2 thanh niên ở Đắk Lắk bị điều tra hành vi giết người tại quán lẩu nướng đêm
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam hai thanh niên để điều tra về hành vi giết người tại một quán lẩu nướng đêm, vì cho rằng bị “nhìn đểu”.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tháng 12/2021, phản ánh tới Dân Việt, người dân thị trấn Lập Thạch cho biết, UBND thị trấn Lập Thạch đồng ý cho người dân nộp tiền để mua các suất mộ tại khu nghĩa trang Núi Ngang (thuộc tổ dân phố Long Cương, thị trấn Lập Thạch).
Theo người dân phản ánh, việc làm của UBND thị trấn Lập Thạch đi ngược lại hoàn toàn với quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang nhân dân và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do UBND tỉnh này ban hành từ năm 2017.
Tố cáo đến Dân Việt, anh N.T.M (thị trấn Lập Thạch) cho biết, chính quyền sở tại đã "bán" trước cho người dân rất nhiều suất mộ ở nghĩa trang Núi Ngang. Người dân sau đó xây dựng, làm hố chờ sẵn hoặc làm mộ giả (mộ không có hài cốt).
Công dân thị trấn Lập Thạch tố cáo UBND thị trấn này đã cho người dân nộp tiền để "nhận phần" tại nghĩa trang Núi Ngang, mặc dù nhiều năm họ không sử dụng. Ảnh: PH
Việc này đã diễn ra trong một thời gian dài, từ những năm 2015 đến nay và diễn ra nhiều nhất trong giai đoạn từ 2018 đến 2020.
Muốn có một phần mộ ở nghĩa trang Núi Ngang, người dân nơi đây phải nộp 700.000 đồng/suất. Việc nộp tiền, nhận tiền có cả phiếu thu, ghi rõ lý do nộp tiền.
"Có nhà nộp tiền đặt trước cả 10 suất mộ, 12 suất, thậm chí có nhà đặt trước cả 30 suất mộ mà không có nhu cầu sử dụng hết ngay lúc đó" – anh M nói.
Theo anh M, sau khi có phản ánh của người dân, vừa qua, UBND thị trấn đã trả lại tiền cho một số hộ gia đình đã nộp tiền trước đó. Lúc này phát hiện có gia đình mua 30 phần mộ từ năm 2015, đến tận năm 2021 mới có 5 phần mộ được sử dụng.
Việc người dân nộp tiền "nhận phần" ở nghĩa trang Núi Ngang diễn ra nhiều nhất vào năm 2018. Ảnh: PH
Anh M cũng bày tỏ sự băn khoăn với PV về số tiền thu được từ việc người dân nộp tiền "nhận phần" tại nghĩa trang Núi Ngang. Nếu "đích đến" của số tiền đã thu từ người dân không được minh bạch, công khai, nam công dân cho rằng sự việc sẽ rất nghiêm trọng.
Vào cuộc xác minh, PV nhận thấy, việc người dân nộp tiền 700.000 đồng để "nhận phần" tại nghĩa trang Núi Ngang là có thật. Theo tìm hiểu của Dân Việt, sự việc trên diễn ra từ năm 2015 đến tận cuối tháng 11/2021 vừa qua.
Các phiếu thu tiền của người dân có nhu cầu được bà Lê Thị Lý - Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc thị trấn Lập Thạch ký.
Tài liệu mà Dân Việt có được thể hiện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thị trấn Lập Thạch, UBND thị trấn Lập Thạch là 2 đơn vị đóng dấu đỏ xác nhận, có chữ ký của lãnh đạo 2 đơn vị này ở từng thời kỳ trên phiếu thu tiền của người dân.
Cụ thể, tại phiếu thu không số, được ghi ngày 9/3/2015, một công dân ở tổ dân phố Văn Sơn (thị trấn Lập Thạch) đã nộp số tiền 4,2 triệu đồng (tương đương đặt trước 6 phần mộ).
Ở phần cuối phiếu thu có 5 vị trí ký tên, trong đó có các vị trí: Giám đốc, kế toán trưởng, người lập, người nộp, thủ quỹ.
Công dân đóng tiền ký tên tại vị trí người nộp. Về phía thị trấn Lập Thạch, có đấu đỏ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Lập Thạch tại vị trí người lập. Có chữ ký của ông Nguyễn Văn Học với chức danh Chủ tịch.
Tại một phiếu thu khác vẫn không có số, lập ngày 28/11/2016, một công dân khác ở thị trấn Lập Thạch đã nộp 700.000 đồng với lý do: Lệ phí quy tập 1 ngôi mộ (700x01).
