"Trục trặc" chuyển đổi số nông nghiệp: Khi máy bay không người không thể lái... thiếu sóng, thiết bị kém (Bài 2)
Dù đã chi bạo tay mua máy bay không người lái trị giá 600 triệu đồng, nhưng đến giờ ông Trịnh Viết Chiến (hơn 60 tuổi) ở huyện Hoa Lư (Ninh Bình) vẫn chưa thể điều khiển được chiếc máy này để phun thuốc trừ sâu, rải phân. Có thời điểm, ông phải nhờ con rể lái thay nhưng do sóng kém nên máy bay hoạt động rất chập chờn.
Trần Quang
Việt Anh
17/10/2023 07:00
Clip: Dù đầu tư mua và biết sử dụng hàng chục máy nông nghiệp hiện đại nhưng ông Trịnh Viết Chiến ở Hoa Lư (Ninh Bình) vẫn không thể vận hành máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu, bón phân vì kém hiểu biết về công nghệ và sóng bay chập chờn. Ảnh: Trần Quang
Là một trong những nông dân làm cánh đồng mẫu lớn đầu tiên của tỉnh Ninh Bình, ông Trịnh Viết Chiến nổi danh là tay "chơi trội" khi lần lượt "trình làng" hàng loạt máy nông nghiệp từ máy làm đất, máy cấy, máy gặt, lò sấy lúa cỡ lớn.... và mới đây ông lại sắm thêm một chiếc máy bay không người lái trị giá 600 triệu đồng khiến cả làng phải "ngả mũ" thán phục.
"Dù tôi không biết chữ, thi bằng lái ô tô trượt liên tục nhưng giờ ngồi lên máy nông nghiệp nào tôi cũng lái ngon lành", ông Chiến vui vẻ chia sẻ.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về chuyện lái chiếc máy bay không người lái, ông Chiến lại lắc đầu: "Cái máy này hiện đại chạy bằng hệ thống điều khiển từ xa nên tôi "bó tay".
Ông Chiến cho biết, từ năm 2020, ông đã đầu tư mua máy bay phun thuốc sâu nhưng sau nhiều lần gặp sự cố và rơi khoảng 6-7 lần khiến ông rất chán nản.
Ông Chiến kiểm tra máy bay không người lái trước khi đưa ra đồng để vận hành phun thuốc trừ sâu cho lúa mùa năm 2023 tại cánh đồng ở huyện Hoa Lư.
"Khi mua máy bay, chúng tôi được công ty cho tập huấn bay phun thuốc rất kỹ và bài bản nhưng khi vận hành bay trên thực tế ở cánh đồng, dù không va hay gặp vật cản nhưng máy vẫn rơi. Mỗi lần rơi chúng tôi đều gọi cán bộ kỹ thuật của công ty để bảo hành, sửa chữa nhưng họ yêu cầu tôi phải gửi máy bay về công ty, đưa hộp đen sang Trung Quốc để phân tích, tìm nguyên nhân. Không chỉ tồn nhiều chi phí sửa chữa mà thiết bị của công ty cũng ít nên phải chờ khá lâu mới có thiết bị thay thế"- ông Chiến nói.
Theo ông Chiến, gia đình ông đã phải chi hơn 500 triệu đồng mua máy bay nhưng chi phí sửa chữa trong khoảng hơn 2 năm sử dụng cũng đến cả trăm triệu đồng. Đến năm 2022, ông đành phải bán lại may bay cũ cho công ty với giá khoảng 100 triệu đồng và mua máy bay mới với giá gần 600 triệu đồng.
"Thời điểm đầu mua máy, phía công ty cũng có ý định đào tạo, hướng dẫn tôi vận hành máy bay nhưng khi biết tôi không biết chữ nên họ không dám dạy bay. Tôi có nhờ công ty dạy con gái (đã lấy chồng ở quê) và cháu ruột lái máy bay không người lái. Sau khi mua máy về, con gái tôi tập lái một thời gian cũng chán nên sang Nhật Bản làm ăn, ở nhà việc lái máy bay chỉ trông chờ vào đưa cháu ruột hỗ trợ, thỉnh thoảng con rể tôi cũng sang lái giúp nên cũng đỡ vất vả", ông Chiến nói thêm.
