, khả năng định hướng của mỗi doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
Tôi muốn chia sẻ, đa dạng thị trường cũng là một trong những biện pháp hóa giải, hạn chế những biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có chống bán phá giá đối với những mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Ngoài việc phải đoàn kết, chủ động nâng cấp hệ thống truy xuất, quản lý, kế toán thì chúng ta cần đa dạng thị trường. Mỗi thị trường sẽ có những quy định khác nhau, có văn hóa tiêu dùng khác nhau, sẽ gặp đối tác cạnh tranh khác nhau...
Để làm tốt đa dạng hóa thị trường, theo kinh nghiệm ngành hàng của chúng tôi cần nâng cao năng lực của mình, chất lượng sản phẩm, số lượng hàng hóa. Khi đạt được sống lượng hàng hòa ổn định thì mới dám ký kết những đơn hàng theo quy chuẩn chất lượng của mình. Khi hội nhập, đa dạng hóa thị trường cần phải đầu tư về nguồn lực, đặc biệt các hệ thống quản lý chất lượng khác nhau.
Ví dụ, muốn tập trung xuất khẩu Trung Đông, các quốc gia Hồi giáo cần có chứng nhận, hoặc tìm hiểu quy cách đóng gói khác nhau. Như mặt hàng cá tra, đối với châu Âu thì họ sử dụng size cá khoảng 0.9kg/con là đa số, phải lóc da, thịt trắng. Tuy nhiên, tại thị trường Trung Đông, thì họ sử dụng rộng rãi hơn, size lớn hơn và không cần lóc da có thể sử dụng cả cá trăng và hồng. Như vậy mỗi thị trường có những quy cách, cách chế biến khác nhau, hệ thống quản lý chất lượng khác nhau. Ngoài vấn để định hướng, cạnh tranh cần nâng cao đáp ứng năng lực về chất lượng, sản lượng đến hệ thống quản lý và quy cách đóng gói.
Nhà báo Đỗ Thanh Phong: Quay trở lại câu chuyện về bảo vệ ngành thủy sản xuất khẩu, thời gian qua, công tác này được đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh, ông đánh giá như thế nào về ý thức, nhận thức của người dân, doanh nghiệp thủy sản về lĩnh vực PVTM? Với những diễn biến khó lường của thị trường thế giới, đại dịch Covid-19, người dân, doanh nghiệp cần có những chuẩn bị gì?
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương): Cục PVTM cho rằng tôm, cá là các ngành xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam, là động lực phát triển kinh tế của nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng của ngành, mặt hàng thủy sản dễ dàng trở thành đối tượng của các vụ việc PVTM nước ngoài. Vì vậy, Cục đã chủ động theo dõi số liệu xuất nhập khẩu sản phẩm tôm, cá, cập nhật quy định pháp luật về PVTM của nước sở tại không chỉ đối với thị trường Hoa Kỳ mà cả với các thị trường xuất khẩu khác để cung cấp thông tin liên quan và hỗ trợ Hiệp hội, doanh nghiệp.
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương).
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và hiệp hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ kháng kiện, tiến hành trao đổi song phương với các cơ quan cùng cấp tại các nước nhập khẩu, yêu cầu các quốc gia tuân thủ quy định của WTO khi áp dụng các biện pháp PVTM để góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam khi ứng phó kịp thời với các vụ kiện ở nước ngoài, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2019 trong đó tập trung vào công tác dự báo và xử lý nghiêm những hành vi chuyển tải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ, lẩn tránh thuế PVTM nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Hiện nay, trong các kỳ rà soát CBPG đối với cá tra, basa và tôm, khối lượng thông tin cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp là rất lớn, thời gian bị giới hạn, chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản cần tập trung nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan để phục vụ cho quá trình điều tra ngay từ thời điểm cơ quan điều tra thông tin về đợt rà soát. Do vậy, để chủ động cung cấp thông tin doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, lưu trữ hồ sơ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu về truy xuất nguồn gốc, quy định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) đối với tôm, cá… như chất phụ gia, dư lượng kháng sinh,...
Nhà báo Thanh Phong: Trước khi kết thúc chương trình, xin đặt câu hỏi với 2 vị khách mời đến từ Bộ Công Thương và chuyên gia nông nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế, để có thể duy trì đà tăng trưởng, phát triển, chắc chắn công tác phòng vệ, xúc tiến thương mại vẫn chiếm vị trí hết sức quan trọng. Đứng dưới góc độ là chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước, xin các ông cho biết khuyến cáo của mình về vấn đề trên đối với các doanh nghiệp, hiệp hội, sản xuất, xuất khẩu nông sản trong nước nói chung.
Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ cho biết, khuyến nghị thứ nhất là các chính sách về vốn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp để vượt qua các khó khăn của đại dịch còn tồn tại. Thứ nữa, đối với khu vực sản xuất, đối với thuỷ sản thì môi trường, thức ăn và giống rất quan trọng với người nông dân, Trong đó có những mặt hạn chế cần tập trung tháo gỡ kể cả về mặt chính sách hay các doanh nghiệp, trung tâm sản xuất giống để đảm bảo cung ứng cho người nông dân.
Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ.
Đặc biệt nữa là vấn đề môi trường đối với khu vực Đồng bằng Sông Cưu Long – cần phải đầu tư lớn vì ở đó ngân sách của địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời tăng tốc với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đó chính là biểu hiện của tăng tốc tốt nhất mà chúng ta cam kết với khách hàng. Và cuối cùng đối với ngành, chúng tôi cho rằng phải tiến tới một nền sản xuất có hậu cần, có nghĩa là sự cam kết mua hàng và giá cả để gắn chăn nuôi, chế biến với khu vực sản xuất là mấu chốt của vấn đề, trên cơ sở hài hoà về mặt lợi ích thì sự bắt tay giữa khu vực sản xuất, người chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu mới bền vững và đi được đến đích đã đặt ra.
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương): Đối với ngành thuỷ sản trong giai đoạn vừa qua đã có những kết quả rất tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu. Chúng tôi cho rằng, chúng ta sẽ phát huy tốt hơn nữa trên cơ sở lợi thế của chúng ta trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có thể ứng phó với các thách thức, rào cản của thị trường xuất khẩu trong lĩnh vực phòng vệ thương mại thì các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, VASEP, các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục thực hiện định hướng để có thể ứng phó hiệu quả với các rào cản phòng vệ thương mại.
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương).
Cụ thể, tiếp tục theo dõi sát nhưng diễn biến tại các thị trường xuất khẩu lớn, đặc biệt là Hoà Kỳ. Thứ nữa, phải phối hợp đoàn kết giữa các bên liên quan. Trong đó, kinh nghiệm rất lớn của ngành thuỷ sản, thép.. trong việc có thể ứng phó hiệu quả đối với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Cuối cùng, nên tập trung định hướng nâng cấp quản lý và phát triển nghành nguyên liệu của mình để chúng ta có thể khai thác hiệu quả các cam kết về hội nhập.
Tất nhiên, chúng ta có những thách thức là vấn đề liên quan đến đánh bắt thuỷ sản, vệ sinh an toàn thực sản... Song với định hướng, nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp... tôi cho rằng ngành thuỷ sản chúng ta là minh chứng rõ nhất cho việc của chúng ta hội nhập rất thành công của nền kinh tế nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng.
Phó TBT Nguyễn Văn Hoài (ngoài cùng bên trái) tặng hoa các chuyên gia tham dự tọa đàm.
Nhà báo Thanh Phong: Trước khi kết thúc chương trình, xin đặt câu hỏi với 2 vị khách mời đến từ Bộ Công Thương và chuyên gia nông nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế, để có thể duy trì đà tăng trưởng, phát triển, chắc chắn công tác phòng vệ, xúc tiến thương mại vẫn chiếm vị trí hết sức quan trọng. Đứng dưới góc độ là chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước, xin các ông cho biết khuyến cáo của mình về vấn đề trên đối với các doanh nghiệp, hiệp hội, sản xuất, xuất khẩu nông sản trong nước nói chung.
Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ cho biết, khuyến nghị thứ nhất là các chính sách về vốn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp để vượt qua các khó khăn của đại dịch còn tồn tại. Thứ nữa, đối với khu vực sản xuất, đối với thuỷ sản thì môi trường, thức ăn và giống rất quan trọng với người nông dân, Trong đó có những mặt hạn chế cần tập trung tháo gỡ kể cả về mặt chính sách hay các doanh nghiệp, trung tâm sản xuất giống để đảm bảo cung ứng cho người nông dân.
Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ.
Đặc biệt nữa là vấn đề môi trường đối với khu vực Đồng bằng Sông Cưu Long – cần phải đầu tư lớn vì ở đó ngân sách của địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời tăng tốc với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đó chính là biểu hiện của tăng tốc tốt nhất mà chúng ta cam kết với khách hàng. Và cuối cùng đối với ngành, chúng tôi cho rằng phải tiến tới một nền sản xuất có hậu cần, có nghĩa là sự cam kết mua hàng và giá cả để gắn chăn nuôi, chế biến với khu vực sản xuất là mấu chốt của vấn đề, trên cơ sở hài hoà về mặt lợi ích thì sự bắt tay giữa khu vực sản xuất, người chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu mới bền vững và đi được đến đích đã đặt ra.
