Và có lỗi với chính chúng ta cùng thế hệ sau. Vậy, đâu là lối ra cho bài toán bảo vệ dugong và rùa biển vẫn cắc cớ từ bao năm qua? Theo chúng tôi, cần có chế tài nghiêm, thực thi pháp luật nghiêm túc, thường xuyên hơn. Quan trọng nữa: xin đừng "bắt cóc bỏ đĩa".
Bà chủ của những tiêu bản đồi mồi này ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang luôn miệng nói là hàng kỷ niệm, nhưng khi có người mua sẵn sàng bán và có thể vận chuyện đến tận nhà giao cho khách, nhận hàng mới nhận tiền. Ảnh cắt từ video: Văn Hoàng
Qua điều tra của nhóm phóng viên, ở hai trọng điểm xảy ra "nạn" trên (Phú Quốc, Côn Đảo), có mấy thực tế đang tồn tại một cách đau đầu. Nếu không có sự thay đổi kịp thời và hiệu quả, không có sự hạ quyết tâm thật sự, thì các thực tế trên vẫn có đủ lý do còn tồn tại - với nhiều mối lo lâu dài.
Thứ nhất về thực thi pháp luật ở hai địa phương có nhiều rùa biển và dugong nhất Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo. Ở Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), như đã mô tả, việc tuyên truyền, xử lý nạn săn bắt, tàng trữ, sử dụng thịt và trứng rùa biển khá quyết liệt, khiến cho người dân và du khách không dám "vi phạm".
Khi một du khách bình thường, ngang nhiên gọi đĩa thịt rùa biển hay vài quả trứng rùa luộc, hoặc món hầm thịt dugong/nàng tiên cá thì hầu như chắc chắn các nhà hàng thận trọng từ chối phục vụ. Một là họ có, họ giấu vì sợ bị "điều tra hóa trang" bởi kiểm ngư, kiểm lâm, cảnh sát môi trường, nhà báo và các lực lượng khác. Họ sợ vì đã có tiền lệ bị bắt, đi ở tù.
Các bức ảnh được nhóm PV ghi lại trong các chuyến điều tra cho thấy rùa biển, dugong bị giết, biến thành thức ăn và đồ trang trí (được rao bán với giá đắt đỏ) vẫn còn khá phổ biến Ảnh: Văn Hoàng
Sức thuyết phục và tính răn đe của các chế tài luật, của các chiến dịch tuyên truyền như vậy là rất hiệu quả. Có tới 100% các nhà hàng ở Phú Quốc, kể cả các nơi đã "khét tiếng" từng "lên mâm" món này, hiện tại họ đều nói không với đề nghị "làm món" thịt rùa, trứng rùa, thịt dugong.
Từ các tấm pa-nô, áp phích tuyên truyền ở nơi công cộng, ở các nhà hàng "tiềm năng" phục vụ "thuỷ hải sản độc lạ" kia, chúng tôi tìm đến trò chuyện với đơn vị đã "tài trợ" sản phẩm nâng cao nhận thức cộng đồng này.
Theo đó, khi tìm hiểu, họ đã biết các trò giết rùa biển, giết dugong ngoài biển rồi mang vào đất liền bán, có cả việc vận chuyển đi các tỉnh xa.
Theo ước tính khoảng 1.000 rùa con nở thì có một các thể rùa trưởng thành, tỉ lệ sống sót rất thấp. Ảnh: Lam Anh
Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, nghiêm khắc đặc biệt trong chế tài xử lý như trên đã góp phần quan trọng giảm "cầu" trong hoạt động giết rùa biển và dugong làm đặc sản. Nhưng, điều hơi đáng tiếc là: đến nay, rùa biển, dugong vẫn bị giết để bán lén lút cho khách quen; họ tự bán cho nhau trong làng, xóm, trong các nhóm đi đánh cá; họ chuyển đi các tỉnh thành theo đường dây khép kín và tinh vi. Để ngăn chặn được vấn đề này, cần công phu điều tra thật sự của các cơ quan hữu trách.