Hiện nay, ông Chiến đang cấy khoảng gần 150 mẫu ở trong và ngoài huyện nên khi đến mùa vụ ông thường xuyên đưa máy làm đất, máy cấy, máy bay... đến tận ruộng ở các vùng để làm. "Làm nông nghiệp quy mô lớn bằng máy móc rất tiện và hiệu quả. Dù người làm không phải lội ruộng nhưng năng suất lúa vẫn đạt cao, chi phí lại giảm nhiều. Nếu như người dân làm manh mún chi phí đến hơn 1 triệu đồng (gồm tiền giống, phân, thuốc, máy móc) nhưng tôi làm ruộng chỉ hết nửa công khoảng trên 600.000 đồng", ông Chiến khoe.
Anh Phạm Quang Đức (con rể ông Chiến) khó vận hành máy bay vì sóng bay chập chờn.
Bên cạnh việc sử dụng máy phục vụ sản xuất của gia đình, ông Chiến còn thường xuyên mang các loại máy đi làm giúp bà con trong và ngoài tỉnh. "Tôi rất sẵn máy, chỉ cần bà con có nhu cầu gọi điện đến là tôi đưa máy đến tận ruộng. Riêng máy bay của tôi nêu có sóng ổn định một ngày bay hết công suất có thể phun thuốc trừ sâu, bón phân hàng chục ha lúa", ông Chiến khẳng định.
Dù máy bay hoạt động rất hiệu quả nhưng thời gian gần đây, chiếc máy bay hiện đại của ông Chiến lại gặp vấn đề, khó bay. Từ khoảng tháng 8/2023, máy bay không người lái hoạt động rất phập phù, chập chờn, có hôm chúng tôi chở máy ra đồng pha xong thuốc nhưng máy không bắt được sóng để cất cánh khiến tôi rất bức xúc.
Theo kinh nghiệm làm nông của ông Chiến, trong thời điểm lúa mùa có sâu, bệnh, hàng ngày ông thường chọn thời điểm buổi chiều khoảng từ 14 giờ đến 17 giờ, trời nắng đẹp, cây lúa đã ráo sương để phun thuốc trừ sâu đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, do máy bay liên tục mất sóng khiến kế hoạch, công việc của ông bị đảo lộn khá nhiều.
Để tìm giải pháp khắc phục, hai bố con ông Chiến đã nhiều lần gọi điện cho đơn vị bán máy bay để phản ánh nhưng không có phản hồi tích cực. "Phía công ty họ bảo do bão từ và sóng từ máy chủ bên Trung Quốc kém nên không chỉ máy bay của tôi mà các máy bay hoạt động ở các vùng khác cũng gặp khó. Lúa đang nhiều sâu bệnh, máy bay mua đắt tiền mà không hoạt động được khéo chúng tôi phải trả máy về công ty", ông Chiến ngậm ngùi.
Cũng trong hoàn cảnh với ông Trịnh Viết Chiến, bà Bùi Kiều, nông dân ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) cũng đang đau đầu vì máy bay liên tục mất sóng không thể cất cánh, thậm chí có thời điểm đang bay lại rơi bất ngờ nên bà đưa máy về công ty sửa chữa, bảo hành.
"Chúng tôi mua máy bay trị giá hàng trăm triệu đồng nhưng đến giờ mới bay được vài lần trong khoảng tháng 4 và tháng 5. Tuy vậy trong quá trình lái, máy bay của tôi từng bị rơi 2 lần, một lần là trong lúc nhân viên của doanh nghiệp bán máy bay về lái bị rơi. Lần rơi thứ 2 là do con trai tôi lái bị mất sóng nên rơi giữa đồng hư hỏng nặng nên phải đưa về công ty sửa chữa", bà Kiều nhớ lại.
Ông Chiến kiểm tra sức khỏe của lúa mùa 2023 trên cánh đồng của huyện Hoa Lư.
Bà Kiều cho biết thêm, máy bay không người lái là công nghệ mới nhất, máy bay hoạt động công suất lớn, tải trọng tối đa lên đến 40kg, tích hợp cả hệ thống xả lúa, điều khiển tự động. Ngoài ra, máy còn được trang bị nhiều tính năng thông minh, người sử dụng chỉ cần ở vị trí thuận lợi, điều khiển máy bay qua thiết bị điều khiển từ xa là drone sẽ cất cánh và phun thuốc cho toàn cánh đồng.
