×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    • Danviet.vn
    • Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    Thứ ba, ngày 17/01/2023 18:31 GMT+7

    Vì sao Nguyễn Phúc Ánh lại chọn Huế làm kinh thành của triều Nguyễn?

    + aA -
    Vũ Đình Thứ ba, ngày 17/01/2023 18:31 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Nếu bạn là chúa Nguyễn Phúc Ánh, người vừa thống nhất Việt Nam năm 1802, bạn sẽ chọn vùng đất nào làm kinh đô? Câu trả lời đương nhiên là Huế.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Suleiman Đại đế – vị vua lỗi lạc nhất của Đế quốc Ottoman
    • Phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và vụ buôn lậu chấn động
    • Joseph Stalin từ trần, thái độ của Mao Trạch Đông ra sao?
    • Số phận bí ẩn của "con tàu ma" Hy Lạp bị mắc kẹt ở Vũng Tàu
    • 7 sự kiện trùng hợp khó tin nhất lịch sử thế giới

    Gia Định là vùng trù phú, cơ sở của việc phục hưng vương triều, nhưng cách Thăng Long gần 2000 km. Phương tiện (gần như duy nhất) để đi từ Sài Gòn ra Bắc là tàu bè trên biển. Trong khi đó, Thăng Long là kinh đô cũ của nhà Lê Trịnh và trung tâm của vùng Bắc Hà, những người coi Nguyễn Phúc Ánh chỉ là một biên thần ‘kém văn minh’ như cách mô tả của Lê Quý Đôn. Những người Bắc Hà sau đó chờ đợi việc chúa Nguyễn sẽ nhanh chóng lập lại vua Lê (Hoàng Xuân Hãn, 1998: 1405). Tuy nhiên, việc Nguyễn Phúc Ánh ‘thất hứa’, lấy lí do là ông giành được ngai vàng từ tay nhà Tây Sơn ‘tiếm ngụy’ chứ không phải nhà Lê đã ngay lập tức làm cho dân chúng vùng châu thổ sông Hồng quay lưng lại với vương triều mới (Đại Nam liệt truyện (ĐNLT), sơ tập, quyển 10). Đó là lí do có các cuộc nổi loạn chống lại nhà Nguyễn ngay sau năm 1802.

    Vì sao Nguyễn Phúc Ánh lại chọn Huế làm kinh thành của triều Nguyễn? - Ảnh 1.

    Việc chọn Huế làm kinh đô, tuy thế, không đơn giản là ‘tìm về chốn cũ’ mà là một cuộc đấu trí địa-chính trị, địa-quân sự, địa-kinh tế cực kỳ phức tạp. Hệ quả của lựa chọn đó không chỉ là vận mệnh vương triều mà còn là triển vọng của một lãnh thổ Việt Nam vừa mới được thống nhất. Lãnh thổ này sẽ được quản lí từ đâu? Liệu nhà nước tiếp theo ở Việt Nam có bị ‘vỡ vụn’ như Tây Sơn?

    Bài viết này không nhằm lên án “sai lầm” địa chính trị của Gia Long. Nó cũng không tìm cách đổ lỗi cho Huế vì những thăng trầm của lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XIX. Điều quan trọng hơn, bài viết chỉ ra khó khăn của người Việt đầu thế kỷ XIX trong việc tìm kiếm cách thức quản trị nhà nước ở Việt Nam, từ việc tìm vị trí đóng đô, cho đến điều hành quân đội, thu thuế, xác lập đơn vị hành chính. Lãnh thổ Việt Nam năm 1802 là một cấu trúc địa chính trị, vùng miền, cư dân, và kinh tế đặc biệt. Liệu nhà Nguyễn sẽ tìm kiếm một hình dung lãnh thổ mới hay tuân theo các tri thức và thói quen địa chính trị của chúa Nguyễn để áp đặt nó lên một Việt Nam thống nhất. Quyết định này không chỉ phản ánh tri thức của thời đại, cán cân quyền lực vùng miền mà còn là sự tự tin của Nguyễn Phúc Ánh và cách thức ông nhận thức về tính chính thống và khả năng quân sự của mình. Nói cách khác, nó gợi mở về câu hỏi Nguyễn Phúc Ánh đã chọn con đường nào cho Việt Nam?

    Tôi đã lập luận rằng thất bại lớn nhất của Tây Sơn không phải là sự chia rẽ, hay quyền thần, hay vua nhỏ, hay tổ chức hậu cần… mà ở chỗ các chính quyền Tây Sơn chưa phác thảo một bản đồ tác chiến cho toàn Việt Nam. Vì điểm này, Tây Sơn hoàn toàn lúng túng trong việc đưa ra một giải pháp quân sự hữu hiệu trên toàn bộ lãnh thổ mà họ kiểm soát, liên quan đến chuyển quân, tuyển lính, dịch chuyển các trung tâm quân sự, tổ chức phòng thủ và yểm trợ lẫn nhau khi cần thiết (Vũ Đức Liêm, 2018). Các chiến dịch theo mùa gió nồm của Nguyễn Phúc Ánh chính là đã đánh trúng điểm yếu này, làm cho Tây Sơn hoàn toàn lúng túng, bị động trong cả một thập kỷ để tìm cách đối phó bằng cách kéo dãn lực lượng quân sự trên vùng duyên hải khoảng 800 km từ Diên Khánh đến Đồng Hới (Vũ Đức Liêm 2017; Đại Nam thực lục (ĐNTL), I, 6: 1a-b).

