×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account

    Chủ đề nóng

    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    • Danviet.vn
    • Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    Thứ năm, ngày 24/12/2020 08:39 GMT+7

    "Đoàn tàu" nông nghiệp Việt Nam về ga thành công, đóng góp lớn cho đất nước vượt qua đại dịch

    + aA -
    Nhóm PV Thứ năm, ngày 24/12/2020 08:39 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Sáng nay (24/12), tại trụ sở Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt đã diễn ra buổi tọa đàm chủ đề "Nhìn lại một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19". Buổi tọa đàm do Bộ NNPTNT phối hợp Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    Tường thuật
    Xem mới nhất
    Xem cũ nhất
    Rút gọn

    Năm 2020, ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện kế hoạch trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản.

    Dịch tả lợn châu Phi giảm mạnh nhưng chưa được khống chế hoàn toàn nên gây không ít khó khăn cho tái đàn, tăng đàn; cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát khi tổng đàn đang rất lớn; Lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở cả 3 miền, nhất là khu vực miền Trung và vùng ĐBSCL; Thị trường tiêu thụ một số nông sản có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các nước gia tăng áp dụng những biện pháp bảo hộ, hàng rào kỹ thuật.

    Trong bối cảnh đó, ngành luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân trên cả nước và đồng hành của các cơ quan truyền thông đã tạo sự đồng thuận của cả xã hội vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện "mục tiêu kép" vừa phát triển ngành vừa phòng, chống tốt dịch bệnh... 

    Nhờ vậy, năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS vẫn đạt 41,25 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019; Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.

    Để có cái nhìn tổng quan hơn về những thành tựu ngành nông nghiệp đạt được năm 2020, những cơ hội và thách thức trong năm 2021, Báo Nông thôn ngày nay/điện tử Dân Việt tổ chức tọa đàm trực tuyến: "NHÌN LẠI MỘT NĂM VƯỢT KHÓ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19".

    Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam chia sẻ:

    Năm 2021 sẽ là một năm Việt Nam chúng ta sẽ còn rất nhiều cơ hội và thách thức. Bên cạnh thách thức về dịch bệnh Covid 19, thách thức về thị trường thì chúng ta cần tập trung vào việc duy trì sản xuất trong nông nghiệp, giữ vững thị trường xuất khẩu.

    Nói một cách vĩ mô, chúng ta cần tiếp tục phòng chống tốt dịch bệnh Covid 19 thì các ngành kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp noi riêng mới phát triển được.

    Với nông nghiệp, chúng ta cần tiếp tục tạo mọi điều kiện để mở rộng ngành nông nghiệp trong nước, sức sản xuất lớn nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Đặc biệt, đối với khối tư nhân cần sẵn sàng đầu tư vào nông nghiệp nhưng chúng ta vẫn thiếu những  "cú huých" để nông nghiệp để có thể phát triển bền vững.

    Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp bất động sản của chúng ta hiện đang đầu tư rất mạnh vào ngành chăn nuôi lợn nhưng nếu không làm phòng tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, cây trồng thì sẽ rất khó để có thể phát triển bền vững.

    Ngoài ra, thứ nhất, chúng ta cần tập trung khống chế bằng được dịch tả lợn CP và dịch cúm gia cầm thì ngành chăn nuôi sẽ có kết quả rất khả quan trong năm tới.

    Thứ hai, chúng ta cũng cần rà soát lại các chính sách hiện nay. Cơ quan quản lý nhà nước phải mạnh dạn thay đổi cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà sản xuất tiếp cận thị trường hơn nữa.

    Nhân dịp năm mới, tôi xin gửi tới cộng đồng doanh nghiệp, bà con đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lời chúc sức khỏe, một mùa màng bội thu.

     PGS.TS Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam:

    Chúng ta thấy có các rủi ro trong năm 2020 chưa kết thúc và nó sẽ còn lặp lại trong năm 2021. Để ổn định và phát triển sản xuất bền vững, chúng ta cần phải xem xét dưới nhiều góc cạnh. Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu đang đe dọa nhiều vùng, không chỉ sản xuất mà cả chuỗi giá trị. Chúng ta cần phải có giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

    Những vùng khó khăn, miền núi đang chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu, đặt ra thách thức về đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng.Để giải quyết chúng ta phải thúc đẩy chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, triển khai các mô hình nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng.

    Đối với vùng sản xuất hàng hóa, cần tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn. Chúng ta mở cửa thị trường thì dễ nhưng để đưa được hàng vào thì không đơn giản do năng lực của các hộ nông dân, HTX còn yếu.

    Vì thế, chúng ta cần tăng cường năng lực cho các hộ, HTX thông qua các lớp đào tạo, tập huấn; rồi ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất, kinh doanh. Trong năm tới, cần thúc đẩy nâng cao năng lực của các hộ nông dân, HTX để họ tham gia vào chuỗi giá trị.

    Cùng với đó, cần có những thay đổi về chính sách để các HTX có thể tiếp cận vốn, đất đai… Hiện nay, HTX muốn đầu tư xây dựng nhà sơ chế, kho bãi nhưng không có đất, hay đất chăn nuôi cũng rất khó khăn...

    Về thị trường, chúng ta tiếp tục thúc đẩy chiến lược đa dạng hóa thị trường. Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường về tiêu chuẩn, như trách nhiệm xã hội, rất nhiều hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, HTX chưa biết.

    Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, mở cửa thị trường ngạch, thúc đẩy các sản phẩm đặc sản như mật ong chẳng hạn. Đa dạng thị trường sẽ giúp hệ thống sản xuất, kinh doanh của chúng ta ổn định hơn.

     Ông Hoàng Văn Tú – đại diện FAO:

    Năm 2020 tưởng là khó khăn tràn ngập, nhưng tôi cho rằng chính năm nay lại thể hiện những yếu tố thiên thời địa lợi nhân hoà, thế giới biết đến Việt Nam rất nhiều. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng Việt Nam còn nổi hơn cả thời chiến thắng Điện Biên Phủ.

    Thể chế chính sách là đường ray, doanh nghiệp là đầu kéo, còn hơn 10 triệu hộ nông dân là các toa tàu. Hình ảnh nông nghiệp Việt Nam năm 2020 về ga rất thành công, đúng giờ, chở được nhiều hàng, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho Việt Nam, nuôi sống đất nước vượt qua đại dịch Covid-19.

    Chưa lúc nào kinh tế Việt Nam được truyền thông thế giới nói nhiều đến như hiện nay, khi đã vượt qua 3 khó khăn lớn: Hạn mặn, mưa lũ; dịch Covid-19, dịch tả lợn châu Phi. Có lẽ đây cũng là năm thành công số 1 so với các năm trước, kể cả về thặng dư xuất khẩu cũng có những thành công vượt bật.

    Chúng ta hãy yên tâm rằng với khả năng chống đỡ như thế, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển ngày càng hùng hậu, nhất là khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư lớn rót vốn vào nông nghiệp. Với đà thành công của năm 2020, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng, những mục tiêu đặt ra của năm 2021 về kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế sẽ thành công. Các doanh nghiệp, HTX, bà con nông dân hãy vững tin, chiếm giữ những cơ hội để bứt phá.

