Phó Chủ tịch Hội NDVN Phạm Tiến Nam: Báo Dân Việt đã tạo được bản sắc, luôn sát cánh cùng nông dân
"Trải qua 12 năm trưởng thành, phát triển, Báo Dân Việt đã tạo được bản sắc, dấu ấn riêng và hơn hết, tờ báo đã là người bạn đồng hành của nông dân trên khắp mọi miền Tổ quốc" - Đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Phạm Tiến Nam nhân 12 năm thành lập Báo Điện tử Dân Việt (8/6/2010 – 8/6/2022).
Nhân kỷ niệm 12 năm ngày thành lập Báo điện tử Dân Việt (8/6/2010 - 8/6/2022), đồng chí Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đã có bài viết đánh giá về những bước trưởng thành và những thành tựu mà Báo Dân Việt đã đạt được trong suốt chặng đường vừa qua. Dân Việt xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết này:
Trong 12 năm qua, Báo Điện tử Dân Việt đã liên tục đổi mới, tích cực đưa những thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước; thông tin, tuyên truyền chủ trương, nghị quyết, chính sách của Hội Nông dân Việt Nam đến với bà con nông dân; từ đó góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức của hội viên nông dân.
Chất lượng của các tác phẩm báo chí trên Báo Điện tử Dân Việt đang được nâng cao qua từng tháng, từng năm. Sự biến đổi rõ rệt từ lượng sang chất đã minh chứng cho nỗ lực không mệt mỏi của những người làm Báo Điện tử Dân Việt trong nhiều năm qua.
Đặc biệt, với tôn chỉ rất rõ ràng "Sát cánh cùng nông dân Việt", Báo Điện tử Dân Việt đã lựa chọn mảng nội dung về tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là bản sắc cốt lõi của báo.
Là tờ báo của nông dân, Báo điện tử Dân Việt đã trở thành kênh thông tin quan trọng, cung cấp thông tin về kỹ thuật, khoa học công nghệ, thị trường sản xuất kinh doanh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Dân Việt cũng là một trong những báo giới thiệu nhiều nhất các mô hình hay, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi của nông dân. Thông qua việc giới thiệu các mô hình này đã góp phần thúc đẩy và nhân rộng các mô hình một cách hiệu quả.
Đáng chú ý, trong hơn 2 năm qua, đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân, nông thôn. Trước tình hình đó, Báo Dân Việt đã vào cuộc tích cực, kịp thời ghi nhận, phản ánh những khó khăn, nguyện vọng của nông dân cho Đảng, Nhà nước và Hội Nông dân Việt Nam để đầu tư, hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất.
Có thể nói là Dân Việt là tờ báo cung cấp thông tin nhanh nhất giữa hoạt động và sự lãnh đạo chỉ đạo của Hội Nông dân Việt Nam đến với người nông dân.
Đây cũng là kênh thông tin phản ánh thiết thực và quan trọng giúp Hội Nông dân Việt Nam nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và đời sống nông dân. Từ đó, Hội Nông dân Việt Nam tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện những chính sách mới, bổ sung những chính sách còn thiếu, điều chỉnh những chính sách chưa phù hợp về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thay mặt Đảng Đoàn và Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tôi trân trọng ghi nhận và nhiệt liệt chúc mừng những và đánh giá cao những thành quả đạt được và những đóng góp quan trọng của Báo Điện tử Dân Việt đối với Hội Nông dân và nông dân Việt Nam trong suốt 12 năm qua.
Thay mặt lãnh đạo T.Ư Hội NDVN, Phó Chủ tịch Phạm Tiến Nam (thứ hai từ phải sang) tặng hoa chúc mừng Báo Nông thôn ngày nay/Báo Điện tử Dân Việt nhân dịp kỷ niệm 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 21/6/2021. Ảnh: Phạm Hưng
Trong 12 năm (2010 – 2022) hoạt động, Báo Dân Việt đã phát triển không ngừng, trở thành một trong những tờ báo điện tử hàng đầu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo Nông thôn ngày nay/Báo Điện tử Dân Việt đã chủ động đề xuất, tham mưu với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hàng loạt các chương trình, sự kiện quan trọng có tiếng vang.
