Dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt 4.904.627 triệu đồng
Đến cuối tháng 4, dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt 4.904.627 triệu đồng với 114.598 khách hàng dư nợ,
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cầu sông Hồng thuộc tuyến đường bộ ven biển hợp long tháng 9/2024 kết nối hai tỉnh Thái Bình - Nam Định. Ảnh: NGUYỄN THƠI
Trong suốt hành trình phát triển, thế sông nước bao bọc bốn bề đã làm cho Thái Bình bị cô lập, cản trở giao thương trong phát triển kinh tế - xã hội.
Chia sẻ về hành trình phá thế “ốc đảo”, tạo liên kết vùng để phát triển kinh tế - xã hội của Thái Bình, ông Phạm Quang Đức, nguyên Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thái Bình cho biết: Trong suốt những thập niên 1980, 1990 của thế kỷ XX, toàn bộ hệ thống giao thông Thái Bình hầu hết chỉ có đường cấp IV, cấp V đồng bằng.
Khó khăn lớn nhất của tỉnh là cách biệt địa lý bởi các dòng sông lớn kết nối giao thông với các tỉnh lân cận chủ yếu bằng phương tiện phà làm ảnh hưởng rất lớn đến giao thương phát triển kinh tế, khả năng hội nhập, thu hút đầu tư.
Đầu năm 2002, một sự kiện tác động lớn đến không chỉ với riêng ngành giao thông mà với cả tỉnh Thái Bình đó là việc khánh thành cầu Tân Đệ nối liền Nam Định - Thái Bình, kết nối Thái Bình với các tỉnh trong khu vực làm thỏa ước mong ngàn đời của người dân.
Đây có thể coi là sự khởi đầu cát tường đối với Thái Bình khi bước sang thế kỷ mới, thế kỷ XXI. Ngay sau khánh thành cầu Tân Đệ là hàng loạt các dự án xây dựng các cầu lớn khác trong các năm tiếp theo, mở rộng, xây dựng, nâng cấp các tuyến đường huyết mạch liên tỉnh, liên huyện đã thực sự mở ra những “con đường mới” ở cả hai nghĩa đối với Thái Bình trong đột phá phát triển kinh tế.
Đặc biệt trong đó không thể không kể đến tuyến đường 10 được nâng cấp, mở rộng, thông suốt, đáp ứng tiêu chí đường cấp III đồng bằng nối từ Tân Đệ đến Hải Phòng có tới 5 khu công nghiệp (KCN) của tỉnh khi đó bám đường mà hình thành, phát triển như: KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Sông Trà, KCN Gia Lễ, KCN cầu Nghìn tạo nên sức bật ngoạn mục cho ngành công nghiệp. Có thể nói, Thái Bình từ chỗ trắng công nghiệp đã có thể xây dựng công nghiệp tập trung từ giai đoạn sau năm 2000 đến nay.
Nằm trong khu vực có ảnh hưởng trực tiếp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, vì vậy liên kết vùng là xu thế khách quan tất yếu, yêu cầu bắt buộc, nhiệm vụ quan trọng và là cơ hội to lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển của tỉnh. Giao thông với vai trò đi trước mở đường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn này.
Cũng theo phân tích của ông Phạm Quang Đức, chỉ trong 20 năm Thái Bình đã xây dựng tới gần 20 cây cầu lớn trải dài, kết nối gần như vòng tròn giữa tỉnh Thái Bình với các tỉnh lân cận và kết nối giữa các huyện trong tỉnh với nhau.
Cùng với hệ thống cầu lớn vượt sông là hệ thống đường giao thông đạt tiêu chuẩn tạo nên một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại tạo điều kiện cho việc thông thương liên kết giữa các huyện, thành phố trong tỉnh, giữa Thái Bình với các tỉnh, thành phố lân cận, liên kết vùng, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh.
Nền tảng cho những thành công của tỉnh giai đoạn này là sự bứt phá về tầm nhìn, tư duy đổi mới, sáng tạo của Đảng bộ trong hoạch định chiến lược phát triển như: “5 trọng tâm để tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế”, “5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 3 đột phá chiến lược về tăng trưởng kinh tế”, “6 giải pháp phát triển kinh tế nhanh, bền vững”; phát triển hệ thống giao thông kết nối Thái Bình với các tỉnh lân cận và vùng để phá thế “ốc đảo”, hình thành các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là Khu kinh tế Thái Bình.