    PGS.TS Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam:

    Đối với nông nghiệp, việc đầu tiên là làm thế nào để có hệ thống cung ứng lương thực thực phẩm bền vững trong thời kỳ tới, để đạt mục tiêu đầu tiên là đảm bảo an linh lương thực cho chính chúng ta.

    Về mặt sản xuất, cần tiếp tục tăng cường phổ biến, nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững trong nông nghiệp, phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái. Bảo tồn được các nguồn lực sản xuất, trong đó có chất lượng đất. Hiện ở nhiều vùng, đất đai bị thoái hoá do lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu hoá học nên không thể tăng được năng suất, thậm chí còn giảm năng suất.

    Thứ hai, nguồn nước phục vụ sản xuất ngày càng quan trọng và cấp thiết hơn, trước đây hạn hán ít và không quá khốc liệt, nhưng hiện nay hạn hán diễn ra ngày càng nhiều, quy mô lớn hơn. Trong khi các giải pháp thuỷ lợi trước đây chúng ta chủ yếu tập trung cho các vùng được tưới.

    Thứ ba là áp dụng các tiêu chuẩn hàng hoá không chỉ với thị trường xuất khẩu mà phải có tiêu chuẩn cả với thị trường trong nước. Sản xuất theo tiêu chuẩn cũng chính là giải pháp để giảm thiểu rủi ro.

    Trong tuần vừa qua, chúng tôi đã tổ chức hội thảo diễn đàn kinh tế HTX, bàn về các tiêu chuẩn, trách nhiệm xã hội của HTX để sản phẩm của HTX đặt chân vào thị trường châu Âu nhiều hơn, ví dụ chúng ta có nhiều sản phẩm OCOP rất có tiềm năng. Hiện nay quy mô nhóm sản phẩm này còn khiêm tốn, nếu có đầu tư xứng đáng, có thể kim ngạch xuất khẩu của chúng ta sẽ có bước tăng trưởng vượt bậc.

    Thứ tư, đầu tư chế biến sản phẩm sau thu hoạch cần có bước đột phá hơn nữa, đặc biệt là thu hút nhiều hơn doanh nghiệp tham gia gắn với vùng nguyên liệu.

    Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam bổ sung:

    Chúng ta phải xác định rằng luôn luôn có 3 khủng hoảng có thể xảy ra, gồm khủng hoảng về thiên tai, dịch bệnh, thị trường. Do đó phải có kịch bản để sẵn sàng ứng phó với 3 khủng hoảng đó.

    Tôi lấy ví dụ, khủng hoảng dịch tả lợn châu Phi xảy ra năm 2019 gây thiệt hại rất lớn cho các hộ chăn nuôi và lây lan trên diện rộng. Do ban đầu chúng ta không chủ động xây dựng kịch bản, dẫn đến lúng túng điều hành sản xuất. Do đó tới đây chúng ta phải chuẩn bị sẵn những kịch bản, hay như đối với các hàng rào kỹ thuật của các nước, chúng ta phải tìm hiểu kỹ những hàng rào đó là gì, giải pháp gì để đáp ứng?

    Nông nghiệp hiện nay không thiếu một chính sách gì, nhiều chính sách rất nhân văn, nhưng do chúng ta không có nguồn lực để thực hiện các chính sách đó dẫn đến thực thi gặp nhiều khó khăn. Cho nên tôi cho rằng, ngành nông nghiệp phải xem xét lại điều kiện thực hiện chính sách để khi ban hành chính sách đó thực sự có hiệu quả.

    Thứ nữa là phải cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chính sách về đất đai để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, HTX đầu tư vào nông nghiệp.

     Ông Hoàng Văn Tú, Đại diện Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam

    Chúng ta gia nhập, ký kết khá nhiều các hiệp định thương mại tự do. Đây là những hiệp định mang lại rất nhiều cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội, chúng ta vướng phải những rào cản về kỹ thuật, môi trường và xã hội.

    Tôi cho rằng trong cơ hội bao giờ có những thách thức. Để giải quyết được những rào cản đấy, ngành nông nghiệp Việt Nam cần có những chiến lược sau. Thứ nhất cần có các phương tiện, công cụ về tài chính để thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm trong nông nghiệp.

    Thứ 2, cần có các công cụ về tài chính để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp. Tôi cho rằng chuyển đổi số là 1 thách thức rất lớn trong nông nghiệp nhưng khi giải quyết được sẽ mở ra nhiều cơ hội.


    TRỰC TIẾP: Một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    PGS.TS Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam:

    Nước ta có nền nông nghiệp có năng lực sản xuất tốt, chính sách đất đai tương đối thuận lợi khi chia đất cho nông dân, nhiều chính sách thúc đẩy phát triển HTX, lực lượng lao động trẻ khoẻ, năng động, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng đồng bộ… Đó là những thuận lợi để duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp.

    Chúng ta phải nhìn nhận rằng Chính phủ rất năng động khi ban hành một loạt chính sách cởi mở nhằm phát huy năng lực của doanh nghiệp, HTX, nông dân… Trong bối cảnh năm 2020, tính năng động này của lực lượng doanh nghiệp, HTX được thể hiện ngày càng rõ hơn. Thí dụ một số HTX xuất khẩu rau ở Hải Dương, mọi năm trước vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc, năm nay họ buộc phải xoay sở tìm thị trường khác. Vừa qua Viện chúng tôi đã có những giúp đỡ cho các HTX ở Hải Dương xây dựng nhà máy chế biến, đầu tư sau thu hoạch theo tiêu chuẩn để xuất khẩu được sản phẩm sang các thị trường khó tính hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc…

    Với ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, đại dịch Covid-19 vừa gây khó khăn cho chăn nuôi, song cũng vừa mở ra cơ hội. Những cơ hội đó là gì? Trong khi các nước đang gồng mình ứng phó với Covid-19, bị đứt gãy thị trường nông sản và thế giới đang hình thành sự phân chia lại thị trường nông sản, thì đây chính là cơ hội để Việt Nam chớp lấy một số thị trường, điển hình là một số nước châu Âu.

    Tuy nhiên để giữ được và mở được thị trường thì chúng ta đang có nhiều việc phải làm, đó là duy trì được nguồn hàng lớn chất lượng cao, thí dụ khi xuất khẩu gạo sang EU, đối tác cần nhiều hàng có chất lượng và thường xuyên, nhưng chúng ta không đáp ứng được. Do đó, chúng ta phải bắt đầu từ xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, thay đổi từ sản xuất, chế biến, bao bì đến quảng bá, xúc tiến thương mại…

    TRỰC TIẾP: Một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    Tọa đàm đang diễn ra rất sôi nổi.

     Ông Hoàng Văn Tú, Đại diện Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam

    Theo tôi nhận định, thiên tai sẽ ngày càng cực đoan, thị trường càng ngày càng khốc liệt. Để giải quyết các khó khăn, thách thức về thiên tai, thị trường cần có chiến lược. 

    Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp phải theo hướng bền vững. 

    Thứ hai, để giải quyết về thị trường cần đa dạng hoá về sản phẩm và đa dạng hoá về thị trường. Việt Nam cũng phải xây dựng cho mình hình ảnh về ngành nông nghiệp. 