    Sau chiến thắng đó, việc đóng đô ở Huế, không phủ nhận, được coi là “tối ưu” từ cái nhìn của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, chính điều này đã gây ra khó khăn lớn trong việc quản trị nhà nước ở Việt Nam bởi vì Huế thích hợp là thủ phủ của một vùng hơn là kinh đô của một nước. Huế là trung tâm của chính quyền Đàng Trong khoảng hai thế kỷ, và việc lựa chọn vùng đất này bản thân nó là hệ quả của một quyết định khó khăn của các chúa Nguyễn thuở ban đầu. Huế là kinh đô cũ của dòng họ, nơi Nguyễn Phúc Ánh có chỗ dựa cũng như cơ sở hành chính. Tuy nhiên khi lãnh thổ đã kéo dài ra hơn 2000 km về phía Bắc và Nam thì kinh đô này nhanh chóng bộc lộ hai điểm yếu quan trọng.

    Hai điểm yếu quan trọng

    Thứ nhất là khung cảnh tự nhiên chật hẹp và vị trí địa lý bị cô lập.

    Vùng đất này nằm ở trung tâm của một dải đồng bằng nhỏ hẹp và rất khó để huy động một nguồn lực lớn để phản ứng nhanh với tình trạng thảm họa hay tình thế khẩn cấp. Việc Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn loay hoay trong nhiều thập kỷ mới tìm được đất đặt trị sở lâu dài ở Phú Xuân chính là một phép thử của sự phức tạp địa lý. Từ ngã ba Bằng Lãng nơi dòng Tả Trạch hợp với Hữu Trạch thành sông Hương ra cửa Thuận An là 33 km. Tuy nhiên, theo đường chim bay, khoảng cách này chỉ là 20 km. Trong khi phía tây là núi thì phía đông là dải bờ biển chỉ rộng hơn 10 km. Các vụng và đầm phá nông làm cho Huế cực kỳ ‘bị động’ từ góc nhìn quân sự và kinh tế. Huế vì thế không có không gian cho một ‘sân khấu’ chính trị, quân sự, kinh tế lớn, hay các phương án tiến thoái cần thiết nếu như cửa Thuận An bị cô lập (như sẽ xảy ra vào năm 1883). Huế xa các nguồn hậu cần và (với kỹ thuật thời đó) không có khả năng kết nối với các nguồn ngày một cách nhanh chóng, hiệu quả khi cần. Vào thời Nguyễn, các cuộc duyệt binh lớn nhất ở Huế thường vào khoảng 20,000 người và voi, tuy nhiên, không gian địa hình, hậu cần, cũng như các cảng biển nhỏ, nông không cho phép một sự tập trung quân sự lớn và lâu dài ở khu vực này. Huế không phải là nơi có thể phòng thủ tốt. Điều này sẽ được minh họa vào năm 1883, 1885, 1968 và 1975. Vào tháng 3/1975, khi quân Việt Nam Cộng hòa bị tấn công từ phía Tây Nam, con đường Huế-Đà Nẵng bị cắt đứt, Huế bị cô lập và cửa Thuận An, Tư Hiền trở thành đường thoát duy nhất của họ.

    Thứ hai, khung cảnh kinh tế, xã hội, dân cư và quân sự của Huế gây ra trở ngại trong việc điều hành nền chính trị nhà nước. Có nhiều trung tâm chính trị trên thế giới có quy mô nhỏ và vẫn điều hành được một nhà nước, đế chế lớn. Tuy nhiên, đáng tiếc là điều này không dành cho Huế bởi vì triều đình ở đây không chỉ làm chức năng hành chính đơn thuần mà thành bại của họ gắn với khả năng điều hành trực tiếp hệ thống kinh tế, quân sự tại hai trung tâm dân cư ở hạ lưu Mekong và châu thổ sông Hồng. Bất cứ phản ứng thiếu linh hoạt nào trước các biến động tại hai khu vực đông dân cư này đều để lại hậu quả khó lường cho cả vương quốc. Thêm nữa, Huế và vùng lân cận không tự sản xuất đủ lương thực, không đủ nguồn lính dự trữ, vì thế việc điều phối kinh tế và điều hành quân sự là sống còn cho chính bản thân Huế. Từ thời các chúa Nguyễn, Huế đã lệ thuộc về lương thực, thuế khóa vào Thuận Quảng và Gia Định. Ghi chép của các giáo sĩ phương Tây cho thấy khi Tây Sơn chiếm được Quy Nhơn và cắt đôi Đàng Trong, Huế đã rơi vào cuộc khủng hoảng lương thực. Khi quy mô của nhà nước mở rộng, sự lệ thuộc này chỉ có ngày càng tăng lên.

