Chủ nhật, ngày 18/05/2025 14:13 GMT+7

AI và ảnh: Ghé thăm xã rộng nhất Việt Nam có 46,7 km đường biên giới với Campuchia, diện tích lớn hơn nhiều thành

Lê Hiếu Chủ nhật, ngày 18/05/2025 14:13 GMT+7
Xã Krông Na thuộc huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) là xã có diện tích lớn nhất Việt Nam, lớn hơn nhiều tỉnh thành trên cả nước. Xã Krông Na có 46,7 km đường biên giới với Campuchia, đây là xã duy nhất của Đắk Lắk được dự kiến giữ nguyên sau sắp xếp, nhưng sẽ đổi tên.

Xã rộng nhất Việt Nam - Krông Na

Trong số hơn 10.000 đơn vị hành chính cấp xã, đây là địa phương có diện tích tự nhiên rộng nhất Việt Nam. Cùng AI (trí tuệ nhân tạo) ngắm nhìn, tham quan xã Krông Na thông qua những bức ảnh được tạo ra từ ảnh thực tế.

Ngày 22/4, thông tin từ Sở Nội vụ Đắk Lắk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn là xã có diện tích lớn nhất Việt Nam và là xã biên giới nên sau sắp xếp sẽ không sáp nhập với các xã khác. Xã Krông Na sẽ được giữ nguyên diện tích, quy mô dân số và đổi tên thành xã Buôn Đôn. Ảnh: AI.
Xã Krông Na có diện tích hơn 11.113 km2; dân số 6.582 người. Đây là xã có diện tích lớn hơn nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nam (860 km2), Bắc Ninh (823 km2). Lý do xã Krông Na có diện tích lớn vì bao gồm cả diện tích của Vườn quốc gia Yók Đôn. Trong ảnh là trung tâm xã Krông Na, theo AI, trong tương lai gần, nhiều tòa nhà cao tầng sẽ mọc lên tại nơi này. Ảnh: AI.
Xã Krông Na nằm về phía Tây bắc huyện Buôn Đôn, cách trung tâm huyện 18 km theo đường Tỉnh lộ 17, phía Tây có 46,7 km đường biên giới tiếp giáp tỉnh Moldunkiri của nước bạn Campuchia. Ảnh: AI.
Trong ảnh là Lễ hội khinh khí cầu được tổ chức tại xã Krông Na. Trước đó, dịp đầu năm 2025 địa phương này cũng đã tổ chức Lễ hội khinh khí cầu và thu hút nhiều người dân, du khách thập phương tham gia. Ảnh: AI.
Diện tích xã Krông Na chủ yếu là diện tích rừng. Địa phương có địa hình đồi núi, chia cắt phức tạo, hiểm trở, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 74,93% và có vị trí đặc biệt quan trọng đến quốc phòng, an ninh biên giới và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia nên không sáp nhập với xã khác. Ảnh: AI.
Trong ảnh là Vườn quốc gia Yók Đôn, được biết rừng tự nhiên ở xã Krông Na còn có nhiều nguồn gen động vật hoang dã, thực vật quý hiếm, ngoài ra nơi đây còn lưu giữ được môi trường sống hoang dã và là nơi cư trú ổn định cho nhiều loài thú rừng đặc trưng Tây Nguyên. Ảnh: AI.
Xã Krông Na được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quý giá, có nhiều khả năng để đầu tư khai thác tạo thành điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng; tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho người lao động, chuyển dịch nền kinh tế theo hướng xanh, bền vừng. Trong ảnh, du khách quốc tế cưới voi tại bản Đôn, thuộc xã Krông Na, nơi đây cách Buôn Ma Thuột 40 km theo hướng tỉnh lộ 1 về phía Tây Bắc. Ảnh: AI.
Khách du lịch nước ngoài tại bản Đôn. Được biết bản Đôn là (huyện Buôn Đôn) từng là thủ phủ của Đăk Lăk đầu thế kỷ 20. Để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và chiếm giữ một vị trí an ninh, quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột. Nói đến Bản Đôn, nhiều người nhắc tới voi bởi nơi đây có truyền thống săn bắt, thuần dưỡng voi rừng. Tiếng tăm của họ đã một thời được truyền tụng khắp một vùng rộng lớn phía Nam châu Á. Ảnh: AI.
Phía Tây xã Krông Na có 46,7 km đường biên giới tiếp giáp tỉnh Moldunkiri của nước bạn Campuchia. Dọc biên giới, quân dân địa phương thường xuyên tuần tra, đảm bảo an ninh. Lãnh đạo xã Krông Na cho biết, địa phương thường xuyên “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” trên địa bàn xã đã có hàng chục tổ tự quản, hơn 200 hộ gia đình, hàng trăm cá nhân đăng ký tham gia quản lý bảo vệ đường biên, cột mốc. Ảnh: AI.
Thiếu nữ dân tộc Lào tại xã Krông Na tham gia một dịp Tết tại địa phương. Hiện xã Krông Na có gần 75% đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Ảnh: AI.
Hoạt động văn hóa thế dục thể thao tại xã Krông Na được tổ chức thường xuyên, nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết trong toàn xã. Ảnh: AI.

Bà Bun Sốm Lào, Chủ tịch UBND xã Krông Na, cho biết, ngày 21/4 xã đã hoàn thành việc lấy ý kiến người dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo bà Bun Sốm Lào, đa số người dân đồng tình với phương án giữ nguyên quy mô dân số, diện tích của xã Krông Na và đồng ý phương án đổi tên xã Krông Na thành xã Buôn Đôn.

Sáp nhập Đắk Lắk và Phú Yên

Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Phú Yên đã tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận nội dung của đề án về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy sau khi sáp nhập 2 tỉnh. Sau khi hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên, tên gọi mới là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm hành chính đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Tỉnh Đắk Lắk dự kiến có diện tích hơn 18.000km2 sau sáp nhập, rộng thứ 3 cả nước sau Lâm Đồng và Gia Lai; dân số hơn 3,3 triệu người và có 101 đơn vị hành chính cấp xã (Đắk Lắk có 67 đơn vị, tỉnh Phú Yên 34 đơn vị).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.