Nhờ công nghệ phun sương, các hạt thuốc được phun ra dưới dạng sương mù giúp thẩm thấu tốt, tăng hiệu quả diệt trừ sâu bệnh mà lại tiết kiệm thuốc, hiệu suất phun vượt trội. Nếu phun thủ công cho 1ha lúa phải mất hàng giờ đồng hồ thì giờ đây dùng máy bay chỉ mất 15 phút là xong, lại bảo vệ được sức khỏe cho người nông dân.
Đặc biệt máy bay không người lái còn có tính năng thông minh, xác định tình trạng cây trồng, tính toán chính xác lượng thuốc cần phun để tránh lãng phí thuốc và giảm tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khi thu hoạch.
Cũng theo bà Kiều, khi dùng máy bay không người lái việc phun thuốc trừ sâu cho cây lúa sẽ thực hiện tự động hóa hoàn toàn, bình quân mỗi ngày có thể phun được khoảng 30-50ha, rút ngắn thời gian phun, tăng khả năng phòng trừ sâu bệnh, giảm thiểu độc hại cho con người, bảo vệ môi trường bởi toàn bộ vỏ bao bì thuốc BVTV được người chuẩn bị thuốc thu gom, xử lý tập trung đúng kỹ thuật.
Hạ tầng sóng chưa đồng bộ
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Bùi Hữu Ngọc - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tỉnh Ninh Bình cho biết, tôi cũng từng nhận được phản ánh của ông Chiến về tình trạng máy bay không người lái hoạt động phập phù vì sóng kém khoảng hơn 1 tháng (tháng 8/2023). Tuy nhiên, khoảng đầu tháng 9/2023, có nông dân ở Yên Khánh thuê ông Chiến phun thuốc trừ sâu thấy máy bay vẫn hoạt động khá hiệu quả.
"Có thể do hạ tầng mạng, sóng vệ tinh chưa đồng bộ nên sóng phục vụ máy bay còn phập phù", ông Ngọc nói và cho biết, khi mua máy bay không người lái, ông Chiến cũng được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh.
Khi xét duyệt hồ sơ và bay thử nghiệm thực tế phun thuốc trừ sâu, bón phân tại các ruộng, chúng tôi thấy máy bay không người lái hoạt động rất ổn định, hiệu quả nên đã hỗ trợ ông Chiến khoảng 200 triệu đồng để mua máy về phục vụ sản xuất", ông Ngọc khẳng định.
Bà Bùi Kiều, chủ một máy bay không người lái ở Kim Sơn (Ninh Bình) cho biết, trong quá trình sử dụng máy bay, chúng tôi từng bị rơi máy 2 lân. Một lần là trong lúc nhân viên của doanh nghiệp bán máy bay về lái bị rơi. Lần rơi thứ 2 là do con trai tôi lái bị mất sóng nên rơi giữa đồng hư hỏng nặng nên phải đưa về công ty sửa chữa.
Máy bay theo sơ đồ chấm điểm trên hệ thống tự vẽ đường bay trước nên trong quá trình phun không bị lọt, sót lúa. Khi đang phun nếu hết thuốc, máy bay tự cắm cờ đánh dấu vị trí đang thực hiện, bay về tiếp thuốc và tiếp tục phun.
Tuy vậy, bà Kiều cũng phải thừa nhận, việc sử dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu, bón phân, rải hạt giống ở các tỉnh miền Bắc còn quá nhiều khó khăn. "Chúng tôi mua máy về phục vụ sản xuất của gia đình nhưng chủ yếu là để phục vụ giúp dân làm lúa ở quê hương bớt sức lao động, tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào nhưng do các cánh đồng tại các xã, huyện trên địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh vẫn đa phần là làm manh mún, nhỏ lẻ. Có hộ chỉ cấy một vài sào nên bà con toàn dùng bình phun, rải phân, cấy lúa bằng tay nên chúng tôi có ít đơn hàng để làm", bà Kiều ngậm ngùi.
