×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Việt Nam trong tôi
    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Văn hóa - Giải trí
    • Chuyện của Sao
    • Thời trang
    • Phim ảnh
    • Âm nhạc
    • Đời sống văn hóa
    • Danviet.vn
    • Văn hóa - Giải trí
    • Chuyện của Sao
    • Thời trang
    • Phim ảnh
    • Âm nhạc
    • Đời sống văn hóa
    Chủ nhật, ngày 16/05/2021 10:19 GMT+7

    Truyện dự thi: Cô Sáu Cam

    + aA -
    Lê Ngọc Hạnh Chủ nhật, ngày 16/05/2021 10:19 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Câu hỏi cứ lặp đi lặp lại trong đầu Sáu Cam. Hễ đêm nằm xuống là câu hỏi cứ xoáy trong đầu, nhưng sáng ra nhìn vườn cây Sáu Cam lại thôi ý định. Cứ như vậy, suốt mấy mùa rồi, cái nhà tuềnh toàng vẫn chưa thay được cái nóc, cái nền đất mỗi mùa mưa nước ngập ngụa lênh láng cũng chưa lót được tấm gạch tàu.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Nhà văn Võ Thị Xuân Hà: "Làng Việt thời hội nhập" đã điểm đúng huyệt của cuộc sống người nông dân!
    • Cụ ông 80 tuổi dự thi "Làng Việt thời hội nhập": Viết truyện ngắn như đánh du kích!
    • 16 tác phẩm xuất sắc đoạt giải cuộc thi viết "Làng Việt thời hội nhập"

    "Bán hay không bán?". Câu hỏi cứ lặp đi lặp lại trong đầu Sáu Cam. Hễ đêm nằm xuống là câu hỏi cứ xoáy trong đầu, nhưng sáng ra nhìn vườn cây Sáu Cam lại thôi ý định. Cứ như vậy, suốt mấy mùa rồi, cái nhà tuềnh toàng vẫn chưa thay được cái nóc, cái nền đất mỗi mùa mưa nước ngập ngụa lênh láng cũng chưa lót được tấm gạch tàu.

    Vườn cây trái Sáu Cam sạch đến nỗi muốn tìm một cọng cỏ cũng khó. Cây trái mùa nào cũng xum xuê nhưng cái điệp khúc được mùa mất giá của thương lái thì năm nào cũng y vậy. Ở xóm Đình heo hút này người ta bán đất, bán vườn lên đường mua đất cất nhà, cất quán buôn bán gần hết, chỉ còn có mình Sáu Cam cặm cụi chăm bón, tỉa trồng. Dân tình thấy Sáu Cam vất vả cứ bàn tới, nói lui, xui Sáu Cam bán đất lên đường ở. Họ nói làm nông thời giờ càng làm càng khổ, thú điền viên giờ là trào lưu của người thành phố.

    Tối qua mơ, Sáu Cam thấy Tư Thêm về. Tư Thêm nói Sáu Cam đừng bán mảnh vườn...

    ***

    Truyện dự thi: Cô Sáu Cam - Ảnh 1.

    Tranh minh họa truyện ngắn dự thi "Cô Sáu Cam".

    Tư Thêm – chồng Sáu Cam về với đất tính ra cũng đã hai chục mùa sầu riêng. Tư Thêm chết vì bệnh xơ gan cổ trướng. Người đời hay nói câu ba mốt bước qua, ba ba bước lại rõ đúng không sai. Nhiều khi ngồi nghĩ lại hồi ba mốt của mình, Sáu Cam còn rùng mình, tưởng như lúc đó không cách nào vượt qua nổi. 

    Lúc đó khổ quá, có bữa Sáu Cam đâm nghĩ quẩn, tính lôi ba đứa con ra sông Hàm Luông nhảy xuống cho xong. Xóm làng thấy Sáu Cam một mình một nách ba đứa con thơ dại bèn xúi, biểu Sáu Cam coi ai được được chấp nối đại cái cho nhà có "cột", có "nóc", để mà chèo chống qua cơn khổ. Lao đao, lận đận khổ sở vậy mà vèo cái cũng qua mười mấy năm, cuối cùng người ta thấy Sáu Cam vẫn một mình với ba đứa con lớn tổng ngổng tồng ngồng hồi nào hổng hay.

    Hồi đó, cũng có lúc đàn ông trong xóm, có người cũng tới lui kiếm chuyện sửa dùm cái mái nhà, hốt phụ cái mương nước rồi dèm dèm buông lời bóng gió với Sáu Cam. Nhưng hễ thấy ai có tình ý thì Sáu Cam thẳng tưng: "Tui nguyện rồi, khổ cách mấy tui cũng sống vậy cho trọn tình, trọn nghĩa với Tư Thêm. Tui tình thiệt để mấy anh khỏi dông dài tốn thời gian mất công, rồi mai mốt mất tình cảm xóm giềng".

    Năm đó, đám giỗ bà Ba Lục, Tư Bận về Bến Tre sau một năm bỏ xứ lên Bình Dương lập nghiệp. Gặp Sáu Cam, chẳng những không trả lại hai chỉ vàng đã mượn hồi năm nào như đã hứa mà Tư Bận còn biểu vầy: "Mấy chỉ vàng tui mượn của cô Sáu hồi năm đó giờ nằm hết trong miếng đất. Tui định lên đó mần kiếm tiền sắm về trả lại cô, chứ có dè đâu mới vừa chân ướt, chân ráo lên đó mấy đứa nhỏ rủ nhau vô xí nghiệp mần hết, bỏ mình tui với miếng đất cỏ rác mênh mông. 

    Hồi tui mua miếng đất bảy chỉ vàng, trong đó có của cô mày hai chỉ. Giờ tui tính, hay cô lên đó tui chia miếng đất ra làm hai, tui một nửa, cô mày một nửa, hai chị em cùng mần, đến chừng nào có dư thì cô mày đưa tui thêm một chỉ. Tui tính vậy, cô mày về bàn với tụi nhỏ coi thấy được thì qua đám giỗ theo tui lên đó luôn một thể".

    Đám giỗ về dọc đường Sáu Cam suy nghĩ. Con Hai lấy chồng thì ở bên nhà chồng rồi, còn thằng Được với con Út Đậu. Ba má con mấy năm nay cứ loay hoay với miếng ruộng chỗ này, mỗi năm mần được hai, ba vụ lúa. Thằng Được vừa làm ruộng vừa đi hái dừa mướn bữa đực, bữa cái. Bữa nào không ai kêu đi bẻ dừa thì vác bình bọng đi chích cá để đỡ tiền chợ được bữa nào hay bữa nấy. 

    Con Đậu thì làm nghề dệt chiếu thuê, công việc cũng tạm bợ qua ngày. Sống chỗ này không khá nhưng tính ra cũng không đến nỗi khổ, chỉ có điều miếng đất tỉa trồng không đã tay mà nghe Tư Bận nói đất trên đó bỏ không nghe thấy tiếc. 

