Video: Xua tan “bóng tối mặc cảm” bằng ánh sáng tình người.
Như thường lệ, khi tiếng chuông báo giờ cơm trưa vang lên, khuôn viên Trung tâm Đào tạo Cán bộ Phục hồi chức năng cho Người mù (số 217 phố Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) lại rộn ràng tiếng rủ nhau xuống nhà ăn. Tay người sau đặt trên vai người trước, các học viên mù của Trung tâm nối đuôi nhau bước xuống cầu thang từ những căn phòng ký túc xá.
Thứ Bảy này, không giống như những bữa cơm hàng ngày, các học viên Khóa 93 của 2 lớp Xoa bóp bấm huyệt và Nghiệp vụ Quản lý Công tác Hội được phục vụ các suất cơm đến từ Phiên Chợ Trái Tim thông qua Chương trình “Bữa Cơm Yêu Thương”. Những món ăn nóng hổi, đảm bảo dinh dưỡng đã được đội ngũ thực hiện chương trình chuẩn bị bằng cả trái tim, với hy vọng xoa dịu phần nào sự thiệt thòi của các hoàn cảnh nơi đây.
Sau khoảng thời gian ổn định chỗ ngồi, với sự hỗ trợ tận tình của các tình nguyện viên, các học viên của Trung tâm bắt đầu bữa ăn của mình. Bằng cảm nhận của đôi bàn tay, từng người chủ động lấy các dụng cụ ăn uống và thưởng thức bữa trưa với một tâm trạng háo hức, phấn khởi.
Trong giờ ăn giữa ngày, những câu hỏi cùng lời khen làm nhộn nhịp cả gian phòng. “Cơm hôm nay khác quá!” "Bữa trưa vừa có thịt, vừa có chả, vừa có trứng, canh xương bí đỏ lại có cả bắp cải luộc và sữa tráng miệng!”;... Khác với bữa cơm được phục vụ từ nguồn trợ cấp 30.000 đồng/người/ngày, các suất ăn lần này đầy đủ hơn, đa dạng các món ăn hơn và đặc biệt là mang lại cảm giác ấm lòng hơn.
Hơn nửa giờ đồng hồ trôi qua, từng cặp lồng cơm cho mỗi học viên đã hết sạch. Theo các thầy cô giáo tại đây, rất hiếm khi các học viên được thưởng thức bữa ăn ngon miệng và trọn vẹn đến vậy.
Chính thức đi vào hoạt động năm 1997, Trung tâm Đào tạo cán bộ Phục hồi chức năng cho Người mù là địa chỉ tin cậy giúp cán bộ, hội viên của Hội, các học viên trên khắp cả nước học tập, rèn luyện, phát huy hết tiềm năng của bản thân để vươn lên hòa nhập với cộng đồng và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương Hội Người mù Việt Nam, trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, đến nay Trung tâm Đào tạo cán bộ Phục hồi chức năng cho Người mù không chỉ là cơ sở nguồn đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên, hướng nghiệp và dạy nghề cho người mù, nghiên cứu, biên soạn, chỉnh lý các tài liệu phục vụ cho việc học tập của người mù cả nước, mà nơi đây đã trở thành chiếc nôi nuôi dưỡng tinh thần, sự tự tin, chắp cánh cho những ước mơ của rất nhiều thế hệ cán bộ, hội viên, học viên được bay cao, bay xa hơn.
Dẫu vậy, cuộc sống của những hoàn cảnh không còn nhìn thấy ánh sáng chất chứa vô vàn khó khăn, trắc trở. Từ sinh hoạt hàng ngày đến các công việc chăm lo kinh tế, những rào cản đến từ bóng tối không ít lần làm các học viên chùn bước, tưởng chừng như từ bỏ trước định mệnh trớ trêu.
Chính những khó khăn mà cuộc đời sắp đặt đã tôi luyện nên những trái tim kiên cường. Sau những ngày tháng rơi vào vũng sâu của mặc cảm và tuyệt vọng, họ tìm thấy sự đồng cảm từ những người cùng cảnh ngộ. Ở đó, họ sát cánh cùng nhau, là chỗ dựa tinh thần cho người còn lại trong những ngày tháng khó khăn. Khi đôi mắt không nhìn được nữa, trái tim họ được mạnh mẽ cất lời.
“Cảm ơn các thầy cô đã cho tôi được sinh ra một lần nữa. Chắc chắn tôi sẽ không để lãng phí cuộc đời thứ 2 này của mình trong sự yêu thương của không chỉ những người cùng cảnh ngộ, mà còn của cộng đồng nhân ái xung quanh” - chị Ngọc Linh nức nở.
Ông Phạm Xuân Trường - Giám đốc Trung tâm cho biết, các hoạt động phục vụ đời sống sinh hoạt của học viên nơi đây may mắn nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân. Những món quà ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ cán bộ, giảng viên khi nhìn thấy các học viên có điều kiện học tập dần được cải thiện.
Cũng theo Giám đốc Trung tâm, trong thời gian sắp tới, khi Trung tâm triển khai các nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, sẽ không tránh gặp phải rất nhiều khó khăn đến từ nhiều mặt. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học cũng như đời sống sinh hoạt của các học viên. Vì vậy, đơn vị rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành của các mạnh thường quân trên khắp cả nước.