    Với việc sản xuất bền vững, có giá trị và trách nhiệm sẽ nâng cao sức cạnh tranh và thương hiệu nông sản của Việt Nam trên thế giới.

     PGS.TS Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam:

    Chúng ta thấy có các rủi ro trong năm 2020 chưa kết thúc và nó sẽ còn lặp lại trong năm 2021. Để ổn định và phát triển sản xuất bền vững, chúng ta cần phải xem xét dưới nhiều góc cạnh. Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu đang đe dọa nhiều vùng, không chỉ sản xuất mà cả chuỗi giá trị. Chúng ta cần phải có giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

    Những vùng khó khăn, miền núi đang chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu, đặt ra thách thức về đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng.Để giải quyết chúng ta phải thúc đẩy chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, triển khai các mô hình nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng.

    Đối với vùng sản xuất hàng hóa, cần taapj trung sản xuất theo tiêu chuẩn. Chúng ta mở cửa thị trường thì dễ nhưng để đưa được hàng vào thì không đơn giản do năng lực của các hộ nông dân, HTX còn yếu.

    Vì thế, chúng ta cần tăng cường năng lực cho các hộ, HTX thông qua các lớp đào tạo, tập huấn; rồi ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất, kinh doanh. Trong năm tới, cần thúc đẩy nâng cao năng lực của các hộ nông dân, HTX để họ tham gia vào chuỗi giá trị.

    Cùng với đó, cần có những thay đổi về chính sách để các HTX có thể tiếp cận vốn, đất đai… Hiện nay, HTX muốn đầu tư xây dựng nhà sơ chế, kho bãi nhưng không có đất, hay đất chăn nuôi cũng rất khó khăn...

    Về thị trường, chúng ta tiếp tục thúc đẩy chiến lược đa dạng hóa thị trường. Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường về tiêu chuẩn, như trách nhiệm xã hội, rất nhiều hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, HTX chưa biết.

    Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, mở cửa thị trường ngạch, thúc đẩy các sản phẩm đặc sản như mật ong chẳng hạn. Đa dạng thị trường sẽ giúp hệ thống sản xuất, kinh doanh của chúng ta ổn định hơn.

    Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam:

    Năm 2020, chúng ta chứng kiến một nghịch lý trong lĩnh vực chăn nuôi. Dịch tả lợn châu Phi xảy ra đã làm giảm mạnh nguồn cung thịt lợn, dẫn đến thiếu thịt lợn, đẩy giá thịt lợn đứng ở mức cao.

    Trong khi đó, giá gia cầm lại giảm do nguồn cung tăng. Nguyên nhân là do nhiều hộ chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi chuyển sang nuôi gia cầm, rồi các hộ chăn nuôi gia cầm tăng quy mô, dẫn tới tốc độ tăng đàn nhanh khoảng 28%, thậm chí trên 30%.

    Sản phẩm tăng trong khi tổng cầu giảm, giảm lớn nhất trong khu vực dịch vụ, bếp ăn công nghiệp. Vì thê,s giá trứng và thịt gia cầm trong năm qua luôn ở mức thấp, thậm chí dưới giá thành, gây khó khăn cho người chăn nuôi. Hiện nay, chúng ta bắt đầu khơi thông xuất khẩu, nhưng mới chỉ là bước đầu.

    Về thay đổi định hướng chiến lược chăn nuôi trong giai đoạn tới, trước hết chúng ta phải thay đổi về mục tiêu. Trước đây chúng ta chăn nuôi để giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo thì nay chăn nuôi là để làm giàu.

    Thứ hai, chúng ta cần thay đổi quy mô, phương thức từ các hộ nhỏ lẻ là chính và các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành các doanh nghiệp chăn nuôi vừa và lớn và các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp.

    Thứ ba, về cơ cấu sản phẩm, chúng ta chuyển từ phương thức tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi tươi sống sang thịt mát, đông lạnh, chế biến, thậm chí chế biến sâu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

    Thứ tư, thay đổi về thị trường, chăn nuôi cần hướng tới xuất khẩu. Trong bối cảnh nguồn cung gia cầm vượt cầu, chỉ có cách khơi thông xuất khẩu mới phát triển bền vững. Điều này cần có sự thay đổi về chiến lược, điều hành và quản lý.

    Tọa đàm trực tuyến: Nhìn lại một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam chia sẻ:

    Với lịch sử hàng nghìn năm của ngành chăn nuôi, lần đầu tiên chúng ta có Luật Chăn nuôi. Đây là văn bản có tính thể chế hoá rất cao. Chúng ta hi vọng tạo Luật Chăn nuôi sẽ ra cơ hội đột phá trong ngành chăn nuôi.

    Luật Chăn nuôi có nhiều điểm mới, lần đầu tiên chúng ta có quy định mật độ chăn nuôi.

    Điểm thứ hai, đây cũng là là lần đần tiên chúng ta đưa đối xử nhân đạo đối với vật nuôi vào Luật.

    Để triển khai Luật Chăn nuôi, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 1520/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Mục tiêu chung Chiến lược đặt ra là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

    Tuy nhiên khi triển khai Luật Chăn nuôi, các địa phương gặp còn gặp lúng túng. Một số khái niệm dân cư, cách ly, đối xử nhân đạo đối với động vật… trong Luật chưa rõ. Theo tôi, thời gian tới, các địa phương cũng như các bộ, ngành cần tập trung rất nhiều việc để đưa Luật vào cuộc sống.

    PGS.TS Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam:

    Chúng tôi đánh giá tổng thể năm 2020 ngành lúa gạo đạt thắng lợi lớn. Đầu năm sản xuất bị khó khăn bởi hạn mặn ở ĐBSCL, nhưng nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ NNPTNT mà ngành lúa gạo ít bị thiệt hại hơn so với mùa hạn mặn 2015 – 2016. Và bài học này chúng ta sẽ tiếp tục tận dụng trong giai đoạn tới, dự báo sớm hơn, xây dựng kịch bản ứng phó hạn mặn sát hơn để có chỉ đạo thích hợp trong sản xuất.

    Ví dụ, chúng ta có thể lựa chọn những giống lúa chất lượng cao, phù hợp với hạn mặn, điển hình như các giống lúa ST24, ST25 vừa thích ứng hạn mặn, vừa thơm ngon, được các cuộc thi gạo ngon thế giới đánh giá cao.

    Trong lúc đó, gạo cấp thấp như IR50404 năm nay lại có giá trị cao nhờ nguồn cung giảm so với trước đây, do gạo này thích hợp để chế biến bánh nên vẫn được thị trường ưa chuộng. Sản xuất lúa gạo là thế mạnh của nông dân Việt Nam, do đó, tôi cho rằng chúng ta vẫn phải tính toán cơ cấu giống lúa để đáp ứng nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng khác nhau.

    Đối với miền Trung, đây vẫn là khu vực có nhiều khó khăn, chúng ta sẽ phải tiếp tục nghiên cứu những bộ giống phù hợp. Nhưng trong bối cảnh lũ lụt nặng nề thì phải có giải pháp dự trữ giống để kịp thời tái sản xuất.