    Đối mặt với điều này, Nguyễn Phúc Ánh cũng không thể làm hơn, dù ông là người chiến thắng. Ông biết tình thế nan giải về địa chính trị của mình, và dung hòa bằng cách cử hai vị tướng giỏi nhất án ngữ hai vùng châu thổ đông dân, giàu có, còn bản thân ông cai trị một khu vực nghèo nàn ở miền Trung. Di sản này buộc con trai ông, Minh Mệnh trả giá 15 năm để tìm cách thống nhất, theo sau một thập kỷ của biến loạn và xung đột khắp cả nước, từ Phan Bá Vành, Nông Văn Vân ở Bắc Kỳ đến Lê Văn Khôi ở Gia Định (1826-1836).

    Cũng chính việc Nguyễn Ánh lựa chọn Huế làm kinh đô mà hàng loạt các vấn đề kinh tế, xã hội quân sự được đặt ra khi triều Nguyễn luôn phải tìm cách tạo thế cân bằng và hoạch định chính sách cho hai đồng bằng lớn. Riêng việc vận tải lúa gạo, lương thực, quân lính, tiền đúc… hàng năm giữa Gia Định, Huế, Nam Định-Hà Nội đã là một gánh nặng khổng lồ so với nhân lực thời bấy giờ.

    Thông tin liên lạc là một trong những trở ngại lớn nhất của quản trị nhà nước ở Việt Nam sơ kỳ hiện đại (1600-1850). Đến tận 1748 mới có các tuyến giao thương liên lạc đường bộ kết nối Gia Định với khu vực xung quanh. Liên lạc giữa Gia Định và Hà Tiên phải tiến hành bằng thuyền, dọc theo duyên hải, mất nhiều ngày. Tới năm 1804, nhà Nguyễn mới bắt đầu kết nối các hệ thống giao thông Bắc Nam, được biết đến là đường Thiên Lý hay đường Cái Quan. Tuy nhiên, đến tận những năm 1830, Đại Nam Thực lục vẫn chép về việc hổ đi lang thang khắp nơi dọc theo các tuyến đường này. Cùng với hổ, ‘thổ phỉ’ cũng ở khắp nơi. Kể cả những vùng như Tam Điệp (Ninh Bình), Hà Trung (Thanh Hóa), nơi mà những năm 1830, việc văn thư đi qua đây bị cướp là chuyện không hiếm. Phải mất nhiều thập kỷ để đường xá, kênh đào, hệ thống liên lạc được xác lập.

    Một hành khách “bất đắc dĩ’ trên con đường này là vị tiến sĩ triều Thanh Thái Đình Lan (1801-1859), người bị bão đánh dạt trên đường trở về quê ở Bành Hồ tới phủ Tư Nghĩa (Quãng Ngãi) vào năm 1835. Sau đó ông xin phép Minh Mệnh theo đường bộ quay trở lại Trung Hoa và mô tả cuộc hành trình đầy gian nan này, bao gồm thử thách leo đèo Hải Vân và nỗi ám ảnh giặc cướp phục kích suốt một dải hàng trăm km từ Quảng Bình ra Nghệ An: “Từ Quảng Bình đến Nghệ An khoảng 400 dặm, đất đai thấp ướt, đường trơn như mỡ, bùn lầy dính chặt chân không rút chân lên được, đồng không mông quạnh, hàng mấy chục dặm không thấy bóng một căn nhà nào, trộm cướp thường ẩn nấp trong các lùm cây rậm rạp khiến khách đi đường không thể không lo lắng đề phòng. Các nhà trọ thì thường bỏ thuốc độc hại người, khách ăn phải thuốc độc trộn với thịt bò thì vô phương cứu chữa.” (Trần Ích Nguyên 2009: 200).

    Sức ép cho việc dịch chuyển các nguồn lực

    Hệ quả lớn nhất của việc Huế trở thành kinh đô của Việt Nam chính là việc phải dịch chuyển các nguồn lực từ lúa gạo, quân lính, tiền đúc, kim loại, súng đạn, thuốc súng, đá xây dựng cho đến dây mây, cá khô… giữa Gia Định, Huế, và Hà Nội. Việc cung cấp tiêu dùng cho hoàng gia và chính quyền trung ương trong điều kiện nửa đầu thế kỷ XIX là không đơn giản vì phần lớn được vận chuyển bằng thuyền từ Nam Kỳ và Bắc Kỳ. Chỉ riêng việc vận chuyển lương thực và tiền đồng bảo đảm nguồn dự trữ, lương cho binh lính, quan lại, cứu đói, và phục vụ các chiến dịch quân sự dưới thời Minh Mệnh đã là một nỗi ám ảnh lớn đối với vương triều. Công việc này hàng năm yêu cầu phục vụ của khoảng 650 thuyền và hàng vạn phu thuyền. Điều này tạo ra sức ép khổng lồ về nhân lực ở thế kỷ XIX và gây ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội.