Bởi, nếu nhà báo một năm vào Phú Quốc, Côn Đảo có một hai lần, đã có ghi âm, ghi hình, vạch mặt chỉ tên từng đối tượng và từng tủ đông, từng lô hàng nhẫn tâm bán thịt, trứng rùa và dugong; thì cớ sao cơ quan chức năng đủ ban bệ và các điều kiện chuyên sâu khác, lại không làm nổi?
Vấn đề nằm ở chỗ thứ hai: cần nghiêm túc, quyết liệt, thường xuyên hơn trong điều tra, xử lý các vi phạm. Nếu chỉ tuyên truyền mà không xử lý làm gương thì không thể nào hiệu quả, bởi con buôn khi đã "sấp mặt vì tiền", họ bị chi phối bởi lợi nhuận chứ ít… nghe tuyên truyền.
Nghệ sỹ Nhân dân Xuân Bắc chụp ảnh kỷ niệm với Giám đốc VQG Côn Đảo, kiểm lâm, các nhà báo và người hâm mộ tại đảo Bảy Cạnh, sau khi cả đoàn trực tiếp thả rùa con về đại dương. Ảnh Lam Anh.
Chúng tôi chưa thấy sự liên tục, thường xuyên và tính hiệu quả đủ răn đe, ngăn chặn trong thực thi luật, quy định về bảo vệ rùa biển và dugong khi tiếp xúc với các đối tượng. Ra chợ hỏi, vẫn có người rỉ tai, vào vựa bán hải sản hỏi, các bà chủ và nhân viên vẫn sẵn sàng ship hàng cho khách.
Hỏi người dân thì họ vẫn ăn thường xuyên thịt mỏng (rùa biển) hay thịt cá cúi (dugong) ngư dân cũng gặp gì bắt nấy, coi hai loài quý hiếm được bảo vệ đặc biệt "đụng đến là hình sự" như món hời, mạnh ai nấy làm (toàn bộ các cuộc đối thoại này chúng tôi đều ghi âm, ghi hình). Sự thay đổi lớn nhất là: họ thay đổi phương thức hành động, tinh vi hơn, khó kiểm soát hơn.
Cụ thể, ở đảo Phú Quốc, chúng tôi được một thợ lặn phân tích: họ dùng chất độc, lặn sâu xuống đáy biển, vào các hang hốc đá, phun hóa chất vào làm cá lớn ngất. Thế là bế lên bờ đem bán. Họ buộc dây vào dugong khi thấy nó có mõm như mõm lợn và dũi xuống ăn cỏ biển tạo thành các vệt "lạy ông tôi ở bụi này".
Họ giết thịt cá heo nặng năm bảy chục cân, họ bắt rùa biển, họ giết dugong. "Chỉ giết ở ngoài biển, ở trên thuyền ngoài khơi xa, làm gì có ai nhìn thấy. Mà bị đuổi, bị kiểm tra, thả tang vật xuống biển là xong, ai biết đấy là đâu", thợ lặn này phân tích.
Rùa biển, trứng rùa biển trở thành một phần "biểu tượng" của thiên nhiên Côn Đảo. Ảnh được PV Dân Việt chụp trong một buổi trình diễn nghệ thuật sắp đặt tại bờ biển Côn Đảo. Mỗi năm có khoảng 2.000 ổ trứng rùa được ấp nở thành công tại VQG Công Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Văn Hoàng
Nhóm ngư dân và chủ tiệm tạp hóa chúng tôi gặp ở cách xã Hàm Ninh vài kilomet (khu vực Bãi Bổn) thì liên tục gửi hình ảnh mới bắt được rùa biển và đã xả thịt cho chúng tôi. Một ông tên H còn tiết lộ cả số tài khoản, "có hàng bất tử (ý là bất ngờ) là tui gửi liền, gửi xe khách ra Hà Nội, chuyển khoản là xong".
