Xóa hơn 1.200 nhà tạm, nhà dột nát, TP.HCM chi tiền giúp các tỉnh khác
Đến nay, toàn TP.HCM có hơn 1.200 nhà tạm, nhà dột nát được sửa chữa hoặc xây mới. TP.HCM sẽ chi hơn 200 tỷ đồng giúp các tỉnh xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trương Minh Giảng được phối thờ cùng 13 danh nhân họ Trương tại di tích nhà thờ họ Trương Việt Nam.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông xứng đáng với danh tiếng công thần.
Trương Minh Giảng (1792 - 1841) là con của Lễ bộ Thượng thư Trương Minh Thành, mẹ là bà Nguyễn Thị Điền, quê làng Hanh Thông, tổng Bình Dương, dinh Phiên Trấn (nay thuộc Phường 7, Gò Vấp, TP. HCM). Xuất thân trong gia đình quyền thế có truyền thống hiếu học nên từ nhỏ Trương Minh Giảng đã bộc lộ là người thông minh, ham học, giỏi cả văn lẫn võ.
Theo các nguồn sử liệu đăng khoa, Trương Minh Giảng đỗ Cử nhân năm Kỷ Mão (1819) tại Trường thi Gia Định. Sau đó, ông được bổ chức Tư vụ rồi dần thăng tới Lang trung Binh bộ, sau lại đổi sang Hình bộ. Năm 1829 ông thăng chức Tham tri, được phái vào Nam công cán ở Gia Định, khi đổi về kinh ông làm Tả tham tri bộ Hộ, không lâu sau được thăng lên Thượng thư bộ Hộ, kiêm quản Khâm thiên giám.
Năm 1832, triều đình sung ông làm Phó chủ khảo khoa thi Hội, thăng Thượng thư bộ Hộ, quyền giữ ấn triện Viện đô sát. Cũng trong năm này, ông giữ chức Tổng tài Quốc sử quán, chủ trì việc biên soạn bộ "Đại Nam thực lục chính biên", lại cùng Thượng thư Lễ bộ Phan Huy Thực biên soạn bộ "Liệt Thánh thực lục".
Tháng 6/1833, Lê Văn Khôi nổi loạn, giết Bố chính Bạch Xuân Nguyên và Tổng đốc Nguyễn Văn Quế, chiếm lấy thành Gia Định rồi mở rộng chiếm nốt các tỉnh Nam Kỳ. Vua Minh Mạng cử Thượng thư Trương Minh Giảng cùng với Thảo nghịch tướng quân là Phan Văn Thúy đem binh vào đánh dẹp.
Tháng 7/1833, quân triều đình thắng trận ở trạm Biên Long và lấy lại tỉnh Biên Hòa, ông được khen thưởng. Do công thắng trận, Trương Minh Giảng được vua Minh Mạng khen thưởng một tấm bài bằng ngọc và tiền phi long bằng vàng. Tháng 8/1833, Trương Minh Giảng được cải bổ làm Thượng thư bộ Binh, lãnh chức Tổng đốc An – Hà kiêm Bảo hộ Chân Lạp quốc thay Lê Đại Cương vừa bị cách chức do để mất thành An Giang.
Bắt đầu từ đây, sự nghiệp của Trương Minh Giảng luôn gắn bó với vùng đất An Giang. Khi về làm Tổng đốc An – Hà, Trương Minh Giảng đã góp phần thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, Lê Văn Khôi yếu thế rút vào thành Gia Định cố thủ và cầu viện Xiêm, nhân cơ hội đó quân Xiêm huy động 5 đạo binh tấn công nước ta.
Đối với vùng đất Nam Kỳ, từ tháng 11/1833, quân Xiêm chia làm hai đạo tấn công Chân Lạp và Nam Kỳ. Đạo thứ nhất do Phi Nhã Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) chỉ huy, dẫn 4 vạn quân theo đường bộ vào Chân Lạp đánh chiếm Nam Vang, đi dọc sông Mê Kông xuống Châu Đốc, vua Nặc Chân bỏ thành Nam Vang chạy xuống An Giang rồi sau đó xuống Vĩnh Long ẩn náu. Đạo quân thứ hai do Phi Nhã Phật Lăng (PhraKlang) dẫn 1 vạn quân tiến công bằng đường biển đánh chiếm Hà Tiên.