"Tôi đầu tư mua máy trị giá hàng trăm triệu đồng nhưng đến giờ mới bay bay chưa nổi một vụ được vài chục ha. Tính chi phí bỏ ra thì gia đình bị âm vốn nặng", bà Kiều nói.
Do thiết bị và hạ tầng sóng hạn chế
Trước thông tin máy bay không người lái của nông dân khó bay phun thuốc trừ sâu do bão từ, ông Lê Huy Minh, chuyên gia của Viện Vật lý Địa cầu (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) cho rằng: Trong thời điểm từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 8/2023 trên hệ thống của chúng ta không xuất hiện bão từ nên thông tin máy bay không người lái không hoạt động được do bão từ là không chính xác.
"Máy bay không người lái hoạt động bằng bộ điền khiển mặt đất, điện thoại thông minh cầm tay nên nếu không hoạt động được có thể do hạ tầng sóng cung cấp cho máy hạn chế và thiết bị có vấn đề nên mới khó cất cánh", ông Minh khẳng định.
Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Tương Lai, xã Tân An Hội, TP HCM (hình thành từ 3 xã của huyện Củ Chi cũ) nuôi cá đồng thành công. Bà Nguyễn Thị Ánh Lan, nữ Giám đốc HTX Thuỷ sản Tương Lai vốn là một dược sĩ, chuyển sang nghề nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc đồng, thu hút nông dân cùng làm chung, doanh thu 6 tỷ đồng/năm.
Theo tiết lộ của tiền vệ Việt kiều Julien Nguyễn, LĐBĐ Việt Nam (VFF) đang hỗ trợ anh trong quá trình nhập tịch. Nếu nhập tịch thành công, nhiều khả năng cầu thủ 19 tuổi sẽ được HLV Kim Sang-sik triệu tập lên U23 Việt Nam hoặc ĐT Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Quyền Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechaichai sẽ đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia vào thứ Hai (28/7) để thảo luận về xung đột giữa hai nước, hãng thông tấn nhà nước Malaysia Bernama đưa tin hôm Chủ nhật, trích lời Bộ trưởng Ngoại giao nước này Mohamad Hassan.
Vùng đất bãi ven sông Kỳ Cùng của phường Đông Kinh, tỉnh Lạng Sơn, có một ông nông dân trồng thành công vườn nho Hạ đen trĩu quả. Đó ông Hoàng Văn Ba, một nông dân đã mạnh dạn đưa cây nho Hạ đen về trồng, mở ra một hướng đi làm giàu bền vững.
Từng được biết đến với những dãy núi trập trùng và cảnh quan hoang sơ, hương cà phê “nức lòng” du khách, vùng đất này nay bỗng gây bất ngờ khi hé lộ “đóa hoa” tuyệt sắc giữa sóng biển xanh biếc.
Tin đồn thất thiệt lan truyền "đập thủy điện Bản Vẽ bị vỡ" khiến nhiều người dân vùng hạ du hoang mang bỏ chạy lên núi. Trong khi thực tế, thủy điện Bản Vẽ đang vận hành bình thường, không có bất kỳ sự cố nào xảy ra.
Giữa phố thị Thụy Khuê nhộn nhịp, chùa Bà Đanh vẫn lặng lẽ tồn tại suốt hơn 500 năm với lớp lớp dấu tích lịch sử. Ít ai ngờ, ngôi chùa cổ này từng là nơi hành lễ của những tù binh Chiêm Thành sau chiến thắng của vua Lê Thánh Tông năm 1471. Đằng sau vẻ trầm mặc là một câu chuyện chưa kể về Phật giáo, chiến tranh và số phận những con người bại trận.
Lũ đi qua, nhóm thợ sửa chữa đồ điện dân dụng lập tức lên đường đến xã Tương Dương, Nghệ An để sửa các thiết bị cho bà con nhân dân, tất cả đều miễn phí.
Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025 là lễ hội đầu tiên sau khi khu di tích được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. TP.Hải Phòng sẽ tổ chức nâng tầm lễ hội.
Cây lục bình (bèo Tây, bèo Nhật Bản) phủ kín các kênh, rạch ở xã Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long mới (trước sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, xã Châu Thành là một phần diện tích của huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh cũ) khiến việc tưới tiêu, vận chuyển nông sản bị gián đoạn nghiêm trọng khi bước vào vụ thu hoạch lúa Hè Thu.