Có thể kể đến như: Chuỗi chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam với hoạt động trọng tâm là bình chọn và tôn vinh 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc nhất cả nước hàng năm. Đến nay, sau 9 năm liên tiếp tổ chức, Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam được coi như là một ngày hội lớn của nông dân cả nước và trở thành sự kiện nổi bật nằm trong các chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10) hàng năm.
Diễn đàn nông dân quốc gia hàng năm cũng là một sự kiện mang tính thương hiệu mà Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao cho Báo Nông thôn ngày nay/Báo Điện tử Dân Việt thực hiện tổ chức rất tốt.
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân là sự kiện chính trị quan trọng, được nông dân cả nước mong chờ với 4 lần tổ chức: lần thứ nhất tháng 4/2018, lần thứ hai vào tháng 12/2019, lần thứ ba tại Đăk Lăk vào cuối tháng 9/2020 và mới đây ngày 29/5 tổ chức lần thứ tư tại Sơn La.
Tất cả các chương trình, sự kiện này đều gắn chặt với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua các sự kiện, uy tín của Hội Nông dân Việt Nam được nâng lên, vị thế của người nông dân được khẳng định.
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Báo Dân Việt cần tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, mục tiêu kinh tế - xã hội. Ban Biên tập và những người làm Báo Điện tử Dân Việt cần tiếp tục tự hoàn thiện mình và tự hoàn thiện mình không ngừng đổi mới giúp cho Dân Việt trở nên có giá trị, có bản sắc và chỗ đứng trong lòng bạn đọc thân yêu của mình.
Tiếp tục sát cánh, đồng hành cùng nông dân, Báo Dân Việt cần tăng cường hơn nữa các tuyến bài, phóng sự điều tra phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của nông dân để làm cơ sở giúp Hội Nông dân Việt Nam kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước tháo gỡ khó khăn cho hội viên, nông dân.
Bước vào thời đại công nghệ số, báo chí đang có những thay đổi vũ bão dưới sự tác động của tiến bộ công nghệ, chuyển động số, nhất là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, để phát triển bền vững, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của một tờ báo hàng đầu về tam nông, Dân Việt cần tiếp tục đầu tư, đổi mới hệ thống trang thiết bị làm báo; đổi mới công nghệ làm báo, xây dựng Báo Điện tử Dân Việt trở thành một trong những tờ báo điện tử đa phương tiện hàng đầu trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Về phía đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên phải không ngừng học tập, bổ sung kiến thức, kỹ năng quản lý, xuất bản báo chí thời chuyển đổi số để thích ứng, thích nghi, theo kịp với đổi mới.
Tôi tin tưởng và mong rằng, với bản lĩnh, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của mình, Đảng ủy bộ phận, Ban Biên tập, đội ngũ người làm báo Báo Điện tử Dân Việt sẽ tiếp tục đổi mới, vượt qua khó khăn, thách thức, gặt hái được nhiều thành quả, xứng đáng với niềm tin yêu của Hội Nông dân, đông đảo bạn đọc và đồng bào nông dân cả nước…
Phó Chủ tịch BCH Hội NDVN Phạm Tiến Nam trao tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2021. Ảnh: Phạm Hưng
Sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, huyện Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã giảm từ 24 xã, thị trấn xuống còn 5 xã, thị trấn (tỷ lệ giảm 79,17%). Tên gọi 5 xã mới sau sáp nhập là: xã Thiệu Hóa, xã Thiệu Tiến, xã Thiệu Toán, xã Thiệu Trung và xã Thiệu Quang.
Mô hình trồng vú sữa bơ hồng áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa sớm vụ của anh Nguyễn Văn Đại - ấp Phước Tiến, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã đem lại thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.
Bình Chánh, TP.HCM – Trong căn nhà nhỏ nằm giữa vườn mướp xanh mát, ông Nguyễn Văn Sứ, 72 tuổi, nông dân xã Bình Chánh, chậm rãi nhắc lại những tháng ngày gian khổ mà ông và gia đình từng trải qua trong chiến tranh, cũng như chặng đường đổi thay của người nông dân từ sau ngày đất nước thống nhất.