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương): Đối với ngành thuỷ sản trong giai đoạn vừa qua đã có những kết quả rất tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu. Chúng tôi cho rằng, chúng ta sẽ phát huy tốt hơn nữa trên cơ sở lợi thế của chúng ta trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có thể ứng phó với các thách thức, rào cản của thị trường xuất khẩu trong lĩnh vực phòng vệ thương mại thì các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, VASEP, các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục thực hiện định hướng để có thể ứng phó hiệu quả với các rào cản phòng vệ thương mại.
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương).
Cụ thể, tiếp tục theo dõi sát nhưng diễn biến tại các thị trường xuất khẩu lớn, đặc biệt là Hoà Kỳ. Thứ nữa, phải phối hợp đoàn kết giữa các bên liên quan. Trong đó, kinh nghiệm rất lớn của ngành thuỷ sản, thép.. trong việc có thể ứng phó hiệu quả đối với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Cuối cùng, nên tập trung định hướng nâng cấp quản lý và phát triển nghành nguyên liệu của mình để chúng ta có thể khai thác hiệu quả các cam kết về hội nhập.
Tất nhiên, chúng ta có những thách thức là vấn đề liên quan đến đánh bắt thuỷ sản, vệ sinh an toàn thực sản... Song với định hướng, nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp... tôi cho rằng ngành thuỷ sản chúng ta là minh chứng rõ nhất cho việc của chúng ta hội nhập rất thành công của nền kinh tế nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng.
Là hai thành viên quan trọng trong nội khối ASEAN, đóng góp lớn vào sự phát triển của Cộng đồng ASEAN (AC), nhưng những diễn biến xung đột biến giới giữa Thái Lan và Campuchia không chỉ tác động xấu đến kinh tế xã hội hai nước mà còn tác động sâu rộng đến sự ổn định, phát triển kinh tế trong ASEAN nói chung, trong đó có Việt Nam.
Với cách chế biến rau củ này tăng độ mềm, mượt và bóng đẹp cho món ăn, rau củ có độ trơn mịn, dễ ăn, ít bị khô hay nứt nẻ bề mặt.
TS.BS Đỗ Thị Thuý Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, sức khoẻ hai cháu bé bị thương rất nặng trong vụ tai nạn liên hoàn tại đường Nguyễn Trác, Dương Nội đã có chuyển biến tích cực.
Mở rộng điều tra chuyên án điều tra vụ đánh bạc và tổ chức đánh bạc quy mô khoảng 350 tỷ đồng trên không gian mạng, Công an TP.Đà Nẵng vừa triệu tập, làm rõ hành vi của 19 đối tượng, khởi tố 14 người, trong đó có 10 bị can bị bắt tạm giam.
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại Sơn La, khiến 2 người tử vong, 2 người mất tích; nhiều khu vực ngập lụt, sạt lở.
Đoàn thể thao Campuchia nhiều khả năng bị Thái Lan cấm tham dự SEA Games 33 - kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á sẽ diễn ra vào tháng 12 tới đây.
Sáng 27/7, Thái Lan và Campuchia vẫn xảy ra đấu pháo qua lại dù trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi hai bên ngừng bắn.
Bao đời nay, người dân xã Mỹ Lý, Nghệ An chưa từng chứng kiến một trận lũ nào kinh hoàng đến vậy. Chỉ sau một đêm, dân bản không còn nhà để về. Những bản làng trù phú bên dòng sông Nậm Nơn giờ đây chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát.
Ngành Nuôi trồng thủy sản đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại và bền vững, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho giới trẻ.
Tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, sáng nay (27/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã dự Lễ khởi công xây dựng Trường liên cấp Tiểu học – Trung học cơ sở Si Pa Phìn tại bản Nậm Chim 1, xã Si Pa Phìn.
Ngày 27/07/2025, tại trạm Macao (Trung Quốc), Phương Mỹ Chi đã có phần tranh tài tại Chung kết cuộc thi âm nhạc quốc tế Sing!Asia 2025. Nữ ca sĩ ghi dấu ấn với nhiều khán giả trong và ngoài nước bởi các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa.
Trong lúc nhiều nông dân loay hoay với điệp khúc "được mùa mất giá" thì lão nông Nguyễn Hồng Phương ở An Giang đã mạnh dạn đưa giống lúa Nhật vào sản xuất lúa sạch, giúp hơn 200 thành viên HTX cùng vươn lên làm giàu.