    Chính việc này choán hết tâm sức của nhà Nguyễn và hệ thống quan liêu. Nhiều người đã tìm cách giải quyết, nhưng dường như không hữu hiệu. Đề xuất năm 1829, Nguyễn Công Trứ đề nghị lập các kho thóc tại xã (xã thương) để điều tiết giá cả, và tìm cách quản lí chính nguồn lương thực tại châu thổ sông Hồng (Châu bản triều Minh Mệnh, tập 30: 203). Tuy nhiên điều này là khó khả thi vì không may là trong những năm 1802-1861, cứ hai năm thì Bắc Kỳ có một lần vỡ đê, một trong những tỉ lệ cao nhất trong lịch sử gần 1000 năm khi người Việt bắt đầu “tiếp quản” vùng châu thổ này. Vì thế, Bắc Kỳ thường xuyên lệ thuộc vào lúa gạo cứu trợ, và triều đình phải thường xuyên điều hành mạng lưới dòng chảy lương thực này.

    Luân chuyển binh lính là một sức ép khác của nền hành chính điều hành từ Huế. Triều Nguyễn không tin vào binh lính địa phương vì sợ các mối quan hệ họ hàng thân thuộc tiếp tay cho thế lực cát cứ, nổi loạn. Điều này đặc biệt được nhấn mạnh sau khi Lê Chất qua đời (1826) và Bắc Kỳ chìm vào cơn hỗn loạn bạo lực. Binh lính từ Hà Tĩnh ra Bắc phần nhiều được lấy từ Quảng Bình trở vào Nam. Quy mô của chính sách này đã gây ra sức ép cho ngân khố đến mức năm 1833, Hộ bộ tấu lên Minh Mệnh, yêu cầu rà soát lại hệ thống lương bổng của quan và binh Bắc Kỳ vì hệ thống này làm cho ngân khố không gánh được (Đại Nam thực lục, II, 95: 16b).

    Chỉ riêng việc lo tổ chức vận chuyển binh lính, lương thực… hàng năm với hàng trăm tàu thuyền và hàng vạn người tham gia đã là một gánh nặng đối với xã hội và nền chính trị, tạo ra sự kìm hãm sự phát triển của thương mại tự do, của các nhà nước tài chính (fiscal-state) trong lúc quá trình hiện đại hóa của các nhà nước và quản trị nhà nước trở nên cấp thiết hơn bao giờ. Nói cách khác, vận mệnh của nước Việt Nam hiện đại đã bị đánh đổi bởi những chương trình nghị sự vương triều mà một phần không nhỏ đến từ vị thế tiến thoái lưỡng nan của Huế.

    Một số vua triều Nguyễn ý thức phần nào về tác động của vị trí địa lý của Huế, tuy nhiên rõ ràng là họ không có lựa chọn nào khác tối ưu. Giống như Quang Trung, Nguyễn Ánh từng có ý tưởng đóng đô tại Nghệ An. Tuy nhiên, lựa chọn này dường như đơn thuần mang ý nghĩa khoảng cách địa lý nhiều hơn là các tính toán kỹ lưỡng về địa chính trị và quyền lực vùng. Con trai ông, vua Minh Mệnh sau đó đã cảnh báo con cháu một cách nghiêm khắc rằng không bao giờ được phép dời đô về Nghệ An hay ra Bắc (ĐNTL, II, 12: 1a-b).

    Một trong những ảnh hưởng dễ nhận thấy từ vị trí địa lý của Huế chính là sự lúng túng trong việc điều quân, tổ chức lực lượng tiến hành các chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Việt Nam và sau đó là cuộc chiến tranh chống Pháp xâm lược. Đương nhiên thái độ của triều đình, tình trạng sức khỏe của Tự Đức, hay đối sách quân sự đóng vai trò cốt lõi, tuy nhiên vị thế của Huế và khó khăn của hệ thống thông tin liên lạc đã gây trở ngại lớn cho cách thức triều đình tổ chức hệ thống quân sự, hậu cần, vũ khí, lương thực… để chống Pháp ở hạ lưu Mekong và châu thổ sông Hồng. Vị thế nhỏ bé và ‘không lối thoát’ của Huế cũng đã được định đoạt bằng cuộc bao vây quân sự của người Pháp tháng 8/1883, sau đó là cuộc tấn công trực diện vào cửa Thuận An và Huế đã không thể đưa ra một kế hoạch tác chiến cơ động nào. Cuộc rút chạy hai năm sau đó của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết qua gần 100 km tới Cam Lộ (Quảng Trị) cho thấy khả năng cơ động thấp của Huế và khả năng kết nối thấp với các vùng hậu cần chiến lược.

    Cuối cùng, thế tiến thoái lưỡng nan của Huế cho thấy những gian nan của người Việt trong nỗ lực xác lập hình hài Việt Nam hiện đại với lãnh thổ thống nhất từ Lạng Sơn đến Hà Tiên. Dĩ nhiên, không thể ‘đổ lỗi’ cho tất cả các biến cố của lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XIX là do Huế hay vị trí của Huế. Lịch sử được quyết định bởi con người, do người cầm quyền đưa ra lựa chọn.Tuy nhiên, địa lý luôn là yếu tố can dự vào các tương tác của con người vì thế cần phải hiểu chúng đóng vai trò nào trong các biến cố của Việt Nam. Bài viết vì thế đơn giản chỉ ra một góc nhìn khác về địa chính trị, lãnh thổ, quyền lực và ảnh hưởng của nó đến diễn trình lịch sử Việt Nam sơ kỳ hiện đại. Nó gợi ý về những gian nan của cha ông trong bước đầu tổ chức quản lí một lãnh thổ thống nhất và rộng lớn chưa có tiền lệ. Việc phải cân bằng ba trung tâm quyền lực trên lãnh thổ Việt Nam: Huế, Gia Định, Hà Nội là điều không dễ, và chưa bao giờ dễ dàng.