Ông Bùi Huy Quang, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Đến thời điểm hiện tại, hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài khoảng 9.346,5km.
Việc nỗ lực hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông với hàng loạt dự án trọng điểm không chỉ giúp Thái Bình khơi thông điểm nghẽn, phá thế “ốc đảo” mà còn là tiền đề để các tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, đô thị của Thái Bình được khơi dậy, vừa gia tăng lợi thế cạnh tranh vừa tạo lực hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư.
Không chỉ được biết đến với tên gọi “quê hương năm tấn”, một vài năm trở lại đây, Thái Bình đã có tên trên “bản đồ” thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Năm 2023, với việc thu hút gần 3 tỷ USD vốn FDI, Thái Bình đã lập nên kỳ tích khi lần đầu tiên đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Nếu như năm 2003, toàn tỉnh chỉ có 26 dự án đầu tư vào các KCN (trong đó có 1 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 483,5 tỷ đồng, đến nay trên địa bàn đã có 10 KCN thu hút hơn 330 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt trên 187.600 tỷ đồng; trong đó có 83 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký 4,3 tỷ USD.
Khu công nghiệp Liên Hà Thái (tỉnh Thái Bình) đang thu hút hơn 20 dự án hoạt động, trong đó có nhiều dự án FDI.
Một điểm sáng rực rỡ trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua là sự hình thành và phát triển Khu kinh tế Thái Bình góp phần đưa tổng vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2024 đạt trên 180.000 tỷ đồng, trong đó vốn FDI đạt 4,886 tỷ USD, gấp 11,7 lần giai đoạn 2015 - 2020.
Kinh tế có bước phát triển bứt phá. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân ước đạt 8,18%/năm, cao hơn mức bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng.
Thời gian tới, với việc tập trung phát triển mạng lưới đường bộ đầy đủ các cấp đường dựa trên 2 hướng kết nối chính: Kết nối với vùng Thủ đô Hà Nội và kết nối với vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ: Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình và vùng duyên hải Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thông qua quốc lộ 10, quốc lộ 37, đường ven biển Thái Bình, tuyến đường bộ cao tốc CT.08.
Và gần đây nhất, tỉnh quyết định chủ trương dự án đường thành phố đi Hưng Hà kết nối với Hưng Yên... chắc chắn sẽ mở ra cơ hội phát triển rực rỡ hơn cho Thái Bình.
Nếu như trong nhiều thập kỷ của thế kỷ XX, chủ trương lớn nhất của Thái Bình trong phát triển kinh tế vẫn là “từ sức lao động đi ra, từ lúa và lợn đi lên” thì bước sang thế kỷ XXI, tư duy về phát triển nông nghiệp của tỉnh đã có một sự thay đổi lớn.
Vẫn xác định vai trò quan trọng của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp là 1 trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh (nông nghiệp, công nghiệp và thương mại - dịch vụ) song Thái Bình đã đi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Hướng đến mục tiêu đưa Thái Bình trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu vùng đồng bằng sông Hồng, nhiều cơ chế, chính sách đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp đã được Thái Bình xây dựng, ban hành, khẩn trương đưa vào thực tiễn đáp ứng đòi hỏi của cuộc cách mạng nông nghiệp, nông thôn.
Trong đó phải kể đến các cơ chế, chính sách lớn những năm gần đây như Nghị quyết số 29/2021/NQHĐND, ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh về hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai, mua máy cấy, hệ thống thiết bị sấy phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND, ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh về ban hành quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2028.
Với các nghị quyết này, Thái Bình cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tập trung đất đai mang tính toàn diện, được các địa phương và nhân dân hồ hởi đón nhận, triển khai như một cuộc cách mạng lớn trên đồng ruộng.