Phần cuối phiếu thu vẫn có 5 vị trí ký, nhưng lúc này chỉ có Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lập Thạch Nguyễn Văn Minh ký, đóng dấu ở vị trí thủ trưởng đơn vị.
Có phiếu thu tiền được đại diện UBND thị trấn Lập Thạch ký, đóng dấu. Ảnh: PH
Sang đến năm 2017, tại phiếu thu được lập ngày 15/12/2017 cũng do một công dân ở thị trấn Lập Thạch nộp, nữ công dân nộp 1,4 triệu đồng với lý do: Nộp tiền đặt mộ nghĩa trang Núi Ngang.
Ở 5 vị trí ký tên cuối phiếu thu có xuất hiện 2 chữ ký, 1 tại vị trí thủ quỹ, 2 tại vị trí thủ trưởng đơn vị. Người ký, đóng dấu tròn của Ủy ban mặt trận Tổ quốc thị trấn Lập Thạch lúc này là bà Lê Thị Lý, Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc thị trấn.
Ở các phiếu thu trong năm 2018, 2019, 2020, 2021 mà Dân Việt thu thập được, vẫn có sự xuất hiện, ký tên đóng dấu của bà Lê Thị Lý. Ngoài ra còn xuất hiện các chữ ký, đóng dấu của Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lập Thạch Nguyễn Ngọc Anh; có phiếu thu có dấu treo của Hội cựu chiến binh thị trấn Lập Thạch…
Trong hàng trăm phiếu thu mà Dân Việt xác minh, có nhiều phiếu thu người dân đặt trước cả 6, 8, 12 phần mộ, thậm chí có gia đình còn đặt trước cả 30 phần mộ.
Đó là trường hợp của 1 công dân tại tổ dân phố Phú Thượng (thị trấn Lập Thạch). Trong đơn đề nghị của vào tháng 10/2021, công dân ở tổ dân phố Phú Thượng trình bày: Năm 2015 có mua 30 ngôi mộ tại nghĩa trang cải cát Núi Ngang. Năm 2016 có chuyển 5 ngôi của người thân trong gia đình về nghĩa trang. Đến nay theo chủ trương của UBND thị trấn thu hồi những ngôi mộ chưa có hài cốt, gia đình công dân này đồng ý trả lại 21 ngôi và đã nhận đủ số tiền.
"Theo quy định gia đình tôi được để chờ 4 ngôi mộ, nguyện vọng của gia đình muốn 4 ngôi mộ chờ của gia đình tôi liền phía bên trái cùng hàng với 5 ngôi mộ đã có hài cốt của gia đình tôi" – công dân đề nghị và được Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lập Thạch Nguyễn Ngọc Anh ký, đóng dấu xác nhận.
Tiếp tục tìm hiểu thông tin, ông Nguyễn Văn Đức (người quản lý nghĩa trang Núi Ngang từ năm 2013 đến nay) chia sẻ với Dân Việt, chính gia đình ông cũng đã phải nộp tiền để được nhận các suất mộ tại nghĩa trang Núi Ngang.
Lý giải cho việc này, vị quản trang cho biết gia đình lúc đó thấy người dân nộp tiền "nhận phần" ở nghĩa trang quá nhiều nên cũng làm theo.
"Các vị ấy bán 700.000 đồng một suất… Nếu người dân không có phiếu thu tiền, khi muốn vào nghĩa trang Núi Ngang để làm mộ thì sẽ không làm được" – ông Đức nói.
Gia đình ông Nguyễn Văn Đức vừa được trả lại tiền ông đã nộp để nhận các phần mộ ở nghĩa trang Núi Ngang. Ảnh: PH
Ở diễn biến mới nhất, vị quản lý nghĩa trang Núi Ngang thông tin, phía UBND thị trấn Lập Thạch đã trả lại tiền cho gia đình ông tương ứng với các phần mộ mà ông đã nộp tiền trước đó, nhưng ông không biết vì sao được trả tiền.
Theo lời ông Đức, người dân bây giờ vẫn có thể tự do chọn vị trí trong nghĩa trang Núi Ngang mà chưa phải tuân theo quy hoạch hay vị trí sắp xếp nào.
Một công dân khác của thị trấn Lập Thạch cũng tìm đến PV phản ánh, gia đình ông năm 2016, 2018 đã nộp tiền "mua" 14 suất mộ tại nghĩa trang Núi Ngang. Gia đình ông đã mua vật liệu, xây dựng các phần mộ thành hố từ móng lên trên mặt đất chờ sẵn.