    Còn bây giờ, nếu bạn là Gia Long, bạn sẽ đóng đô ở đâu?

    Tài liệu tham khảo:

    “Châu Bản Triều Nguyễn, Triều Minh Mệnh/阮朝硃本,明命朝, 1820-1841.” Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội.

    Hoàng Xuân Hãn. La Sơn Yên Hồ, Tập 2. Hà Nội: Giáo Dục, 1998.

    Vũ Đức Liêm. “‘Nam Tiến’ và Cái Bẫy Địa Lý Của Người Việt”

    ———. “The Age of Sea Falcons: Naval Warfare in Vietnam, 1771-1802.” In Warring Societies of Pre-Colonial Southeast Asia: Local Cultures of Conflict Within a Regional Context, edited by Kathryn Wellen and Michael Charney, 103–29. Copenhagen: Nordic Institute of Asian Studies, 2017.

    ———. “Việt Nam: Lịch Sử Một Dân Tộc ‘Dễ Bị Tổn Thương.’” Tia Sáng, 2018. http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Viet-Nam-Lich-su-mot-dan-toc-“de-bi-ton-thuong”-12721.




    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • Nguyễn Ánh
    • Nguyễn Phúc Ánh
    • huế
    • triều nguyễn
    • hà nội
    • Thăng Long
    • Tây Sơn
    • việt nam
    • kinh thành huế
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    'Nhà nghỉ' thời cổ đại của Trung Quốc có những dịch vụ gì?

    "Nhà nghỉ" thời cổ đại của Trung Quốc có những dịch vụ gì?

    Nhà khoa bảng toàn tài bậc nhất triều Nguyễn là ai?

    Nhà khoa bảng toàn tài bậc nhất triều Nguyễn là ai?

    Thái giám nào đã giúp Nguyên phi Ỷ Lan sinh thái tử?

    Thái giám nào đã giúp Nguyên phi Ỷ Lan sinh thái tử?

    Sau sáp nhập, TP Hải Phòng có “Làng tiến sĩ” hay “Lò tiến sĩ xứ Đông”, làng ấy tên gì?

    Sau sáp nhập, TP Hải Phòng có “Làng tiến sĩ” hay “Lò tiến sĩ xứ Đông”, làng ấy tên gì?

    Người đỗ đạt già nhất sử Việt: Học hành suốt đời, đỗ ở tuổi gần đất xa trời

    Người đỗ đạt già nhất sử Việt: Học hành suốt đời, đỗ ở tuổi gần đất xa trời

    Lưu Cầu: Vương quốc theo văn hoá Hán, bị Phát xít Nhật xoá sổ

    Lưu Cầu: Vương quốc theo văn hoá Hán, bị Phát xít Nhật xoá sổ

    Lăng mộ Tần Thủy Hoàng: 12 bí ẩn bị chôn giấu hơn 2000 năm

    Lăng mộ Tần Thủy Hoàng: 12 bí ẩn bị chôn giấu hơn 2000 năm

    Tin nổi bật

    Thầy giáo lừng danh sử Việt với 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ là ai?

    Thầy giáo lừng danh sử Việt với 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ là ai?

    Thầy giáo Trần Ích Phát, quê Chí Linh, Hải Dương, có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất lịch sử, với 74 người, đủ các danh vị.

    Khoa bảng dòng họ Nguyễn Quý: Hai đời Tể tướng, ba đời Đại vương

    Đông Tây - Kim Cổ
    Khoa bảng dòng họ Nguyễn Quý: Hai đời Tể tướng, ba đời Đại vương

    Vân Trung Hạc: Ác nhân bệnh hoạn chết dưới tay Đoàn Dự

    Đông Tây - Kim Cổ
    Vân Trung Hạc: Ác nhân bệnh hoạn chết dưới tay Đoàn Dự

    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?

    Trịnh – Nguyễn phân tranh: Kỳ nhân nào đứng sau phòng tuyến khiến chiến tranh giằng co 50 năm?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Trịnh – Nguyễn phân tranh: Kỳ nhân nào đứng sau phòng tuyến khiến chiến tranh giằng co 50 năm?