    Sáu Cam nghĩ hay là cứ theo lời Tư Bận, ba mẹ con cứ lên đó thử một phen, được thì ở không thì về coi như một chuyến đi chơi. Mồ mả ông bà với Tư Thêm và miếng ruộng dưới này giao cho vợ chồng con gái Hai coi sóc, lâu lâu về. Còn mấy chỉ vàng lận lưng tính sửa cái nhà trước mùa mưa hay là mang lên dựng một cái chỗ ở tạm trên đó. 

    Sáu Cam nghĩ Tư Bận tính thấy cũng hợp tình hợp lý, chứ đất mua rồi mà bỏ không trên đó thì phí quá. Đâu chứ Bình Dương thì thiếu gì người ở xứ này dắt díu nhau lên đó lập nghiệp. Tối đó, Sáu Cam kêu thằng Được với con Đậu lại bàn tính rồi ba má con quyết định đi một cái rụp. Năm đó, Sáu Cam chẵn tròn năm mươi, thằng Được hai mươi hai, con Út Đậu thì mười chín tuổi lẻ.

    Tư Bận với Sáu Cam là xóm làng lâu năm chứ tính ra cũng chẳng bà con, họ hàng gì với nhau. Vậy mà người của hai gia đình từ đó giờ gần gũi, thân tình như ruột thịt. Chẳng là một năm trước đó, một dịp Tư Bận lên Bình Dương ăn giỗ nhà một người bà con ở chợ Cũ, Tân An. 

    Nghe thiên hạ bàn tán qua lại với nhau xứ này giá đất ruộng, đất vườn đang rẻ, chừng mấy chỉ vàng cũng mua được miếng đất rộng cả chục ngàn mét vuông. Là dân trồng trọt, nghe đất rẻ thì ham, nên Tư Bận quyết định nán lại chơi thêm vài bữa. Hôm sau, Tư Bận nhờ thằng cháu chở đi tìm coi đất. Một ngày chạy lòng vòng ba, bốn xã ở Bến Cát, Tư Bận quyết định mua miếng đất triền thoải ở cuối con đường dẫn ra ruộng, nằm sát con rạch ở xóm đình Bến Liễu. 

    Miếng đất cỏ mọc cao lút đầu người, bỏ hoang đã nhiều năm. Nghe đâu người chủ miếng đất đã dọn nhà lên đường buôn bán gần ngã tư chợ. Chủ miếng đất kêu bán bảy chỉ vàng không bớt. Thấy vừa ý nên Tư Bận hất vạt áo, thò tay gỡ kim gút miệng túi quần lấy ra hai chỉ vàng đặt cọc liền. Hai chỉ vàng còn mới tinh, bóng loáng mà Tư Bận sắm được hồi thu hoạch vụ đông xuân cùng lúc với Sáu Cam. Kiểu giữ của của người quê coi vậy mà tiện. Đi xa, gần cũng mang theo "tài sản" khư khư bên mình. Dạo đó, Tư Bận cũng đâu có nghĩ mang theo vàng là để chồng cọc mua đất!

    Đặt cọc đất xong, bữa sau về quê Tư Bận gom của ba người con được thêm ba chỉ, còn thiếu hai chỉ Tư Bận qua nhà Sáu Cam hỏi mượn. Sáu Cam xuống bếp lôi mấy chỉ vàng cất trong lon sữa bò, nhét tuốt trong hốc gạc-măng-giê đưa cho Tư Bận. Lần đó Tư Bận cũng rủ Sáu Cam lên Bình Dương lập vườn trồng trọt nhưng Sáu Cam không tính đi. 

    Lúc đó Sáu Cam nghĩ ở đây làm ruộng, lên đó làm vườn, kiểu gì thì cũng là bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì ở dưới này làm chứ mắc gì lên đó cho xa xôi, mất công. Vậy rồi năm đó cả nhà Tư Bận dắt díu nhau lên Bình Dương lập nghiệp. Hẹn sang năm về quê sẽ trả lại mấy chỉ vàng đã mượn của Sáu Cam. Vậy mà hồi về thì không có được phân vàng nào để trả.

    Quyết định chớp nhoáng vậy rồi sau bữa đám giỗ bà Ba Lục, ba mẹ con Sáu Cam đùm túm theo Tư Bận làm cuộc di cư lên miền Đông. Miếng đất chẵn một héc- ta Tư Bận mua năm trước được phân ra làm hai để "cấn nợ". Ranh giới là một rảnh mương vừa y cái sải chân người lớn. 

    Vừa lên Bình Dương được hơn tuần lễ thì thằng Ròm, con Tư Bận rủ thằng Được lên Mỹ Phước đi làm xí nghiệp gỗ. Ròm nói với thằng Được ở đây đi làm xí nghiệp kiếm tiền nhanh hơn, chứ mà cắm mặt vô miếng đất đầy cỏ đó biết chừng nào mới có tiền. Đi làm tới tháng lãnh lương có tiền mua gạo, mua mắm. Đất thì để đó cho hai bà già với con Đậu nhổ được cọng cỏ nào hay cọng cỏ đó, từ từ rồi hẵng tính.

    Được nghe thằng Ròm nói chí lý nên Được theo lên Mỹ Phước làm xí nghiệp. Với lại Được cũng khoái mần thứ gì mới mới, lạ lạ, chứ từ đó giờ toàn loanh quanh chuyện ruộng vườn riết rồi giờ lên đây kêu làm nữa nó nghe cũng ngán. Mà nghe làm tới tháng lãnh lương được cọc tiền thì càng ham, chứ ở dưới quê từ đó, đi bẻ dừa ngày nào thì được trả công ngày đó, mỗi lần cầm được có mấy chục ngàn đồng bạc chứ có khi nào biết đến tiền triệu. Mà miếng đất để đó thì còn đó chứ có mất đi đâu mà lo.

    Từ bữa Được theo thằng Ròm, dân xóm đình thấy hai mẹ con Sáu Cam ngày nào cũng còng lưng, lui cui dọn dẹp thửa đất thì bàn. Họ nói dân tình ở đây ngán làm nông nên mới bán đất đi chỗ khác, còn má con Sáu Cam ở xứ mô tê nào tới đây lại nhào vô cho khổ. Hai má con Sáu Cam mặc thiên hạ nói ra nói vô, ngày nào cũng trùm nón áo, xắn quần ra vườn phát cỏ, xắn mương.

    Út Đậu ở nhà phụ Sáu Cam được vài tháng thì cũng "bon chen" đi làm xí nghiệp may. Nó lý lẽ với Sáu Cam rằng người trẻ ở xứ này đâu thấy ai đi làm ruộng làm nương nữa mà biểu nó phải làm. Chẳng thà để nó đi mần xí nghiệp tới tháng lãnh lương đem tiền về thấy còn nhanh hơn cuốc đất, trồng cây rồi ngồi chờ hái trái. Mà đến hồi có trái nó lại sợ nghe cái điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa của mấy tay thương lái lắm!