Ông Đỗ Quý Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết: Với các cơ chế, chính sách đột phá của tỉnh về tích tụ ruộng đất, hỗ trợ máy móc nông nghiệp, đến nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành, phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn với gần 11.000ha của 270 hợp tác xã với trên 20 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tích tụ, tập trung để sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với tiêu thụ nông sản; tổng diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung trên 8.000ha; bình quân 4,08ha/ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả như mô hình canh tác lúa theo hướng giảm phát thải khí nhà kính (khoảng 5.000ha); mô hình tập trung, tích tụ đất đai phát triển sản xuất quy mô lớn (5.676ha); 33 mô hình phát triển nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp đã cơ cấu theo nhóm sản phẩm chủ lực, trong đó nhóm tham gia sản phẩm chủ lực quốc gia 4 sản phẩm, nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh có 9 sản phẩm và nhóm sản phẩm đặc sản của địa phương.
Cơ giới hóa được áp dụng nhanh trong sản xuất: 100% khâu làm đất, gần 100% khâu thu hoạch, 30% diện tích lúa cấy bằng máy; giá trị sản xuất trên 1ha canh tác trồng trọt năm 2024 đạt 198 triệu đồng (tăng 22% so với năm 2020).
Rau trồng theo mô hình VietGAP của nông dân Trung An (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
Ông Nguyễn Văn Phát, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ chia sẻ: Nắm bắt cơ chế, chủ trương hỗ trợ của tỉnh, Quỳnh Phụ đã kịp thời triển khai tới các địa phương để người dân sớm được tiếp cận. Đến nay, toàn huyện Quỳnh Phụ có 312 hộ tích tụ trên 1.400ha để sản xuất nông nghiệp, quy mô từ 2ha, trong đó có 39 hộ tích tụ quy mô từ 10ha trở lên.
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết mang lại giá trị kinh tế cao, tạo thương hiệu cho địa phương như: mô hình sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm tại xã An Mỹ diện tích gần 200ha; mô hình lúa nếp Tam Xuân ở xã An Thanh quy mô gần 50ha; mô hình liên kết lúa Nhật ở Quỳnh Thọ quy mô trên 40ha...
Việc xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao; chú trọng xây dựng thương hiệu và mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm nông sản; tạo mối liên kết ngành và liên kết vùng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao.
Anh Nguyễn Công Tới (xã Thụy Thanh, Thái Thụy), một trong những đại điền có tiếng không chỉ về quy mô sản xuất lúa lớn mà còn là người đầu tiên, duy nhất của tỉnh sở hữu sản phẩm lúa gạo hữu cơ cho biết để chuyển đổi từ sản xuất lúa thường sang mô hình lúa hữu cơ đòi hỏi chi phí cao gấp từ 1,5 - 2 lần, rất tốn công, tốn sức.
Có sự hỗ trợ 50% chi phí cho giống, kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh từ cơ chế, chính sách của tỉnh anh mới xây dựng được thành công mô hình...
Nếu không có sự hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách thì người nông dân rất khó có thể thực hiện thành công các mô hình mới, các cá nhân khó có điều kiện vươn lên sản xuất hàng hóa, kinh tế tư nhân nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp rất khó có điều kiện bứt phá.
Không chỉ là sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, đẩy mạnh nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu, kết nối bền vững các chuỗi giá trị trong, ngoài tỉnh và toàn cầu, tạo sức bật và đem lại sự đột phá mới trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh cũng là một trong những mục tiêu hướng đến của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2021 - 2025 nhằm phát triển một nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn và bền vững.
Đến nay, các tiến bộ khoa học công nghệ như: chương trình SRI, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM... đã và đang được chuyển giao ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất trồng trọt; công nghệ kiểu chuồng khép kín, tự động hoặc bán tự động, đệm lót sinh học, quy trình VietGAHP... được triển khai và ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Với các cơ chế, chính sách thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược về phát triển nông nghiệp, giá trị và tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản năm sau luôn tăng cao hơn năm trước.
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2024 (giá so sánh 2010) ước đạt 29.665 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2024 đạt bình quân 1,73%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân 2,5%/năm.