    Đọc thêm

    Bị đối tượng giả danh Trưởng Công an uy hiếp chuyển tiền, người phụ nữ được giúp thoát khỏi cú lừa 600 triệu đồng
    Pháp luật

    Bị đối tượng giả danh Trưởng Công an uy hiếp chuyển tiền, người phụ nữ được giúp thoát khỏi cú lừa 600 triệu đồng

    Pháp luật

    Ngày 25/7, Công an xã Hà Bắc (TP Hải Phòng) đã ngăn chặn thành công vụ lừa đảo, giúp bà P.T.N. bảo toàn số tiền 600 triệu đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông Trump nói 'Hamas muốn chết' và đe dọa loại bỏ tổ chức này khỏi Gaza
    Thế giới

    Ông Trump nói "Hamas muốn chết" và đe dọa loại bỏ tổ chức này khỏi Gaza

    Thế giới

    Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Israel sẽ phải quét sạch Hamas khỏi Gaza, trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng bắn tiếp tục rơi vào bế tắc. Phát biểu của ông cũng như của Thủ tướng Israel Netanyahu cho thấy họ muốn từ bỏ các cuộc đàm phán ngừng bắn tại Gaza với Hamas.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cấm xe máy công nghệ chạy bằng xăng tại TP.HCM: Tài xế lo lắng, người vừa mua xe, người chưa trả góp hết (Bài 2)
    Chuyển động Sài Gòn

    Cấm xe máy công nghệ chạy bằng xăng tại TP.HCM: Tài xế lo lắng, người vừa mua xe, người chưa trả góp hết (Bài 2)

    Chuyển động Sài Gòn

    Nhiều tài xế cho biết khá lo lắng, thậm chí đến mức mất ăn, mất ngủ cả tuần qua khi biết thông tin TP.HCM có kế hoạch thay thế toàn bộ xe máy xăng của tài xế công nghệ, shipper sang xe điện. Bởi, xe là tài sản có giá trị lớn và nhiều chuyện éo le xung quanh “cần cầu cơm” mỗi ngày của họ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tìm thấy thêm một thi thể, nghi nạn nhân cuối cùng trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long
    Tin tức

    Tìm thấy thêm một thi thể, nghi nạn nhân cuối cùng trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long

    Tin tức

    Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh vừa tìm thấy một thi thể gần khu vực hang Trống, nghi nạn nhân cuối cùng trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM sau sáp nhập dự toán thu ngân sách năm 2025 đạt con số 'khủng' nhất nước - 697.395 tỷ đồng
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM sau sáp nhập dự toán thu ngân sách năm 2025 đạt con số "khủng" nhất nước - 697.395 tỷ đồng

    Chuyển động Sài Gòn

    UBND TP.HCM vừa có tờ trình trước Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM khóa X về dự toán thu ngân sách trên địa bàn TP.HCM mới năm 2025. Theo UBND TP.HCM, việc thu ngân sách của TP.HCM trên cơ sở sáp nhập 3 địa phương trước đây, với số thu cộng lại lớn nhất nước.

    Chia sẻ Chia sẻ
    U23 Việt Nam vượt trội U23 Indonesia về thành tích đối đầu
    Thể thao

    U23 Việt Nam vượt trội U23 Indonesia về thành tích đối đầu

    Thể thao

    Tính đến trước trận chung kết giải U23 Đông Nam Á 2025, U23 Việt Nam hoàn toàn vượt trội U23 Indonesia về thành tích đối đầu trong quá khứ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hẹn người yêu cũ giải quyết mâu thuẫn, cô gái 21 tuổi bị đâm tử vong, người bạn bị thương
    Pháp luật

    Hẹn người yêu cũ giải quyết mâu thuẫn, cô gái 21 tuổi bị đâm tử vong, người bạn bị thương

    Pháp luật

    N. rủ nhóm bạn đến gặp người yêu cũ đến xã Nhơn Trạch, Đồng Nai để giải quyết mâu thuẫn, tại đây, N. bị Lợi dùng dao đâm tử vong, còn người bạn bị thương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tiêm kích F-16 và Gripen của Thái Lan xuất kích; Campuchia cáo buộc Thái Lan tấn công sâu ngoài khu vực xung đột
    Thế giới

    Tiêm kích F-16 và Gripen của Thái Lan xuất kích; Campuchia cáo buộc Thái Lan tấn công sâu ngoài khu vực xung đột

    Thế giới

    Xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái lan kéo dài sang ngày thứ ba, trong đó máy bay chiến đấu của Thái Lan không kích các mục tiêu họ cho là trận địa hỏa lực của Campuchia. Trong khi đó phía Campuchia tuyên bố dã trả đũa các trận pháo kích dữ dội từ bên kia biên giới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cảnh tàu ngầm Kilo 636, Không quân Hải quân huấn luyện diễu binh mừng 80 năm Quốc khánh trên biển Khánh Hòa
    Ảnh

    Cảnh tàu ngầm Kilo 636, Không quân Hải quân huấn luyện diễu binh mừng 80 năm Quốc khánh trên biển Khánh Hòa

    Ảnh

    Theo chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, thời gian qua, Quân chủng Hải quân đã khẩn trương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức diễu binh lực lượng vũ trang trên biển.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Nhà nghỉ' thời cổ đại của Trung Quốc có những dịch vụ gì?
    Đông Tây - Kim Cổ

    "Nhà nghỉ" thời cổ đại của Trung Quốc có những dịch vụ gì?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Bây giờ, bạn chỉ cần hai thứ để ra ở khách sạn đó là tiền và căn cước công dân. Miễn là bạn có đủ tiền và bạn không phải là kẻ vi phạm pháp luật, bạn sẽ không gặp trở ngại. Vậy thì ở thời cổ đại của Trung Quốc, làm thế nào chúng ta có thể sống trong quán trọ một cách an toàn?

