×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    • Danviet.vn
    • Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    Chủ nhật, ngày 05/02/2023 20:58 GMT+7

    Vì sao Nhật Bản còn có tên gọi khác là đất nước Phù Tang?

    + aA -
    Thu Giang Chủ nhật, ngày 05/02/2023 20:58 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta dùng trong các áng văn chương, các bài báo, các chương trình truyền hình hay trong cả các văn bản mang tính chất ngoại giao khi muốn ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Nhật Bản.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Ngô Đình Nhu từng làm Giám đốc Nha Lưu trữ công văn
    • Vị trí đặc biệt của những chú mèo đối với người Ai Cập cổ đại
    • Mật vụ Mỹ phạm sai lầm nguy hiểm trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy?
    • Albert Einstein yêu say đắm nữ điệp viên Liên Xô xinh đẹp nào?
    • Agatha Christie và vụ mất tích 11 ngày đầy bí ẩn

    Qua một cuộc điều tra nhỏ tiến hành với 50 người Việt và 50 người Nhật đã cho thấy hầu hết người Việt đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản, trong khi những người Nhật được hỏi lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa chọn câu trả lời trắc nghiệm mà một trong số đó là đất nước của họ. Trong một lần phải làm phiên dịch cho cuộc nói chuyện giữa những người Việt và những người Nhật, người viết bài này đã dịch trực tiếp từ “Phù Tang” ra thành Fusō (扶桑) nhưng đã vấp phải phản ứng của phía Nhật bởi có lẽ họ nghi ngờ tính chính xác của từ dùng đó. Vậy, khoảng cách giữa hai cách nhìn nhận này là do đâu, thực chất “Phù Tang” là gì, “đất nước Phù Tang” nằm ở đâu? Đây là những vấn đề thú vị, trong đó chứa đựng những bí ẩn của lịch sử mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời đủ sức thuyết phục.

    Vì sao Nhật Bản còn có tên gọi khác là đất nước Phù Tang? - Ảnh 1.

    1. Về từ “Phù Tang” và “Phù Tang quốc”

    Thông thường, Phù (扶) được hiểu với nghĩa là phù trợ, giúp đỡ, còn “Tang”(桑) vốn là từ để chỉ cây dâu. Nhưng khi ghép hai chữ Hán với nghĩa không ăn nhập nhau này thành một từ “Phù Tang” thì sẽ phải cắt nghĩa như thế nào? Có lẽ đây cũng là lý do tại sao không chỉ ở những nước không có cơ duyên với chữ Hán, mà cả những nước dùng chữ Hán ngàn năm nay người ta vẫn không thể hiểu được nghĩa của từ này nếu không dựa vào một cuốn từ điển nào đó.

    Theo từ điển song ngữ Nhật – Việt do Onochi Seiji biên soạn và phát hành năm 1979[1] thì “Phù Tang” được giải thích với ba nghĩa: 1. Là cây mặt trời (thần thoại); 2. Phía Đông; 3. Đất nước mặt trời mọc (Nhật Bản). Từ điển Việt Nhật thì giải thích một cách đơn giản: “扶桑(d) phù tang, Nhật Bản”[2]. Điều đáng chú ý là ở nghĩa thứ ba trong cuốn từ điển của Onochi mà nguyên bản tiếng Nhật có ghi: “日の出の国(日本)”. Ở trên đã tạm dịch từ “国” (quốc) là “đất nước”, tuy nhiên trong tiếng Nhật vẫn có thể dịch là “vùng” hoặc “miền”, chứ không hẳn là để chỉ một quốc gia, đất nước có lãnh thổ và thể chế chính trị nhất định. Từ đó, người đọc có quyền đưa ra phản biện rằng, vùng (“miền” hay thậm chí là “đất nước”) mặt trời mọc, tức là nơi nằm ở phía Đông so với vị trí của chủ thể lời nói trên, chứ không nhất thiết phải là từ để chỉ Nhật Bản. Dù vậy, đây chỉ là từ điển về ngôn ngữ nên khó có thể đòi hỏi những chứng cứ lịch sử chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, hai cuốn từ điển Nhật – Việt được những chuyên gia Nhật Bản biên soạn sau đó([3]) lại không hề nhắc đến từ Phù Tang. Đây chỉ là ngẫu nhiên hay có sự chủ ý của những người biên soạn là điều hứa hẹn nhiều chi tiết thú vị.

    Tương tự như từ điển Việt – Nhật, từ điển Nhật-Trung cũng giải thích một cách đơn giản: “Fusō (danh từ): Phù Tang, Nhật Bản”. Trong Đại từ điển tiếng Trung do Trường Đại học Daito Bunka của Nhật Bản biên soạn có giải thích về “Phù Tang” với 3 nghĩa: (1) Là loại cây lớn ở biển Đông Hải theo truyền thuyết thời cổ đại; (2) Tên một quốc gia cổ ở biển Đông Hải, chỉ Nhật Bản; (3) Chỉ cây “Phật Tang”, tức một loài dâm bụt[4]. Tuy nhiên, từ điển điển cố tiếng Trung thì chỉ trích dẫn các thư tịch cổ trong đó có chữ “Phù Tang” như “Sơn hải kinh”[5]…

    Trong hệ thống từ điển của Nhật-Nhật, các loại từ điển có khả năng đề cập đến từ “Phù Tang”, đó là từ điển chữ Hán, từ điển quốc ngữ (tương đương với từ điển tiếng Việt) và các loại từ điển liên quan đến lịch sử Nhật Bản, Trung Quốc hay vùng Đông Á, Châu Á nói chung. Đại từ điển Hán Hòa([6]), bộ từ điển chữ Hán được coi là đồ sộ nhất của Nhật Bản giải thích kỹ lưỡng nghĩa của các từ. Theo đó, chữ “phù”(扶) gồm 15 nghĩa như giúp đỡ; bảo vệ; nâng đỡ; gắn với…; dựa theo, theo…; men theo…; phát triển, hưng thịnh…([7]) Mặc dù cuốn từ điển không đưa ra nghĩa nào của từ “phù” ứng với từ Phù Tang nhưng có lẽ nếu tư duy một cách thông thường thì nghĩa “phát triển, hưng thịnh” là có thể kết hợp với từ “tang” một cách lô-gíc nhất.

    Tuy nhiên, trong mục “Phù Tang” có giải thích với 6 nghĩa như sau: (1) Tên một loại thần mộc ở Đông Hải; (2) Tên một loại cây giống cây cứu rừng và người xứ Phù Tang hay ăn lá đó; (3) Tên một loại thực vật được trồng ở phía Nam. Lá giống lá dâu, hoa có ba loại, loại màu trắng, vàng và hồng, trong đó màu hồng lá quý nhất; (4) Tên một nước ở phía Đông; (5) Truyền rằng để chỉ nước Nhật; (6) Tên tự của Tôn Thừa Ân đời nhà Thanh([8]). Điều đáng chú ý ở đây là nghĩa thứ (5) mà dẫn chứng được đưa ra ở đây là bài thơ “Tống mật thư Triều giám hoàn Nhật Bản thi” của Vương Duy, một trong những thi sĩ lớn thời nhà Đường. Ở đây xin tạm dịch là: “Thơ tống biệt Mật thư giám họ Triều về Nhật Bản”. Tương truyền Abe Nakamaro đã được cử làm sứ giả sang nhà Đường vào năm 717 nhưng sau đó ở lại (bị giữ lại?), làm đến chức Mật thư giám và mang họ Triều. Vì vậy, đây được coi là bài thơ Vương Duy viết tặng Abe Nakamaro khi ông từ biệt để trở về bản quốc. Cuốn từ điển có trích hai câu bài thơ ngũ ngôn đó như sau:” Hương quốc Phù Tang ngoại. Chủ nhân độc đảo trung”. Điều này có nghĩa là quê hương của Abe Nakamaro là ở “Phù Tang ngoại”, tức là nơi nằm ngoài và xa hơn cả Phù Tang, hơn nữa vị quân chủ của nước đó (xây dựng quốc gia) ở giữa đảo. Từ bài thơ này có thể thấy Vương Duy cho Nhật Bản là đất nước nằm ngoài Phù Tang, chứ không phải Phù Tang. Vì vậy, khó thể lấy đây làm dẫn chứng cho kết luận: Phù Tang là từ để chỉ đất nước Nhật Bản. Hơn nữa, trong mục “Phù Tang quốc”, ngoài nghĩa chỉ nước ở phía Đông chung chung, cuốn từ điển còn giải thích nghĩa thứ hai là: “Truyền rằng để chỉ Nhật Bản” như trong mục “Phù Tang”. Tuy nhiên dẫn chứng ở đây lại là bài thơ “Tống di thượng nhân quy Nhật Bản thi” của Vương Miện([9]) với hai câu thơ thất ngôn:” Thượng nhân trú cận Phù Tang quốc. Ngã gia diệc tại Bồng Lai khâu”, hàm ý về sự xa cách Thượng nhân ở gần Phù Tang quốc mà ta (Vương Miện) lại ở tận chốn Bồng Lai. Và ở đây cũng cần chú ý đến chữ “trú cận”, tức “ở gần”, chứ không phải “ở tại”.

    Trong cuốn từ điển Nihon Kokugo Daijiten([10]) không có từ “Phù Tang”, chỉ có từ “Phù Tang quốc”, nhưng cũng không giải thích nghĩa mà thuần túy trích dẫn các nguồn sử liệu trong đó xuất hiện từ này. Khác với Nihon Kokugo Daijiten, Từ điển Kōjien([11]), tái bản có bổ sung lần thứ 6 vào năm 2008 mạnh dạn hơn với cách giải thích: “Phù Tang” theo “Sơn Hải kinh”([12]) là “thần mộc” ở biển phía Đông, nơi mặt trời mọc, còn theo “Nam sử”([13]) thì đó là từ chỉ đất nước nằm ở phía Đông của Trung Quốc và là tên gọi khác của Nhật Bản(日本国の異称)”. Cũng giống một số từ điển quốc ngữ khác, Kōjien đã dựa vào sử sách Trung Hoa để giải thích nghĩa của từ “Phù Tang”. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong khi các tư liệu cổ của Trung Hoa chỉ đề cập “Phù Tang” là “thần mộc”, “Phù Tang quốc” là đất nước ở phía Đông của Trung Quốc nói chung mà không đặc định đó là cây dâu hay đất nước Nhật Bản, nhưng Kōjien lại đưa ra lý luận bắc cầu “là tên gọi khác của Nhật Bản” mà không có căn cứ xác thực.

    So với từ điển quốc ngữ, các từ điển chuyên ngành lịch sử lại khá dè dặt khi đưa ra từ “Phù Tang” hay “Phù Tang quốc”. Nihonshi Kojiten là một trong số ít từ điển lịch sử đề cập đến “Phù Tang quốc”. Theo đó, “Phù Tang quốc là đất nước nằm ở Đông Hải xa xôi vào thời cổ đại của Trung Quốc. Từ này đã được ghi lại trong “Sơn Hải kinh”, “Hoài Nam tử”, “Lương thư”, “Nam sử Đông di truyện”. Ảnh hưởng từ đó, cũng có thể thấy từ này được ghi trong “Nihon shoki”([14]) và “Sandai Jitsuroku”([15]). Ở Trung Quốc, từ này chỉ tồn tại về mặt khái niệm, nhưng vào thời cổ đại ở Nhật Bản người ta lại cho đó là từ để chỉ Nhật Bản, nên đã xuất hiện các tên thư tịch cổ như “Phù Tang tập” hay “Phù Tang lược ký”. Vào thời kỳ sau đó, trong các cuốn như “Jinnō Shōtōki”([16]) hay “Kagakushū” người ta có cách hiểu cho rằng, Trung Quốc đã sử dụng từ này như một biệt danh để chỉ nước Nụy (倭)”([17]).

    Về tổng quan, có thể thấy trong số rất nhiều loại từ điển quốc ngữ và từ điển chuyên về lịch sử của Nhật Bản thì chỉ có một số ít từ điển đề cập đến “Phù Tang”, “Phù Tang quốc”. Dù có đề cập đến, những người biên soạn cũng chỉ dựa vào nguyên bản nguồn cổ sử của Trung Hoa và dè dặt khẳng định đó là tên gọi của Nhật Bản vào thời cổ đại. Hơn nữa, không cuốn từ điển nào bàn về hai khái niệm trong xã hội Nhật Bản từ sau thời cổ đại, đặc biệt là hiện đại ngày nay. Ở đây có hai vấn đề được đặt ra. Một là thư tịch cổ Trung Hoa đã viết về “Phù Tang”, “Phù Tang quốc” như thế nào và hai là người Nhật đã tiếp nhận chúng ra sao?

    2. “Phù Tang”, “Phù Tang quốc” qua các thư tịch cổ Trung Hoa và các thuyết về vị trí của “Phù Tang quốc”

    Ở Trung Quốc, Phù Tang được nhắc đến trong các tác phẩm văn chương thời cổ đại như “Đông quân” thời Chiến quốc, “Lữ thị xuân thu” thời Tần, “Sơn Hải kinh”, “Hoài Nam tử” thời Tiền Hán, “Luận hành”, “Thuyết văn” thời Hậu Hán khi muốn tán dương về một vùng đất nào đó, trong đó có cả trường hợp Nhật Bản.

    Tuy nhiên, các chính sử lại chép tên “Phù Tang quốc” như một thực thể tồn tại cùng các nước khác trong khu vực như Cao Cú Ly, Bách Tề, Tân La, Nụy, Văn Thân, Đại Hán…chứ không đơn thuần là một mỹ từ dùng để tán dương. “Nam Tề thư” có nhắc đến “Phù Tang” trong mục “Man- Đông Nam di liệt truyện”, nhưng tiếc rằng chỉ liệt kê tên:” Đông di hải ngoại, Hát Thạch, Phù Tang”, mà không viết chi tiết về các quốc gia cổ này.

    Tiếp đó, cuốn “Lương thư” nhắc đến Phù Tang nhiều hơn, cụ thể là ở các phần “Chư di truyện”, “Đông di chi quốc” và một mục riêng viết về đất nước Phù Tang, trong đó có ghi: “Nhà Lương hưng thịnh, theo đó một số nước khác cũng nổi lên. Phù Tang quốc là nước chưa từng nghe thấy xưa nay, nhưng vào năm Phổ Thông([18])thời Lương, một đạo nhân xưng là người của nước đó vào yết kiến. Nhờ vậy mà đã hiểu tường tận về nước này. Xin được ghi lại cả câu chuyện đó ở đây”. Và câu chuyện kể rằng vào năm Phổ Thông đời nhà Lương, có một nhà sư xưng danh là Tuệ Thâm đến từ nước Phù Tang xin vào yết kiến triều đình. Theo Tuệ Thâm, nước này nằm ở phía Đông Trung Quốc, cách nước Đại Hán hơn 2 vạn lý. Ở đó có rất nhiều cây Phù Tang, nên gọi là Phù Tang quốc. Đặc điểm của loại cây này được tả như sau: Lá thì như lá cây cứu rừng, chồi non như chồi măng, nên mọi người thường lấy cái đó ăn. Quả thì đỏ như quả lê. Người ta thường tích vỏ cây này lại để làm vải, từ đó may quần áo. Thời không có tường thành, người ta thường trồng cây này để làm rào chắn. Thời xuất hiện chữ viết thì người ta dùng vỏ cây để làm giấy….Hơn nữa, từ năm Đại Minh thứ 2 (458) đã có 5 nhà sư từ Kế Tân (nay thường gọi là Kashmir) mang Phật giáo đến truyền bá. Đây là những thông tin vô cùng quan trọng để hiểu về đất nước Phù Tang cũng như lịch sử du nhập Phật giáo.

    Để biết Phù Tang nằm ở đâu, trước hết cần phải xác định được vị trí của nước Đại Hán. Theo phần ghi chép về các nước Đông di trong “Lương thư” thì nước Văn Thân nằm cách nước Nụy hơn 7000 lý về phía Đông Bắc, còn nước Đại Hán thì cách nước Văn Thân hơn 5000 lý về phía Đông. Nếu nước Đại Hán theo lời kể của Tuệ Thâm trùng với nước Đại Hán trong ghi chép về Đông di này của “Lương thư” thì Phù Tang sẽ nằm cách xa nước Nụy hơn 30.000 lý. Theo đó, vị trí của Phù Tang sẽ được xác định tùy vào vị trí của nước Nụy và độ dài của lý được sử dụng thời bấy giờ. Nhưng đây là điều không dễ dàng, bởi hiện nay mặc dù phần đông chuyên gia cho rằng trung tâm của nước Nụy vào thế kỷ thứ 5 là ở vùng Kinki (Cận-cơ) của Nhật Bản nhưng vẫn có người lại khẳng định là ở phía Bắc vùng Kyūshū (Cửu-Châu). Hơn nữa, tùy từng thời đại khác nhau mà kích thước lý lại thay đổi. Thường 1 lý dao động từ 400m đến 500m, nhưng trên thực tế kiểm chứng các sử liệu Trung Hoa, người ta cho rằng nếu không tính một lý bằng 70-80m thì sẽ không hợp lý. Từ đây, nếu tính 1 lý bằng 400-500m thì Phù Tang cách nước Nụy 12.000.000-15.000.000m. (12.000-15.000km), nghĩa là nằm ngoài vùng Đông Á hiện nay. Nhưng nếu tính 1 lý bằng 70-80m thì khoảng cách giữa Phù Tang với nước Nụy là 2.100-2.400km, nghĩa là không phải không có khả năng nằm ở khu vực nào đó trên nước Nhật ngày nay.

    Từ kích thước này đã nảy sinh nhiều thuyết khác nhau về vị trí của Phù Tang. Có người cho Phù Tang nằm ở vùng Kyūshū, nhưng cũng có người khẳng định là ở vùng Kantō hoặc cùng Tōhoku. Trên cơ sở tổng kết toàn bộ những nghiên cứu về đất nước Phù Tang từ trước tới nay và phân tích kỹ lưỡng những sử liệu có liên quan, Iki Ichirō, một trong những nhà nghiên cứu nghiệp dư nhưng vô cùng nhiệt huyết tìm hiểu vấn đề này thì Phù Tang là ở vùng Kansai của Nhật Bản([19]). Tuy nhiên, không ít ý kiến lại cho rằng Phù Tang không nằm trong khuôn khổ quần đảo Nhật Bản mà có thể là Cao Cú Ly xưa, thuộc bán đảo Triều Tiên ngày nay. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu phương Tây lại nghiêng về quan điểm cho Phù Tang là ở Sakkalin thuộc Cộng hòa liên bang Nga hoặc xa hơn nữa là Mexico chủ yếu dựa vào dữ liệu Phù Tang cách Đại Hán hơn 2 vạn lý, Đại Hán cách Văn Thân hơn 5000 lý về phía Đông và Văn Thân cách nước Nụy hơn 7000 lý về phía Đông Bắc. Ngay từ thế kỷ 18, các nhà nghiên cứu Châu Âu đã dựa vào các sử liệu Trung Hoa để chứng minh Phù Tang là một quốc gia cổ đại thuộc Châu Mỹ và mối giao lưu có từ thời cổ đại giữa các nước phương Đông với Châu Mỹ([20]). Mặc dù thừa nhận không có cơ sở chứng minh được Huệ Thâm đã vượt biển bằng cách nào, nhưng nhà báo Sử Thạch và những nhà nghiên cứu khác của Trung Quốc như Châu Khiêm Chi, Đặng Thác…cũng ủng hộ ý kiến cho rằng Phù Tang là ở Châu Mỹ và khẳng định thực ra Tuệ Thâm mới là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ.

    Ngoài ba bộ sử “Nam Tề thư”, “Lương thư”, “Nam sử”, Phù Tang còn được nhắc đến trong các cuốn “Thông điển” thời Đường, “Thái Bình ngự lãm”, “Sách phủ nguyên quy”, “Thông chí” thời Bắc Tống, “Văn hiến thông khảo” thời Nguyên, “Lương tứ công ký” thời Lương…nhưng đều không cung cấp được những thông tin chi tiết.

    Như vậy, mặc dù được ghi lại trong các thư tịch cổ Trung Quốc nhưng có sự khác nhau giữa “Phù Tang” được dùng như một mỹ từ với “Phù Tang” để chỉ tên một nước có tồn tại thực. Tuy nhiên, những ghi chép trong chính sử không thống nhất, nhiều chỗ bất hợp lý nên đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực về sự tồn tại cũng như vị trí cụ thể của đất nước Phù Tang.

    3. “Phù Tang” qua cách nhìn của người Nhật

    Ở Nhật Bản, có lẽ từ Phù Tang được biết đến nhiều nhất qua tên tác phẩm “Fusō ryakki” (Phù Tang lược ký) của nhà sư Kōen (Hoàng Viên, ?-1169) chùa Enryakuji([21]). Trong bộ sách được cho rằng gồm 30 tập này, Kōen đã tóm lược lại lịch sử Nhật Bản từ đời Thiên hoàng Jimmu (Thần-Vũ)([22]) đến năm Khoan Trị thứ 8 (1094) đời Thiên hoàng Horikawa. Tuy nhiên, vì là một nhà sư nên Kōen đã viết thiên về lịch sử của giới Phật giáo nhiều hơn là lịch sử Nhật Bản nói chung. Mặc dù khó có thể sử dụng những ghi chép trong trước tác này như những sử liệu do độ chính xác không cao, nhưng ở đó đã ghi lại được những câu chuyện truyền miệng mà không thể tìm thấy trong chính sử. Ở đây, “Phù Tang” chỉ được dùng để chỉ đất nước Nhật Bản ở phần đầu đề, nên khó có thể hiểu được nhận thức của bản thân Kōen về cách gọi này.

    Trước khi “Phù Tang lược ký” của nhà sư Kōen ra đời, trong tác phẩm “Sandai Jitsuroku” (Tam đại thực lục) do hai học giả lúc bấy giờ là Fujiwara-no -Tokihira và Sugahara-no-Michizane biên soạn vào năm 901 theo chiếu chỉ của triều đình có nhắc đến “Phù Tang”. Tuy nhiên, các bộ sử trước đó như “Nhật Bản thư kỷ” và “Cổ sự ký” lại đều không hề đề cập đến.

    Vào giữa thời Edo, nhà Quốc học Matsushita Kenrin (1637-1703) sau khi nghiên cứu hàng loạt thư tịch cổ viết về lịch sử Nhật Bản đã nhận ra rằng, Phù Tang không phải là từ để chỉ Nhật Bản. Trong “Dị bang chi sở xưng”, ông đã cho rằng Phù Tang là đất nước nằm ở phía Đông so với Nhật Bản, chứ không phải bản thân Nhật Bản.

    Tuy nhiên, một trong bốn nhà Quốc học lớn nhất thời đó là Hirata Atsutane (1776-1843) đã mạnh mẽ phản đối ý kiến của Matsushita Kenrin bằng tác phẩm “Đại Phù Tang quốc khảo”([23]). Vốn là người uyên bác không chỉ Nho giáo mà cả Phật giáo, Hà Lan học, Thần đạo, Binh pháp…và cổ súy mạnh mẽ cho tư tưởng Hoàng quốc, sùng bái Thiên hoàng, Hirata đã tầm chương trích cú nhiều kinh điển kim cổ để chứng minh cho quan điểm của mình rằng: Phù Tang là xứ sở linh thiêng nằm ở phía Đông, là nơi mặt trời mọc, là “Thần quốc” và là “Hoàng đại ngự quốc”. Có thể thấy, điều này đã có ảnh hưởng nhất định đến quan niệm về “Phù Tang” của người Nhật từ đó về sau.

    Sau Hirata Atsutane, một nhà Đông phương học nổi tiếng, giáo sư Đại học đế quốc Tōkyō (nay là Đại học Tōkyō) là Shiratori Kurakichi (1865-1942) đã tổng kết lại những nghiên cứu ở cả Nhật Bản và trên thế giới về “Phù Tang”, “Phù Tang quốc”. Trên cơ sở đó ông đã khảo sát một cách công phu hầu như toàn bộ thư tịch cổ của Trung Quốc mà có xuất hiện từ “Phù Tang” hay “Phù Tang quốc”. Theo giáo sư Shiratori, từ cuối thời Chu người Trung Quốc đã biết đến cây Phù Tang và đất nước Phù Tang là nơi trồng giống cây này nhưng đất nước Phù Tang trong sử sách viết từ cuối thời Chu đến thời Hán khác với đất nước Phù Tang được nhắc đến trong “Lương thư” hay “Nam sử”. Từ đó ông chỉ trích rằng, đa số những nhà nghiên cứu đều không nhận ra sự khác nhau này và đây chính là lý do khiến họ quanh quẩn, không thoát ra khỏi vấn đề([24]).

    Phù Tang được nhắc đến lần đầu tiên là trong thơ của Khuất Nguyên vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, trong đó từ Phù Tang không phải để chỉ tên một địa danh đặc định, mà đơn giản chỉ là viết về phía Đông, nơi mặt trời lên. Qua phân tích của giáo sư Shiratori, từ “Hậu Hán thư” có thể thấy quan niệm của người Trung Quốc thời cổ đại phía Đông là nơi hiền nhân, thần mộc sinh sôi, là xứ sở của đại nhân, quân tử và là miền đất bất tử. Phù Tang chính là miền đất ở phía Đông này và khi nhận thức về địa lý của người Trung Quốc càng mở rộng sang phía Đông thì Phù Tang lại càng dịch chuyển về phía Đông xa hơn nữa. Khi trời đất đối với người Hán chỉ hạn định trong phạm vi lưu vực sông Hoàng Hà thì Phù Tang là phía Đông tỉnh Sơn Đông ngày nay. Khi người Hán mở rộng khu vực ảnh hưởng thì Phù Tang lại là từ để chỉ miền đất thuộc Bán đảo Triều Tiên ngày nay. Và khi lãnh thổ mở rộng đến vùng Yến Tề thì vị trí của xứ sở Phù Tang trong quan niệm của họ lại tiệm tiến tiếp sang phía Đông, tức lãnh thổ Nhật Bản ngày nay. Theo sử sách thời đó, người Trung Quốc đã biết rõ về Nụy quốc với tên gọi Nhật Bản, nhưng về Phù Tang thì chỉ biết mơ hồ rằng nằm ở phía Đông của Nụy quốc và cách Trung Quốc hơn 3 vạn lý. Hơn nữa, nhiều sử liệu còn cho thấy, quan niệm về xứ sở Phù Tang còn gắn với tư tưởng âm dương ngũ hành. Và đây chính là điểm khác với xứ sở Phù Tang được chép trong “Lương thư” hay “Nam sử”.

    Theo Shiratori, trong “Lương thư”, Phù Tang đã được ghi chép như một quốc gia tồn tại thực, chứ không còn là một xứ sở trong quan niệm hay tưởng tượng của người Trung Hoa nữa. Tuy nhiên, theo những gì nhà sư Tuệ Thâm kể về đặc điểm của cây Phù Tang, giáo sư Shiratori đã phân tích và cho rằng không thể có một loại thực vật nào có đặc điểm như vậy. Từ đây đã dẫn ông đi đến nghi vấn toàn bộ nội dung về đất nước Phù Tang được chép trong “Lương thư” và trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng, có đối chiếu, so sánh với những ghi chép trong các thư tịch cổ khác, ông đã đưa ra một kết luận làm chấn động giới nghiên cứu lúc bấy giờ, rằng: “Có thể nói, nhân vật có tên Tuệ Thâm chính là kẻ lừa bịp thành công nhất trên thế giới”([25]).

    Ảnh hưởng từ kết quả nghiên cứu của giáo sư Shiratori, từ đó đến nay các nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản thường tránh đề cập đến vấn đề này. Tiếp đó, trước chiến tranh thế giới có nhà nghiên cứu Akamatsu Bunnosuke hay thập kỷ 90 của thế kỷ trước có những công trình của nhà nghiên cứu Iki Ichirō có tiến hành nhìn nhận lại kết quả nghiên cứu của giáo sư Shiratori, nhưng dường như chưa đủ sức thuyết phục.

    Trên thực tế, hiện nay ở Nhật Bản, Fusō (Phù Tang) còn được sử dụng với tư cách là tên gọi trong các trường hợp sau:

    Địa danh: Aichi-ken, Niwa-gun, Fusō-chō Hokkai-dō, Abuta-gun, Kucchan-chō, Fusō Tochigi-ken, Oyama-shi, Fusō-chō Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến thuốc Fuso (Fuso Pharmaceutical Industries. Ltd) Công ty bất động sản Fuso Lexel (Từ 1/3/2009 đã bị sát nhập vào Công ty bất động sản Daikyō), Nhà xuất bảnFuso (Fusosha) Công ty cổ phần điện tử viễn thông Fuso Dentsū (Fuso Dentsu Co,.Ltd) Công ty cổ phần hóa học công nghiệp Fuso (Fuso Chemical Co,.Ltd) Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Fuso (Fuso Water Industries Co,.Ltd) Công ty cổ phần cao su Fuso (Fuso Rubber Co,.Ltd)

    Tại sao các địa danh và các công ty trên lại lấy tên Phù Tang lại là một vấn đề cần phải tầm cứu tiếp theo, nhưng ở đây chỉ xin nhắc lại rằng, mặc dù có tồn tại địa danh và tên các công ty như trên, nhưng trong tâm thức của người Nhật hiện nay sự tồn tại của từ Phù Tang với tư cách là từ để chỉ đất nước của họ đã rất mờ nhạt. Có ý kiến cho rằng, có chăng chỉ là những hậu duệ tư tưởng của Hirata Atsutane, tức những người cổ súy cho chế độ Thiên hoàng, cho tư tưởng dân tộc chủ nghĩa mà đã bị phê phán kịch liệt từ sau sự thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

    Như vậy, qua việc tổng kết các kết quả nghiên cứu về bản thân cây Phù Tang và xứ sở Phù Tang có thể thấy một thực tế là sử sách Trung Hoa ghi chép không thống nhất về cây Phù Tang cũng như xứ sở mang tên loại thực vật này. Khi thì Phù Tang được dùng như một mỹ từ, một khái niệm mang tính ước lệ và tưởng tượng, nhưng có khi lại để chỉ một quốc gia tồn tại thực. Chính sự mâu thuẫn và khiếm khuyết về nguồn sử liệu này đã dẫn đến những quan điểm khác nhau giữa các nhà nghiên cứu mà không dễ đi đến một lời giải thích đáng.

    Trước một thực tế như vậy chỉ có thể nói rằng việc dùng một cách phổ biến từ “đất nước Phù Tang”, “xứ sở Phù Tang” để chỉ đất nước Nhật Bản trong tiếng Việt là một sự xa rời với những hiểu biết đó. Điều này cũng giống như việc gọi một người bằng cái tên mà bản thân họ không hề nhận thức đó là tên của mình. Hiện nay, mối giao lưu giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản không chỉ dừng ở lĩnh vực kinh tế, chính trị mà mở rộng sang cả lĩnh vực văn hóa, nhưng khi nói đến Việt Nam, không ít người Nhật cũng mới chỉ biết chủ yếu đến Chiến tranh Việt Nam (tức cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước), và người Việt khi nhắc đến thành công Nhật Bản có lẽ sẽ nhớ ngay đến cuộc Minh Trị duy tân… Đó không phải là sai, nhưng không thể phủ nhận rằng những hiểu biết đó chưa phản ánh hết thực tế. Diện mạo Việt Nam đã khác xa so với những năm sau chiến tranh và Nhật Bản ngày nay không còn là Nhật Bản của những năm Minh Trị cũng như lịch sử của Nhật Bản không chỉ có duy nhất trang sử chói lọi là cuộc Minh Trị duy tân. Qua một trường hợp cụ thể về từ dùng “Phù Tang”, người viết bài này nhận thấy việc hiểu biết về văn hóa các nước là điều vô cùng cần thiết để lấp đầy những khoảng cách, những nhận thức “lạc hậu” để từ đó tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, ở đây chỉ có một hy vọng nhỏ rằng, mỗi người đọc sẽ hiểu và thận trọng hơn trong cách dùng từ Phù Tang, đặc biệt là trên những phương tiện thông tin đại chúng.

    —————————–

    Chú thích

    [1] 小野地成次、『ベトナム語辞典』、風間書房、1979 (Onochi Seiji, Từ điển tiếng Việt, Nxb Kazama Shobō, năm 1979)

    [2] Tập thể tác giả Lê Đức Niệm, Trương Đình Nguyên, Trần Sơn… biên soạn, Từ điển Nhật-Việt, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 1994.

    [3] 竹内与之助、川口健一、今井昭夫編、『日越小辞典』、大学書林、1985年;竹内与之助編、『日越小辞典』、大学書林、1986年 (Takeuchi Yonosuke, Kawaguchi Kenichi, Imai Akio chủ biên, Tiểu từ điển Nhật-Việt, Nxb Daigaku Shorin, năm 1985; Takeuchi Yonosuke chủ biên, Tiểu từ điển Nhật-Việt, Nxb Daigaku Shorin, năm 1986).

    [4] 『中国語大辞典』、大東文化大学中国大辞典編纂室、角川書店、1994年(biªn soạn Đại từ điển Trung Quốc, Đại học Daitō Bunka, Đại từ điển tiếng Trung, Nxb Kadogawa, năm 1994).

    [5] 『中国典故大辞典』、世紀出版集団・漢語大詞典出版社、2005年 (Đại từ điển điển cố Trung Quốc, NXB Đại từ điển chữ H¸n- Tập đoàn xuất bản Thế kỷ, năm 2005).

    [6] 諸橋徹次、『大漢和辞典』平成2年3月20日修訂版、大修館書店 (Morohashi Tetsuji, Đại từ điển Han Hßa, Bản phát hành ngày 20 tháng 3 năm 1990, Công ty sách Daishūkan Shoten).

    [7] 諸橋徹次、『大漢和辞典』平成2年3月20日修訂版、諸橋徹次、大修館書店、第5巻、109頁 (Morohashi Tetsuji, Đại từ điển H¸n Hßa, Bản phát hành ngày 20 tháng 3 năm 1990, Công ty sách Daishūkan Shoten, Tập 5, trang 109).

    [8]『大漢和辞典』平成2年3月20日修訂版、諸橋徹次、大修館書店、第5巻、110頁 (Morohashi Tetsuji, Đại từđiển H¸n Hßa, Bản phát hành ngày 20 tháng 3 năm 1990, Công ty sách Daishūkan Shoten, Tập 5, trang 110).

    [9] Vương Miện (1310-1359), một nhà thơ vào cuối đời nhà Nguyên, Trung Quốc.

    [10] 『日本国語大辞典』第2版第11巻、小学館、2001年、879頁 (Đại từ điển tiếng Nhật, Tái bản lần 2, Tập 11, NXB Shogakuan, năm 2001, trang 879).

    [11] 新村出編『広辞苑』第6版、岩波書店、2008年、2458頁 (Shinmura Izuru chủ biên, Kōjien, Tái bản lần thứ 6, Công ty sách Iwanami, năm 2008, trang 2458).

    [12] Sơn hải kinh được coi là sách địa lý tối cổ của Trung Quốc, được viết và bổ sung từ thời Chiến quốc đến thời Tần Hán. Tuy nhiên, những điều viết trong tập sách này chủ yếu là những truyền thuyết, nên độ tin cậy với tư cách là tư liệu lịch sử không cao.

    [13] Nam sử được biên tập lại vào thời Đường trên cơ sở tập Tống thư. Do biên tập lại và bổ sung những ghi chép mới, nên có những phần khác hẳn với Tống thư. Tuy nhiên, đây cũng là bộ sách cũng ít được các nhà nghiên cứu sử dụng với tư cách là tư liệu lịch sử tin cậy.

    ([14]) Nihon shoki (Nhật Bản thư kỷ) là bộ chính sử cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay của Nhật Bản, được biên soạn vào thời Nara (710-794) và cho rằng đã được hoàn thành vào năm 720. Tương truyền cả bộ sử này gồm 30 tập nhưng không còn lưu lại được mục lục.

    ([15]) Sandai Jitsuroku (Tam đại thực lục) là bộ sử được bắt đầu viết từ năm 901, thời Heian (794-1185/1192), viết về những sự kiện diễn ra vào thời của ba Thiên hoàng Seiwa (Thanh-Hòa), Yōzei (Dương-Thành), Kōkō (Quang Hiếu).

    ([16]) Jinnō Shōtōki (Thần hoàng chính thống ký) là bộ sử do công khanh Kitabatake Chikafusa (1293-1354) viết để chứng minh tính chính đáng của Nam triều, nhằm bảo giữ quyền uy cho ấu chúa Go-Murakami (Hậu Thôn Thượng, 1328-1368).

    [17] 『日本史広辞典』第1版、山川出版社、1997年、1877頁 (Đại từ điển lịch sử Nhật Bản, NXB Yamakawa, năm 1997, trang 1877).

    ([18]) Niên hiệu kÐo dài từ năm 520 đến năm 527.

    ([19]) Iki Ichirō, “Phù Tang quốc là ở vùng Kansai”, Nxb Ashishobō, năm 1995.

    ([20]) Những nhà nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như De Guignes (Pháp), Friedrich Neumann (Đức), Heinrich Julius Klaproth (Đức), Gustav d’Eichthal (Hà Lan)…

    [21] Enryakuji (Diên-Lịch-tự) là tổng thể trung tâm Phật giáo được nhà sư Saichō (767-822) lập nên và xây dựng trên toàn bộ núi Hieizan, thuộc Thành phố Ōtsu, tỉnh Shira, vùng Kinki nước Nhật ngày nay. Đây là chùa chính, quản hạt toàn bộ hệ thống chùa theo phái Thiên đài của Nhật Bản.

    [22] Được coi là vị thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, nhưng hiện nay vẫn chưa rõ năm mất, năm sinh và khoảng thời gian tại vị.

    [23] Đại Phù Tang quốc khảo (大枎桑囶考), Tuyển tập Hirata Atsutane, Công ty sách Hōbunkan, năm 1917.

    [24] Shiratori Kurakichi, “Shiratori Kurakichi toàn tập”, Tập 9, Công ty sách Iwanami, năm 1971, trang 16-17.

    [25] Shiratori Kurakichi, “Shiratori Kurakichi toàn tập”, Tập 9, Công ty sách Iwanami, năm 1971, trang 90.

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • nhật bản
    • Phù Tang
    • Phù Tang quốc
    • đất nước Phù Tang
    • chữ Hán
    • Nihon Kokugo Daijiten
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Thái giám nào đã giúp Nguyên phi Ỷ Lan sinh thái tử?

    Thái giám nào đã giúp Nguyên phi Ỷ Lan sinh thái tử?

    Sau sáp nhập, TP Hải Phòng có “Làng tiến sĩ” hay “Lò tiến sĩ xứ Đông”, làng ấy tên gì?

    Sau sáp nhập, TP Hải Phòng có “Làng tiến sĩ” hay “Lò tiến sĩ xứ Đông”, làng ấy tên gì?

    Người đỗ đạt già nhất sử Việt: Học hành suốt đời, đỗ ở tuổi gần đất xa trời

    Người đỗ đạt già nhất sử Việt: Học hành suốt đời, đỗ ở tuổi gần đất xa trời

    Lưu Cầu: Vương quốc theo văn hoá Hán, bị Phát xít Nhật xoá sổ

    Lưu Cầu: Vương quốc theo văn hoá Hán, bị Phát xít Nhật xoá sổ

    Lăng mộ Tần Thủy Hoàng: 12 bí ẩn bị chôn giấu hơn 2000 năm

    Lăng mộ Tần Thủy Hoàng: 12 bí ẩn bị chôn giấu hơn 2000 năm

    Tòa thành cổ xưa nhất thế giới nằm ở đâu?

    Tòa thành cổ xưa nhất thế giới nằm ở đâu?

    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?

    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?

    Tin nổi bật

    Thầy giáo lừng danh sử Việt với 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ là ai?

    Thầy giáo lừng danh sử Việt với 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ là ai?

    Thầy giáo Trần Ích Phát, quê Chí Linh, Hải Dương, có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất lịch sử, với 74 người, đủ các danh vị.

    Khoa bảng dòng họ Nguyễn Quý: Hai đời Tể tướng, ba đời Đại vương

    Đông Tây - Kim Cổ
    Khoa bảng dòng họ Nguyễn Quý: Hai đời Tể tướng, ba đời Đại vương

    Vân Trung Hạc: Ác nhân bệnh hoạn chết dưới tay Đoàn Dự

    Đông Tây - Kim Cổ
    Vân Trung Hạc: Ác nhân bệnh hoạn chết dưới tay Đoàn Dự

    Trịnh – Nguyễn phân tranh: Kỳ nhân nào đứng sau phòng tuyến khiến chiến tranh giằng co 50 năm?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Trịnh – Nguyễn phân tranh: Kỳ nhân nào đứng sau phòng tuyến khiến chiến tranh giằng co 50 năm?

    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?

    Đọc thêm

    Nghị sĩ Ukraine: Việc Nga trao trả thi thể binh sĩ tử trận ảnh hưởng tiêu cực đến nội bộ đất nước
    Thế giới

    Nghị sĩ Ukraine: Việc Nga trao trả thi thể binh sĩ tử trận ảnh hưởng tiêu cực đến nội bộ đất nước

    Thế giới

    Việc Nga trao trả thi thể các binh sĩ Ukraine đã tử trận đang tác động tiêu cực đến tình hình trong nước, bao gồm cả hoạt động huy động quân, theo lời nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) Anna Skorokhod.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Một phường của TP.HCM được cả thế giới biết tới nhờ vai trò cảng biển quốc tế quan trọng
    Chuyển động Sài Gòn

    Một phường của TP.HCM được cả thế giới biết tới nhờ vai trò cảng biển quốc tế quan trọng

    Chuyển động Sài Gòn

    Cung cấp dịch vụ cảng biển và logistics cho nhiều tuyến vận tải quốc tế quan trọng, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải tại phường Phú Mỹ (TP.HCM) là cửa ngõ giao thương giúp kết nối Việt Nam với các thị trường lớn trên thế giới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    U23 Việt Nam và “tuyệt chiêu” mang tới 4/7 bàn thắng để vào chung kết
    Thể thao

    U23 Việt Nam và “tuyệt chiêu” mang tới 4/7 bàn thắng để vào chung kết
    4

    Thể thao

    U23 Việt Nam tại giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 đã và đang thể hiện khả năng chuyển hóa các tình huống không chiến thành bàn thắng rất ấn tượng và miếng đánh này có thể giúp thầy trò HLV Kim Sang-sik hướng tới chiến thắng trước U23 Indonesia.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cô gái 9X tìm lại chính mình và 'đốt cháy' đam mê nhờ điều này
    Xã hội

    Cô gái 9X tìm lại chính mình và "đốt cháy" đam mê nhờ điều này

    Xã hội

    Từ vùng đất nắng gió Quảng Trị, cô đã dành hơn một tháng để lần theo vẻ đẹp Việt Nam từ cao nguyên lộng gió đến những miền biển xanh ngắt, ôm trọn cả mùa hè rực rỡ trong từng khung hình.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nông thôn mới Lai Châu-câu chuyện tìm thấy cơ hội từ sáp nhập địa giới hành chính
    Nhà nông

    Nông thôn mới Lai Châu-câu chuyện tìm thấy cơ hội từ sáp nhập địa giới hành chính

    Nhà nông

    Câu chuyện xây dựng nông thôn mới ở Lai Châu không chỉ là những con đường mới, những ngôi nhà khang trang, nông thôn mới ở đây còn là sự đồng lòng của người dân, sự đồng hành của chính quyền… Cuộc trò chuyện với Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Lai Châu Vương Đức Lợi đã hé mở về hành trình vượt khó, biến thách thức sáp nhập địa giới thành cơ hội để "chất" nông thôn mới không ngừng nâng cao.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lợi ích của phân bón cải tạo đất
    Nhà nông

    Lợi ích của phân bón cải tạo đất

    Nhà nông

    Đất là “huyết mạch” của nông nghiệp. Nó là giá thể để cây trồng sinh sống và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, môi trường đất cần phải được cải tạo liên tục bằng nhiều cách khác nhau, trong đó bón phân cải tạo đất là kỹ thuật thường được áp dụng để cải thiện, duy trì nhằm nâng cao sức khỏe đất, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển cây trồng đạt năng suất và chất lượng tốt hơn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Công an TP.HCM triển khai xác thực sinh trắc học qua VNeID, phục vụ hành khách ở sân bay chỉ trong tích tắc
    Chuyển động Sài Gòn

    Công an TP.HCM triển khai xác thực sinh trắc học qua VNeID, phục vụ hành khách ở sân bay chỉ trong tích tắc

    Chuyển động Sài Gòn

    Sáng nay, tại Nhà ga T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, một bước tiến lớn trong ngành hàng không Việt Nam đã chính thức được triển khai, ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học trên ứng dụng VNeID phục vụ hành khách làm thủ tục lên tàu bay.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ba năm nằm viện vì bị giàn giáo đè lên người của nam vũ công trong show Mirror
    Văn hóa - Giải trí

    Ba năm nằm viện vì bị giàn giáo đè lên người của nam vũ công trong show Mirror

    Văn hóa - Giải trí

    Ba năm sau vụ tai nạn sân khấu tại đêm nhạc của nhóm Mirror khiến cả showbiz Hong Kong (Trung Quốc) chấn động, vũ công Lý Khải Ngôn, người bị thương nặng nhất trong sự cố lần đầu xuất hiện trở lại trên mạng xã hội, chia sẻ hình ảnh và tình trạng hiện tại

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nữ ca sĩ Thái Lan khủng hoảng vì lộ chuyện ngoại tình
    Văn hóa - Giải trí

    Nữ ca sĩ Thái Lan khủng hoảng vì lộ chuyện ngoại tình

    Văn hóa - Giải trí

    Nữ ca sĩ kiêm diễn viên First Pornchita bị tố có quan hệ ngoài luồng với một người đàn ông đã có gia đình, khiến dư luận Thái Lan xôn xao.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đạo diễn Việt gây xúc động khi đưa lá thư của anh trai là liệt sĩ vào phim do Nghệ sĩ Ưu tú Quốc Tuấn đóng vai chính
    Văn hóa - Giải trí

    Đạo diễn Việt gây xúc động khi đưa lá thư của anh trai là liệt sĩ vào phim do Nghệ sĩ Ưu tú Quốc Tuấn đóng vai chính

    Văn hóa - Giải trí

    Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng tiết lộ, ông đã đưa bức thư của anh trai liệt sĩ vào phim "Đường thư" do Nghệ sĩ Ưu tú Quốc Tuấn và MC Tuấn Tú đóng vai chính.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thủ tướng kiểm tra phát triển nhà ở xã hội tại TP. Huế: 'Người dân rất quan tâm bởi an cư mới lạc nghiệp'
    Nhà đất

    Thủ tướng kiểm tra phát triển nhà ở xã hội tại TP. Huế: "Người dân rất quan tâm bởi an cư mới lạc nghiệp"

    Nhà đất

    Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác kiểm tra việc phát triển nhà ở xã hội và thăm cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương ở TP. Huế

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vượt cả đặc khu, Nam Ba Đồn đứng đầu bảng chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp
    Video

    Vượt cả đặc khu, Nam Ba Đồn đứng đầu bảng chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

    Video

    Theo kết quả xếp hạng từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong tháng 7 này, xã Nam Ba Đồn dẫn đầu trong bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp đứng đầu trong số 78 xã, phường và đặc khu trên toàn tỉnh Quảng Trị. Ông Nguyễn Văn Khánh - Chủ tịch UBND xã Nam Ba Đồn (tỉnh Quảng Trị) đã có chia sẻ kinh nghiệm với báo Dân Việt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thái giám nào đã giúp Nguyên phi Ỷ Lan sinh thái tử?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Thái giám nào đã giúp Nguyên phi Ỷ Lan sinh thái tử?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Chính sử ghi chép thái giám Nguyễn Bông cầu tự giúp Ỷ Lan phu nhân sinh Lý Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông), còn trong dân gian có giai thoại nói ông là tiền kiếp của vị vua này.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chủ tịch TP.HCM yêu cầu chấn chỉnh tình trạng “cò làm giấy tờ” tại các Trung tâm phục vụ hành chính công
    Chuyển động Sài Gòn

    Chủ tịch TP.HCM yêu cầu chấn chỉnh tình trạng “cò làm giấy tờ” tại các Trung tâm phục vụ hành chính công

    Chuyển động Sài Gòn

    Chủ tịch UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về xử lý phản ánh tình hình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

    Chia sẻ Chia sẻ
    CSGT TP.HCM xuyên đêm vây bắt nhóm nam, nữ chạy xe độ pô, lạng lách trong khu đô thị Sala
    Chuyển động Sài Gòn

    CSGT TP.HCM xuyên đêm vây bắt nhóm nam, nữ chạy xe độ pô, lạng lách trong khu đô thị Sala

    Chuyển động Sài Gòn

    Nhiều nhóm nam, nữ lái xe máy đã độ pô, thay đổi kết cấu phương tiện có hành vi lạng lách, chạy thành đoàn trong khu đô thị Sala đã bị CSGT tổ chức vây bắt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hà Nội cần hơn 21.000 tỷ đồng để hồi sinh 'dòng sông chết' Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét
    Tin tức

    Hà Nội cần hơn 21.000 tỷ đồng để hồi sinh "dòng sông chết" Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét

    Tin tức

    Theo tính toán của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, tổng kinh phí khái toán để hồi sinh 4 “dòng sông chết" ở nội đô, gồm: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét là hơn 21.000 tỷ đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bộ CHQS Khánh Hòa bàn giao nhà tình nghĩa cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn
    Nhân ái

    Bộ CHQS Khánh Hòa bàn giao nhà tình nghĩa cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

    Nhân ái

    Bộ CHQS Khánh Hòa vừa tiến hành bàn giao nhà tình nghĩa trị giá 250 triệu đồng cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thép xanh Nam Định chiêu mộ tiền vệ người Palestine được định giá 600.000 euro
    Thể thao

    Thép xanh Nam Định chiêu mộ tiền vệ người Palestine được định giá 600.000 euro

    Thể thao

    Tiền vệ cánh Mahmoud Eid đã chính thức gia nhập Thép xanh Nam Định theo dạng chuyển nhượng tự do.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tuổi trẻ Lai Châu thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ
    Lai Châu Ngày Mới

    Tuổi trẻ Lai Châu thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

    Lai Châu Ngày Mới

    Đoàn Thanh niên tỉnh Lai Châu vừa phối hợp với Đoàn Thanh niên Chính phủ tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Lai Châu, nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xung đột Thái Lan - Campuchia và những tác động đến kinh tế Việt Nam?
    Kinh tế

    Xung đột Thái Lan - Campuchia và những tác động đến kinh tế Việt Nam?

