Các công ty có quy mô và vốn hóa thị trường lớn, được nhà đầu tư quan tâm
có thể khai thác kênh phát hành trái phiếu quốc tế và chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc vay nhiều vốn nước ngoài.
Tập đoàn Vingroup ngày 26/10 cho biết vừa hoàn thành đợt phát hành 250 triệu USD trái phiếu quốc tế có quyền chọn nhận cổ phiếu VHM của Vinhomes để mua lại một phần trái phiếu quốc tế phát hành tháng 4/2021.
Thông báo ngày 26/10/2023 của Vingroup về việc phát hành 250 triệu USD trái phiếu quốc tế.
Đây là trái phiếu hoán đổi trên thị trường quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2023. Thương vụ cho thấy sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế đến Vinhomes, đại diện cho mảng bất động sản của Vingroup (mã VIC).
Lô trái phiếu 250 triệu USD này có kỳ hạn 5 năm (sẽ đáo hạn năm 2028) và được chào bán với giá 200.000 USD/trái phiếu.
Vingroup không công bố lãi suất của trái phiếu nhưng theo một số nguồn tin, lãi suất trong khoảng 9,5% -10%/năm, trả hàng quý và được tính bằng USD. Mục đích của đợt phát hành mới này là đảo nợ cho đợt phát hành trái phiếu quốc tế 500 triệu USD (gấp đôi lần này) vào tháng 4/2021 với kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định chỉ 3%/năm.
Thông báo ngày 25/10 của Vingroup đến các trái chủ về việc mua lại trái phiếu quốc tế phát hành năm 2021.
Theo thông báo đến các trái chủ ngày 25/10, tổ chức phát hành ước tính có thể hoán đổi thành 127,5 triệu cổ phiếu nếu hoán đổi toàn bộ 500 triệu USD trái phiếu.
Masan vay nhanh 1,25 tỷ USD
Ở Việt Nam, các cổ phiếu loại bluechip gồm các công ty như FPT, Vingroup, Vinhomes, Vinamilk, Masan, Thế giới Di động, Vietcombank, Tập đoàn Hòa Phát, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận… Trong đó, Masan được biết đến là một doanh nghiệp từng thành công trong huy động vốn nước ngoài.
Cổ phiếu của các công ty quy mô lớn, vốn hóa thị trường lớn, độ rủi ro thấp và nhà đầu tư quan tâm được gọi là bluechip.
Thuật ngữ bluechip bắt nguồn từ loại phỉnh đổi tiền khi chơi bài tại các sòng bạc. Chip là phỉnh nhựa để đổi tiền và trong các màu thẻ, chip màu xanh blue có giá trị cao nhất.
Tại đại hội cổ đông tháng 4/2023, Masan thông qua kế hoạch sẽ phát hành tối đa 500 triệu USD trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế. Đây là loại trái phiếu không có bảo đảm và không kèm chứng quyền có thời hạn 5 năm từ ngày phát hành.
Kế hoạch này được nối tiếp sau những đợt vay lớn liền trước đó. Tháng 11/2022, tập đoàn của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang được giải ngân tổng cộng 600 triệu USD (khoảng 15.000 tỷ đồng), là khoản vay hợp vốn nước ngoài có kỳ hạn 5 năm từ nhiều tổ chức và có giá trị lớn trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Ngày 10/3/2023, Masan công bố hoàn tất chuỗi sự kiện giới thiệu cơ hội đầu tư vào gói tín dụng hợp vốn từ nước ngoài lên đến 650 triệu USD. Như vậy, chỉ trong vòng 4 tháng, Masan đã chạm tay vào 1,25 tỷ USD vốn nước ngoài.
Masan huy động được 1,25 tỷ USD trong vòng vài tháng. Ảnh: Masan
Vốn từ ông lớn IFC
Tháng 9/2023, Công ty Tài chính Quốc tế IFC là thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) đăng ký mua thành công trái phiếu liên kết bền vững từ BIM Land và Công ty cổ phần Thanh Xuân (cả hai thuộc BIM Group) với tổng giá trị 150 triệu USD, tương đương khoảng 3.500 tỷ đồng.
Theo IFC (chuyên đầu tư vào khối kinh tế tư nhân), công ty này mua trái phiếu của BIM Land và Thanh Xuân vì đã ghi nhận chiến lược phát triển bền vững do BIM Group thực hiện bền bỉ và thực chất trong mọi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của BIM, bao gồm bất động sản.
Về thương vụ trái phiếu 150 triệu USD này, ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: "Vốn tư nhân là chìa khóa quan trọng cho quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam. Việc BIM Land phát hành thành công trái phiếu liên kết bền vững là tín hiệu tốt đẹp, thúc đẩy các doanh nghiệp tại Việt Nam tích cực sử dụng các công cụ tài chính xanh như một nguồn vốn hiệu quả cho các dự án đổi mới sáng tạo về môi trường. Nguồn tài trợ của IFC cũng sẽ khuyến khích các công ty bất động sản phát triển gắn kết lợi ích của họ với hoạt động đầu tư có trách nhiệm và huy động vốn từ các thị trường vốn xanh".
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.