    Chia sẻ Chia sẻ
    Liên tiếp 2 trường hợp mắc liên cầu lợn, biến chứng nặng nề viêm màng não, mất thính lực
    Xã hội

    Liên tiếp 2 trường hợp mắc liên cầu lợn, biến chứng nặng nề viêm màng não, mất thính lực

    Xã hội

    Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị hai bệnh nhân nam mắc liên cầu khuẩn lợn với biểu hiện viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, kèm biến chứng giảm thính lực – điếc dẫn truyền – một trong những di chứng nặng nề, thường gặp nhất và không thể hồi phục của bệnh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin chiều 26/7: CLB Ninh Bình chi đậm, chiêu mộ tiền vệ Việt kiều trị giá 400.000 euro?
    Thể thao

    Tin chiều 26/7: CLB Ninh Bình chi đậm, chiêu mộ tiền vệ Việt kiều trị giá 400.000 euro?

    Thể thao

    CLB Ninh Bình chi đậm, chiêu mộ tiền vệ Việt kiều trị giá 400.000 euro? Real Madrid chưa từ bỏ Saliba; Chủ tịch FIFA chúc mừng CLB Thép xanh Nam Định vô địch V.League; Cựu sao Man City bị sa thải chỉ sau 5 tháng; Rashford quay lại với bạn gái sau khi đến Barcelona.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông Orban đề xuất Ukraine nên là quốc gia vùng đệm và hợp tác với EU thay vì gia nhập
    Thế giới

    Ông Orban đề xuất Ukraine nên là quốc gia vùng đệm và hợp tác với EU thay vì gia nhập

    Thế giới

    Thủ tướng Hungary Viktor Orbán tuyên bố rằng đất nước ông đề xuất với người Ukraine một “hợp tác chiến lược” thay vì hội nhập hoàn toàn vào Liên minh châu Âu (EU), do lo ngại bị kéo vào chiến tranh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vừa được giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản, người nuôi biển Quảng Ninh lại lo vì mức tiền thuê quá cao
    Nhà nông

    Vừa được giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản, người nuôi biển Quảng Ninh lại lo vì mức tiền thuê quá cao

    Nhà nông

    Mặc dù vừa được giao mặt nước biển để ổn định phát triển nuôi trồng thủy sản, nhưng nhiều hợp tác xã (HTX) tại Quảng Ninh đang đứng trước khó khăn do tiền thuê mặt nước biển quá lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư thì hạn chế, rủi ro thiên tai lại thường xuyên rình rập.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bình luận Tiktok xúc phạm lãnh đạo Nhà nước, người đàn ông bị xử phạt
    Pháp luật

    Bình luận Tiktok xúc phạm lãnh đạo Nhà nước, người đàn ông bị xử phạt

    Pháp luật

    Xúc phạm danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên Tiktok, ông T. ở Hà Nội bị cảnh sát xử phạt 7,5 triệu đồng về hành vi Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đi chợ gặp rau này mua ngay về nấu canh cực giàu dinh dưỡng lại nhiều canxi, trẻ con ăn tốt ngang uống sữa
    Gia đình

    Đi chợ gặp rau này mua ngay về nấu canh cực giàu dinh dưỡng lại nhiều canxi, trẻ con ăn tốt ngang uống sữa

    Gia đình

    Món canh này không chỉ ngon, thanh mát mà còn rất bổ dưỡng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ ở Lai Châu
    Lai Châu Ngày Mới

    Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ ở Lai Châu

    Lai Châu Ngày Mới

    Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), đoàn công tác của Trung ương do ông Hà Quốc Trị - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm trưởng đoàn đã vượt núi, băng đèo đến bản Lùng Sử Phìn (Tủa Sín Chải, Lai Châu) để thăm hỏi, tặng quà gia đình liệt sĩ Giàng A Sùng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi
    Pháp luật

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    Pháp luật

    Công an phường Đại Mỗ, Hà Nội đã bắt giữ Bình "Gold" liên quan vụ cướp taxi trên địa bàn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Cuộc đổ bộ' của 1.000 món ăn: Ẩm thực Thái Lan 'thi đấu' đặc sản dân gian Việt Nam ngay tại Quảng Trị
    Video

    'Cuộc đổ bộ' của 1.000 món ăn: Ẩm thực Thái Lan 'thi đấu' đặc sản dân gian Việt Nam ngay tại Quảng Trị

    Video

    Từ ngày 25/7 đến ngày 3/8, hơn 1.000 món ăn ẩm thực dân gian Việt Nam và Thái Lan được bày bán tại phường Nam Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, thu hút đông đảo thực khách đến thưởng thức.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cướp giật điện thoại của khách nước ngoài, tài xế taxi ở Hà Nội bị bắt
    Pháp luật

    Cướp giật điện thoại của khách nước ngoài, tài xế taxi ở Hà Nội bị bắt

    Pháp luật

    Cầm điện thoại của khách nước ngoài để xem đường, khi tới nơi, Hoàn không trả lại mà phóng xe đi thẳng. Hoàn bị cảnh sát bắt giữ ngay sau đó.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nhiều dự án bất động sản được gỡ vướng, trợ lực quan trọng để thị trường phục hồi
    Chuyển động Sài Gòn

    Nhiều dự án bất động sản được gỡ vướng, trợ lực quan trọng để thị trường phục hồi

    Chuyển động Sài Gòn

    Thị trường bất động sản TP.HCM đón nhận tín hiệu tích cực, bổ sung nguồn cung khi có thêm các dự án được gỡ vướng pháp lý.