Các đối tượng M Hạnh và Trần S, một chủ quán và một thợ lặn trong khu vực, cả hai đều không biết chữ, chỉ có thể nói vào ghi âm gửi qua zalo. Họ liên tục bám lấy chúng tôi, thông tin bằng âm thanh về tình trạng bắt được rùa, giết thịt và gửi thịt ra cho "hệ thống nhà hàng" ra sao.
Hoá ra, S và các thợ lặn khác ra biển, bắt rùa về bán chỉ trong làng, với các gia đình thân quen ăn một cách "khép kín", thi thoảng mới bán ra ngoài. Qua khảo sát mở rộng, một số tài công, người làm thuê trên thuyền đánh cá thì nói hẳn: mỗi khi, thi thoảng bắt được rùa biển quý, nhà chủ ghe họ lấy đem đi đâu thì đem. Nó cũng như cá, đó là tài sản của chủ, chúng tôi chỉ đi làm thuê.
Anh D ở xã Hàm Ninh, thành phố Phú Quốc kể về nghề lặn biển và những lần bắt, giết thịt rùa biển, dugong, cá heo ngoài biển khơi. Ảnh: Văn Hoàng
Bà D, một chủ hiệu đồ lưu niệm và đặc sản biển ở gần cảng An Thới, TP Phú Quốc thì bán cả những mai đồi mồi khổng lồ đã chế tác với giá 6 triệu đồng/chiếc. Bà nói thẳng, rùa biển này bắt từ ngoài biển vào, là hàng cấm, mua thì bà chuyển xe khách ra Hà Nội, chứ đi máy bay là họ "bắt".
Các tiêu bản vích, đồi mồi (vật trưng bày), chúng to đến mức, tôi ôm nhấc thử mà cứ nghĩ mình đang bưng một cái mâm lớn. Bà này tiết lộ: vừa rồi ngư dân mang đến 7 con rùa biển, bà không giết mổ, không làm tiêu bản, mà gọi cán bộ biên phòng vào làm thủ tục, đi tàu ra khơi xa, thả phóng sinh "từ thiện cầu may".
Bà D, ở khu vực cảng An Thới, Phú Quốc đang rao bán mỗi tiêu bản vích, đồi mồi khổng lồ cho chúng tôi (Phóng viên nhập vai) với giá 5-7 triệu đồng. Ảnh: Lam Anh
Các chi tiết trên cho thấy: việc ngư dân bắt được rùa biển đem về ăn, giết mổ, bán buôn trong vùng, rồi bán phục vụ phóng sinh là… không hề hiếm. Một chị kể rõ, chị ăn bao nhiêu con rùa biển, bộ phận nào thì ngon, chồng chị là ngư dân mê thịt rùa biển, dạy chị cách ăn rồi chị "nghiện" ra sao.
Một chủ bán phế liệu có của ăn của để thì kể về những người bắt rùa biển về bán nguyên con, tư thương mua thu gom rồi bán ra lãi cả trăm triệu đồng. Chủ vựa bán hải sản cho chúng tôi "xem" nhiều phần mà chị giới thiệu là thân xác của rùa biển đã được cắt nhỏ trữ đông.
Chỉ bán theo cân cho người nào "đủ tin tưởng". Một số người "giàu" thì trữ trong tủ lớn các loại rùa, dugong ăn dần, tiếp khách, ngoại giao cho những kẻ hám của lạ. Tiếng chặt thịt và các bộ phận cơ thể ầm ầm vang lên, trước mặt tôi, bởi đồ trong tủ đông rất cứng.
Các bức ảnh được nhóm PV ghi lại trong các chuyến điều tra cho thấy rùa biển, dugong bị giết, biến thành thức ăn và đồ trang trí (được rao bán với giá đắt đỏ) vẫn còn khá phổ biến
Tất cả những khảo sát trên, chúng tôi đều có ghi âm, ghi hình, có cả hình ảnh tang vật vi phạm rành rành. Có cả lời thừa nhận của các đối tượng rằng họ đang làm việc phi pháp, phải giấu giếm và thứ họ đang chế biến, bán buôn, tàng trữ là rùa biển, trứng rùa biển, thịt dugong/bò biển/cá cúi/"nàng tiên cá".
