Đi chợ gặp rau này mua ngay về nấu canh cực giàu dinh dưỡng lại nhiều canxi, trẻ con ăn tốt ngang uống sữa
Món canh này không chỉ ngon, thanh mát mà còn rất bổ dưỡng.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bôn ba khắp chốn tìm kế sinh nhai, về quê làm giàu nhờ nuôi tôm trúng vụ
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Bình Trung (xã Định Trung huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) trong gia đình có truyền thống cách mạng, chàng thanh niên Trần Văn Hừng với tên thân thuộc là Sáu Hừng, lên đường nhập ngũ theo lý tưởng mà cha mình đã hy sinh vì đất nước. Khi hoàn thành nhiệm vụ, phục viên trở về địa phương sau bao năm xa gia đình, Sáu Hừng bắt đầu kiếm kế sinh nhai để lo cho mẹ già.
"Nơi tôi sống thời điểm đó nghề chính vẫn là làm nông, làm ruộng cấy lúa, thu nhập thấp, cuộc sống hằng năm rất khó khăn bởi vì đất bị nhiễm mặn và phèn. Có năm thu nhập đủ ăn, thiếu ăn triền miên, kinh tế gia đình luôn trong cảnh khó khăn", ông Sáu Hừng nhớ lại.
Ông Trần Văn Hừng thành công khi trở về vùng đất quê hương lập nghiệp với nghề nuôi tôm. Ảnh: Lê Giang.
Lúc đó, ông lại rời miền quê nghèo nước mặn đất phèn bôn ba khắp chốn như Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang, với nhiều ngành nghề tìm cơ hội lập nghiệp. Để rồi như một định mệnh, lão nông sinh năm 1960 này khởi nghiệp với nghề nuôi tôm. Nhưng, đó không phải ở quê nhà, mà tại Tiền Giang.
Ông kể: "Năm 1993, xã Phú Tân (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) có giao đất rừng cho bà con khai thác đất làm đầm nuôi tôm thiên nhiên. Bản thân tôi cũng được nhận 5 hecta đất rừng. Từ đó thu nhập được khá hơn và trả được nợ. Ngày càng có dư, có kinh nghiệm hơn, tôi lại thấy con tôm sú cũng dễ nuôi, nước lợ cũng nuôi được, nên mới áp dụng một vụ lúa, một vụ tôm, mô hình tôm lúa có lời".
Nhớ lại những ngày vất vả, ông kể về kỷ niệm buồn vui lẫn lộn với đôi mắt rơm rớm nước. "Những ngày đầu, việc đắp bờ bao làm bằng tay không được chắc chắn. Ngày mùng 1 Tết, cả nhà đang ăn cơm thì nghe hàng xóm báo bờ bao bị vỡ. Cả nhà cuống cuồng cầm xẻng chạy đi cứu đầm tôm. Đến nơi, tôi nhìn bờ bao bị lở mà rớt nước mắt, nhưng cố gắng đắp lại để cứu bầy tôm. Sau đó, tôi phải vay tiền để mướn xáng cạp đắp bờ bao cho chắc chắn", ông Sáu Hừng ngậm ngùi.
Với hiệu quả kinh tế cao nhờ nuôi tôm trên ruộng lúa, năm 2009, ông Sáu Hừng được Hội Nông dân và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiên Giang trao danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với mô hình nuôi trồng thủy sản.
Và sau gần 7 năm nuôi tôm nơi xứ người, năm 2000 ông Sáu Hừng trở về quê hương - vùng đất ở ấp Bình Trung - Bình Đại - Bến Tre xây dựng mô hình nuôi tôm, song song với đầm tôm ở Tiền Giang và cũng có hiệu quả tốt.
Mô hình nuôi tôm của ông Trần Văn Hừng có diện tích hơn hecta. Ảnh: Lê Giang.
Tuy nhiên, không hài lòng với mô hình tôm xen lúa, ông chủ động học hỏi nghiên cứu và mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi tôm công nghiệp. Ông cho đào ao hết điện tích lúa hơn 1 hecta làm 3 ao nuôi tôm công nghiệp, 2 ao nuôi, 1 ao lắng. Khi có lãi ngày càng lớn, ông mua thêm đất tiếp tục đào ao nuôi tôm. Đến năm 2015, ông phát triển diện tích lên 4 hecta nuôi tôm.