    Chia sẻ Chia sẻ
    CLB Bắc Ninh thử việc tiền đạo người Brazil cao 1m89
    Thể thao

    CLB Bắc Ninh thử việc tiền đạo người Brazil cao 1m89

    Thể thao

    CLB Bắc Ninh đang rất tích cực tăng cường lực lượng để chuẩn bị cho mùa giải 2025/2026 nhằm mục tiêu cạnh tranh suất lên chơi V.League.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông Zelensky ép châu Âu trả lương cho binh sĩ Ukraine giữa lúc cạn tiền, thiếu quân
    Thế giới

    Ông Zelensky ép châu Âu trả lương cho binh sĩ Ukraine giữa lúc cạn tiền, thiếu quân

    Thế giới

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông sẽ kêu gọi các đồng minh châu Âu hỗ trợ tài chính để tăng lương cho binh sĩ đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Nga, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt quân số ngày càng trầm trọng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bánh bầu, bánh ngon, đặc sản Sóc Trăng 1 người nếm, bày ra vạn người mê
    Nhà nông

    Bánh bầu, bánh ngon, đặc sản Sóc Trăng 1 người nếm, bày ra vạn người mê

    Nhà nông

    Từ những nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà, người miền Tây thường sáng tạo, chế biến nhiều món ngon. Trong đó, bánh bầu là món ăn dân dã rất được yêu thích, là đặc sản của Sóc Trăng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM sẽ chi tiền tỷ, huy động lực lượng vũ trang hỗ trợ các tỉnh thiệt hại do bão số 3
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM sẽ chi tiền tỷ, huy động lực lượng vũ trang hỗ trợ các tỉnh thiệt hại do bão số 3

    Chuyển động Sài Gòn

    Trước thiệt hại nặng nề do bão số 3, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành, tổ chức chính trị – xã hội nhằm triển khai công tác hỗ trợ các địa phương kịp thời.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đây, thành phố lâu đời nhất tỉnh Khánh Hòa, từ thiên đường du lịch đến đô thị vịnh biển đáng sống
    Nhà nông

    Đây, thành phố lâu đời nhất tỉnh Khánh Hòa, từ thiên đường du lịch đến đô thị vịnh biển đáng sống

    Nhà nông

    Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ lâu đã nổi danh là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam. Giai đoạn 2024 đến nửa đầu 2025, du lịch Nha Trang - Khánh Hòa liên tục ghi nhận những con số ấn tượng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Các trường dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2025: Thí sinh ở mức điểm nào sẽ yên tâm?
    Xã hội

    Các trường dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2025: Thí sinh ở mức điểm nào sẽ yên tâm?

    Xã hội

    Các trường chia sẻ điểm sàn và dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2025 sau khi công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sở Tài chính tỉnh Cà Mau “tuýt còi” quyết định cho Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Cà Mau nghỉ việc
    Tin tức

    Sở Tài chính tỉnh Cà Mau “tuýt còi” quyết định cho Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Cà Mau nghỉ việc

    Tin tức

    Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Cà Mau được cho nghỉ việc theo đơn cá nhân, nhưng việc lãnh đạo công ty này không thông qua chủ sở hữu - UBND tỉnh là có sai sót.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông từng là Tri phủ đất Thanh Hóa, khai sinh ra lối hát nhà trò
    Nhà nông

    Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông từng là Tri phủ đất Thanh Hóa, khai sinh ra lối hát nhà trò

    Nhà nông

    Khi làm Tri phủ Thanh Hóa, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật (1255-1330) đã lập vùng đất Văn Trinh là thái ấp. Tuy vậy, với vùng đất này, ông không chỉ là người lập ấp, mà còn là người “khai sinh” ra hát nhà trò - một trong những điệu hát đầu tiên của ca trù Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nhà khoa bảng toàn tài bậc nhất triều Nguyễn là ai?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Nhà khoa bảng toàn tài bậc nhất triều Nguyễn là ai?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Đạt Nguyên Toàn - nhà khoa bảng nổi tiếng nhất triều Nguyễn, với tài năng và đóng góp to lớn cho nền khoa học và văn hóa Việt Nam

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    2

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    3

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng
    6

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng

    4

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc

    5

    Một xã giữ nguyên không sáp nhập ở tỉnh Phú Thọ (mới), nhiều hôm cán bộ làm xong việc, 23 giờ đêm mới về nhà

    Một xã giữ nguyên không sáp nhập ở tỉnh Phú Thọ (mới), nhiều hôm cán bộ làm xong việc, 23 giờ đêm mới về nhà
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media