    Kinh tế

    Là hai thành viên quan trọng trong nội khối ASEAN, đóng góp lớn vào sự phát triển của Cộng đồng ASEAN (AC), nhưng những diễn biến xung đột biến giới giữa Thái Lan và Campuchia không chỉ tác động xấu đến kinh tế xã hội hai nước mà còn tác động sâu rộng đến sự ổn định, phát triển kinh tế trong ASEAN nói chung, trong đó có Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM: “Không để cơ quan nhà nước thành nơi trú ngụ an toàn cho người yếu kém”
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM: “Không để cơ quan nhà nước thành nơi trú ngụ an toàn cho người yếu kém”

    Chuyển động Sài Gòn

    Sở Nội vụ TP.HCM cho biết, trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Thành phố đảm bảo công khai, minh bạch để tránh cục bộ, bè phái; kiên quyết đưa người không đủ năng lực, thiếu trách nhiệm ra khỏi đội ngũ cán bộ, không để cơ quan nhà nước là nơi trú ngụ an toàn cho người yếu kém.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lật xe khách làm 10 người chết ở Hà Tĩnh: Nạn nhân bị thương nặng nhất là người Lào được chuyển BV Trung ương Huế
    Tin tức

    Lật xe khách làm 10 người chết ở Hà Tĩnh: Nạn nhân bị thương nặng nhất là người Lào được chuyển BV Trung ương Huế

    Tin tức

    Trong vụ lật xe khách tại Hà Tĩnh làm 10 người chết, có một nạn nhân là người Lào nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì gãy đốt sống cổ, ảnh hưởng não, nguy cơ bị liệt suốt đời.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Loại thịt được coi là “thần dược” của phái mạnh, siêu kẽm, protein cao hơn thịt bò, hấp miến ngon bổ rẻ
    Gia đình

    Loại thịt được coi là “thần dược” của phái mạnh, siêu kẽm, protein cao hơn thịt bò, hấp miến ngon bổ rẻ

    Gia đình

    Loại thịt này giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng protein và kẽm cao, thường được mệnh danh là "thần dược" dành cho nam giới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cấm xe máy công nghệ chạy bằng xăng tại TP.HCM: 7 câu hỏi tài xế đang nóng lòng muốn biết
    Chuyển động Sài Gòn

    Cấm xe máy công nghệ chạy bằng xăng tại TP.HCM: 7 câu hỏi tài xế đang nóng lòng muốn biết

    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM đang có kế hoạch chuyển đổi toàn bộ xe máy xăng của tài xế công nghệ, giao hàng sang sử dụng xe điện. Nhiều tài xế cho biết thông tin này rất bất ngờ và có nhiều điều thắc mắc cần được thông tin thêm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vụ thi thể người phụ nữ trong vali: Nghi can là người bị câm điếc bẩm sinh, biểu hiện hiền lành
    Chuyển động Sài Gòn

    Vụ thi thể người phụ nữ trong vali: Nghi can là người bị câm điếc bẩm sinh, biểu hiện hiền lành

    Chuyển động Sài Gòn

    Người thân của nghi can trong vụ thi thể người phụ nữ trong vali, T là người câm điếc bẩm sinh, rất hiền lành, không hiểu vì sao lại ra tay với nạn nhân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chuẩn bị sẵn sàng các phương án cung ứng điện mùa nắng nóng, điều tiết hợp lý nguồn nước cho vận hành thủy điện
    Lai Châu Ngày Mới

    Chuẩn bị sẵn sàng các phương án cung ứng điện mùa nắng nóng, điều tiết hợp lý nguồn nước cho vận hành thủy điện

    Lai Châu Ngày Mới

    Phát biểu tại hội nghị công tác phối hợp cung ứng điện và quản lý vận hành giữa Công ty Điện lực Lai Châu (PC Lai Châu) với các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu, ông Giàng A Tính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhấn mạnh, PC Lai Châu cần chuẩn bị sẵn sàng các phương án cung ứng điện mùa nắng nóng, điều tiết hợp lý nguồn nước cho vận hành thủy điện.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Truy đuổi, khống chế tài xế xe container dương tính với ma tuý trên cao tốc TP.HCM – Long Thành
    Chuyển động Sài Gòn

    Truy đuổi, khống chế tài xế xe container dương tính với ma tuý trên cao tốc TP.HCM – Long Thành

    Chuyển động Sài Gòn

    Rạng sáng 25/7, lực lượng Cảnh sát giao thông đã truy đuổi và khống chế một tài xế container vi phạm trên tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây sau khi người này cố tình bỏ chạy và có kết quả kiểm tra dương tính với ma túy.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Legend Fest - Lễ hội âm nhạc do Regal Group kiến tạo chính thức trở lại tại Đà Nẵng
    Doanh nghiệp

    Legend Fest - Lễ hội âm nhạc do Regal Group kiến tạo chính thức trở lại tại Đà Nẵng

    Doanh nghiệp

    Với chủ đề “Sóng & Lụa”, sân khấu 360 độ hiện đại và dàn nghệ sĩ đình đám, Legend Fest 2025 tiếp tục khẳng định vị thế Regal Group không chỉ là nhà phát triển bất động sản, mà còn là “nhà kiến tạo trải nghiệm sống” đúng nghĩa trên mảnh đất Đà Nẵng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    BTV của VTV có bằng Thạc sĩ, từng thực tập tại Microsoft
    Văn hóa - Giải trí

    BTV của VTV có bằng Thạc sĩ, từng thực tập tại Microsoft

    Văn hóa - Giải trí

    BTV Tiến Anh là một trong những gương mặt nổi bật trên sóng VTV. Anh ghi điểm với khán giả bởi ngoại hình cao ráo, điển trai và lối dẫn nam tính, cuốn hút.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Agribank và MobiFone hợp tác tạo giá trị mới, thúc đẩy tài chính toàn diện và chuyển đổi số quốc gia
    Doanh nghiệp

    Agribank và MobiFone hợp tác tạo giá trị mới, thúc đẩy tài chính toàn diện và chuyển đổi số quốc gia

    Doanh nghiệp

    Ngày 24/7, tại trụ sở MobiFone, Agribank và MobiFone ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, chuyển đổi số quốc gia và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    2

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    3

    Thái Lan có bao nhiêu chiến đấu cơ F-16?

    Thái Lan có bao nhiêu chiến đấu cơ F-16?

    4

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc

    5

    Tin sáng (25/7): VFF ra quyết định, Trường Tươi Bình Phước hết hy vọng lên V.League

    Tin sáng (25/7): VFF ra quyết định, Trường Tươi Bình Phước hết hy vọng lên V.League
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media