Trung Quốc tăng mua, nông dân phấn khởi vì giá mì tăng cao
Trần Khánh
14/02/2022 6:30 PM (GMT+7)
Vụ thu mua mì lát khô đang bắt đầu ở Bình Phước. Lượng hàng giao dịch tại các kho ở Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư tăng cao. Giá mì tăng với cả mì lát khô và củ mì tươi, giúp nông dân phấn khởi.
Theo đó, giá thu mua mì lát khô tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư hiện dao động khoảng 5.500-6.000 đồng/kg. Mức giá này đã tăng hơn cùng thời điểm năm trước khoảng 1.000 đồng/kg.
Thời điểm hiện nay, nông dân tỉnh Bình Phước cũng đang vào chính vụ thu hoạch mì.
Giao dịch mì lát khô tại các kho ở Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư. Ảnh: Trương Hiệu
Tỉnh Bình Phước có khoảng 10.000ha mì tập trung ở các huyện Bù Gia Mập, Bù Đốp, Phú Riềng. Ngoài ra còn có đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển khoai mì từ Campuchia nên nguồn cung luôn dồi dào.
Theo các doanh nghiệp thu mua tại tỉnh Bình Phước, nhu cầu xuất khẩu mì khô đang tăng cao.
Ngoài việc dùng mì làm nguyên liệu chế biến trong nước thì nhu cầu mua tinh bột mì của Trung Quốc sẽ tăng từ giữa tháng 3. Đây là tin vui đối với người trồng mì, trong đó có nông dân Bình Phước
Giá mì lát khô tăng cao do nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc. Ảnh: Trần Khánh
Ông Nguyễn Ngọc Thái, người trồng mì ở huyện Phú Riềng cho biết, củ mì tươi làm nguyên liệu cho sản xuất tinh bột, hiện được các doanh nghiệp thu mua với giá 2.700 - 3.000 đồng/kg (mì đạt chữ bột 30 độ).
"Mức giá này đã tăng cao hơn thời điểm cuối năm 2021 từ 300 - 500 đồng/kg. Có nơi thậm chí đang thu mua mì tươi với giá 3.500 đồng/kg", ông Thái nói.
Theo Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương), đầu năm 2022, giá củ mì tươi tiếp tục xu hướng tăng nhẹ tại các tỉnh Gia Lai, Quảng Ngãi do thiếu nguyên liệu.
Bên cạnh đó, giá mua mì lát đưa về các kho ở khu vực phía Nam có xu hướng tăng do có thêm nhiều đơn vị mở kho mua hàng.
Nhu cầu xuất khẩu mì khô hiện đang tăng cao khiến giá củ mì tươi tăng theo. Ảnh: Trần Khánh
Năm 2021, mì và các sản phẩm từ mì là một trong số ít mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt trị giá tăng trưởng so với năm 2020.
Trong năm 2021, mì và các sản phẩm từ mì của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, nhiều nhất là Trung Quốc.
Đáng chú ý, trong năm 2021, xuất khẩu mì lát khô có xu hướng tăng mạnh, với gần 859.000 tấn, trị giá 224 triệu USD; tăng 44,5% về lượng và tăng 66% về trị giá so với năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm hơn 89% về lượng và chiếm 86,2% về trị giá trong tổng xuất khẩu mì lát khô của cả nước.
Cục Xuất Nhập Khẩu cho biết, năm 2022, nhu cầu mì của Trung Quốc vẫn ở mức cao.
Tuy nhiên, Cục Xuất Nhập Khẩu cũng khuyến cáo, xuất khẩu mì và các sản phẩm từ mì sang Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới được Cơ quan Hải quan Trung Quốc ban hành và áp dụng từ đầu năm 2022 đối với hàng nông sản nhập khẩu.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.
Thực phẩm chức năng - lĩnh vực tưởng chừng mang đậm yếu tố chăm sóc sức khỏe - đang trở thành "miền đất hứa" cho những quảng cáo sai sự thật, đặc biệt khi có sự góp mặt của người nổi tiếng.
Chợ điện tử Temu của Trung Quốc và nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein sẽ tăng giá vào tuần tới với người tiêu dùng Mỹ khi thuế quan toàn diện và lệnh trừng phạt đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp của Tổng thống Donald Trump đẩy chi phí lên cao.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.
Thực phẩm chức năng - lĩnh vực tưởng chừng mang đậm yếu tố chăm sóc sức khỏe - đang trở thành "miền đất hứa" cho những quảng cáo sai sự thật, đặc biệt khi có sự góp mặt của người nổi tiếng.
Chợ điện tử Temu của Trung Quốc và nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein sẽ tăng giá vào tuần tới với người tiêu dùng Mỹ khi thuế quan toàn diện và lệnh trừng phạt đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp của Tổng thống Donald Trump đẩy chi phí lên cao.