Với lực lượng vượt trội, quân Xiêm chiếm Hà Tiên rồi Châu Đốc rất nhanh chóng. Tháng 12/1833, Tổng đốc An - Hà Trương Minh Giảng cùng Tán lý Nguyễn Xuân đánh thắng quân Xiêm trận đầu ở Thuận Cảng (Vàm Nao – An Giang), tiêu diệt một phần sinh lực địch. Tin thắng trận tâu lên, vua Minh Mạng cả mừng, ông được tấn phong tước Bình Thành nam.
Trương Minh Giảng vừa là một văn thần, vừa là một võ tướng với công lao hiển hách, cầm quân dẹp loạn, đẩy lùi ngoại bang xâm lấn. Tranh minh họa: INT.
Bản đồ trấn Tây Thành.
Tuy thua trận, quân Xiêm vẫn còn mạnh, chúng xua quân và hơn 100 chiến thuyền xuôi dòng hướng xuống Sa Đéc, Vĩnh Long. Được Thái Công Triều tham mưu, Tổng đốc Trương Minh Giảng và Tham tán Nguyễn Xuân bố trí chốt chặn ở đoạn vàm sông Cổ Hủ, chợ Thủ – đối diện Cù lao Giêng. Trận đánh diễn ra ác liệt, cuối cùng quân triều đình thắng lợi (tháng 1/1834).
Bị thua nặng, quân Xiêm rút về Châu Đốc, quân nhà Nguyễn truy kích dữ dội, chúng bỏ Châu Đốc rồi Hà Tiên. Thừa thắng, ông cùng tướng quân Trần Văn Năng tiến quân lấy lại thành Nam Vang, đuổi quân Xiêm về phía Tây Chân Lạp.
Do chiến tích lớn lao đã chiếm lại thành An Giang, Hà Tiên, Nam Vang và tiêu diệt một lực lượng lớn sinh lực quân Xiêm, đập tan ý đồ xâm lược của chúng, Tổng đốc Trương Minh Giảng được vua Minh Mạng gia phong tước Bình Thành tử, vẫn lĩnh Tổng đốc An - Hà (tháng 3/1834).
Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương (Tuần phủ An Giang) đã có bản tấu trình kế hoạch phòng thủ vùng đất Chân Lạp như sau: Chia đặt các tướng Chân Lạp phòng giữ những nơi quan trọng; Xét hình thể nước Chân Lạp thành lập đồn bảo; Lựa binh Chân Lạp; Lựa lấy thổ binh người Chàm (dòng dõi người Thuận Hóa), người Chà (dòng dõi Chà Và cư trú đất Chân Lạp); Chỉnh đốn sửa sang đồ quân dụng cho nước Chân Lạp; Chiêu tập cơ binh An Biên; Khám xét thuyền buôn ở Quảng Biên (cửa biển Cần Bột); Kinh lý biên phòng tỉnh Hà Tiên.
Dấu ấn triện "Trấn Tây tướng quân chi ấn".
Nội dung trên được Minh Mạng đồng ý cho thực hiện. Đến tháng 12/1834, vua Chân Lạp là Nặc Chân qua đời, không có con trai, Trương Minh Giảng vâng lệnh vua phong vương cho công chúa Angmy, con gái vua Nặc Chân. Tháng 1/1835, Trương Minh Giảng được thăng tước Bình Thành bá, thăng thự Đông các Đại học sĩ, vẫn lĩnh Tổng đốc An – Hà kiêm giữ ấn Bảo hộ Chân Lạp.
Sau khi vua Chân Lạp mất, do không có con trai nối ngôi nên trong dòng tộc nhiều người muốn tranh giành ngôi vị. Nhân cơ hội này, vua Minh Mạng quyết định nhập Chân Lạp vào Việt Nam và đổi thành trấn Tây Thành. Trương Minh Giảng sung Trấn Tây tướng quân kiêm Tổng đốc An - Hà, còn Tuần phủ An Giang là Lê Đại Cương sung Trấn Tây tham tán đại thần.
Trong thời gian làm Trấn Tây tướng quân, kiêm Tổng đốc An - Hà, Trương Minh Giảng gặp phải nhiều sự phản kháng từ người Chân Lạp. Cuộc nổi loạn của bọn Đô Y ở Hải Đông và Mịch Sô ở Khai Biên tháng 2/1838. Bên cạnh đó, Xiêm cho tướng quân là Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) chiếm đóng các vùng phía Tây Chân Lạp để tranh giành ảnh hưởng.