Ngày 27/7, Công an xã Hàm Liêm, tỉnh Lâm Đồng cho biết, các cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ một đối tượng có hành vi đột nhập vào nhà người dân để xử lý theo quy định pháp luật.
Từ tháng 4 đến giữa tháng 7/2025, đàn chó sói hoang dã đã liên tục tấn công gia súc tại các bản Na Côm, Hin Phon, Huổi Chanh và Sơn Tống thuộc xã Núa Ngam, tỉnh Điện Biên (xã Ngúa Nam trước đây thuộc huyện Điện Biên), gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và tâm lý hoang mang cho người dân
Vụ xe khách lật xảy ra rạng sáng 25/7 trên QL 1A (đoạn qua phường Sông Trí, tỉnh Hà Tĩnh) khiến 10 người tử vong, 15 người bị thương. Nguyên nhân ban đầu được xác định do tài xế chạy quá tốc độ trong điều kiện đường trơn trượt.
Tiền bất ngờ đổ mạnh vào cổ phiếu VCG của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đẩy cổ phiếu tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/7.
Không quân Thái Lan triển khai 4 máy bay F-16 để vô hiệu hóa các mối đe dọa tên lửa từ Campuchia gần Prasat Ta Muen Thom và Prasat Ta Kwai ở Surin, tờ The Nation của Thái Lan đưa tin.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 27/7, đoàn đại biểu của tỉnh Lào Cai do Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phường Lào Cai và các anh hùng liệt sỹ tại phường Cam Đường.
Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, sau 4 tuần triển khai, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã bước đầu phát huy hiệu quả. Tính đến ngày 24/7, toàn tỉnh đã tiếp nhận 68.594 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó 54.993 hồ sơ nộp trực tuyến; chính quyền cấp xã tiếp nhận tới 63.096 hồ sơ.
Trong số 11 cầu thủ U23 Việt Nam ra sân ở trận bán kết giải vô địch U23 Đông Nam Á với đội U23 Philippines, chỉ có 2 người chưa được hít thở bầu không khí tại V.League. Một là Võ Anh Quân, người còn lại là Nguyễn Xuân Bắc.
Sau giai đoạn đăng ký nguyện vọng đại học 2025, các thí sinh sẽ tiến hành bước tiếp theo là thanh toán lệ phí nguyện vọng 2025 trên Hệ thống của Bộ GDĐT. Cách thanh toán lệ phí nguyện vọng 2025 trên hệ thống của Bộ GDĐT chuẩn nhất được chúng tôi gửi tới thí sinh.
Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM vừa thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế TP.HCM 6 tháng cuối năm 2025. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, kiên định mục tiêu tăng trường tổng sản phẩm (GRPD) năm 2025.
Trong tác phẩm "Thiên long bát bộ" của cố nhà văn Kim Dung, Tiêu Phong và Hư Trúc là anh em kết nghĩa cùng với Đoàn Dự và họ đều sở hữu những môn võ công tinh diệu. Nếu đặt giả thuyết Tiêu Phong và Hư Trúc đọ sức với nhau, sẽ không dễ tìm ra người chiên thắng.
Cái chết bất ngờ của người chồng mắc bệnh tiểu đường đã khiến một phụ nữ trẻ ở Trung Quốc thề nguyện không đi bước nữa, làm dấy lên cuộc tranh luận trên mạng xã hội về lòng thủy chung.
HAGL đã âm thầm đón 5 tân binh, gồm những ai? Felix "hủy kèo" với Benfica, đồng ý đến Al Nassr; Trận trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Indonesia sẽ có VAR; Vì Messi, Inter Miami phát kỷ lục chuyển nhượng; Grealish vui chơi thả ga trước khi rời Man City.
Một viên cảnh sát ở Argentina đã được Google bồi thường gần 13.000 USD sau khi hình ảnh khỏa thân của anh bị chụp lại và lan truyền trên dịch vụ Street View.
Lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý hàng chục xe khách trên đường Giải Phóng, đoạn cách bến xe Giáp Bát chưa đầy 1 km. Nhiều lỗi vi phạm được xử lý mạnh tay, răn đe theo đúng quy định của pháp luật.