    Ông Hoàng Văn Tú, Đại diện Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam:

    Về xúc tiến thương mại, thực ra có sự lúng túng ban đầu của chính sách xuất khẩu. Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3/2020, dịch Covid-19 mới diễn ra, không ai lường trước được diễn biến của dịch bệnh.

    Cùng thời điểm đó, các tỉnh miền Nam lại dính hạn mặn nên Chính phủ có quan ngại về vấn đề an ninh lương thực. Vì thế, Việt Nam đã ngừng xuất khẩu gạo 1 tháng, khi tình hình được cải thiện thì đã điều chỉnh, cho xuất khẩu trở lại. Đây là một sự điều hành linh hoạt, nhiều nước khác không làm được.

    Trong vấn đề điều hành xúc tiến thương mại, chúng ta cần nỗ lực hơn để chiếm lĩnh những thị trường truyền thống của các quốc đang gia là đối thủ của Việt Nam – nhưng đang gặp khó khăn nước như các nước ở khu vực Mỹ Latinh. Đây là cơ hội vàng để Việt Nam chiếm lĩnh thị trường truyền thống của họ - điều mà trước đây chúng ta mất nhiều nỗ lực, nhưng chưa chắc đã chiếm lĩnh được.

    Tọa đàm trực tuyến: Nhìn lại một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    Xuất khẩu gạo năm 2020 dự báo sẽ là điểm sáng giữa đại dịch COVID-19.

    Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam chia sẻ thêm:

    Theo tôi, sự bứt phá trong sản phẩm xuất khẩu nông lâm thuỷ sản là do chúng ta đã kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn trong xuất khẩu. Đơn cử như thị trường xuất khẩu gạo, sản lượng gạo xuất khẩu giảm nhưng giá gạo lại cao hơn 19%, kim ngạch xuất khẩu gạo cũng cao hơn

    Thứ hai, chúng ta đã khơi thông một số thị trường mới. Trước đây chúng ta tập trung vào 5 sản phẩm chủ lực trong xuất khẩu nông sản nhưng năm 2020 chúng ta có cơ cấu đa dạng các loại nông sản xuất. Đơn cử như kim ngạch xuất khẩu mật ong năm 2020 tăng ngoạn mục. Ngoài ra, một số sản phẩm khác như trứng vịt muối khi xuất khẩu cũng nhận được đánh giá tốt.

    Chúng ta bắt đầu sản xuất theo chuỗi truy xuất nguồn gốc, và đẩy mạnh chế biến nông sản.

    Chúng ta tích cực ký kết các hiệp định thương mại, đặc biệt là hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu nông lâm thuỷ sản.

    Tọa đàm trực tuyến: Nhìn lại một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    Ông Hoàng Văn Tú, Đại diện Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam:

    Các hàng rào kỹ thuật, không riêng gì Trung Quốc mà nhiều nước đều đặt ra để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên tôi cho rằng, trong bối cảnh Covid -19 thì nhiều khả năng các nước sẽ dung hoà hơn để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước của họ. Có những lúc, họ sẽ phải thoả hiệp với các hàng rào kỹ thuật đó.

    Xét trên diện rộng, hàng rào kỹ thuật là các vấn đề chiến lược chứ không phải ngắn hạn. Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do cũng là chiến lược để chúng ta ứng phó với các hàng rào kỹ thuật.

    Tôi cho rằng những hàng rào đó là thách thức chứ không phải khó khăn, nó sẽ tạo động cơ để chúng ta nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, bước vào những thị trường khó khơn, lớn hơn, có giá trị cao hơn. Tôi cho đó là hàng rào tích cực chứ không phải tiêu cực, buộc chúng ta phải thay đổi, tìm cách thích ứng, tương kế tựu kế bước ra sân chơi toàn cầu.


     PGS.TS Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam trả lời:

    Con số này tương đối bất ngờ. Trong bối cảnh Covid diễn biến phức tạp, nhờ có cơ cấu xuất khẩu đa dạng chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực trong xuất khẩu nông lâm thủy sản. Thứ nhất là lúa gạo, thứ 2 là các sản phẩm phục vụ thiết vụ y tế như găng tay cao su phục vụ. Bên cạnh đó, ngành rau quả, trong năm vừa rồi đã có tiến bộ trong đầu tư chế biến sau thứ hoạch. Thời gian tới, những nhà máy đi vào vận hành sẽ tăng sản phẩm chế biến.

    TRỰC TIẾP: Một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam

    Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam chia sẻ thêm:

    Theo quan điểm cá nhân tôi, con số kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam 41,25 tỷ USD là 1 con số đầy ấn tượng. Trong bối cảnh khó khăn, năm 2020 đầy khó khăn thách thức, nhưng ngành nông nghiệp của Việt Nam có 2 điểm nhấn đặc biệt là: vươn mình sản xuất trong gian khó và bứt phát trong xuất khẩu nông sản.

    Chính phủ, các Bộ, ngành, nhất là Bộ NNPTNT đã có chỉ đạo kịp thời về cơ cấu mùa vụ, đặc biệt là đẩy mạnh chế biến sâu. Bên cạnh đó, Việt Nam đã làm tốt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về mặt thị trường. Năm 2020, mật ong xuất khẩu gần 58,2 triệu đô, đây là con số ấn tượng, mặc dù kim ngành xuất khẩu của chăn nuôi giảm hơn 48%.

    Một yếu tố quan trọng nữa, năm 2020 Việt Nam ký hiệp định thương mại EVFTA, lần đầu tiên chúng ta đã có nhưng lô hàng xuất khẩu sang thị trường EU khó tính.

    Tọa đàm trực tuyến: Nhìn lại một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

    Đẩy mạnh mở rộng thị trường tiềm năng là hướng đi của ngành nông nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay (Ảnh minh họa: BT)

    Ông Hoàng Văn Tú, Đại diện Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam:

    Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản trong khi các nước giảm, có nước giảm 30% là do chúng ta kiểm soát tốt dịch Covid-19, ổn định được sản xuất, đồng thời có cơ hội hiếm khoảng trống về thị trường mà các nước khác để lại.

    Việt Nam đã biết tận dụng và hoành toàn có thể chiếm lĩnh, mở rộng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thị trường thế giới.

    Theo đánh giá của FAO, trong khi cả thế giới bị khủng hoảng, chuỗi cung ứng bị vỡ vụn thì Việt Nam vẫn duy trì xuất khẩu các mặt hàng nông sản thiết yếu ra thế giới, nhất là đến Châu Phi, Trung Quốc, Philippines và các nước nghèo.

    Qua đó, thế giới nhìn vào Việt Nam với con mắt hết sức ngưỡng mộ, không chỉ vì thành tích xóa đói giảm nghèo mà còn đảm bảo an ninh chính trị, an ninh lương thực và hòa bình thế giới.


    TRỰC TIẾP: Một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    PGS.TS Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

    PGS.TS Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam:

    Việc đầu tiên ngành nông nghiệp đóng góp trong việc đảm bảo lương thực, thực phẩm. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chúng ta vẫn duy trì sản xuất lúa gạo, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu một lượng lớn.

    Thứ hai, đối với khu vực phi nông nghiệp, lao động ở thành phố mất việc làm, trở về quê. Nhờ nông thôn và hậu phương nông nghiệp nên đã giải quyết được một phần thu nhập.