    Nói tiếng trước, tiếng sau vậy rồi Út Đậu phủi rẹt hai cái lai quần đi vô xí nghiệp làm thiệt. Vừa vặn đúng một năm sau thì đi lấy chồng luôn. Hai vợ chồng Út Đậu làm cùng xí nghiệp may. Hôm Út Đậu về nhà chồng, Sáu Cam không có một phân vàng trong túi cho con làm của hồi môn. Gia đình bên chồng con Đậu được cái không nề hà, họ biểu chỉ cần cưới được con dâu tánh nết hiền lành là đủ. Đám cưới xong Út Đậu ở luôn bên nhà chồng. 

    Truyện dự thi: Cô Sáu Cam - Ảnh 2.

    Tranh minh họa truyện ngắn dự thi "Cô Sáu Cam".

    Út Đậu lấy chồng được chừng nửa năm thì thằng Được cũng dắt "ghệ" về ra mắt Sáu Cam, "ghệ" Được cũng là người miền Tây, làm khâu chà nhám trong xưởng gỗ. Mười con người của hai gia đình Sáu Cam với Tư Bận xúm xít ăn chung bữa cơm đạm bạc rồi "ghệ " Được thành người trong gia đình. Sau bữa cơm ra mắt, vợ chồng Được dắt nhau lên Mỹ Phước thuê nhà trọ sống. Vậy là coi như thằng Được với con Út Đậu yên bề gia thất. Còn lại mình Sáu Cam trong căn nhà lá tạm bợ, tuềnh toàng với miếng đất hơn một năm vẫn chưa thấy ra hồn ra vía...

    Mỗi kỳ lãnh lương về thăm nhà, vợ chồng Được với Út Đậu cũng phụ trợ cho Sáu Cam tiền gạo, mắm, thuốc men. Vậy nhưng nhiều năm người ta vẫn thấy Sáu Cam sống chật vật. Đến nỗi mỗi khi ra chợ, bà Năm thịt heo chỉ cần nhìn thấy mặt Sáu Cam là lia dao cắt một phát mười ngàn… da heo mà khỏi chờ Sáu Cam lên tiếng! Mười ngàn bạc da heo, Sáu Cam luộc chấm nước mắm ăn được ba ngày cơm chứ đâu có ít. 

    Lần nào Tư Bận qua nhà thấy Sáu Cam ăn uống thiếu thốn cũng lằng nhằng. Nói riết không được, bữa Tư Bận canh ngày cuối tuần, vợ chồng thằng Được, con Đậu về, qua méc: "Mai mốt tụi bây về, coi thứ gì ngon ngon thì mua về cho bả ăn, chứ bây đừng cho tiền bả nữa. Bây đưa nhiêu tiền bả cũng " đập" vô vườn cây chứ đâu có dám mua thứ gì ăn đâu. Một tháng ba mươi ngày tao thấy bả toàn cơm với da heo chấm mắm, bữa nào sang lắm thì mới mua được cái đầu gà nấu canh chua đó".

    Mấy bận vợ chồng Được với Út Đậu cho tiền, Sáu Cam tính mua mấy tấm tôn để lợp lại cái nóc nhà cho đỡ dột, rồi kêu thợ hồ tới tráng cái nền xi măng cho sạch sẽ, nhưng tính tới tính lui mấy bận rốt cuộc rồi nhiều năm người ta vẫn thấy Sáu Cam sống trong cái nhà rách nát. 

    Mùa khô thấy Sáu Cam đã te tua, khổ sở vậy rồi tới mùa mưa thấy Sáu Cam còn tả tơi hơn nữa. Trong nhà ngoài sân gì cũng như nhau, cứ hễ mưa xuống là sình bùn chèm nhẹp, nước lênh láng. Cũng tại Sáu Cam nghĩ ăn nhiều chứ ở có bao nhiêu, nên tiền con cái cho Sáu Cam bao nhiêu cũng thành phân tro đổ hết vô mảnh vườn. Lúc thêm cây giống, lúc kéo phân cút, phân bò, tro trấu, diêm, urê…

    Sáu Cam lập vườn cây nhưng sống nhờ vào công việc khác. Là vì nhiều bữa người ta thấy Sáu Cam cắp thúng men theo mấy bờ mương, con rạch ven sông Thị Tính để bẻ rau móp, hái đọt choại về bỏ mối cho mấy người ngoài chợ. 

    Thứ Bảy, Chủ nhật thì thấy Sáu Cam đi rửa chén thuê ở mấy chỗ đám tiệc kiếm thêm tiền. Tiền kiếm được Sáu Cam để đong gạo nuôi mình và mua phân bón để "bồi bổ " cho vườn cây. Mà xóm làng nói đúng chứ cũng đâu có sai, kiếm được đồng nào Sáu Cam đùn hết xuống… đất! Cứ vậy mà biểu Sáu Cam không khổ triền miên từ năm này sang năm khác sao được.

    Miếng đất bỏ hoang nhiều năm, cỏ mọc cao lút đầu người qua bàn tay cần mẫn của Sáu Cam sau năm năm đã thấy ra hồn ra vía. Nửa héc ta đất được Sáu Cam lên luống trồng mấy loại cây ăn trái như dâu, chôm chôm, xoài, mít…Vườn cây bắt đầu cho trái chín cũng là lúc có trộm rình ngó. Có bữa, mới buổi chiều còn nhìn mấy trái xoài lủng lẳng thì sáng ra đã bị vặt mất toi. Sáu Cam bực mình quyết bắt cho được thằng ăn trộm. Mà Sáu Cam có kiểu bắt trộm vui nhất xóm. Dân xóm Đình vui miệng cứ nhắc hoài chuyện Sáu Cam bắt thằng trộm xoài. 

    Chuyện là bữa tối đó, linh tính thằng ăn trộm sẽ vô vườn cây nên Sáu Cam xách đèn pin đi mai phục. Rình chừng được mười lăm thấy có bóng người đi từ ngoài ruộng vô tới con rạch bắt qua vườn cây nhảy vô. Sáu Cam ngồi dưới gốc dâu um tùm lá nghe tiếng xoài rớt bịch… bịch... 

    Thằng trộm lia đèn lên ngọn xoài chuẩn bị chọc đến phát thứ ba thì nghe tiếng người lảnh lót: " Thôi, hái hai trái đủ nhậu rồi con, mai mốt muốn ăn xoài lại ban ngày nói Sáu bẻ cho, đừng có đi ban đêm rắn rết nguy hiểm nghen con!". Sáu Cam dứt tiếng thì thằng trộm tắt phụt đèn pin, phóng ba bước ra khỏi vườn cây biến mất, quên luôn hai trái xoài xanh trên đám lá khô.