Các anh em của vua Ang Chan là Ang Em, Ang Duong được Xiêm hỗ trợ, liên tục tấn công quân Đại Nam đóng ở Trấn Tây. Năm 1840, Sa Mộc ở Hải Tây, phụ nữ Xà Năng và Bồn Tốt cùng thổ binh trốn đi, nhân dân Chân Lạp được sự hậu thuẫn của quân Xiêm làm loạn nổi lên khắp nơi.
Theo lệnh vua Minh Mạng, từ năm 1838 - 1840, Trương Minh Giảng đã huy động một đội quân lớn đến dẹp loạn ở trấn Tây Thành, kết quả bắt sống nhiều giặc, thổ dân theo về rất đông. Đến khi dựng bia võ công (11/1838), vua lấy Trương Minh Giảng đứng công đầu, khắc tên vào bia đá, đặt ở Võ miếu.
Sau khi vua Minh Mạng băng hà (12/1840), Thiệu Trị lên ngôi. Vua Thiệu Trị vốn không tham vọng, nhiều lần nghị bàn về tình hình khó khăn của quan quân vất vả trong việc phòng thủ trấn Tây Thành.
Sách "Đại Nam thực lục" có đoạn ghi rằng: Vua cho rằng từ khi Trấn Tây có việc binh đao đến giờ, sáu tỉnh Nam Kỳ, binh và dân đều nhọc mệt, triều đình cũng khó nhọc tổn phí không biết đâu mà kể, ý đã chán việc binh đao, vả lại sang năm sau có việc tuần du ra Bắc, hãy tạm xếp việc Trấn Tây lại không nghĩ đến, cũng chẳng hại gì, mới dụ rằng:
"Sự thế hiện nay buộc phải như thế, chuẩn cho theo lời bàn mà làm. Các viên từ Kinh lược, Tướng quân cho đến Tán lý và Hiệp lý không làm được công trạng gì, đều giao cho bộ Hình nghiêm ngặt nghị tội từng viên có khác nhau".
Khu mộ Trương Minh Giảng tại TP. HCM.
Sau khi nghị bàn, vua Thiệu Trị ra lệnh quan quân rút về nước. Tháng 9/1841, quân Đại Nam rút về đến An Giang. Vốn là người chỉ huy cao nhất của Đại Nam ở Trấn Tây, nay lại phải theo lệnh rút binh, khó tránh Trương Minh Giảng cảm thấy xấu hổ.
Chưa hết, triều đình còn cho rằng ông không làm tròn bổn phận, không dẹp yên nổi loạn, hao tốn tiền bạc. Đã vậy, vì sợ tốn kém tiền bạc lúc rút quân về An Giang, triều đình còn chỉ dụ cho quân lính giết voi ngựa để ăn.
Trương Minh Giảng thấy quá hổ thẹn, không chịu gặp mặt các quan lại khác. Do uất ức, Trương Minh Giảng phát bệnh mà chết tại thành An Giang vào ngày 27/9/1841. Vua Thiệu Trị nghe tin ấy, không những không thương xót mà lại thêm tức giận, bèn truy xét thêm tội trạng, tịch thu lại chức tước, bổng lộc, đổ hết tội lỗi cho ông.
Sách "Đại Nam thực lục" có đoạn ghi: "Vua nghe tin Giảng chết, phán rằng: Giảng đảm đương sự ký thác nặng nề, chỉ vì việc trị dân và chống giặc không đúng phương pháp, cho nên thổ dân cùng nổi lên làm loạn, để triều đình phải bận đến việc phái quân đi tiễu bắt, đã lâu ngày mà chưa xong việc. Đã giao cho bộ nghiêm ngặt nghị tội. Không ngờ đại binh vừa mới về đến nơi, đã ốm chết rồi.
Ta nghĩ: Giảng năm trước đây, làm Tham tán quân vụ, khiến giặc ở Biên Hòa và Vĩnh Long sợ mất vía, lại đánh được quân Xiêm ở Thuận Cảng. Công trạng rõ rệt, khắc vào bia đá cũng không thể mất được.
Chuẩn cho truy đoạt lại chức Trấn Tây Tướng quân, để cho rõ tội, nhưng gia ơn cho chiếu theo phẩm hàm Đại học sĩ mà cấp cho tiền tuất; lại thưởng cho 5 cây gấm Trung Quốc, 5 cây sa các màu, 20 tấm lụa, 30 tấm vải và 1.000 quan tiền, tha cho không phải truy nghị tội nữa. Lại thu lại lương bổng hàm thất phẩm chi cho con trai là Trương Minh Thi khi trước".