Định hướng, nhiệm vụ thời gian tới trong phát triển nông nghiệp của tỉnh là: Triển khai hiệu quả, chất lượng các nội dung về quy hoạch nông nghiệp, nông thôn; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; tiếp tục thực hiện, tham mưu ban hành cơ chế, chính sách và huy động trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng đội ngũ nông dân văn minh, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào nông nghiệp...
Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng đại của đất nước, trong đó có cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, toàn tỉnh đã và đang nỗ lực tối đa, tạo những yếu tố đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; huy động, khơi dậy mọi nguồn lực, động lực, sức sáng tạo; khai thác, sử dụng mọi tiềm năng còn tiềm ẩn, mọi cơ hội, lợi thế của tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh khẳng định: Hơn khi nào hết, chúng ta cần phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, “dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”.
Đảng bộ và nhân dân Thái Bình tiếp tục phát huy truyền thống quê hương văn hóa, văn hiến, yêu nước và cách mạng, bản lĩnh, trí tuệ; đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, phương thức lãnh đạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, vững tin cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên mới.
Theo nhiều chuyên gia, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý, không để người trồng rừng thiệt thòi.
Đến cuối tháng 4, dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt 4.904.627 triệu đồng với 114.598 khách hàng dư nợ,
Tổ công tác Bộ Công an đã đến làm việc với Công an tỉnh Vĩnh Long để xác minh, kiểm tra toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn giao thông khiến con ông Nguyễn Vĩnh Phúc (SN 1983, ngụ xã Trà Côn, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn) tử vong. Ông Phúc là người nổ súng bắn người rồi tự sát khiến xôn xao dư luận vài ngày qua.
Thay vì chen chúc tại các điểm du lịch đông nghẹt người dịp 30/4 - 1/5, nhiều “tín đồ xê dịch” có xu hướng “trốn lễ” một cách đặc biệt: dựng lều giữa thiên nhiên, thức dậy bên hồ nước xanh trong, hoặc băng rừng vượt đèo để đổi lấy những khoảnh khắc bình yên.
3 con giáp này nhận lộc Thần Tài, được quý nhân giúp đỡ, công việc suôn sẻ, có thêm nhiều cơ hội kiếm tiền, thành công đáng ngưỡng mộ.
Cuối tháng 1/1972, tại cánh rừng chồi thuộc vùng giải phóng Tây Bắc Campuchia bên bờ sông Prechxamdec cách biên giới Việt Nam khoảng 70km, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định/T.4 tổ chức Hội nghị Khu ủy - Hội nghị Bình Giã V.
Các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt năng suất tôm 40-50 tấn/ha; có thể nuôi 4 vụ tôm/năm, lợi nhuận ròng đạt 40%. Nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Tân Phú Đông đang cho thấy sự hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp xanh...
Công an TP.HCM đã mời 2 đối tượng Tiktoker dàn dựng clip “mất điện thoại khi xem diễu binh” để câu like, câu view đến trụ sở làm việc.
19h30 tối nay (30/4), CLB CAHN sẽ tiếp đội khách PSM Makassar trong khuôn khổ bán kết lượt về giải Vô địch các câu lạc bộ Đông Nam Á – Shopee Cup 2024/2025. Phát biểu trước trận đấu quan trọng này, HLV hai câu lạc bộ đều thể hiện quyết tâm giành chiến thắng để đi tiếp tới vòng chung kết.
Lực lượng Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài vừa phát hiện, bắt giữ một đối tượng vận chuyển trái phép hơn 4,2 kg ma túy loại MDMA qua đường hàng không. Số ma túy được ngụy trang tinh vi trong 26 hộp thực phẩm chức năng dán nhãn “altapharma”.
Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác (Cần Giờ) những ngày này cũng rất nhộn nhịp. Dòng khách từ khắp nơi đổ về TPHCM dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đông lên từng ngày, hàng giờ.
Nhiều hãng tin, cơ quan truyền thông các nước đã đưa tin bài ảnh về việc Việt Nam kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, bao gồm cả lễ diễu binh diễu hành sáng nay 30/4.
Giá USD hôm nay trên thị trường quốc tế dừng ở mức 99,03 điểm. Dù thị trường cho thấy dường như giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng niềm tin vào giá trị dự trữ của đồng USD có thể đã qua nhưng vẫn còn tồn tại nhiều ẩn số.