Giữa khói lửa kháng chiến, khi máu đổ và xương rơi nơi tiền tuyến, một ngày đặc biệt đã ra đời để cả dân tộc tri ân những người con ngã xuống vì độc lập tự do. Ngày 27/7 – Ngày Thương binh Liệt sĩ – không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà là bản tuyên ngôn của lòng biết ơn, được hun đúc từ tấm lòng của Bác Hồ và nghĩa tình của nhân dân dành cho những người đã hy sinh anh dũng vì Tổ quốc.
Lan Phương, Quỳnh Nga, Thu Quỳnh, Thanh Hương - nữ diễn viên tài sắc trong các bộ phim truyền hình của VTV đều từng đổ vỡ hôn nhân.
Sau khi lắp hàng rào cứng trên đường Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng, Sở Xây dựng Hà Nội vừa yêu cầu tiến hành thi công hàng rào phân làn phương tiện trên cầu Nhật Tân để phân làn phương tiện.
Theo một số nguồn tin, tiền đạo Geovane Mango đã chia tay Hồng Lĩnh Hà Tĩnh để gia nhập CLB Ninh Bình.
Nhiều người dân, tài xế vẫn lo xe bị ảnh hưởng khi sử dụng xăng sinh học. Thực tế, chỉ sau một thời gian triển khai E5 trước đây, hiện các cột xăng E5 trên thị trường gần như mất hút.
Tại Chung kết Hội thi Điều lệnh, Quân sự, Võ thuật Công an nhân dân lần thứ VI diễn ra tại Cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội), lực lượng cảnh sát Việt Nam đã khẳng định sức mạnh, bản lĩnh qua các màn trình diễn tấn công, trấn áp tội phạm đầy kịch tính.
Nuôi hươu lấy nhung là một trong những cách tăng thu nhập, giảm nghèo mới của người dân xã Triệu Nguyên, huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị cũ, nay thuộc tỉnh Quảng Trị mới.
Lực lượng phòng thủ Ukraine đã tiêu diệt Đại tá Lebedev, chỉ huy Trung đoàn súng trường cơ giới số 83 thuộc Sư đoàn súng trường cơ giới số 69 của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga.
Paris Jackson, con gái của “vua nhạc pop” Michael Jackson sở hữu khối tài sản kếch xù và sự nghiệp âm nhạc đáng chú ý, nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Hai chân đau nhức, không thể đi lại nhưng do gia đình khó khăn, cụ ông vẫn trì hoãn đi viện, chỉ đến khi đau đớn đến kiệt sức mới đi khám.
4 con giáp này có tư duy nhanh nhạy và luôn tìm ra những khoảng trống thị trường nhanh hơn người khác, nhờ đó đầu tư hiệu quả, kiếm tiền nhanh chóng.
Mực nước trên sông Mã đoạn qua tỉnh Sơn La tăng nhanh, nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp trong đêm để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Ngôi nhà mái ngói ở Đồng Nai là biểu tượng của lối sống hai điểm đến, kết hợp giữa sự kết nối hạ tầng và tinh thần nghỉ dưỡng, với thiết kế thô mộc, tối giản và chan hòa thiên nhiên.
Lý Nhật Quang là Tri châu đầu tiên của vùng đất Nghệ An. Tên tuổi của ông gắn liền những truyền thuyết, được người dân suy tôn là bậc thánh nhân.
Cổng thông tin điện tử Bộ Công an trả lời bạn đọc về những trường hợp xe ô tô chở hàng được chở người.
Thị trường xe điện tại TP.HCM có phần nóng hơn sau thông tin đề án chuyển đổi toàn bộ 400.000 xe máy xăng của tài xế, shipper sang xe điện. Các hãng gọi xe cũng bắt đầu tung ra nhiều ưu đãi, trợ giá dành cho tài xế.
Võ Hoàng Minh Khoa “quay xe” với CLB CAHN?; Antony có thể đến Saudi Pro League chơi bóng; PSG sẵn sàng bán Donnarumma; Liverpool vẫn quan tâm đến Anthony Gordon; Mauro Icardi khởi kiện Wanda Nara.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi tiếp tục bùng phát, UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành công điện khẩn yêu cầu các xã, phường, đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống. Chủ tịch UBND các xã, phường sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để dịch bệnh phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn
Nằm tại xã Long Cốc (huyện Tân Sơn cũ, tỉnh Phú Thọ), đồi chè Long Cốc được ví như một "thiên đường xanh" giữa đại ngàn. Dù là lúc bình minh vừa ló rạng hay hoàng hôn dần buông xuống, nơi đây đều mang một vẻ đẹp riêng biệt, làm say lòng bao nhiếp ảnh gia và níu chân du khách gần xa.