    Đám con nít xóm Đình hay nhắc đi nhắc lại chuyện cái lần đi hái trộm chôm chôm vườn Sáu Cam. Bữa đó Sáu Cam đi đám giỗ xóm ngoài, về tới nghe đám con nít chí chóe sau chái nhà. Sáu Cam đi ra, tỉnh bơ: " Tụi con tìm bịch ni lông đựng chôm chôm hả, để bà Sáu vô nhà lấy cho nhe...". Đám trẻ trâu chưng hửng đứng ngó nhau, cứ tưởng cả đám sẽ bị bắt cột tay vô gốc cây, không cũng bị chửi một trận té tát chứ có đâu mà còn được bà Sáu cho bịch đựng chôm chôm ăn cắp đem về. Đã vậy bà Sáu còn dặn mai mốt muốn ăn trái chôm chôm cứ tới bà Sáu hái cho ăn...

    Xóm Đình ai nghe chuyện Sáu Cam "xử" ăn trộm cũng tức cười. Họ biểu Sáu Cam nhân từ chứ gặp người khác là tụi trộm bị đập nhừ tử chứ chơi. Gì chứ trộm, cắp là phải oánh cho một trận nó mới bỏ tật. Người ta hỏi Sáu Cam sao tốt với tụi trộm thì Sáu Cam tỉnh queo: "Ui, con nít ở quê thì đứa nào mà không khoái cái món đi hái trộm trái cây nhà người khác. Mình tốt với nó thì nó không phá nữa, chứ chửi nó phá còn hơn. Hồi nhỏ tui cũng như tụi nó mà...".

    Tâm lý với tụi trộm vặt vậy nhưng thiệt bụng thì Sáu Cam nghĩ, cả vườn cây tụi nhỏ có hái chút đỉnh cũng có thấm tháp gì. Chẳng bằng thương lái vô trả rẻ bán cũng có được mấy đồng bạc. Mà con nít đứa nào hỏng khoái nhỏ nhẹ, vui vẻ với nó thì nói kiểu gì nó cũng nghe lời chứ mà chửi bới hay hù dọa nó phá còn bạo hơn. Bởi vậy cứ tới xóm Đình hỏi Sáu Cam là từ trẻ tới già ai cũng biết. Họ nói Sáu Cam hả? Bà đó một chữ bẻ đôi cũng không biết chứ cái tình thì đầy bụng !

    Tư Bận thì ấm ức trong bụng chuyện Sáu Cam tiếp tay cho thằng trộm vác mất cuộn lưới rào B40. Số là bữa thấy vườn Sáu Cam bị trộm vô nên Tư Bận ra tiệm bán vật liệu ngoài ngã tư mua về một cuộn lưới rào B40 định khoanh rào miếng vườn lại. Ác thay, cuộn lưới mới mua về hôm trước sáng hôm sau đã biến mất. 

    Tư Bận tức tối nhảy mấy con mương qua nhà Sáu Cam để trút giận. Dè đâu nghe Sáu Cam kể chuyện chiều qua nhìn thấy một thằng thanh niên vác bó lưới rào ngang qua nhà. Lúc bước qua khúc cây bắc qua con mương thì thằng thanh niên bị trượt chân té. Sáu Cam nhìn thấy lật đật chạy ra đỡ lên phụ, còn hỏi thằng thanh niên vác kẽm rào đi đâu thì nghe thằng đó trả lời vác từ bên nhà ông chú về để rào chuồng nuôi gà... Vậy ra Sáu Cam tiếp tay cho thằng ăn trộm vác bó lưới rào B40 bên nhà Tư Bận mà hổng hề hay biết!

    Mà cũng tại sống thiệt bụng kiểu người miền Tây nên Sáu Cam nhìn kẻ gian cũng như người bình thường. Mà chắc cũng nhờ sống rộng bụng nên đám trộm vặt không béng mảng tới vườn nhà Sáu Cam nữa. Đứa phá phách ngang tàng có tiếng nhất xóm như Hùng ngọng mà vô vườn Sáu Cam trộm xoài một lần mà còn không thấy quay lại lần hai. Dân xóm Đình thì than vãn cái xứ này giờ toàn dân nhập cư nên sinh phức tạp đủ thứ, nhà nào cũng mua lưới kéo rào lại. Chỉ có Sáu Cam thì tỉnh bơ để mảnh vườn tênh hênh tứ phía chứ không thèm rào chắn.

    Mấy mùa trái chín, mùa nào ngang qua vườn cây nhà Sáu Cam nhìn cũng thấy đã mắt vì cây nào cây nấy trái đặc nghẹt từ gốc lên đến ngọn. Mà cũng mấy mùa dâu rồi, Sáu Cam dự định sẽ sửa lại cái nóc nhà, mấy mùa chôm chôm Sáu Cam định tráng cái nền nhà. Tính vậy nhưng đến hồi thương lái vô vườn coi thì kêu mua giá chỉ hai, ba ngàn đồng một ký. Khuya sớm thức dậy trèo hái, đóng bịch sẵn chờ thương lái tới cân xong Sáu Cam chỉ thu được hai, ba trăm ngàn bạc, cũng bằng như tiền công đi hái thuê. Đã vậy còn bị chê tới chê lui.

    Có năm, Sáu Cam không thèm bán cho thương lái. Bốn giờ sáng, Sáu Cam thức dậy lọ mọ ra vườn trèo bẻ chôm chôm rồi sáng mang ra chợ ngồi bán. Bán được một ký khi tám ngàn, khi mười ngàn. Được đâu ba, bốn bữa thì chôm chôm chín rộ, mấy nhà vườn khác cũng hái rồi mang ra chợ. Vậy rồi đụng hàng nhau, kẻ chê mắc, người chê chôm chôm xấu, trả giá xuống cũng bằng giá thương lái vô mua tại vườn, mà hễ không bán thì qua bữa sau râu héo đen thui có đem cho người ta cũng không thèm…

    Mùa trái cây năm nào, ai nhìn vườn cây cũng "quở" năm này Sáu Cam sẽ trúng mánh. Vườn cây năm nào cũng sai oằn vậy mà mùa nào người ta cũng thấy cái nhà rách nát Sáu Cam vẫn chưa sửa nổi. Sáu Cam cứ lần lựa hẹn từ năm này sang năm khác. 