Sáp nhập thành công, tỉnh Đắk Lắk mới sau khi hợp nhất 2 tỉnh Đắk Lắ k sẽ là tỉnh duy nhất trong số 34 tỉnh, thành phố có cây thủy tùng-loài cây nguy cơ tuyệt chủng, loài cây có tên trong sách Đỏ.
Giá sầu riêng "tuột dốc" là câu chuyện xôn xao trong cộng đồng sầu riêng Việt Nam. Sau Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Philippines, mới đây, Campuchia đã chính thức được cấp phép xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc khiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Phát triển ngành chăn nuôi bền vững đòi hỏi không chỉ kiểm soát việc sử dụng kháng sinh một cách có trách nhiệm trong thức ăn chăn nuôi mà còn xây dựng chuỗi cung ứng an toàn, minh bạch và thân thiện với môi trường.
Từ bỏ công việc thợ mỏ sau nhiều năm gắn bó, anh Hoàng Văn Cường, thôn Nam Hưng, xã Song Lãng (huyện Vũ Thư) trở về quê tích tụ gần 10ha đất lúa để làm nông nghiệp (trồng lúa, trồng rau màu các loại), hiện thực hóa giấc mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương mà anh ấp ủ bấy lâu.
Được người quen giới thiệu, đầu năm 2024, ông Phan Trọng Đường, ở thôn Cảnh An, xã Cát Tài liên hệ và ký hợp đồng với một doanh nghiệp cung ứng heo rừng lai (lợn rừng lai) trên địa bàn huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) để nhận 4 heo nái hậu bị và 1 heo đực giống về thả nuôi.
Anh Trương Văn Phúc, ngụ tại xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đang nuôi thành công loài chim công xanh, loài chim quý hiếm có tên trong sách Đỏ. Anh kết hợp với vườn cây, hồ cá để làm du lịch sinh thái, thu hút khách.
Trong giới chơi lan ở Việt Nam, hẳn không ai xa lạ cái tên vườn lan Chính Trương ở Phú Thọ,
do anh Trương Quốc Chính (sinh năm 1983) gây dựng. Thời điểm hoa lan đột biến lên cơn sốt, khách hàng ra vào vườn lan của anh nườm nượp. Anh Chính không tiết lộ lợi nhuận thu về, nhưng nhiều giao dịch mua bán lan đột biến trị giá vài tỷ cho tới cả trăm tỷ đồng, anh đều góp mặt.
Năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của nông nghiệp Thái Nguyên khi tỉnh tập trung nguồn lực phát triển 280ha cây ăn quả, mở ra cơ hội làm giàu bền vững cho người nông dân.
Những ngày này, nông dân trồng đậu phụng (đậu phộng, lạc) huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đang thu hoạch đậu phụng vụ Đông Xuân 2024 - 2025. Vụ đậu phụng này, nông dân vui vì trúng mùa, được giá.
Người dân ngày càng ứng dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng, chăm sóc vải chín sớm Phương Nam, trong đó có phun thuốc BVTV bằng máy bay nông nghiệp.
Sáp nhập tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, liệu tỉnh mới dự kiến mang tên Đồng Nai sau hợp nhất có "soán ngôi vô địch" với tư cách là tỉnh trồng sầu riêng nhiều nhất Việt Nam. Hiện, top 4 tỉnh có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất lần lượt từ cao xuống thấp là: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Nai...
Loài chuột xưa nay thường hay bị ghét bỏ vì tập tính phá hoại. Tuy nhiên, có một loài chuột, khác xa với những họ hàng của chúng, đó là chuột Hamster. Chúng nhỏ nhắn, đáng yêu và gần gũi với chủ. Trần Thị Ngọc Huyền (phường Nhơn Hưng, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã lựa chọn vật nuôi này để khởi nghiệp.
Cùng với sản phẩm hạt tiêu đen truyền thống, hiện nay hạt tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh đang được thị trường đón nhận tích cực. Nhờ chất lượng đảm bảo, sản xuất bằng phương pháp hữu cơ và quy trình chế biến nghiêm ngặt, tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh (Quảng Trị) hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm sạch của người tiêu dùng.