Nhờ mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết hợp với nguồn cung đầu vào con giống chất lượng, nguồn thức ăn, thuốc, sinh phẩm giá hợp lý, lại thả nuôi đúng thời vụ, nên việc nuôi tôm của ông nhiều năm liền đạt kết quả tốt. Cụ thể, tôm thương phẩm sau mỗi vụ nuôi đạt khoảng 12,5-13 tấn/hecta, tổng doanh thu khoảng 7,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trừ chị phí khoảng 4,5 tỷ đồng.
Đồng hành cùng nông dân quê hương làm giàu
Thành công với mô hình nuôi tôm công nghiệp trên vùng đất quê hương Bình Trung, ông Sáu Hừng tiếp tục thêm hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình và hỗ trợ nông dân địa phương.
"Tôi trăn trở rất nhiều về việc bà con nuôi tôm thiếu con giống và vật tư chăn nuôi thiếu thốn. Thấy điều kiện mình có thể, tôi tiếp tục mở đại lý thức ăn, vừa có nguồn thức ăn nuôi ao nhà, vừa giúp đỡ bà con không có vốn mua thức ăn nuôi tôm, và cung cấp con giống cho bà con", ông Sáu Hừng cho biết.
Theo ông Hừng, không phải nông dân nào cũng có sẵn nguồn vốn để mua tôm giống và thức ăn, thuốc,… nên đầu vụ ông thường cho bà con mua thiếu ghi nợ, để hỗ trợ bà con trong chăn nuôi, cuối vụ họ bán tôm rồi trả lại. Có nhiều năm thất mùa, tôm giá thấp, ông cũng cho bà con nợ thêm để an tâm xuống giống.
Ông Sáu Hừng kiểm tra nguồn nước tại ao nuôi tôm của mình ở ấp Bình Trung, xã Định Trung, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Lê Giang.
Bên cạnh đó, hàng năm ông còn phối hợp cùng Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư huyện, xã, mời các công ty thức ăn chăn nuôi, kỹ sư thủy sản, nhà cung cấp giống... tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề về cách chọn giống, nguồn thức ăn, thuốc, sinh phẩm, các giải pháp phòng ngừa, điều trị bệnh trên tôm, giới thiệu cách làm của các mô hình nuôi đạt hiệu quả,... để hội viên, nông dân học tập, trao đổi, ứng dụng.
Ông cũng thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay của mình, cũng như những tài liệu nghiên cứu được cho hội viên, nông dân trên địa bản ấp, xã học tập, làm theo.
Không dừng ở đó, ông Sáu Hừng lại xây dựng nhà yến để có nguồn thu nhập thêm. Doanh thu của nuôi tôm, cửa hàng vật tư thức ăn chăn nuôi và nhà yến của ông đạt trên 10 tỷ đồng/năm. Mô hình sản xuất, kinh doanh của ông cũng tạo điều kiện cho 8 lao động có việc làm thường xuyên, với thu nhập cao và ổn định, góp phần giải quyết việc làm, công lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Có nguồn thu nhập ổn định, ông Sáu Hừng luôn tích cực giúp đỡ cho địa phương để xây dựng nhà tình thương, xây dựng cầu đường và nhiều phần quà cho bà con nghèo, gia đình khó khăn trong dịp lễ, Tết.
Ông Sáu Hừng theo dõi kỹ thuật viên kiểm định mẫu nước tại các ao nuôi tôm của nông dân trong vùng. Ảnh: Lê Giang.
Ông Bùi Thái Giang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Định Trung (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) cho biết ông Trần Văn Hừng là một hội viên tiêu biểu trong phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bên vững" tại địa phương.
"Với nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi tôm, kinh doanh thức ăn và nhà yến, ông tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương. Cùng với đó, ông tích cực tham gia đóng góp phúc lợi xã hội để xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn và hỗ trợ bà con có hoàn cảnh khó khăn xây dựng kinh tế", Chủ tịch Hội Nông dân xã Định Trung chia sẻ.