Từ đây nảy sinh ra câu hỏi: tìm hiểu các vụ việc trên không hề khó khăn, thế cơ quan chức năng ở đâu? Đặc biệt, như ở bài 1 chúng tôi đã mô tả: khi có đủ tài liệu, một số tổ chức bảo tồn tâm huyết đã liên lạc với lực lượng có vai trò điều tra, ngăn chặn tình trạng vi phạm trên. Cán bộ vốn xử lý các vụ này (đã làm việc nhiều lần và hiệu quả), chợt thông báo là họ đã chuyển vị trí làm việc, đề nghị liên lạc với người khác. Lúc liên lạc thì… không hiệu quả.
Nhóm phóng viên điều tra chúng tôi đã trực tiếp liên lạc với một lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, báo cáo đầy đủ, chi tiết, từng đối tượng và từng thủ đoạn với tài liệu thuyết phục kèm theo. Tuy nhiên, lại tuy nhiên, tiếc thay, các sự thật mà chúng tôi tận mắt chứng kiến, ghi hình, ghi âm (đầy đủ trong bản báo cáo), khi cơ quan chức năng kiểm tra lại "chưa phát hiện vi phạm".
Thông tin chúng tôi chuyển đến một lãnh đạo tỉnh Kiên Giang được giao cho Sở NNPTNT kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, qua trao đổi với chúng tôi, cán bộ trực tiếp đi điều tra xác minh đã thừa nhận: khó xử lý được vấn đề.
Khó, vì vụ việc được giao cho Sở NNPTNT. Chính một đồng chí trong Sở này cũng phải thừa nhận, lần sau nhà báo nên "tố" tới Cảnh sát môi trường sẽ nhanh và hiệu quả hơn, chứ chúng tôi thì…
Trong khi vào vai thực khách là người ta có thể mua hàng, có thể chứng kiến sai phạm, sai phạm được nhận diện cả qua chính lời nói rủ rỉ của các đối tượng đang buôn bán rùa biển và dugong (cá cúi) hẳn hoi nhưng qua kiểm tra, không thấy sai phạm nào.
Một cán bộ Chi Cục Thuỷ sản Kiên Giang - đơn vị tiến hành kiểm tra các điểm mà chúng tôi tố cáo - nói: khó phát hiện ra các đường dây buôn bán rùa biển và dugong như chúng tôi đã tố cáo lắm. Vì họ hoạt động rất lén lút, tỉnh Kiên Giang phải tăng cường các lực lượng khác đi kiểm tra, thăm dò may ra mới phát hiện (xử lý) được.
Hiện tại đang có đội chuyên sâu về quản lý thuỷ sản ở các địa phương (như Phú Quốc, Hà Tiên) nắm tình hình, phối hợp với cả cảnh sát môi trường và các lực lượng "đặc nhiệm" nữa. Còn "tại thời điểm kiểm tra không phát hiện vi phạm". Vị này nhấn mạnh: Trước đây cũng đã xử lý hình sự một vài vụ (liên quan đến lĩnh vực giết mổ bán buôn rùa biển và dugong) rồi. Tư liệu, nếu nhà báo cần tôi sẽ báo cáo lãnh đạo rồi cung cấp…
Một ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này: Ở Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), cách đây chưa lâu, một chuyên gia yêu thiên nhiên chụp bộ ảnh xẻ thịt rùa biển bán tại chợ. Anh này đưa lên mạng xã hội, ai nấy bất bình, báo chí vào cuộc, cơ quan chức năng mới theo dấu vết đến xử lý.
Điều này chứng tỏ, việc ngăn chặn, giám sát, tuyên truyền chưa hiệu quả. Để người dân nơi khác đến phát hiện và tố cáo. Quan trọng hơn, người bán và người mua thấy việc giết mổ, bán thịt rùa biển giữa chợ đông, ban ngày ban mặt, có vẻ như… rất bình thường. Vậy, chúng ta thấy được lỗ hổng tuyên truyền và thực thi pháp luật trong vụ việc này (và các vụ tương tự).