    Bán được bao nhiêu Sáu Cam lại kéo phân tro đắp vô gốc. Coi như tiền bán trái Sáu Cam trả lại hết cho vườn cây. Bán rẻ chẳng bằng bỏ không, bao nhiêu mùa trái chín qua là bấy nhiêu mùa người ta thấy Sáu Cam hái trái cây mang đi biếu bà con khắp xóm làng. Sáu Cam nghĩ bán được nhiêu hay nhiêu, còn thì mang biếu xóm làng vậy mà có tình nghĩa…

    Nhưng buồn là hễ mang trái cây tới biếu nhà nào Sáu Cam cũng nghe người ta xui bán quách cái vườn lên mặt đường mua miếng đất gần xí nghiệp, cất cái nhà cho đường hoàng để ở rồi mua xe nước mía bán cho công nhân ngày kiếm trăm ngàn bạc sống cho khỏe. Chứ mười mấy năm cứ bám vô cái vườn cây, tiền không có mua gạo nuôi thân mà hễ kiếm được đồng nào cũng đun hết xuống đất nuôi cây. Đến hồi có trái bán cũng chẳng được mấy đồng bạc, vậy mà cứ cắm mặt với đất, còng lưng với cây cỏ để làm gì. 

    Người ta còn tính dùm Sáu Cam rằng miếng đất hồi đó chia lại của Tư Bận có ba chỉ vàng giờ bán cũng được năm, bảy cây chứ đâu ít, vậy là lời lắm rồi bán đi chứ còn tiếc gì. Mặc thiên hạ kêu bán vườn, bán đất. Sáu Cam vẫn cứ ngày ngày cắp thúng ra sông, ra rạch hái rau móp, rau choại về bán. Ngày hái được chục ký rau móp Sáu Cam kiếm cũng được năm sáu chục ngàn. Bữa nay đi hướng này, mai Sáu Cam đi hướng khác…

    Vậy rồi sau hơn mười năm làm chuyến di cư từ miền Tây lên miền Đông lập nghiệp, cuối cùng Sáu Cam được đưa thẳng vô… diện nghèo của xã. Tưởng Sáu Cam mừng ai dè người ta thấy Sáu Cam lội bộ một nước lên xã để xin… không nhận! Sáu Cam trình bày "hoàn cảnh" với cán bộ xã rằng mình còn sức lao động, ngày đi bẻ rau, rửa chén kiếm cũng được mấy chục ngàn đủ nuôi bản thân thì nhận tiền trợ cấp của nhà nước coi sao đặng. Thiên hạ người nói Sáu Cam nghèo mà có lòng tự trọng, kẻ thì nói Sáu Cam đã nghèo mà còn bày đặt chảnh! Trong khi người có điều kiện còn thèm muốn chết, tìm đủ cách để xin xỏ được vô hộ nghèo mà còn không được. Ai nói gì nói, Sáu Cam cứ một kiểu sống thiệt bụng như người miền Tây như tự nào giờ.

    ***

    Tối qua, Sáu Cam lại thấy Tư Thêm về. Cũng như những giấc mơ lần trước, Tư Thêm nói Sáu Cam đừng bán mảnh vườn, nhưng lần này Tư Thêm còn nói, từ giờ Sáu Cam hết khổ rồi...

    Vùng sâu, vùng xa nên ngày nghỉ đám công nhân nhà trọ chẳng biết đi đâu, bèn rủ nhau ra vườn cây nhà Sáu Cam. Ban đầu họ vô mua vài ký dâu, chôm chôm xách về phòng trọ ăn, lần sau đến họ xin ra vườn hái rồi "đặt vấn đề"… ăn bụng. Sáu Cam thỏa thuận "ăn" một bụng tính giá bằng một ký lô. Từ mười đến mười lăm ngàn đồng một bụng, điều kiện muốn ăn bao nhiêu thì ăn, nhưng không bẻ nhành cây, không vặt trái non là được! Khách thèm ăn xoài xanh Sáu Cam "khuyến mãi" chén nước mắm đường. 

    Khách nào đói bụng Sáu Cam nhóm củi nấu cơm, chiên cá khô bưng ra đãi. Trà đá, Sáu Cam đãi uống miễn phí vô tư. Khách mua về thì thoải mái cân ký hai, ký rưỡi tính tiền cũng như một ký! Từ một, hai nhóm công nhân ở trọ gần, thông tin vườn trái cây "bán bụng" của Sáu Cam được "loan truyền" nhanh chóng đến mấy khu công nghiệp xa hơn. Cứ chủ nhật là con đường đất ngoằn ngoèo dẫn ra vườn cây nhà Sáu Cam, khách đông như quân Nguyên.

    Thời buổi công nghệ thông tin, mùa trái cây kế tiếp " mô hình kinh doanh" vườn cây ăn trái theo kiểu " bán bụng" của Sáu Cam được một tờ báo ở tận Sài Gòn tìm đến lấy hình ảnh, đưa tin. Năm đó vườn cây của Sáu Cam đón thêm một dòng khách mới đến từ thành phố. Cán bộ Sở Văn hóa Thông tin Du lịch đến để tận mục sở thị. Có người mang theo tờ báo để vừa đi vừa hỏi thăm đường. Họ bảo không quản ngại đường xa chỉ vì muốn được gần gũi, tận hưởng thiên nhiên. Họ bảo chủ yếu là muốn được trèo cây hái trái, muốn được cái đón tiếp nồng hậu chân tình của người miền quê, chứ ở thành phố thì trái cây có thiếu thứ gì…

    Thiên hạ bàn tán vườn cây trái Lái Thiêu rộng lớn vậy mà khách còn thua xa khách đến vườn cây Sáu Cam. Rằng năm nào người dân An Thạnh, Hưng Định cũng dựng chòi, ráp kệ tổ chức lễ hội mùa trái cây um sùm để lôi kéo khách đến vườn vậy mà năm nào cũng thấy đìu hiu như năm nào. Còn mảnh vườn ở tận nơi heo hút của Sáu Cam khách nườm nượp.

    Năm đó, Sáu Cam được xã tuyên dương. Suốt một tuần lễ, sáng nào người dân xóm Đình cũng nghe truyền thông xã đọc đi, đọc lại bài viết về Sáu Cam - hộ nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên từ mô hình kinh doanh vườn cây ăn trái, làm tiền đề cho những hộ dân khác tại địa phương hứng thú quay lại với công việc tỉa trồng sau nhiều năm bỏ đất đai hoang vu. Những nhà vườn lân cận như Tư Bận, Bảy Te, Mười Thỉnh bắt chước theo mô hình "bán bụng" của Sáu Cam, mở cửa cho khách vô vườn cây. Chủ vườn nào cũng hồ hởi, nói nhờ Sáu Cam miệt này giờ có lại sinh khí!

    Giờ hễ cứ đến mùa trái cây tháng năm, là ngày nào điện thoại của Sáu Cam cũng réo inh ỏi. Khách gọi để hỏi thăm dâu chín chưa? chôm chôm chín chưa? có cho vô vườn chưa…? Mấy năm rồi, mỗi khi vườn trái cây chín rộ, chỉ cần qua hai, ba cái chủ nhật là vườn cây của Sáu Cam sạch sẽ không còn một trái. Người ta hay nghe Sáu Cam nói "bán bụng" kiểu này vừa sướng mà vừa vui muốn chết! Tình dân xóm Đình thì nói qua nói lại với nhau rằng: "Thương lái giờ là không có cửa bước vô vườn cây của Sáu Cam à nghen!".