Gặp tai nạn giao thông, chân trái của bệnh nhân có đến 90% phần mềm bị dập nát, da bị lóc hoàn toàn từ đùi xuống gan bàn chân, tách rời khỏi lớp cơ.
Sáng 30/4, TP.HCM rực rỡ trong sắc đỏ của cờ Tổ quốc. Hàng vạn người dân TP.HCM hào hứng chứng kiến lễ diễu binh kỷ niệm ngày lễ trọng đại của dân tộc
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, sau 50 năm thống nhất đất nước, gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử và tạo được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay.
Nghệ sĩ Ưu tú Kim Tử Long là một trong 50 nghệ sĩ tham gia diễu binh mừng đại lễ 30/4. Anh đã có mặt từ buổi sơ duyệt và tổng duyệt trong những ngày qua.
Thực hiện các kỹ năng chiến đấu nơi thao trường dễ dàng hơn nhiều việc thực hiện nó trong môi trường khốc liệt của chiến đấu thực tế. Chỉ có những chiến binh dày dạn mới có thể bình tĩnh sử dụng các kỹ năng mà mình được trang bị.
Sáng 30/4, Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành cấp Quốc gia 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tổ chức trọng thể tại tuyến đường Lê Duẩn (quận 1) và một số tuyến đường trung tâm. Tổng Bí thư Tô Lâm và nhiều Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách mời quốc tế cùng hàng vạn người dân tham dự.
Chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ non sông Việt Nam" diễn ra với nhiều tiết mục hoành tráng, ý nghĩa, thể hiện niềm tự hào của toàn dân tộc trong ngày kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Nhân tố ‘lạ’ HAGL cao 1m88 lọt ‘mắt xanh’ HLV Kim Sang-sik; M.U có thể gọi Rashford trở lại; HLV Mourinho muốn chiêu mộ Chiesa; AS Roma có thể bổ nhiệm Fabregas; Darwin Nunez được Atletico Madrid quan tâm.
“Phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu…” – đó là thông điệp mà Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025, tổ chức ở Hà Nội giữa tháng 4/2025.
Từ nền kinh tế nghèo đói, lạc hậu và chậm phát triển chịu chiến tranh tàn phá, bị bao vây cấm vận, 50 năm sau dưới nỗ lực đổi mới và phát triển, Việt Nam đã trở thành quốc gia có quy mô GDP đứng top 30 thế giới.
“Người già vui có mái ấm, trẻ em yên tâm học tập và người lao động có thêm động lực sản xuất” - đó là chia sẻ của Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành tại buổi lễ tổng kết và trao nhà.
Từ rạng sáng, các nghệ sĩ và dàn Hoa hậu, Nam vương đã tập trung đông đủ để chuẩn bị cho lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. "Tôi tham gia đại lễ 30/4 trong vai trò đại biểu với niềm cảm xúc biết ơn, xúc động trào dâng", NSND Trịnh Kim Chi chia sẻ với Dân Việt.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày thứ Ba tuyên bố rằng đã đến lúc Moskva và Kyiv cần đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm chấm dứt chiến tranh tại Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng Mỹ sẽ rút lui khỏi vai trò trung gian hòa giải nếu không đạt được tiến triển nào.
Cây cảnh nở những chùm hoa cam đỏ rực rỡ, những bông hoa như những chiếc kèn tinh nghịch, hướng mặt đón nắng một cách tinh nghịch, ngạo nghễ.
Công an TP.Đà Nẵng chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin sai lệch, xuyên tạc vụ án "Bợm Phước", khẳng định không có sự bao che, dung túng tội phạm từ cơ quan chức năng. Đề nghị người dân tỉnh táo, không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng.
Từ 1/8 kết thúc hoạt động của cán bộ không chuyên trách cấp xã. Bộ Nội vụ đang nghiên cứu, đề xuất thêm chế độ hỗ trợ nhóm đối tượng này.
Dù thi đấu ấn tượng tại SHB Đà Nẵng, thủ môn Bùi Tiến Dũng vẫn khó có suất trở lại ĐT Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik.