Nửa đêm xem phim, người đàn ông cứng rắn như tôi cũng đỏ mắt: Đơn ly hôn ký sẵn hoặc chấp nhận sự thật bẽ bàng cả đời
Tôi không nghĩ rằng, có lúc mình lại bị đặt vào một tình huống khó khăn đến thế này.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sáng 15/12, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ) tổ chức Chương trình Gala Gặp mặt, giao lưu mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu trong phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" năm 2023. Gala được ghi hình và phát sóng trên kênh VTV8 (Đài Truyền hình Việt Nam).
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 2,93%
Theo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chương trình Gặp mặt điển hình tiên tiến Phong trào thi đua "Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau" là sự kiện ý nghĩa, nhằm tuyên truyền những kết quả đạt được trong giai đoạn 2021-2023; đồng thời cổ vũ, động viên các địa phương tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng, phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Tham gia giao lưu tại Chương trình Gala là 10 nhân vật đại diện cho 30 tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong Phong trào thi đua "Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2023, với những câu chuyện truyền cảm hứng hết sức xúc động về những tấm gương đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu; chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức thực hiện, về xây dựng mô hình sinh kế để giảm nghèo bền vững.
Các đại biểu và gương mặt điển hình tiêu biểu trong Phong trào thi đua "Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2023 chụp ảnh lưu niệm tại Gala. Ảnh: Trần Hiệp
Ban Tổ chức chương trình cho biết, nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng về định hướng giảm nghèo bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2016 - 2020.
Phong trào đã góp phần cải thiện rõ rệt đời sống người dân, đặc biệt là các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao đã có tiến bộ rõ rệt trong công tác giảm nghèo. Người dân đã được hưởng thụ các dịch vụ cơ bản như: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận thông tin, vay vốn, ưu đãi được các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ người dân, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi và khởi sắc.
Công tác an sinh, chăm lo đời sống cho người nghèo tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm, nhất là một số tỉnh đã có sự quan tâm lớn, có hiệu quả để người dân được vay vốn, chủ động sản xuất, làm ăn vươn lên thoát nghèo.
Phong trào thi đua đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, đóng góp cho những thành tựu giảm nghèo nổi bật của Việt Nam thời gian qua, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác giảm nghèo bền vững, ghi nhận, cổ vũ, động viên, khích lệ sự quan tâm vào cuộc và phát huy trách nhiệm của người dân cả nước trong thực hiện công tác giảm nghèo và vì người nghèo, ngày 02/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục ban hành Quyết định số 666/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua: "Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 – 2025.
Các đại biểu dự Gala Gặp mặt, giao lưu mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu trong phong trào thị đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" năm 2023
Phong trào thi đua đã nhanh chóng được triển khai sâu rộng từ Trung ương đến cấp cơ sở với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, cơ sở; phát huy được sáng kiến của mọi tầng lớp nhân dân. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua giảm nghèo, thoát nghèo, vươn lên làm giàu… được phát hiện, nhân rộng - góp phần hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước.
Cụ thể, năm 2023, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 2,93% (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%). Ước tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Dự kiến cuối năm 2023, cả nước sẽ có thêm 9 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Trong các báo cáo về tình hình tổ chức thực hiện, kết quả Phong trào thi đua "Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2023 của các tỉnh, thành phố gửi về Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, đã có hàng trăm mô hình, điển hình tiên tiến được giới thiệu, trong đó nổi bật là 30 mô hình, điển hình tiêu biểu.
Anh Triệu Văn Hòn (dân tộc Sán Chỉ), Trưởng thôn Nà Mon, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng giao lưu tại chương trình. Ảnh: Trần Hiệp
Điển hình như anh Triệu Văn Hòn (dân tộc Sán Chỉ), Trưởng thôn Nà Mon, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng là người tiên phong trồng và sản xuất tinh dầu từ cây sả Java. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng sả lấy tinh dầu, ông Hòn đã vận động 124/154 hộ gia đình trong thôn tham gia trồng sả, nhờ đó bà con có thu nhập bình quân từ 50 - 100 triệu đồng/năm. Năm 2023, ông Hòn là một trong 150 đại biểu có uy tín tiêu biểu, xuất sắc dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Hay tấm gương anh Lã Văn Buốn (dân tộc Tày), thôn Bản Dọn, xã Lộc Yên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, với mô hình trồng cây ăn quả (hồng không hạt Bảo Lâm - đặc sản của địa phương), gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo và hiện đạt thu nhập 500 triệu đồng/năm. Kinh tế gia đình ổn định nên anh Buốn cũng thường xuyên tham gia giúp đỡ các hộ khác trong thôn tham gia phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định.