    Thứ ba, năm nay xuất khẩu nói chung bị giảm, nhưng ngành nông nghiệp vẫn duy trì năng lực xuất khẩu, đặc biệt giá trị xuất khẩu đạt cao 41,25 tỷ USD. Việt Nam đã kiềm chế được đại dịch Covid-19, dịch lan rộng ít nên đã duy trì được tổng thể về sản xuất, kinh doanh.

    Mặc dù một số ngành chịu khó khăn như chăn nuôi, nhưng về tổng thể chúng ta vẫn duy trì được sản xuất. Điều này là hiếm có trên thế giới. Khi nhu cầu thị trường thế giới tăng, chúng ta đã gia tăng xuất khẩu, tạo ra nhiều công ăn, việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn.

    Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt gần 3%, đóng góp rất tích cực vào tốc độ tăng GDP của nền kinh tế. Đây là một điểm sáng. GDP toàn ngành dự kiến tăng 2,65%.

     Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam:

    Tôi xin nói thêm về ý kiến của PGS. TS Đào Thế Anh, phải khẳng định nông nghiệp đã thể hiện tốt vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, thứ nhất là tạo việc làm cho hàng triệu lao động.

    Thứ hai, nông nghiệp giúp chúng ta đảm bảo an ninh lương thực, trong khi các nước khác thì tỏ ra lúng túng, lo ngại vấn đề an ninh lương thực.

    Thứ ba, nông nghiệp đóng góp vào gia tăng giá trị GDP cho nền kinh tế đất nước, ngoài giá trị kim ngạch xuất khẩu thu được 41,25 tỷ USD, tôi cho rằng nông nghiệp còn đóng góp vai trò lớn hơn nữa cho đất nước.

    Nếu chúng ta không đủ ăn, thì không thể lo phát triển các ngành khác, nhưng khi chúng ta chủ động được lương thực thì chúng ta hoàn toàn yên tâm phát triển các ngành khác. Chính vì thế, chúng tôi thích dùng từ trụ cột, hơn là trụ đỡ, vì nó đánh giá đúng nhất vai trò của nền nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

    Ông Hoàng Văn Tú, đại diện Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam nói thêm: 

    Các chuyên gia đã dùng những từ rất hình tượng để đánh giá về vai trò của nông nghiệp Việt Nam. Tôi cho rằng, nông nghiệp Việt Nam cả trong thời chiến lẫn thời bình đều là hậu phương vững chắc cho đất nước tiến lên. Tại sao nông nghiệp Việt Nam lại xây dựng được hình tượng tốt như thế trong khi cả thế giới lung lay?

    Cung cầu của thế giới về lâu về dài vẫn thế thực chất ko thay đổi. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh thì cầu tăng lên, vì sao vậy?

    Xu hướng của tập đoàn lớn có tâm lí tích trữ nguyên liệu, sản phẩm, dẫn đến cầu tăng lên, lại gặp bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy dẫn đến những khó khăn trong lưu thông.

    Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn tự túc được đầu vào để tự ổn định sản xuất. Chỉ gặp một chút lúng túng, ùn ứ giai đoạn đầu do một số sản phẩm bị phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

    Sau khi lấy lại sự cân bằng, chúng ta đã kịp thời đạt được “thế thượng phong” so với các nước khác, ví dụ những nước có sự cạnh tranh trực tiếp với nông sản Việt Nam như Brazil, Thái Lan, Ấn Độ… Việt Nam đã rất dễ dàng đạt được các chỉ số quan trọng trong khi các nước vẫn đang chìm trong khủng hoảng.

    Tọa đàm trực tuyến: Nhìn lại một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    Ông Hoàng Văn Tú, Đại diện Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam chia sẻ:

    Trước hết, chúng ta thấy ngay tác động Covid rất rõ ràng, hàng hoá ùn ứ, ách tắc ở các cửa khẩu, người bị ảnh hướng đầu tiên là nông dân sản phẩm làm ra không xuất bán được, thứ 2 là người lao động thời vụ, thứ 3 là những hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, những hộ nông dân nghèo có con em ra thành phố làm việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bị mất việc làm.

    Bên cạnh đó, tác động đứt gãy chuỗi nhìn thì có vẻ ở xa nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông dân. Ngay khi dịch Covid-19 mới bắt đầu, trong thời gian rất ngắn gạo không xuất khẩu được. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, Covid -19 vẫn ảnh hưởng rất thấp, đây là thành công lớn của Việt Nam. Nhìn ra thế giới, đối với các quốc gia khác như Mỹ, Trung Quốc và một số nước Đông Á bị tác động cực kỳ lớn, ảnh hưởng đến vấn đề xuất khẩu.

    Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam chia sẻ thêm:

    Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nên việc tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trong nước giảm một cách đáng kể. Sản phẩm thịt và trứng gia cầm luôn ở mức thấp. Bên cạnh đó, trong khi giá thực phẩm thấp thì giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lại tăng từ 5-10%, bà con nông dân đã khốn khó lại càng khốn khó hơn.


    TRỰC TIẾP: Một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    Các vị diễn giải tham gia vào buổi Tọa đàm.

     PGS. TS Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ:

    Đúng là năm nay ngành nông nghiệp phải đối mặt cùng lúc nhiều rủi ro khác nhau, gồm đại dịch Covid – 19, các hệ quả của biến đổi khí hậu, đầu năm 2020 thì hạn mặn xảy ra khốc liệt ở ĐBSCL, sau đó ảnh hưởng của hạn mặn vẫn tiếp tục kéo dài đến tận bây giờ. Giữa năm xảy ra hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên, có những tỉnh như Nghệ An 3 tháng không có hạt mưa nào, ngay sau hạn hán thì lại đến mưa bão, lũ lụt liên tiếp xảy ra ở miền Trung.

    Bên cạnh đó, cũng do biến đổi khí hậu, các loại dịch bệnh di cư xâm nhập vào nước ta gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp, như bệnh dịch tả lợn châu Phi, sâu keo mùa thu, virus gây hại trên cây lúa, sắn…

    Tuy vậy, dịch Covid - 19 tác động chủ yếu đến vấn đề lưu thông hàng hoá, trong đó những ngành hàng nào dựa chủ yếu vào xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng tươi sống thì bị ảnh hưởng nặng nề nhất, như rau quả, thuỷ sản… Trong khi những mặt hàng được chế biến, có thể bảo quản lâu thì ít bị ảnh hưởng hơn, như lúa gạo…. Rất may dịch Covid đã được Chính phủ điều hành kịp thời, nhanh chóng, chỉ phải đóng cửa 2 tháng so với thế giới. Trong giai đoạn đầu, thị trường nông sản xảy ra bất ổn, nhưng đến giai đoạn cuối năm thì giá nông sản thế giới bắt đầu tăng lên rất cao. Điển hình như lúa gạo, toàn thế giới đều quan tâm đến lương thực trong điều kiện dịch Covid với tâm lý phải tích trữ lương thực. Nhờ đó, ngành gạo Việt Nam trong giai đoạn nửa cuối năm đã tận dụng được cơ hội tăng giá, xu hướng này có thể tiếp tục sẽ diễn ra trong năm 2021.

    Theo đánh giá của chúng tôi, các HTX cũng rất nhanh nhạy trong việc tự điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu, tỉ lệ hợp đồng xuất khẩu chất lượng cao theo tiêu chuẩn tăng lên, tiểu ngạch giảm đi, xu hướng này rất tốt và chúng tôi hi vọng trong năm 2021 sẽ tiếp tục phát huy theo hướng nâng cao chất lượng, duy trì các chuỗi, hoạt động ổn định.

    Thực tế cho thấy những anh bán hàng ngoài chợ, không qua hợp đồng thường gặp nhiều bất lợi hơn. Những chuỗi ngắn cũng cho thấy ít rủi ro hơn so với những chuỗi xuất khẩu dài.

    Mặc dù bối cảnh dịch bệnh khó khăn như thế, nhưng thu nhập của bà con ít bị ảnh hưởng, chủ yếu bị thiệt hại do lụt bão, dịch bệnh, còn hạn mặn ở ĐBSCL cho thấy chúng ta đã có giải pháp ứng phó rất tốt, hạn chế thiệt hại, nhờ vậy đảm bảo đủ lượng gạo đáp ứng thị trường xuất khẩu.

    Buổi tọa đàm này đang được tường thuật trực tiếp trên trang Danviet.vn và các Fanpage: danviet.vn; livestream trên page của Truyền hình Dân Việt. Mời quý vị và độc giả đón xem.

     

    TRỰC TIẾP: Một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Văn Hoài, Phó Tổng biên tập Báo Nông thôn ngày nay/ Điện tử DANVIET.VN.

    Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Hoài, Phó Tổng biên tập Báo Nông thôn ngày nay/DANVIET.VN gửi lời cảm ơn 3 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp tham dự buổi tọa đàm có ý nghĩa trong một năm ngành nông nghiệp có nhiều biến động.

    “Hiện nay, Báo Nông thôn ngày nay/DANVIET.VN đang cùng các chuyên gia lựa chọn 10 sự kiện kinh tế - xã hội. Trong đó, có nhiều sự kiện của ngành nông nghiệp được các chuyên gia lựa chọn như kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt mức cao, 41,25 tỷ USD, rồi lũ lụt lịch sử gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung…

    Cùng với đó, tình hình dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên diện rộng trong khi tái đàn đang gặp nhiều vướng mắc, dịch cúm gia cầm xảy ra… đe dọa tới lĩnh vực chăn nuôi.

    Trong bối cảnh đó, buổi tọa đàm ngày hôm nay chính là dịp để các chuyên gia chia sẻ, phân tích về kết quả cũng như những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, trong đó có nông nghiệp. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu kéo của Chính phủ giao, vừa khống chế thành công dịch bệnh, vừa khôi phục, phát triển kinh tế.

      1.Về phía đại diện Bộ NN-PTNT:

    - PGS.TS Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

    - Ông Hoàng Văn Tú, Đại diện Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam;

    - Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam

     2.Về phía đại diện các cơ quan báo chí:

    - Đại diện Ban Biên tập Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt

    - Đại diện các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương.

    - Bà con nông dân, quý độc giả của Báo điện tử Dân Việt.

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • toàn cảnh nông nghiệp 2020
    • nông nghiệp việt nam
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin Cùng Chuyên Mục

    Xem thêm
    Năm 1956, Hải quân Mỹ từng chụp bức ảnh rừng nguyên sinh trên đảo Lý Sơn, vì sao nay rừng không còn?

    Năm 1956, Hải quân Mỹ từng chụp bức ảnh rừng nguyên sinh trên đảo Lý Sơn, vì sao nay rừng không còn?

    Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập tỉnh Bình Thuận có mô hình nuôi tôm công nghệ cao tiền tỷ hoành tráng thế này đây

    Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập tỉnh Bình Thuận có mô hình nuôi tôm công nghệ cao tiền tỷ hoành tráng thế này đây

    Một bà giám đốc ở TPHCM 'cả gan' nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Một bà giám đốc ở TPHCM "cả gan" nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Một ngành học gắn với ngành hàng xuất khẩu chục tỷ USD của Việt Nam, sinh viên ra trường là có việc làm, lương cao

    Một ngành học gắn với ngành hàng xuất khẩu chục tỷ USD của Việt Nam, sinh viên ra trường là có việc làm, lương cao

    Tin Nổi Bật

    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là 'vua chim màu' ở tỉnh Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?

    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là "vua chim màu" ở tỉnh Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?

    Nhiều người trong giới chơi chim cảnh, nuôi chim cảnh, trong đó có nuôi chim chào mào đột biến ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore…biết đến Hoàng Huy (phường An Tân, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cũ, nay là phường An Bình, tỉnh Gia Lai mới). Câu chuyện của Huy tựa như cổ tích mà trong đó chất chứa bao buồn vui cuộc đời để có được như hôm nay.

    Giá sầu riêng đang tốt ở tỉnh Đắk Lắk (mới), vì sao thương lái vẫn "ngủ ngày", dân cứ ngóng chốt vườn cho yên?

    Nhà nông
    Giá sầu riêng đang tốt ở tỉnh Đắk Lắk (mới), vì sao thương lái vẫn 'ngủ ngày', dân cứ ngóng chốt vườn cho yên?

    Nông thôn mới ở một xã mới của Thái Nguyên sau sáp nhập còn các ngôi nhà sàn đẹp mê ly, ngỡ như cổ tích

    Nhà nông
    Nông thôn mới ở một xã mới của Thái Nguyên sau sáp nhập còn các ngôi nhà sàn đẹp mê ly, ngỡ như cổ tích

    Tìm nguyên nhân khiến 31 con lợn chết không rõ nguyên nhân ở Lâm Đồng

    Nhà nông
    Tìm nguyên nhân khiến 31 con lợn chết không rõ nguyên nhân ở Lâm Đồng

    Chuyện thật ở An Giang, lên núi cao câu thứ cá lạ, trông như cá lóc mà đâu có phải cá lóc

    Nhà nông
    Chuyện thật ở An Giang, lên núi cao câu thứ cá lạ, trông như cá lóc mà đâu có phải cá lóc

    Đọc Thêm

    Tìm ra nguyên nhân xuất hiện 'hố tử thần' trên đường Trường Chinh, Hà Nội 'nuốt' xe SH
    Tin tức

    Tìm ra nguyên nhân xuất hiện "hố tử thần" trên đường Trường Chinh, Hà Nội "nuốt" xe SH

    Tin tức

    Cơ quan chức năng của Hà Nội xác định, việc xuất hiến hố tử thần trên đường Trường Chinh do ống nước bị hở, nước làm sói mòn nền đường theo cống nước thải.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thua nhanh Nhật Bản, cầu mây nam Việt Nam vuột chức vô địch thế giới
    Thể thao

    Thua nhanh Nhật Bản, cầu mây nam Việt Nam vuột chức vô địch thế giới

    Thể thao

    Cầu mây nam Việt Nam thua nhanh Nhật Bản 0-2 ở trận chung kết đồng đội nam 4 người, lỡ cơ hội lần đầu lên ngôi vô địch thế giới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Rau củ đừng luộc hay xào, chế biến theo cách này tươi đẹp, ngon miệng, giữ trọn dinh dưỡng
    Gia đình

    Rau củ đừng luộc hay xào, chế biến theo cách này tươi đẹp, ngon miệng, giữ trọn dinh dưỡng

    Gia đình

    Với cách chế biến rau củ này tăng độ mềm, mượt và bóng đẹp cho món ăn, rau củ có độ trơn mịn, dễ ăn, ít bị khô hay nứt nẻ bề mặt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sức khoẻ hai anh em ruột bị thương nặng, một bé bị chấn thương sọ não trong vụ tai nạn liên hoàn ở Hà Nội giờ ra sao?
    Xã hội

    Sức khoẻ hai anh em ruột bị thương nặng, một bé bị chấn thương sọ não trong vụ tai nạn liên hoàn ở Hà Nội giờ ra sao?