"Các anh (chính quyền UBND thị trấn Lập Thạch - PV) thu lại đất. Tôi trả lời tiền đi vay tín dụng có lãi, đổ vào thiết bị, nguyên vật liệu xây bao nhiêu hố đấy rồi, các anh bảo không thanh toán mà đòi lại…
Trả tiền thì tôi nói dứt điểm là tôi không nhận vì tôi mua các anh thỏa thuận bán" – công dân nói về việc có người đến trả lại tiền, thu lại các suất mộ gia đình ông này đã mua.
Theo lời công dân này, đến thời điểm hiện tại, gia đình ông đã sử dụng 4 suất đã mua ở nghĩa trang Núi Ngang, còn các suất đã mua khác thì phải trả lại.
"Nguyện vọng của tôi là để lại 5 hố nữa, nếu không cho thì tôi không nhận tiền. Các anh thu lại 5 hố… đều là những hố đã xây dựng. Tôi đòi tiền nguyên vật liệu, trang thiết bị đã xây dựng các hố đó thì các anh ấy nói làm gì có chế độ như vậy. Các anh bảo đó là nghị quyết của UBND tỉnh thì tôi phải chấp nhận" – công dân này phản ánh.
Trước sự thuyết phục, gia đình người này đã nhận lại 3,5 triệu đồng, được tiếp tục "nhận phần" 5 suất mộ.
Bà Lê Thị Lý cho biết việc thu tiền người dân nộp để "nhận phần" ở nghĩa trang Núi Ngang là "tổ chức phân công", "có quyết định hẳn hoi". Ảnh: PH
Tại nghĩa trang Núi Ngang, theo ghi nhận của PV bên cạnh nhiều ngôi mộ đã được xây kiên cố, gắn bia có tên người quá cố thì có rất nhiều phần mộ chỉ xây 1 hàng gạch trên mặt nghĩa trang, đổ xi măng qua loa, không gắn bia.
Có những phần mộ mới được xây dựng và có cả những phần mộ đã cũ. Số ngôi mộ như vậy có rất nhiều ở nghĩa trang Núi Ngang. Khẳng định với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Đức nói đó là những ngôi mộ giả (mộ không có hài cốt).
Để rộng đường dư luận, PV đã liên hệ với những người liên quan trong câu chuyện.
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Minh – người ký phiếu thu tiền của người dân có nhu cầu vào nghĩa trang Núi Ngang, hiện đang là Bí thư Đảng ủy thị trấn Lập Thạch, ông Minh xác nhận có sự việc xảy ra như phản ánh của Dân Việt.
Trước thông tin người dân nộp tiền để "nhận phần" trong nghĩa trang Núi Ngang, vị Bí thư thị trấn Lập Thạch thừa nhận có nhiều điều chưa đúng với quy định.
Ông Minh từ chối nói về trách nhiệm cá nhân và cho biết hiện đang thuộc diện cách ly y tế.
Cũng xác nhận sự việc với Dân Việt, bà Lê Thị Lý thừa nhận có ký tên ở các phiếu thu tiền nêu trên. Bà Lý cho biết bà thu vì "tổ chức phân công".
"Tôi là cán bộ, tập thể lãnh đạo giao thì mình thực hiện thôi" – bà Lý nói. Bà Lý cũng cho biết, việc giao bà thu tiền của người dân có nhu cầu chuyển vào nghĩa trang Núi Ngang "có quyết định hẳn hoi".
Còn với ông Nguyễn Ngọc Anh – đương kim Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lập Thạch, ông Ngọc Anh cho rằng không có vấn đề gì.
Theo tài liệu của Dân Việt, ông Ngọc Anh từng ký ở các phiếu thu tiền của người dân ở các chức danh thủ quỹ, Phó Chủ tịch UBND thị trấn.
"Tôi là thủ quỹ thực hiện theo lệnh của kế toán với chủ tài khoản, chỉ biết bảo thu thì thu, còn đúng hay sai thì tôi nghĩ có vấn đề gì đâu" – ông Ngọc Anh nói.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc sự việc này.
Theo quyết định 46/2017/QĐ-UBND do UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành vào ngày 6/12/2017 quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang nhân dân và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Điều 10 của quyết định đã quy định rõ về việc quản lý, sử dụng đất trong nghĩa trang.