Bà Mơ sinh được 7 người con thì 3 cô con gái cùng với bà bị ung thư buồng trứng. "Nhà cửa, đất đai, mẹ tôi đã bán hết để chữa bệnh cho chồng con", chị Mai Thị Mừng vừa điều trị bệnh, vừa chăm sóc mẹ trong bệnh viện bộc bạch.
Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 19/2025/TT-BQP, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó làm rõ các quy định quan trọng áp dụng cho quân nhân nghỉ hưu trước tuổi do thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại lực lượng.
Quá trình thi công dự án 500 tỷ đồng làm vỡ đường ống, khiến 2.810 hộ dân ở (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) không có nước để sinh hoạt. Suốt 5 ngày trôi qua, cuộc sống của hàng ngàn hộ dân nơi dự án đi qua bị đảo lộn.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp. Theo ghi nhận, quá trình lấy ý kiến, cơ bản người dân ủng hộ phương án sắp xếp và tên gọi đơn vị hành chính mới.
Những suất cơm ấm nóng được trao tận tay người bệnh không chỉ là nguồn động viên tinh thần, mà còn chứa đựng công sức và tấm lòng của những người làm chương trình. Tất cả xuất phát từ mong muốn lan tỏa yêu thương, sẻ chia đến thật nhiều mảnh đời kém may mắn.
UBND huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) vừa ra quyết định xử phạt chủ cơ sở chăn nuôi lợn tại khu vực hồ Đầm Khụ, xã Quyết Thắng do vận hành khi chưa có giấy phép môi trường theo quy định. Trại lợn này từng bị Báo Dân Việt phản ánh gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm cá chết hàng loạt tại hồ Đầm Khụ – nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản cho người dân Châu Tróng.
“Mỗi suất cơm thiện nguyện của Bữa Cơm Yêu Thương giúp chúng tôi tiết kiệm thêm được chút tiền chi phí trong quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, cả phòng tôi đều cố gắng chia nhau để đi lấy cơm” – chị Thể xúc động nói.
Chỉ với hai doanh nghiệp vừa bị cơ quan chức năng phanh phui, gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả đã được sản xuất và tuồn ra thị trường suốt 4 năm qua, đút túi hơn 500 tỷ đồng. Không ai biết bao nhiêu trẻ sinh non, phụ nữ mang thai và người già đã từng sử dụng những sản phẩm này. Dư luận bức xúc đặt câu hỏi: Nếu vẫn để doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm, còn cơ quan chức năng chỉ hậu kiểm an toàn thực phẩm, liệu có đủ sức phát hiện và ngăn chặn kịp thời, hay lại tiếp tục để xảy ra những vụ v
Đà Nẵng - Quảng Nam dự kiến sáp nhập, đưa thành phố hiện nhỏ nhất trong số sáu thành phố trực thuộc Trung ương trở thành đơn vị mới có diện tích tự nhiên lớn nhất.
Chỉ còn khoảng 11 ngày nữa, theo kế hoạch của UBND TP. Hà Nội, tòa nhà 'Hàm cá mập' sẽ hoàn thành việc phá dỡ. Tuy nhiên, đến nay, công tác này vẫn chưa có dấu hiệu khởi động. Một số doanh nghiệp đã chủ động đề xuất phương án tháo dỡ không sử dụng ngân sách Nhà nước và đề nghị được thực hiện ngay.
Tiền lương cấp bậc Thiếu tá Quân đội nhân dân năm 2025 là 14.04 triệu đồng (mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp). Mức lương cơ sở để tính lương cấp bậc này là bao nhiêu? Cách tính lương Thiếu tá Quân đội nhân dân năm 2025 được quy định ra sao?
22,93 triệu đồng/tháng là mức lương của cấp bậc Thượng tướng Công an nhân dân năm 2025. Vậy mức lương cơ sở dùng để tính lương cho cấp bậc này là bao nhiêu? Cách tính lương của Thượng tướng Công an nhân dân được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết theo quy định hiện hành.