Do bị vua Thiệu Trị trách phạt và tịch thu toàn bộ bổng lộc của con cháu nên sau khi mất, mộ phần Trương Minh Giảng không được chăm sóc tốt như các quan khác dù rằng tước vị của ông lúc mất là Bình Thành bá và là vị tướng duy trấn nhất Đại Nam. Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1857), Trương Minh Giảng được thờ ở đền Hiền Lương. Mộ phần ông hiện tọa lạc tại đường Lý Thường Kiệt, Phường 7 (Gò Vấp, TP. HCM).
Giới sử học đánh giá, Trương Minh Giảng là vị Tổng đốc đa tài, ngoài chỉ huy quân đội, ông đã thể hiện khả năng quản lý giỏi. Cụ thể, sau khi ổn định tình hình Trấn Tây, ông đã chỉ huy xây lại thành An Giang và Hà Tiên năm 1834, ổn định cuộc sống nhân dân. Tham gia đo đạc địa bạ 6 tỉnh Nam Kỳ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thương mại biên giới.
Sự đóng góp của Tổng đốc Trương Minh Giảng đối với tỉnh An Giang và Nam Bộ từ năm 1833 - 1841 là rất lớn trên các lĩnh vực, góp phần ổn định chính trị nội địa và bảo vệ độc lập cho nước Chân Lạp, xóa tan sự xâm lược của Xiêm La. Tên của ông cũng được chọn để đặt cho một tuyến phố tại Đà Nẵng.
Hiện nay, tại di tích nhà thờ họ Trương Việt Nam ở Thiên Tôn (Ninh Bình), Trương Minh Giảng được phối thờ cùng 13 danh nhân họ Trương đại diện cho 3 miền gồm: Thái phó Trương Hán Siêu, Trạng nguyên Trương Hanh, Trương Xán, Thượng thư Trương Công Giai, Thái sư Trương Đăng Quế, Đông các học sĩ Trương Quốc Dụng, Thượng thư Trương Công Hy, Võ tướng Trương Hống, Trương Hát, Trương Nữu, Tăng lục võ sư Trương Ma Ni, Tướng quân Trương Chiến, Anh hùng Trương Công Định.
Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972 là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20. Những người trực tiếp chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng ấy nay đã vào tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng mỗi khi ôn lại ký ức hào hùng năm xưa, trong họ vẫn trào dâng niềm tự hào.
Đến nay, toàn TP.HCM có hơn 1.200 nhà tạm, nhà dột nát được sửa chữa hoặc xây mới. TP.HCM sẽ chi hơn 200 tỷ đồng giúp các tỉnh xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Công an đang vào cuộc làm rõ sự việc một nữ sinh ở Bình Định bị đánh đập thô bạo, clip đăng tải gây xôn xao mạng xã hội.
Sau trận thua nặng nề 0-4 trên sân khách HAGL, hòa đội cuối bảng SHB Đà Nẵng 1-1 và mới nhất thua Hà Nội FC 0-3 ngay ở sân nhà, HLV Nguyễn Công Mạnh của B.Bình Dương thẳng thắn nói ông xấu hổ nên xin từ chức.
Sau một tuần biến động mạnh, giá vàng tại phiên chốt tuần "rơi tự do" 6 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối phiên trước đó. Các nhà phân tích cho rằng, không ngoại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước có những động thái can thiệp thị trường vàng, sẽ xuất hiện làn sóng bán tháo.
Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 19/2025/TT-BQP, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó làm rõ các quy định quan trọng áp dụng cho quân nhân nghỉ hưu trước tuổi do thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại lực lượng.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định đã có các hoạt động tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Các đề xuất của Mỹ bao gồm việc bỏ vấn đề tư cách thành viên NATO của Ukraine, tờ Bloomberg đưa tin trích dẫn các nguồn tin quen thuộc với tình hình.
Sáng ngày 20/4/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức phát động chương trình “BIDV RUN - Vì cuộc sống Xanh” mùa thứ 5 nhằm lan tỏa “tinh thần xanh” và khuyến khích cộng đồng chung tay cùng ngân hàng thực hiện các hoạt động an sinh xã hội hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.
Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có tổng diện tích 2.870ha, trong đó sẽ xây dựng những công trình hàng đầu thế giới như: Nhà hát, khu vui chơi, cảng, tòa tháp…
Trung tướng phi công Phạm Tuân nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới. Ngày 27/12/1972, bắn rơi máy bay B-52, trở thành phi công đầu tiên bắn hạ “pháo đài bay bất khả xâm phạm” B-52 của Mỹ.
Tối qua (19/4), tại Phòng Hòa nhạc Lớn (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), đêm nhạc “Tchaikovsky Night” đã diễn ra, quy tụ đông đảo khán giả yêu âm nhạc cổ điển.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 20/4: Liên quan đến ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo Tờ trình báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị về phương án tái cơ cấu.
Là tân binh của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh nhưng tiền vệ Huỳnh Tiến Đạt đang dần trở thành cầu thủ trụ cột của CLB, siêu phẩm vào lưới Viettel là cú hích tinh thần để anh tìm lại đẳng cấp.
Nhóm 3 người đang tháo dỡ bức tường ở căn nhà trên địa bàn phường Tân Hưng Thuận, quận 12 thì tường sập, đè một người tử vong, ngày 20/4.
Ngày 20/4, thông tin từ Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa chủ trì buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Mặc dù ở ký túc xá “kiểu mẫu”, vốn được xem là nơi hỗ trợ chỗ ở cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ các tỉnh, thành về Hà Nội học tập nhưng nhiều sinh viên ở Ký túc xá Mỹ Đình không khỏi bức xúc khi bị thu 150.000 đồng điều hoà/tháng dưới mác “tự nguyện”.
"Nữ hoàng cảnh nóng" Kiều Trinh bức xúc phản hồi tin đồn "mua vai", "chảnh chọe" với nhà sản xuất. Cô khẳng định đã tự lực 22 năm trong nghề với nhiều chấn thương vĩnh viễn trên cơ thể.
"Khởi nghiệp không chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp – đó là cách mỗi học sinh, sinh viên học cách kiến tạo tương lai bằng chính đôi tay và khối óc của mình. Hãy biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII (VISES 2025) diễn ra sáng 20/4 tại TP.HCM.
Dự án Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có quy mô hơn 32 ha, nằm tại phường Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Hanel làm chủ đầu tư. Sau 15 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí lớn.
Đêm đó, tôi thức trắng với quyết định đau đớn nhưng cần thiết.
Lưu Bị khi khởi điểm vẫn còn lận đận trong sự nghiệp thì bạn học là Công Tôn Toản đã chiếm cứ U Châu, làm quan đến chức Trung lang tướng và được phong Đô đình hầu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan trong quá trình nghiên cứu, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thì kết hợp đề xuất phương án xử lý để thể chế hóa quy định liên quan bầu cử một số chức danh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ niềm vui mừng khi sau 7 năm triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, 100% các trường đại học, cao đẳng, 63 sở giáo dục đã có kế hoạch triển khai khởi nghiệp, sáng tạo
Mỹ sẽ triển khai tên lửa đánh chìm tàu tới eo biển Luzon, một điểm nghẽn để hải quân Trung Quốc tiếp cận Thái Bình Dương, trong một cuộc tập trận quân sự với Philippines.
Sáng 20/4, Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt đã phối hợp với Đại học và Bệnh viện Đại học Phenikaa tổ chức chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí năm 2025 cho bà con xã Nhân Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình.
Từ những chuyến hành trình rong ruổi trên các con đường quê nghèo, Quang Triều cùng các tình nguyện viên trong nhóm đã tập trung xây dựng những căn nhà bền vững, an toàn cho các gia đình kém may mắn ở miền Tây.
Trong 6 tỉnh của khu vực Đông Nam bộ, việc sáp nhập tỉnh thành sẽ mang đến cho tỉnh Đồng Nai một bước ngoặt lớn để trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sáp nhập hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái, dự kiến thành một tỉnh mới mang tên tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) đặt tại Yên Bái hiện nay. Tỉnh mới sau hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai sẽ có tiềm năng to lớn về nuôi cá nước ngọt to bự, nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi-"cá quý tộc".
Theo luật sư, các trường đại học tuyển dụng viên chức phải tuân thủ quy định của Luật viên chức về tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục. Còn đối với các giảng viên ở dạng hợp đồng thì phải tuân theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.
Ngày 20/4, trao đổi với Dân Việt, ông Thái Hoàng Vũ – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam xác nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng vừa ký văn bản gửi các huyện, thị xã, thành phố về việc đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính dự kiến sau sắp xếp.