Cụ thể: Điều 10. Quản lý sử dụng đất trong nghĩa trang
1. Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải đúng theo quy hoạch, theo vị trí khu mộ, hàng mộ và phần mộ. Việc sử dụng đất mai táng, phải đúng mục đích, đúng đối tượng.
2. Việc giao đất mai táng trong nghĩa trang phải thực hiện lần lượt trong khu mộ, hàng mộ theo quy hoạch, quy chế quản lý và dự án đầu tư được phê duyệt.
3. Cho phép hợp đồng đăng ký trước phần mộ tại các nghĩa trang xã hội hóa.
4. Đối với nghĩa trang các cấp được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, cho phép hợp đồng đăng ký trước phần mộ cho các đối tượng, gồm: người từ 70 tuổi trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định do Bộ Y tế ban hành, người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang.
Hồ sơ đăng ký nộp tại đơn vị quản lý nghĩa trang theo phân cấp tại Điều 5 quy định này. Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết theo quy định tại khoản 5, Điều 14, Nghị định số 23/2016/NĐ-CP .
5. Không cho phép mua bán sang nhượng phần mộ đã đăng ký trước đối với các đối tượng nêu tại khoản 4 Điều này dưới bất cứ hình thức nào.
Kiểm lâm TP.Huế đã gửi công văn tố giác tội phạm kèm theo 58 bút lục tài liệu liên quan trong vụ xã bán gần 2,6 ha rừng phòng hộ cho cơ quan công an điều tra.
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam hai thanh niên để điều tra về hành vi giết người tại một quán lẩu nướng đêm, vì cho rằng bị “nhìn đểu”.
Sở Công Thương Đà Nẵng lên tiếng việc một nhân viên cây xăng thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí PV Oil miền Trung tại Đà Nẵng không nhận tiền chuyển khoản.
Hòa ước Nhâm Tuất (1862) – bản hàng ước đầu tiên giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp – không chỉ đánh dấu bước lùi nghiêm trọng về chủ quyền mà còn phơi bày sự yếu hèn của một triều đại đang hoang mang trước thế trận. 12 điều khoản được ký trong thế yếu đã khiến đại Việt mất đất, mất quyền, và dọn đường cho thực dân xâm lược.
Sau khi Trường Đại học Điện lực tăng học phí năm học 2025-2026 gây lo lắng cho sinh viên, PGS.TS. Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng nhà trường đã lý giải về vấn đề này.
Được chọn làm đại hội điểm khối Đảng bộ cấp xã của TP Hải Phòng, Đảng bộ, chính quyền xã Gia Lộc đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hội lớn.
Ngày 27/7, quân đội Thái Lan cảnh báo rằng lực lượng Campuchia có thể đang chuẩn bị phóng một loạt tên lửa tầm xa PHL-03, có khả năng ảnh hưởng đến một số tỉnh trên khắp Thái Lan.
Từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thường xuyên đối mặt với điệp khúc "được mùa, mất giá", những người nông dân ở tổ dân phố Mỹ Bình, phường Mỹ Lâm, tỉnh Tuyên Quang đã từng bước thay đổi tư duy, liên kết thành lập hợp tác xã. Cây chè không chỉ là cây trồng chủ lực mà đã trở thành sợi dây gắn kết, giúp bà con thoát nghèo bền vững.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), từ sáng sớm, người dân đã đến nghĩa trang Mai Dịch và các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn TP. Hà Nội để dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Với vẻ đẹp nguyên sơ cùng thiên nhiên xanh mát, Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh An Giang (sau sáp nhập 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang) là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước.
Sáng 27/7, tại xã Dào San, bà Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu dự lễ khánh thành Nhà bia ghi tên các Anh hùng liệt sĩ khu vực Dào San.
SHB Đà Nẵng đang rất nỗ lực tăng cường lực lượng cho mùa giải 2025/2026 và CLB này vừa trao cơ hội cho tiền đạo Milan Makaric từng khoác áo ĐT Serbia, đồng thời đã có trải nghiệm tại cúp châu Âu.
Bảo Linh - con gái của nghệ sĩ Xuân Hinh đã dành cho Dân Việt một cuộc trò chuyện trong khuôn khổ buổi ra mắt tự truyện "Kẻ chọc cười dân dã".
Nhà phân tích tiền điện tử nổi tiếng Faibik đưa ra cảnh báo mới về mô hình giá hiện tại của Bitcoin, có thể một lần nữa thử thách sự kiên nhẫn của các nhà đầu tư.