    Tối qua Tư Thêm lại về. Giấc mơ Sáu Cam thấy chồng đứng nhìn căn nhà mới với nụ cười thiệt hiền...

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • làng việt thời hội nhập
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Xiếc Việt Nam đoạt giải Vàng quốc tế với tiết mục tạo nụ hôn trên không trung

    Xiếc Việt Nam đoạt giải Vàng quốc tế với tiết mục tạo nụ hôn trên không trung

    Hồng Đào tiết lộ về nữ Nghệ sĩ Nhân dân duy nhất bật cười khi chị diễn vở hài đầu tiên

    Hồng Đào tiết lộ về nữ Nghệ sĩ Nhân dân duy nhất bật cười khi chị diễn vở hài đầu tiên

    Tiến Luật suýt bị lừa: “Có 30.000 đồng mà chửi tôi dữ vậy!”

    Tiến Luật suýt bị lừa: “Có 30.000 đồng mà chửi tôi dữ vậy!”

    Rước kiệu, múa rồng làm sống dậy khí thế đất Kinh kỳ trong lễ hội Hoa Lư

    Rước kiệu, múa rồng làm sống dậy khí thế đất Kinh kỳ trong lễ hội Hoa Lư

    Ôn Bích Hà nói về việc đóng phim cấp 3 và lý do không sinh con

    Ôn Bích Hà nói về việc đóng phim cấp 3 và lý do không sinh con

    Bài dự thi 'Việt Nam trong tôi': Chạm vào cột mốc biên cương, thổn thức tình yêu nước giữa đất trời quê hương

    Bài dự thi "Việt Nam trong tôi": Chạm vào cột mốc biên cương, thổn thức tình yêu nước giữa đất trời quê hương

    Nam tài tử 'lột xác' sau khi bị vợ đánh hơn 100 lần

    Nam tài tử "lột xác" sau khi bị vợ đánh hơn 100 lần

    Tin nổi bật

    Sự thật hé lộ sau 50 năm: Giây phút cuối đời của Lý Tiểu Long

    Sự thật hé lộ sau 50 năm: Giây phút cuối đời của Lý Tiểu Long

    Chương trình truyền hình "Đoán sự thật" vừa công bố nhiều tài liệu, lời khai và phân tích mới về những giờ phút cuối cùng của Lý Tiểu Long.

    Lindsay Lohan trở lại rực rỡ với phim “Freakier Friday”

    Văn hóa - Giải trí
    Lindsay Lohan trở lại rực rỡ với phim “Freakier Friday”

    Nghệ sĩ Ưu tú là "ông hoàng cải lương" van xin cộng đồng mạng: "Nhiều người ác quá trời!"

    Văn hóa - Giải trí
    Nghệ sĩ Ưu tú là 'ông hoàng cải lương' van xin cộng đồng mạng: 'Nhiều người ác quá trời!'

    Bài dự thi "Việt Nam trong tôi”: Chuyện về nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam và người du kích trong bài thơ nổi tiếng

    Văn hóa - Giải trí
    Bài dự thi 'Việt Nam trong tôi”: Chuyện về nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam và người du kích trong bài thơ nổi tiếng

    Lan Phương tiết lộ thời điểm quyết định ly hôn: "Mỗi lần nghĩ lại vẫn rùng mình"

    Văn hóa - Giải trí
    Lan Phương tiết lộ thời điểm quyết định ly hôn: 'Mỗi lần nghĩ lại vẫn rùng mình'

    Đọc thêm

    Rước kiệu, múa rồng làm sống dậy khí thế đất Kinh kỳ trong lễ hội Hoa Lư
    Văn hóa - Giải trí

    Rước kiệu, múa rồng làm sống dậy khí thế đất Kinh kỳ trong lễ hội Hoa Lư

    Văn hóa - Giải trí

    "Hoa Lư mùa lễ hội" ghi lại những khoảnh khắc rực rỡ và trang nghiêm của vùng đất Cố đô trong mùa lễ hội truyền thống. Những đoàn rước kiệu uy nghi, nhịp trống hội vang vọng, múa rồng sôi động, cờ hoa rợp sắc... làm sống dậy khí thế đất kinh kỳ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cưới nhau 1 năm không động phòng, tôi âm thầm lắp camera rồi sững sờ vì người anh ấy gặp mỗi đêm
    Gia đình

    Cưới nhau 1 năm không động phòng, tôi âm thầm lắp camera rồi sững sờ vì người anh ấy gặp mỗi đêm

    Gia đình

    Nhưng điện thoại anh luôn sạch bóng, lịch trình rõ ràng như sách giáo khoa.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tổng Bí thư Tô Lâm: Lực lượng An ninh chính trị nội bộ cần kịp thời phát hiện “lợi ích nhóm”, trục lợi chính sách
    Tin tức

    Tổng Bí thư Tô Lâm: Lực lượng An ninh chính trị nội bộ cần kịp thời phát hiện “lợi ích nhóm”, trục lợi chính sách

    Tin tức

    Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, lực lượng An ninh chính trị nội bộ cần kịp thời phát hiện những biểu hiện “lợi ích nhóm,” trục lợi, tác động thể chế, chính sách trong quá trình đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mỗi ngày 2 cửa hàng mới được mở, Wincommerce chiếm lĩnh thị trường nông thôn với thương hiệu Winmart, Winmart+
    Nhà nông

    Mỗi ngày 2 cửa hàng mới được mở, Wincommerce chiếm lĩnh thị trường nông thôn với thương hiệu Winmart, Winmart+

    Nhà nông

    Hàng loạt cửa hàng tiện ích gắn thương hiệu Winmart, Winmart+/Win xuất hiện ở các tỉnh lẻ, khu dân cư nông thôn cho thấy, Wincommerce (thuộc Tập đoàn Masan) đang dẫn đầu xu hướng hiện đại hoá thị trường nông thôn, thể hiện chiến lược "phủ sóng" ấn tượng, giúp WCM khai phá thị trường trị giá hàng chục tỷ USD.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Không báo trước', cảnh báo đáng sợ về chỉ thị mới của Tổng thống Putin
    Thế giới

    "Không báo trước", cảnh báo đáng sợ về chỉ thị mới của Tổng thống Putin

    Thế giới

    Tàu ngầm Yasen-M được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon có thể gây ra nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cho hạm đội đối phương, Tạp chí Military Watch đưa tin sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh sản xuất hàng loạt tàu ngầm tuần dương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vụ dùng điếu cày đánh người tại phường Liên Hòa, Quảng Ninh: Khởi tố vụ án về tội Cố ý gây thương tích
    Pháp luật

    Vụ dùng điếu cày đánh người tại phường Liên Hòa, Quảng Ninh: Khởi tố vụ án về tội Cố ý gây thương tích

    Pháp luật

    Liên quan đến vụ dùng điếu cày đánh người xảy ra ở phường Liên Hòa, Quảng Ninh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Cố ý gây thương tích".