Mọi sự ủng hộ xin gửi về
Báo Nông Thôn Ngày Nay, Tòa nhà Báo Nông Thôn Ngày Nay – Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Số tài khoản: 2120524887 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội.
“Mỗi suất cơm thiện nguyện của Bữa Cơm Yêu Thương giúp chúng tôi tiết kiệm thêm được chút tiền chi phí trong quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, cả phòng tôi đều cố gắng chia nhau để đi lấy cơm” – chị Thể xúc động nói.
"Tôi rất vui khi các học sinh của mình được trải nghiệm tại Phiên Chợ Trái Tim. Tại đây, các con được chia sẻ, lan tỏa yêu thương tới cộng đồng, có ý thức có trách nhiệm hơn và trân trọng những gì mình đang có", cô giáo Phạm Minh Châm bày tỏ.
Gần 1 tháng kể từ ngày được ra viện, đôi mắt của cô bé Giàng Thị Viên đã bình phục. Nhờ vậy, em tiếp tục được đến lớp như bao bạn bè cùng trang lứa và mang theo niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng.
"Cách đây 2 năm, chồng tôi bị tai nạn gãy hai chân và tay trái. Ít lâu sau, con gái tôi phát hiện bị bệnh tim. Chồng tôi mới đi làm trở lại được khoảng nửa tháng thì lại bị tai nạn chấn thương sọ não. Tôi khóc đã cạn nước mắt rồi..."
Trong tháng 3/2025, Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt đã tiếp tục ghi dấu ấn sâu đậm trong các hoạt động thiện nguyện với 5 chương trình được tổ chức. Tổng trị giá các chương trình lên tới 200 triệu đồng.
Bà Mén mang trong mình nhiều bệnh tật, sống đơn độc trong căn nhà rách nát giữa thời tiết mưa nắng khắc nghiệt ở Long An. Không may, căn nhà bị cháy, giờ đây, bà phải ngủ dưới nền đất, dùng tấm bạt nhựa che tạm để tránh mưa gió.
“Cuối tuần, hai bố con lại về quê, vừa tranh thủ làm thuê kiếm thêm tiền, vừa tiết kiệm chi phí. Chỉ có như vậy, gia đình tôi mới có thể xoay xở lo tiền chữa trị căn bệnh ung thư mũi giai đoạn 3 cho con” - ông Luyện chia sẻ.
Sau gần một tháng điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và trải qua hai ca phẫu thuật để giữ lại chân trái bị máy cày cuốn khi đi làm ruộng, anh Hầu đang mang trong mình nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Giữa khó khăn chồng chất, anh chỉ biết đặt hy vọng vào tấm lòng hảo tâm của mọi người để giúp gia đình vượt qua cơn hoạn nạn.
Gần một tháng sau khi gửi thư tới Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt mong các nhà hảo tâm giúp đỡ, sức khoẻ của anh Thường đã tạm ổn định, trở lại với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bên gia đình.
Mỗi dòng thư tay là những tâm sự, kỷ niệm, là bài thơ, là cảm xúc của mọi người khi đến với Chương trình Bữa Cơm Yêu Thương thuộc Dự án Thiện nguyện Phiên Chợ Trái Tim.
Ở tuổi 76, ông Toán vẫn gồng mình lo toan cho hai cháu gái mồ côi cha mẹ đang tuổi ăn học và người em khuyết tật. Gia tài của ông chẳng có gì ngoài những tấm giấy khen của cháu, nhưng dù cuộc sống khốn khó đến đâu, ông vẫn kiên trì bám trụ, chỉ mong các cháu không phải dang dở học hành.
Với những người bệnh đang nằm điều trị dài ngày trong bệnh viện, một suất cơm mang hương vị tình thân càng làm nỗi nhớ quê hương thêm phần da diết. Vì thế, mỗi thứ 7 hàng tuần, họ đến “ngôi nhà” của Phiên Chợ Trái Tim, tìm thấy sự sẻ chia và hơi ấm yêu thương trên hành trình chiến đấu với bệnh tật.
“Tôi luôn nghĩ việc mình được sống là sự may mắn. Vì vậy, mọi người hãy cố gắng lạc quan, hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất. Chúng ta phải có niềm tin bởi có niềm tin là sẽ có tất cả”, Hoa khôi bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ chia sẻ tại Bữa Cơm Yêu Thương số 95.
"Mỗi lần con tôi vào viện điều trị, tổng chi phí mất hơn chục triệu đồng. Vợ chồng tôi được nhà nội cho mượn sổ đỏ thế chấp vay ngân hàng 100 triệu đồng, vay thêm họ hàng 50 triệu đồng chữa trị cho cháu mà không biết khi nào mới trả nổi".
Bị ung thư máu suốt 15 năm qua, chị Phan Thị Tuyên dường như đã quên mất mình đang mang trọng bệnh. Mọi tâm tư của chị đều hướng về con trai Trần Bảo Khang (16 tuổi): "Mới sinh ra 3 ngày cháu đã phát hiện có khối u tuỷ ở cột sống bị vỡ, phải phẫu thuật. Từ đó đến nay, cháu ở viện nhiều hơn ở nhà".