Xăng E10 (gồm 90% xăng khoáng và 10% ethanol) về cơ bản tương thích với đa số động cơ ô tô và xe máy phun xăng điện tử sản xuất trong khoảng 10-15 năm trở lại đây. Tuy nhiên có một số lưu ý quan trọng mà người dùng cần biết.
Tôi cười, rồi khóc nhưng phải đến đêm tân hôn, tôi mới thực sự hiểu vì sao mình lại may mắn đến vậy.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh liên cầu lợn, nhiều quán ăn ở TP Huế dè dặt khi bán các món chế biến từ thịt lợn. Hiện, chính quyền địa phương và ngành y tế đang tăng cường tuyên truyền, vận động người dân ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn các món tái sống liên quan đến thịt lợn.
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã thừa nhận rằng có tù binh chiến tranh Ukraine trên máy bay Il-76 của Nga mà họ bắn hạ vào tháng 1/2024 tại Vùng Belgorod, theo một bài đăng trên tài khoản Facebook của Lữ đoàn Cơ giới Độc lập số 24.
Được hình thành từ sự hợp nhất của nhiều địa phương giàu bản sắc văn hóa, phường Tây Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình mới, sau sáp nhập 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam) mang theo cả khí thiêng Cố đô Hoa Lư lẫn nhịp sống mới, khẳng định vị thế trung tâm trong hành trình phát triển đô thị di sản của vùng đất địa linh nhân kiệt.
Nhiều tuyến đường du lịch ở trung tâm Đà Nẵng xuất hiện tình trạng nhân viên hàng quán công khai chèo kéo, đeo bám khách, thậm chí chặn đầu xe mời mọc, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách.
Chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI), Erick Thohir, yêu cầu đội tuyển U23 Indonesia sẵn sàng đối đầu với U23 Việt Nam trong trận chung kết giải U23 Đông Nam Á 2025.
Sự hậu thuẫn từ Techcombank không chỉ mang lại nguồn lực tài chính dồi dào cho TCBS mà còn tạo sự kết nối chặt chẽ với các khách hàng lớn trong hệ sinh thái.
Chiều 25/7, Đảng ủy xã Phú Mỡ, tỉnh Đắk Lắk (mới, sau sáp nhập tỉnh Phú Yên) phối hợp với Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức về chuyển đổi số hưởng ứng phong trào 100 ngày “Bình dân học vụ số”.
Khi tôi còn là một thằng cu con bé nhỏ. Những câu chuyện chiến trường hằng đêm của bố luôn làm tôi say mê. Nhưng phải đến khi lớn lên rồi tôi mới biết, đằng sau những tình tiết li kì, những chiến thắng oai hùng trong những câu chuyện ấy là những mất mát hi sinh, những thương tật hằn sâu trong cơ thể bố.
Từ làm công nhân, làm thuê đủ nghề, anh Đinh Thế Hoàng, xóm Máy (xã Hòa Bình, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cũ; nay là phường Tân Hòa, tỉnh Phú Thọ mới) mạnh danh nuôi con đặc sản là loài dúi mốc. Sau gần chục năm, anh Hoàng đã trở thành tỷ phú Phú Thọ (mới), sở hữu trang trại nuôi dúi lớn nhất đất Mường, mỗi năm xuất bán cả vạn con giống, thu về bạc tỷ.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại xã Quy Mông, tỉnh Lào Cai mới (trước sáp nhập Lào Cai, Yên Bái, Quy Mông là một xã của tỉnh Yên Bái cũ), khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn điêu đứng,nhiều trang trại lợn đã trống chuồng.
Lực lượng Cảnh sát biển 4 trong lúc tuần tra đêm phát hiện tàu cá mang số hiệu của tỉnh Cà Mau chở 40.000 lít dầu không rõ nguồn gốc.
Học viện Kỹ thuật Quân sự vừa có thông báo điều chỉnh ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) các chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn đối tượng đào tạo đại học dân sự năm 2025.
Vì lợi ích của giang sơn, rất nhiều lần Văn Đế nước Tây Ngụy đã tổn thương đến thanh mai trúc mã của mình.
Công ty CP Vinpearl đủ điều kiện huy động vốn xây dựng nhà ở tại dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân, với tổng mức huy động gần 17.000 tỷ đồng.
Nghệ sĩ Ưu tú là "ông hoàng cải lương" van xin cộng đồng mạng trước những lời lẽ tiêu cực, cay nghiệt, tin đồn thất thiệt về mình.