    Chia sẻ Chia sẻ
     Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai làm Trưởng 
ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh
    Kinh tế

    Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai làm Trưởng ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh

    Kinh tế

    UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 457/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tỉnh Đồng Nai. Theo quyết định này, Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Sơn làm Phó Trưởng ban thường trực.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trung tướng Đinh Văn Nơi báo cáo với Tổng Bí thư kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ
    Tin tức

    Trung tướng Đinh Văn Nơi báo cáo với Tổng Bí thư kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ

    Tin tức

    Trung tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã báo cáo báo cáo với Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác về tình hình, kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nâng cao vai trò của người đứng đầu địa phương hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
    Giảm nghèo nông thôn

    Nâng cao vai trò của người đứng đầu địa phương hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Giảm nghèo nông thôn

    PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng cần nâng cao vai trò lãnh đạo địa phương, thúc đẩy xóa nhà tạm, nhà dột nát. Gắn trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống dân cư.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF
    Thể thao

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF
    4

    Thể thao

    Đỗ Chung Nguyên vừa gia nhập CLB Ninh Bình để mở ra cơ hội khoác áo U23 Việt Nam cũng như ĐT Việt Nam nếu anh thi đấu tốt và nhận được sự quan tâm của HLV Kim Sang-sik.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nuôi gà bán 1,2 tấn/năm, nuôi lợn bán 6 tấn/năm, một ông nông dân là CCB Hà Tĩnh có của ăn của để
    Nhà nông

    Nuôi gà bán 1,2 tấn/năm, nuôi lợn bán 6 tấn/năm, một ông nông dân là CCB Hà Tĩnh có của ăn của để

    Nhà nông

    Ông Nguyễn Tiến Huấn, cựu chiến binh, nông dân ở thôn Khe Cò, xã Sơn Tiến, tỉnh Hà Tĩnh (trước đây, Sơn Tiến là một xã của huyện Hương Sơn cũ) đã làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi lợn, trồng cây ăn quả...

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM chi 175,6 tỷ đồng trợ cấp cho 857 cộng tác viên Đội QLTT đô thị và Hội Chữ thập đỏ nghỉ việc
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM chi 175,6 tỷ đồng trợ cấp cho 857 cộng tác viên Đội QLTT đô thị và Hội Chữ thập đỏ nghỉ việc

    Chuyển động Sài Gòn

    Ngày 28/7, HĐND TP.HCM đã thông qua Tờ trình của UBND TP.HCM, về việc hỗ trợ đối với lực lượng cộng tác viên Đội quản lý trật tự đô thị và người ký hợp trong chỉ tiêu biên chế của Hội Chữ thập đỏ cấp huyện (cũ) nghỉ việc, do thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có một bộ sách giáo khoa chung, Bộ trưởng trả lời thế nào?
    Xã hội

    Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có một bộ sách giáo khoa chung, Bộ trưởng trả lời thế nào?

    Xã hội

    Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có bộ sách giáo khoa chung áp dụng cho học sinh trên cả nước cho phù hợp với điều kiện thực tế xã hội hiện nay.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Được cháu tặng giống dừa đặc ruột, ông nông dân Cần Thơ liều trồng trên đất phèn, ai ngờ quả to bự bất ngờ
    Nhà nông

    Được cháu tặng giống dừa đặc ruột, ông nông dân Cần Thơ liều trồng trên đất phèn, ai ngờ quả to bự bất ngờ

    Nhà nông

    Suốt 8 năm qua, ông Nguyễn Văn Phân ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn, TP Cần Thơ sau sáp nhập tỉnh (trước sáp nhập tỉnh, Vĩnh Viễn là 1 xã của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cũ) mạnh dạn thử nghiệm trồng dừa sáp trên vùng đất phèn. Kết quả bước đầu cho thấy cây dừa sáp trên đất phèn có thể mang lại hiệu quả kinh tế và nhân rộng tại địa phương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chợ dân sinh tiền tỷ bỏ hoang, “ung nhọt” của lãng phí
    Bạn đọc

    Chợ dân sinh tiền tỷ bỏ hoang, “ung nhọt” của lãng phí

    Bạn đọc

    Chúng tôi đi giữa những khu chợ bỏ hoang, được đầu tư bằng ngân sách nhà nước từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng để “sờ” được sự lãng phí. Những công trình được ví như "ung nhọt" lãng phí cần điều trị gấp.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nghệ An: Mượn nhà dân làm trạm y tế dã chiến nơi tâm lũ, tăng cường bác sĩ khám bệnh cho người dân
    Xã hội

    Nghệ An: Mượn nhà dân làm trạm y tế dã chiến nơi tâm lũ, tăng cường bác sĩ khám bệnh cho người dân

    Xã hội

    Ngành y tế Nghệ An đã vận chuyển các trang thiết bị thiết yếu và thuốc men, tăng cường bác sĩ, lập trạm y tế dã chiến ở vùng tâm lũ, thăm khám bệnh cho người dân xã Mỹ Lý.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Công cụ quy đổi điểm 2025 của hàng chục trường đại học
    Xã hội

    Công cụ quy đổi điểm 2025 của hàng chục trường đại học

    Xã hội

    Tính đến thời điểm ngày 28/7, hơn 100 trường trên cả nước đã công bố công thức quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển. Trong số này, nhiều trường đã thông báo công cụ quy đổi điểm 2025 để thí sinh tiện theo dõi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bí ẩn cánh tay bất hoại của nhà sư đất Hà Tĩnh: Chuyện thật hay truyền thuyết?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Bí ẩn cánh tay bất hoại của nhà sư đất Hà Tĩnh: Chuyện thật hay truyền thuyết?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Gần nửa thế kỷ trôi qua, một cánh tay người từng bị tự chặt vẫn bất hoại. Câu chuyện kỳ lạ ấy gắn với sư Kiệm – vị chân tu đất Hà Tĩnh, người từng âm thầm hiến thân vì đạo. Cánh tay bất hoại ấy, là chứng tích của lòng tin tuyệt đối hay một truyền thuyết huyền bí chưa lời giải?

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hơn 200 mô hình tự phòng, tự quản về an ninh trật tự tại TP Cần Thơ phát huy hiệu quả
    Tin tức

    Hơn 200 mô hình tự phòng, tự quản về an ninh trật tự tại TP Cần Thơ phát huy hiệu quả

    Tin tức

    Sáng 28/7, tại Đại học Cần Thơ (phường Ninh Kiều, TP Cần Thơ), UBND TP Cần Thơ tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (TDBV ANTQ).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Điều tra vụ cháy nhà ở Long Bình, TP.HCM, đôi nam nữ tử vong
    Chuyển động Sài Gòn

    Điều tra vụ cháy nhà ở Long Bình, TP.HCM, đôi nam nữ tử vong

    Chuyển động Sài Gòn

    Một căn nhà trên địa bàn phường Long Bình, TP.HCM bất ngờ bốc cháy khiến 2 người tử vong, hiện cảnh sát đang phong tỏa để điều tra, làm rõ nguyên nhân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Bách phân vị' đại học và nỗi 'rối bời' của cả triệu thí sinh, phụ huynh
    Chuyển động Sài Gòn

    "Bách phân vị" đại học và nỗi "rối bời" của cả triệu thí sinh, phụ huynh

    Chuyển động Sài Gòn

    Việc áp dụng "bách phân vị" trong tuyển sinh đại học năm nay đã gây ra không ít lúng túng cho các trường, thí sinh và phụ huynh. Vấn đề đặt ra là liệu phương pháp này có thực sự phù hợp với thực tiễn tuyển sinh của Việt Nam?

    Chia sẻ Chia sẻ
    HLV Kim Sang-sik khác biệt như thế nào so với HLV Troussier?
    Thể thao

    HLV Kim Sang-sik khác biệt như thế nào so với HLV Troussier?

    Thể thao

    Cả ở góc độ xây dựng lối đá đến chỉ đạo trận đấu, HLV Kim Sang-sik đã để lại dấu ấn rõ nét của mình cho bóng đá Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ở tỉnh Quảng Ngãi có một ngôi làng số, xưa xa xôi biệt lập, nay dân livestream bán quả ngon ngay tại vườn
    Nhà nông

    Ở tỉnh Quảng Ngãi có một ngôi làng số, xưa xa xôi biệt lập, nay dân livestream bán quả ngon ngay tại vườn

    Nhà nông

    Ngôi làng của người Ca Dong ở thôn Nước Vương, xã Sơn Liên (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cũ) nằm bên dải Trường Sơn, xưa là vùng đất xa xôi biệt lập, cuộc sống người dân nghèo nàn, lạc hậu. Còn nay, người dân trong làng đã biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thu sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống và được gọi là “ngôi làng số”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chi tiết thời gian thanh toán nguyện vọng đại học 2025 theo tỉnh thành
    Xã hội

    Chi tiết thời gian thanh toán nguyện vọng đại học 2025 theo tỉnh thành

    Xã hội

    Thời gian thanh toán nguyện vọng đại học 2025 theo từng tỉnh thành mới thế nào, thí sinh có thể theo dõi thông tin sau đây.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đà Nẵng khát vọng trở thành một trong ba trung tâm hàng đầu cả nước về thiết kế vi mạch, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
    Kinh tế

    Đà Nẵng khát vọng trở thành một trong ba trung tâm hàng đầu cả nước về thiết kế vi mạch, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

    Kinh tế

    Đà Nẵng xác định mục tiêu đến năm 2030 trở thành một trong ba trung tâm hàng đầu cả nước về thiết kế vi mạch và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong ngành bán dẫn – AI

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xe tải tông xe máy bị nạn nằm trên đường, rồi va chạm với ô tô chạy ngược chiều, 1 người chết,  4 người bị thương
    Tin tức

    Xe tải tông xe máy bị nạn nằm trên đường, rồi va chạm với ô tô chạy ngược chiều, 1 người chết, 4 người bị thương

    Tin tức

    Chiếc xe máy bị tai nạn nằm giữa đường trên tuyến quốc lộ 1A, lúc sau xe tải chạy đến rồi tông vào chiếc xe máy gặp nạn trước đó và lấn sang phần đường ngược chiều, tiếp tục va chạm với ô tô khiến 1 người chết và 4 người bị thương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    VN-Index vượt đỉnh 2022, chứng khoán hút dòng tiền: Đâu là 'chất xúc tác'?
    Kinh tế

    VN-Index vượt đỉnh 2022, chứng khoán hút dòng tiền: Đâu là "chất xúc tác"?

    Kinh tế

    Thị trường chứng khoán sáng nay giao dịch sôi động với chỉ số VN-Index tăng hơn 20 điểm lên 1.550 điểm - xác lập mức cao nhất kể từ đầu năm 2022.

    Chia sẻ Chia sẻ
    CSGT khuyến cáo tài xế xe tải, container kiểm tra nhiên liệu trước khi qua cầu Phú Mỹ để tránh gây ùn tắc
    Chuyển động Sài Gòn

    CSGT khuyến cáo tài xế xe tải, container kiểm tra nhiên liệu trước khi qua cầu Phú Mỹ để tránh gây ùn tắc

    Chuyển động Sài Gòn

    Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế tình trạng ùn tắc và tai nạn trên địa bàn TP.HCM, Phòng Cảnh sát Giao thông (CSGT) TP.HCM vừa phát đi thông báo đề nghị các doanh nghiệp vận tải chú trọng công tác kiểm tra phương tiện trước khi lưu thông qua cầu Phú Mỹ – tuyến đường huyết mạch kết nối các cảng biển và cao tốc Long Thành – Dầu Giây.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thái Lan-Campuchia cáo buộc tiếp tục tấn công trước giờ đàm phán
    Thế giới

    Thái Lan-Campuchia cáo buộc tiếp tục tấn công trước giờ đàm phán

    Thế giới

    Ngày 28/7, Bộ Quốc phòng Campuchia đã cáo buộc lực lượng Thái Lan tiếp tục các cuộc tấn công, đồng thời sử dụng vũ khí hóa học tại nhiều điểm nóng dọc biên giới, bất chấp các cuộc đàm phán ngừng bắn đang chuẩn bị diễn ra tại Malaysia.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xiếc Việt Nam đoạt giải Vàng quốc tế với tiết mục tạo nụ hôn trên không trung
    Văn hóa - Giải trí

    Xiếc Việt Nam đoạt giải Vàng quốc tế với tiết mục tạo nụ hôn trên không trung

    Văn hóa - Giải trí

    Với tiết mục xiếc tạo dáng nụ hôn trên không gần 10 mét mà không có bất kỳ dây bảo hộ nào, xiếc Việt Nam đã xuất sắc đoạt giải Vàng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Một bà giám đốc ở TPHCM "cả gan" nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Một bà giám đốc ở TPHCM 'cả gan' nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    2

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    3

    Vị hoàng đế "bán nước" nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    Vị hoàng đế 'bán nước' nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    4

    Năm 1956, Hải quân Mỹ từng chụp bức ảnh rừng nguyên sinh trên đảo Lý Sơn, vì sao nay rừng không còn?

    Năm 1956, Hải quân Mỹ từng chụp bức ảnh rừng nguyên sinh trên đảo Lý Sơn, vì sao nay rừng không còn?

    5

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên trị giá 400.000 euro đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF?

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên trị giá 400.000 euro đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF?
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media