Với những kết quả trong lao động sản xuất, kinh doanh và đóng góp tại địa phương, ông Trần Văn Hừng đã được nhận nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Hội Nông dân Bến Tre. Năm 2022 ông Sáu Hừng được Trung ương Hội Nông dân khen tặng "Nông dân tiêu biểu tỉnh Bến Tre". Đến năm 2023, ông tiếp tục đạt danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc".
"Tôi nghĩ trong sự thành công và bắt đầu chắc có lẽ ai rồi cũng sẽ trải qua, gặp không ít khó khăn thậm chí thất bại, không đạt được điều mà mình mong muốn. Bản thân tôi cũng không ngoại lệ. Điều tôi tâm đắc nhất là các con của tôi đều học hết đại học, có công ăn việc làm ổn định và gia đình hạnh phúc", ông Sáu Hừng chia sẻ.
Phó Chủ tịch UBND xã Thu Cúc (tỉnh Phú Thọ mới, sau sáp nhập Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc) Hà Thị Tố Nguyệt cho biết thêm: Xã có gần 30 cán bộ, công chức là cán bộ của huyện Tân Sơn cũ và các xã lân cận được điều động đến làm việc. Tuy khoảng cách từ nhà đến xã gần 20km nhưng các cán bộ đều nỗ lực làm viêc, có những hôm làm xong việc đã 23 giờ đêm mới về nhà, nhưng sáng hôm sau đã có mặt sớm tại trụ sở làm việc.
Món canh này không chỉ ngon, thanh mát mà còn rất bổ dưỡng.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), đoàn công tác của Trung ương do ông Hà Quốc Trị - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm trưởng đoàn đã vượt núi, băng đèo đến bản Lùng Sử Phìn (Tủa Sín Chải, Lai Châu) để thăm hỏi, tặng quà gia đình liệt sĩ Giàng A Sùng.
Công an phường Đại Mỗ, Hà Nội đã bắt giữ Bình "Gold" liên quan vụ cướp taxi trên địa bàn.
Từ ngày 25/7 đến ngày 3/8, hơn 1.000 món ăn ẩm thực dân gian Việt Nam và Thái Lan được bày bán tại phường Nam Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, thu hút đông đảo thực khách đến thưởng thức.
Cầm điện thoại của khách nước ngoài để xem đường, khi tới nơi, Hoàn không trả lại mà phóng xe đi thẳng. Hoàn bị cảnh sát bắt giữ ngay sau đó.
Thị trường bất động sản TP.HCM đón nhận tín hiệu tích cực, bổ sung nguồn cung khi có thêm các dự án được gỡ vướng pháp lý.
CLB Bắc Ninh đang rất tích cực tăng cường lực lượng để chuẩn bị cho mùa giải 2025/2026 nhằm mục tiêu cạnh tranh suất lên chơi V.League.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông sẽ kêu gọi các đồng minh châu Âu hỗ trợ tài chính để tăng lương cho binh sĩ đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Nga, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt quân số ngày càng trầm trọng.
Từ những nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà, người miền Tây thường sáng tạo, chế biến nhiều món ngon. Trong đó, bánh bầu là món ăn dân dã rất được yêu thích, là đặc sản của Sóc Trăng.
Trước thiệt hại nặng nề do bão số 3, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành, tổ chức chính trị – xã hội nhằm triển khai công tác hỗ trợ các địa phương kịp thời.
Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ lâu đã nổi danh là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam. Giai đoạn 2024 đến nửa đầu 2025, du lịch Nha Trang - Khánh Hòa liên tục ghi nhận những con số ấn tượng.
Các trường chia sẻ điểm sàn và dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2025 sau khi công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Cà Mau được cho nghỉ việc theo đơn cá nhân, nhưng việc lãnh đạo công ty này không thông qua chủ sở hữu - UBND tỉnh là có sai sót.
Khi làm Tri phủ Thanh Hóa, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật (1255-1330) đã lập vùng đất Văn Trinh là thái ấp. Tuy vậy, với vùng đất này, ông không chỉ là người lập ấp, mà còn là người “khai sinh” ra hát nhà trò - một trong những điệu hát đầu tiên của ca trù Việt Nam.