Các đại biểu giao lưu tại chương trình. Ảnh: Trần Hiệp
Chia sẻ tại Chương trình, ông Nguyễn Tấn Bản, Chủ tịch UBND huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, Châu Đức là huyện thuần nông, thuộc vùng sâu, vùng xa và là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhất tỉnh với 15 dân tộc thiểu số cùng sinh sống.
Đến cuối năm 2023, huyện Châu Đức không còn hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh (thoát nghèo 610/610 hộ, đạt 100% kế hoạch), về đích sớm 2 năm so với mục tiêu giảm nghèo của cả giai đoạn.
Trả lời câu hỏi của một bạn trẻ đến từ Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam về những giải pháp nào đã giúp huyện Châu Đức về đích sớm 2 năm trong công tác giảm nghèo, ông Nguyễn Tấn Bản cho biết: Tôi cho rằng giải pháp quan trọng nhất là phải động viên ý chí tự lực, khát khao thoát nghèo của bà con. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp thường xuyên động viên, đồng hành, giúp bà con tận dụng các cơ hội thoát nghèo dù nhỏ nhất.
"Nghèo vật chất nhưng không nghèo ý chí, đó là phương châm của huyện Châu Đức. Theo đó, đã có 610 hộ nghèo đồng thuận kí vào đơn xin ra khỏi diện nghèo. Đó là thành công lớn của các cấp ủy, chính quyền huyện Châu Đức. Dù đến nay một số hộ vẫn còn khó khăn, nhưng chúng tôi xác định luôn tiếp tục đồng hành với họ, duy trì các hỗ trợ ví dụ như về thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất… để giúp họ thoát nghèo bền vững, không bị tái nghèo" - ông Bản khẳng định.
Ông Nguyễn Tấn Bản, Chủ tịch UBND huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là 1 trong 10 nhân vật đại diện cho 30 tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2023. Ảnh: Thế Hiển
Ông Phan Văn Hùng - Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trao Kỷ niệm chương cho bà Nguyễn Thị Hoa – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) với những đóng góp tiêu biểu cho phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bỏ lại phía sau". Ảnh: Trần Hiệp
Chia sẻ thêm về các giải pháp triển khai hiệu quả phong trào thi đua "Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau", bà Nguyễn Thị Hoa – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) cho biết: "Quan trọng là phải hiểu được nguyên nhân của đói nghèo, từ đó đưa ra giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Hỗ trợ rồi cũng phải thường xuyên bám sát xem kết quả thực hiện của họ có tốt không, các nguồn lực khác cũng cần được triển khai đồng bộ để giúp bà con có ý chí vươn lên, không ỷ lại, bởi có trường hợp được giúp đỡ nhiều thì sinh ra ỷ lại. Tất cả sự hỗ trợ giúp đỡ chỉ là điều kiện, tiền đề, là "trao cần câu" chứ không phải cho con cá, ăn là hết".
Ban Tổ chức Chương trình cho biết, thời gian qua, Thanh Hóa là tỉnh duy nhất thành lập Ban chỉ đạo chương trình Vì người nghèo cấp tỉnh, do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, các đồng chí Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó ban.
Chia sẻ tại chương trình, ông Đồng Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết, tỉnh luôn xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo là tăng cường nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền, phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể và người dân nhằm thực hiện với tinh thần quyết tâm cao, có hiệu quả các giải pháp của Trung ương giao trong công tác xoá đói giảm nghèo.
Thông qua công tác tuyên truyền, phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” đã thu hút sự quan tâm, tạo được sự lan tỏa và hiệu ứng tích cực trong toàn xã hội; khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân và huy động được nhiều nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Ông Tùng cho biết, giai đoạn trước 2016 – 2020, tỉnh giao cho các huyện miền xuôi có điều kiện phát triển kinh tế xã hội tốt phối hợp với doanh nghiệp tham gia đỡ đầu cho các xã khó khăn. Sau đó, các huyện, xã được phân công đã chủ động triển khai các nhiệm vụ, tổ chức các cuộc giao lưu, chuyển giao mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả ở miền xuôi cho đồng bào miền núi. Sự phối hợp này đã góp phần tạo chuyển biến lớn trong nhận thức của đồng bào, xoá bỏ tâm lí trông chờ, tự ti, phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên từ cán bộ tới nhân dân các xã nghèo.
Ông Đầu Thanh Tùng – Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa nhận hoa và kỷ niệm chương từ Chương trình. Thanh Hóa là tỉnh duy nhất thành lập Ban chỉ đạo chương trình Vì người nghèo cấp tỉnh, do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, các đồng chí Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Phó ban. Ảnh: Trần Hiệp
Theo ông Tùng, từ năm 2016 đến nay, tổng kinh phí hỗ trợ của các huyện miền xuôi cho các huyện nghèo miền núi đạt hơn 600 tỷ đồng. Cùng với nhiều nguồn lực khác, người dân nghèo đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như hỗ trợ vốn kinh doanh, đào tạo nghề, bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí cho con em, đặc biệt là giải quyết vấn đề về nhà ở...
Nhờ định hướng đúng đắn này, năm 2022, Thanh Hoá đã giảm 17.791 hộ nghèo (từ 67.684 hộ xuống còn 49.893 hộ), tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,79%; từ 6,77% xuống còn 4,99% (áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025). Ước năm 2023, giảm còn 3,49% vượt mục tiêu do Trung ương, tỉnh đề ra.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác giảm nghèo bền vững, ghi nhận, cổ vũ, động viên, khích lệ sự quan tâm vào cuộc và phát huy trách nhiệm của người dân cả nước trong thực hiện công tác giảm nghèo và vì người nghèo, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 666/QĐ-TTg về Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025.
Năm 2023, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cả nước còn 2,93%, (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%). Ước tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.
Dự kiến cuối năm 2023 có thêm 9 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, sẽ góp phần đạt tiêu chí để được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đối với 10/54 xã, đạt khoảng 18,5% so với mục tiêu 30% vào cuối năm 2025 theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Bắc Sơn triển khai mô hình "Nuôi tắc kè hoa theo hướng bán chăn thả" tại xã Bắc Quỳnh, Chiến Thắng với mục tiêu giúp người dân phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch trên địa bàn, đồng thời góp phần bảo tồn loài động vật quý hiếm...
Tôi không nghĩ rằng, có lúc mình lại bị đặt vào một tình huống khó khăn đến thế này.
Sinh ra vào ngày lành, ai sinh ngày Âm lịch này là những đứa trẻ biết ơn, được lòng người, trưởng thành thuận lợi, cuộc sống yên ổn, thuận lợi.
'Những lời buộc tội vô căn cứ, thao túng chính trị' - Trung Quốc phản ứng với việc Ukraine triệu tập đại sứ của nước này tại Kiev
Công an phường 4 (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã mời đôi vợ chồng lên làm việc, lập biên bản, củng cố hồ sơ xử lý hành vi bạo hành của người chồng.
Theo tin từ Bộ Công Thương phát đi, chiều tối ngày hôm nay 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam đã có buổi điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer.
Đặc phái viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump - ông Steve Witkoff - sẽ tiếp tục đến Nga trong tuần này để nối lại các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo thông báo từ Thư ký báo chí Nhà Trắng Caroline Leavitt.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây trên kênh Vlog Minh Hải, thủ môn Nguyễn Văn Toản tiết lộ rằng, anh từng phải đi làm nghề nhôm kính sau khi bị CLB Hải Phòng kỷ luật vào năm 2016.
Mai Ngọc cho biết cuộc sống tràn ngập niềm vui và hạnh phúc sau khi sinh con trai đầu lòng. Cậu bé có tên gọi ở nhà là Panda.
“Đây là một thời điểm vô cùng nguy hiểm. Tôi không nghĩ việc Mỹ rút lui sẽ gửi đi một tín hiệu tích cực", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump dọa sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình.
Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh Sơn La vừa bàn giao phân bón cho các hộ nông dân tham gia mô hình thâm canh cà phê hữu cơ tại bản Ka Láp, xã Chiềng Ngần (TP. Sơn La, tỉnh Sơn La). Đây là hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng cà phê, hướng tới sản xuất cà phê bền vững.
Đây là khuyến cáo của Đại tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng phòng CS PCCC&CNCH, Công an TP Hà Nội tại Tọa đàm: “An toàn điện sau công tơ – Nhận thức đúng, hành động kịp thời” vừa được Báo Công an Nhân dân tổ chức chiều 23/4.
Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn – Gia Định có sự tham gia của 5 cánh quân nhưng ít người biết một điều rằng, cánh quân phía Đông do tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh không phải nằm trong dự kiến từ đầu.
Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia NSMO) vừa phát đi vụ mất điện lúc 14 giờ 16 phút ngày 23/4 trên hệ thống điện khu vực miền Nam do sự cố trạm biến áp đã được xử lý và đóng điện sau 15 phút.
Mặc dù đã tăng cường đáng kể sản xuất vũ khí vào năm ngoái, lực lượng vũ trang Nga vẫn thiếu các thiết bị quân sự quan trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tại cuộc họp của Ủy ban Công nghiệp Quân sự nhà nước ngày 23/4.
Tiền đạo ‘2 chân như 1' trở lại ĐT Việt Nam? HLV Malaysia quyết đánh bại ĐT Việt Nam; Chelsea ra giá bán Nkunku; Tottenham nhắm HLV Parker thay Postecoglou; HLV Arteta ‘phá’ bản tin của Sky Sports.
Học bổng chính phủ Chính phủ New Zealand bậc Đại học không yêu cầu ứng viên làm bài luận hay bài kiểm tra năng lực mà sẽ chú trọng câu chuyện đằng sau mỗi cá nhân bên cạnh các thành tích về học thuật và kỹ năng tiếng Anh.
“Tôi hy vọng Hoa hậu Ý Nhi dùng sức trẻ chứng minh cho BTC Miss World (Hoa hậu Thế giới) thấy cô ấy đã nỗ lực hoàn thiện sắc đẹp, tài năng”, Hoa hậu Tiểu Vy nhắn nhủ Hoa hậu Ý Nhi trước ngày thi Miss World 2025.
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Đặng Văn Huấn tư vấn cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần có để sẵn sàng gia nhập thị trường lao động ngày càng khốc liệt.
Cứ mỗi độ tháng 3 âm lịch, ven sông Đáy lại nhuộm đỏ một vùng bởi sắc lá đặc trưng của cây dâu tằm. Những vạt dâu tưởng chừng chỉ là cây rào, cây bụi mọc ven bờ, hóa ra lại là nguồn sinh kế quan trọng của người dân địa phương.
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.464m; bao gồm: Cầu Hiếu Liêm bắc qua sông Bé với chiều dài 150m, đường dẫn phía Bình Dương dài 1.214m, đường dẫn phía Đồng Nai khoảng 100m.
Ngày 23/4/2025, tại TP. HCM, Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn đã tuyên phạt đối tượng Trương Văn Tuấn 10 năm 6 tháng tù về hành vi nuôi nhốt trái phép các loài động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý hiếm theo quy định tại khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
4 con giáp này có tính cách vui vẻ, ấm áp, được lòng mọi người. Vì vậy, họ được ban cho sự may mắn vô hạn, mọi sự hanh thông, tình yêu viên mãn, sự nghiệp thịnh vượng.
Thiết kế tàu ngầm Seawolf bắt đầu vào năm 1983 và theo kế hoạch ban đầu, Hải quân sẽ có 29 chiếc lớp này. Tuy nhiên, Chiến tranh Lạnh đã kết thúc trước khi con tàu đầu tiên lớp này được đưa vào sử dụng, và chỉ có ba chiếc được chế tạo.
Vỡ nợ vì bất động sản thua lỗ, nam thanh niên lừa đảo chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng của 20 người dân trên địa bàn TP.Huế.
Lực lượng Ukraine đang ra sức phá hủy hỏa lực của quân Nga đe dọa các tuyến hậu cần trọng yếu, trong đó, Trung đoàn 412 – biệt danh “Nemesis” - đang tăng cường các hoạt động tác chiến gần mặt trận Pokrovsk.
Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng cho rằng cầu thủ Nguyễn Xuân Son có thể tái xuất sân cỏ sau 7 đến 8 tháng nữa. Tuy nhiên, khả năng anh trở lại đỉnh cao phong độ hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Khu công nghiệp Long Đức 3 có diện tích quy hoạch hơn 244ha, tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng, gần sân bay Long Thành.
Mỗi dịp nghỉ lễ dài ngày như 30/4 -1/5, mạng xã hội lại ngập tràn hình ảnh mọi người đi du lịch, check-in khắp các điểm đến nổi tiếng. Thế nhưng, giữa dòng người tất bật “đi trốn”, không ít bạn trẻ lại chọn ở nhà nghỉ lễ.
Không chỉ phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, các cán bộ khuyến nông cộng đồng còn chủ động liên kết với doanh nghiệp, HTX để hỗ trợ bà con nông dân tìm đầu ra cho nông sản, tăng hiểu biết về sản xuất sạch, tiếp cận với các dịch vụ công cộng, từ đó góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo theo hướng đa chiều hiệu quả...
Sau hơn một tháng khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn ở Đại Nội Huế, lực lượng chức năng đã có nhiều phát hiện quan trọng.