    Xã hội

    TS.BS Đỗ Thị Thuý Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, sức khoẻ hai cháu bé bị thương rất nặng trong vụ tai nạn liên hoàn tại đường Nguyễn Trác, Dương Nội đã có chuyển biến tích cực.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đà Nẵng: Khởi tố thêm 14 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng 350 tỷ đồng
    Pháp luật

    Đà Nẵng: Khởi tố thêm 14 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng 350 tỷ đồng

    Pháp luật

    Mở rộng điều tra chuyên án điều tra vụ đánh bạc và tổ chức đánh bạc quy mô khoảng 350 tỷ đồng trên không gian mạng, Công an TP.Đà Nẵng vừa triệu tập, làm rõ hành vi của 19 đối tượng, khởi tố 14 người, trong đó có 10 bị can bị bắt tạm giam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sơn La: 2 người tử vong, 2 người mất tích do mưa lũ
    Tin tức

    Sơn La: 2 người tử vong, 2 người mất tích do mưa lũ

    Tin tức

    Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại Sơn La, khiến 2 người tử vong, 2 người mất tích; nhiều khu vực ngập lụt, sạt lở.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thái Lan cấm Campuchia dự SEA Games 33?
    Thể thao

    Thái Lan cấm Campuchia dự SEA Games 33?

    Thể thao

    Đoàn thể thao Campuchia nhiều khả năng bị Thái Lan cấm tham dự SEA Games 33 - kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á sẽ diễn ra vào tháng 12 tới đây.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nóng: Thái Lan- Campuchia tiếp tục đấu pháo
    Thế giới

    Nóng: Thái Lan- Campuchia tiếp tục đấu pháo

    Thế giới

    Sáng 27/7, Thái Lan và Campuchia vẫn xảy ra đấu pháo qua lại dù trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi hai bên ngừng bắn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tiếng khóc xé lòng vang vọng bên dòng Nậm Nơn sau trận lũ lịch sử
    Xã hội

    Tiếng khóc xé lòng vang vọng bên dòng Nậm Nơn sau trận lũ lịch sử

    Xã hội

    Bao đời nay, người dân xã Mỹ Lý, Nghệ An chưa từng chứng kiến một trận lũ nào kinh hoàng đến vậy. Chỉ sau một đêm, dân bản không còn nhà để về. Những bản làng trù phú bên dòng sông Nậm Nơn giờ đây chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Một ngành học gắn với ngành hàng xuất khẩu chục tỷ USD của Việt Nam, sinh viên ra trường là có việc làm, lương cao
    Nhà nông

    Một ngành học gắn với ngành hàng xuất khẩu chục tỷ USD của Việt Nam, sinh viên ra trường là có việc làm, lương cao

    Nhà nông

    Ngành Nuôi trồng thủy sản đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại và bền vững, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho giới trẻ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khởi công xây dựng Trường Tiểu học – Trung học Cơ sở Si Pa Phìn
    Tin tức

    Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khởi công xây dựng Trường Tiểu học – Trung học Cơ sở Si Pa Phìn

    Tin tức

    Tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, sáng nay (27/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã dự Lễ khởi công xây dựng Trường liên cấp Tiểu học – Trung học cơ sở Si Pa Phìn tại bản Nậm Chim 1, xã Si Pa Phìn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phương Mỹ Chi kể chuyện 'bó đũa' bằng 5 thứ tiếng, lọt Top 3 tại Chung kết Sing!Asia 2025
    Văn hóa - Giải trí

    Phương Mỹ Chi kể chuyện "bó đũa" bằng 5 thứ tiếng, lọt Top 3 tại Chung kết Sing!Asia 2025

    Văn hóa - Giải trí

    Ngày 27/07/2025, tại trạm Macao (Trung Quốc), Phương Mỹ Chi đã có phần tranh tài tại Chung kết cuộc thi âm nhạc quốc tế Sing!Asia 2025. Nữ ca sĩ ghi dấu ấn với nhiều khán giả trong và ngoài nước bởi các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông nông dân An Giang đưa giống lúa Nhật vào trồng, kéo cả hợp tác xã 213 thành viên trở nên khá giả
    Nhà nông

    Ông nông dân An Giang đưa giống lúa Nhật vào trồng, kéo cả hợp tác xã 213 thành viên trở nên khá giả

    Nhà nông

    Trong lúc nhiều nông dân loay hoay với điệp khúc "được mùa mất giá" thì lão nông Nguyễn Hồng Phương ở An Giang đã mạnh dạn đưa giống lúa Nhật vào sản xuất lúa sạch, giúp hơn 200 thành viên HTX cùng vươn lên làm giàu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 ra đời như thế nào?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 ra đời như thế nào?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Giữa khói lửa kháng chiến, khi máu đổ và xương rơi nơi tiền tuyến, một ngày đặc biệt đã ra đời để cả dân tộc tri ân những người con ngã xuống vì độc lập tự do. Ngày 27/7 – Ngày Thương binh Liệt sĩ – không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà là bản tuyên ngôn của lòng biết ơn, được hun đúc từ tấm lòng của Bác Hồ và nghĩa tình của nhân dân dành cho những người đã hy sinh anh dũng vì Tổ quốc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hôn nhân lận đận của các mỹ nhân đình đám trên phim giờ Vàng của VTV
    Văn hóa - Giải trí

    Hôn nhân lận đận của các mỹ nhân đình đám trên phim giờ Vàng của VTV

    Văn hóa - Giải trí

    Lan Phương, Quỳnh Nga, Thu Quỳnh, Thanh Hương - nữ diễn viên tài sắc trong các bộ phim truyền hình của VTV đều từng đổ vỡ hôn nhân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hiện trạng cây cầu vượt sông Hồng đẹp nhất Hà Nội sắp làm hàng rào cứng phân làn
    Ảnh

    Hiện trạng cây cầu vượt sông Hồng đẹp nhất Hà Nội sắp làm hàng rào cứng phân làn

    Ảnh

    Sau khi lắp hàng rào cứng trên đường Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng, Sở Xây dựng Hà Nội vừa yêu cầu tiến hành thi công hàng rào phân làn phương tiện trên cầu Nhật Tân để phân làn phương tiện.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Geovane Mango chia tay Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, gia nhập CLB Ninh Bình?
    Thể thao

    Geovane Mango chia tay Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, gia nhập CLB Ninh Bình?