Đạt Nguyên Toàn - nhà khoa bảng nổi tiếng nhất triều Nguyễn, với tài năng và đóng góp to lớn cho nền khoa học và văn hóa Việt Nam
Hệ thống thông tin quản lý rủi ro ngập (FRMIS; công nghệ cảnh báo ngập hiện đại, bảo vệ vùng lõi đô thị Cần Thơ) đã hoàn thành từ giữa năm 2024. Thời gian qua, hệ thống này chỉ vận hành bằng sổ tay, chưa có quy trình vận hành nên chưa thể bàn giao.
Xã Nam Thái Ninh của tỉnh Hưng Yên mới, được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba xã: Thái Thọ, Thuần Thành và Thái Thịnh của huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình cũ). Với diện tích tự nhiên 26,41 km², quy mô dân số gần 20.000 người, địa bàn rộng, dân cư đông, có tuyến Quốc lộ 37B chạy qua, xã Nam Thái Ninh là địa phương tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp về an ninh, trật tự.
Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa lên tiếng báo động về cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có tại Dải Gaza với 470.000 người đối mặt nguy cơ chết đói khi chiến sự giữa Israel và Hamas kéo dài sang tháng thứ mười.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị, nuôi dưỡng thành công một bé gái sinh cực non ở tuần thai thứ 24. Đáng chú ý, bé chỉ nặng vỏn vẹn 550 gram.
U23 Indonesia là chủ nhà của giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 và đội bóng này hứa hẹn sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho U23 Việt Nam khi hai bên chạm trán nhau tại trận chung kết vào ngày 29/7.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2025.
Trong đầu tôi nổ tung vì thông tin nhận được.
Việc Nga trao trả thi thể các binh sĩ Ukraine đã tử trận đang tác động tiêu cực đến tình hình trong nước, bao gồm cả hoạt động huy động quân, theo lời nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) Anna Skorokhod.
Cung cấp dịch vụ cảng biển và logistics cho nhiều tuyến vận tải quốc tế quan trọng, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải tại phường Phú Mỹ (TP.HCM) là cửa ngõ giao thương giúp kết nối Việt Nam với các thị trường lớn trên thế giới.
U23 Việt Nam tại giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 đã và đang thể hiện khả năng chuyển hóa các tình huống không chiến thành bàn thắng rất ấn tượng và miếng đánh này có thể giúp thầy trò HLV Kim Sang-sik hướng tới chiến thắng trước U23 Indonesia.
Từ vùng đất nắng gió Quảng Trị, cô đã dành hơn một tháng để lần theo vẻ đẹp Việt Nam từ cao nguyên lộng gió đến những miền biển xanh ngắt, ôm trọn cả mùa hè rực rỡ trong từng khung hình.
Câu chuyện xây dựng nông thôn mới ở Lai Châu không chỉ là những con đường mới, những ngôi nhà khang trang, nông thôn mới ở đây còn là sự đồng lòng của người dân, sự đồng hành của chính quyền… Cuộc trò chuyện với Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Lai Châu Vương Đức Lợi đã hé mở về hành trình vượt khó, biến thách thức sáp nhập địa giới thành cơ hội để "chất" nông thôn mới không ngừng nâng cao.
Đất là “huyết mạch” của nông nghiệp. Nó là giá thể để cây trồng sinh sống và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, môi trường đất cần phải được cải tạo liên tục bằng nhiều cách khác nhau, trong đó bón phân cải tạo đất là kỹ thuật thường được áp dụng để cải thiện, duy trì nhằm nâng cao sức khỏe đất, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển cây trồng đạt năng suất và chất lượng tốt hơn.
Sáng nay, tại Nhà ga T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, một bước tiến lớn trong ngành hàng không Việt Nam đã chính thức được triển khai, ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học trên ứng dụng VNeID phục vụ hành khách làm thủ tục lên tàu bay.
Ba năm sau vụ tai nạn sân khấu tại đêm nhạc của nhóm Mirror khiến cả showbiz Hong Kong (Trung Quốc) chấn động, vũ công Lý Khải Ngôn, người bị thương nặng nhất trong sự cố lần đầu xuất hiện trở lại trên mạng xã hội, chia sẻ hình ảnh và tình trạng hiện tại