    Thể thao

    Theo một số nguồn tin, tiền đạo Geovane Mango đã chia tay Hồng Lĩnh Hà Tĩnh để gia nhập CLB Ninh Bình.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xăng E10 sắp được đưa vào sử dụng: Người dân, tài xế nói gì về xăng sinh học thời gian qua?
    Chuyển động Sài Gòn

    Xăng E10 sắp được đưa vào sử dụng: Người dân, tài xế nói gì về xăng sinh học thời gian qua?

    Chuyển động Sài Gòn

    Nhiều người dân, tài xế vẫn lo xe bị ảnh hưởng khi sử dụng xăng sinh học. Thực tế, chỉ sau một thời gian triển khai E5 trước đây, hiện các cột xăng E5 trên thị trường gần như mất hút.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Những 'bóng hồng thép' của Công an nhân dân: Nữ Thiếu tá gây sốt với những đòn võ kẹp cổ, quật ngã tội phạm
    Video

    Những 'bóng hồng thép' của Công an nhân dân: Nữ Thiếu tá gây sốt với những đòn võ kẹp cổ, quật ngã tội phạm

    Video

    Tại Chung kết Hội thi Điều lệnh, Quân sự, Võ thuật Công an nhân dân lần thứ VI diễn ra tại Cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội), lực lượng cảnh sát Việt Nam đã khẳng định sức mạnh, bản lĩnh qua các màn trình diễn tấn công, trấn áp tội phạm đầy kịch tính.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nuôi hươu lấy nhung ở Quảng Trị-mô hình tăng thu nhập, giảm nghèo hiệu quả
    Giảm nghèo nông thôn

    Nuôi hươu lấy nhung ở Quảng Trị-mô hình tăng thu nhập, giảm nghèo hiệu quả

    Giảm nghèo nông thôn

    Nuôi hươu lấy nhung là một trong những cách tăng thu nhập, giảm nghèo mới của người dân xã Triệu Nguyên, huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị cũ, nay thuộc tỉnh Quảng Trị mới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chỉ huy giỏi của Nga bị Ukraine tiêu diệt khi đang trực tiếp giám sát trận đánh ở Kharkov
    Thế giới

    Chỉ huy giỏi của Nga bị Ukraine tiêu diệt khi đang trực tiếp giám sát trận đánh ở Kharkov

    Thế giới

    Lực lượng phòng thủ Ukraine đã tiêu diệt Đại tá Lebedev, chỉ huy Trung đoàn súng trường cơ giới số 83 thuộc Sư đoàn súng trường cơ giới số 69 của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Khối tài sản 150 triệu USD của con gái ruột Michael Jackson
    Văn hóa - Giải trí

    Khối tài sản 150 triệu USD của con gái ruột Michael Jackson

    Văn hóa - Giải trí

    Paris Jackson, con gái của “vua nhạc pop” Michael Jackson sở hữu khối tài sản kếch xù và sự nghiệp âm nhạc đáng chú ý, nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trì hoãn đi viện do nghèo khó, suýt mất hai chân
    Xã hội

    Trì hoãn đi viện do nghèo khó, suýt mất hai chân

    Xã hội

    Hai chân đau nhức, không thể đi lại nhưng do gia đình khó khăn, cụ ông vẫn trì hoãn đi viện, chỉ đến khi đau đớn đến kiệt sức mới đi khám.

    Chia sẻ Chia sẻ
    4 con giáp giỏi kinh doanh, từ tháng 8 không nghèo túng, cuộc sống sung túc, tiền tiêu dư dả
    Gia đình

    4 con giáp giỏi kinh doanh, từ tháng 8 không nghèo túng, cuộc sống sung túc, tiền tiêu dư dả

    Gia đình

    4 con giáp này có tư duy nhanh nhạy và luôn tìm ra những khoảng trống thị trường nhanh hơn người khác, nhờ đó đầu tư hiệu quả, kiếm tiền nhanh chóng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mực nước sông Mã dâng cao, Sơn La khẩn trương di dời dân
    Tin tức

    Mực nước sông Mã dâng cao, Sơn La khẩn trương di dời dân

    Tin tức

    Mực nước trên sông Mã đoạn qua tỉnh Sơn La tăng nhanh, nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp trong đêm để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chốn nghỉ dưỡng gạch mộc mái ngói giữa làng quê Đồng Nai
    Nhà đất

    Chốn nghỉ dưỡng gạch mộc mái ngói giữa làng quê Đồng Nai

    Nhà đất

    Ngôi nhà mái ngói ở Đồng Nai là biểu tượng của lối sống hai điểm đến, kết hợp giữa sự kết nối hạ tầng và tinh thần nghỉ dưỡng, với thiết kế thô mộc, tối giản và chan hòa thiên nhiên.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tri châu Lý Nhật Quang: Bậc thánh nhân của người xứ Nghệ
    Đông Tây - Kim Cổ

    Tri châu Lý Nhật Quang: Bậc thánh nhân của người xứ Nghệ

    Đông Tây - Kim Cổ

    Lý Nhật Quang là Tri châu đầu tiên của vùng đất Nghệ An. Tên tuổi của ông gắn liền những truyền thuyết, được người dân suy tôn là bậc thánh nhân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xe ô tô chở hàng được chở người trong trường hợp nào theo quy định hiện hành?
    Bạn đọc

    Xe ô tô chở hàng được chở người trong trường hợp nào theo quy định hiện hành?

    Bạn đọc

    Cổng thông tin điện tử Bộ Công an trả lời bạn đọc về những trường hợp xe ô tô chở hàng được chở người.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cấm xe máy công nghệ chạy bằng xăng tại TP.HCM: Sức mua xe điện đang nóng lên, hãng tung ưu đãi cho tài xế (Bài 3)
    Chuyển động Sài Gòn

    Cấm xe máy công nghệ chạy bằng xăng tại TP.HCM: Sức mua xe điện đang nóng lên, hãng tung ưu đãi cho tài xế (Bài 3)

    Chuyển động Sài Gòn

    Thị trường xe điện tại TP.HCM có phần nóng hơn sau thông tin đề án chuyển đổi toàn bộ 400.000 xe máy xăng của tài xế, shipper sang xe điện. Các hãng gọi xe cũng bắt đầu tung ra nhiều ưu đãi, trợ giá dành cho tài xế.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin sáng (28/7): Võ Hoàng Minh Khoa “quay xe” với CLB CAHN?
    Thể thao

    Tin sáng (28/7): Võ Hoàng Minh Khoa “quay xe” với CLB CAHN?

    Thể thao

    Võ Hoàng Minh Khoa “quay xe” với CLB CAHN?; Antony có thể đến Saudi Pro League chơi bóng; PSG sẵn sàng bán Donnarumma; Liverpool vẫn quan tâm đến Anthony Gordon; Mauro Icardi khởi kiện Wanda Nara.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    2

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng
    6

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng

    3

    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là "vua chim màu" ở tỉnh Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?

    Một đứa trẻ từng sống trong trại mồ côi, nay là 'vua chim màu' ở tỉnh Gia Lai, nuôi chim gì mà bán 10-150 triệu/con?

    4

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    5

    MC nổi danh của VTV là kỹ sư nông nghiệp, từng lọt Top 4 gameshow về âm nhạc

    MC nổi danh của VTV là kỹ sư nông nghiệp, từng lọt Top 4 gameshow về âm nhạc
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media