Vợ Phan Văn Đức: Gợi cảm khó tin sau ‘3 năm 2 lứa’
Dù đã sinh cho Phan Văn Đức 2 bé nhưng Võ Nhật Linh đã nhanh chóng lấy lại vóc dáng nuột nà đến khó tin.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, cho biết: Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, phức tạp khó lường, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của các Ban, Bộ, ngành Trung ương; sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.
Kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững; đời sống Nhân dân các dân tộc được nâng cao; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước ngày càng được tăng cường. Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp to lớn của tổ chức Hội Nông dân và cán bộ, hội viên nông dân trong toàn tỉnh.
Nông dân tỉnh Hòa Bình chiếm khoảng 67% dân số và hơn 62% lực lượng lao động xã hội của tỉnh. Trong 5 năm qua, phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp nông dân Việt Nam, các cấp Hội Nông dân trong toàn tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở; tổ chức phát động và triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động phù hợp với từng đối tượng, lợi ích, nhu cầu của các tầng lớp nông dân.
Từ thực tiễn hoạt động phong phú, sôi nổi của các phong trào: "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững"; "Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường"; "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh"; "Gương người tốt, việc tốt",... gắn với các cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,... đã xuất hiện nhiều nông dân giỏi, điển hình tiên tiến, nhiều tổ chức hội xuất sắc, tạo dấu ấn tốt đẹp trong đời sống xã hội; đời sống vật chất, tinh thần của hội viên nông dân được cải thiện và nâng lên góp phần ổn định và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại nông thôn; dần hình thành một thế hệ nông dân có tư duy đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường.
Đây được xem là hình mẫu người nông dân thế hệ mới trong xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh", góp phần tô thắm thêm truyền thông vẻ vang của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam.
Ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình yêu cầu Đại hội Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình thảo luận, xem xét, quyết định 6 vấn đề. Ảnh: Phạm Hoài.
Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy vai trò là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; có nhiều đề xuất với cấp ủy, chính quyền trong xây dựng chính sách, tháo gỡ khó khăn, tập hợp, vận động các tầng lớp nông dân lao động, sản xuất, học tập, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; góp phần giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Tổ chức Hội ngày càng phát triển, đội ngũ cán bộ, hội viên, nông dân từng bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Nhiệm kỳ vừa qua, các cấp Hội Nông dân trong toàn tỉnh đã thực hiện đạt và vượt 20/20 chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội lần thứ X đã đề ra.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình khẳng định, với những kết quả đạt được trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã góp phần củng cố và nâng cao vị thế của tổ chức Hội Nông dân, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình chúc mừng và biểu dương những thành tích mà cán bộ, hội viên, nông dân trong toàn tỉnh đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua.
Ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình tặng hoa chúc mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ảnh: Phạm Hoài.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những năm qua, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình cho rằng các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại hạn chế trong hoạt động của các cấp bộ Hội và phong trào nông dân tỉnh Hòa Bình, đó là: Nội dung, phương thức hoạt động của Hội chậm được đổi mới; một bộ phận cán bộ hội chưa sâu sát, chưa gắn bó mật thiết với nông dân và phong trào; chưa kịp thời nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của hội viên, nông dân để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời.
Công tác tham gia xây dựng chính sách, tham mưu xây dựng chính sách; công tác giám sát và phản biện xã hội của các cấp bộ Hội còn yếu. Phong trào nông dân phát triển chưa đồng đều; việc xây dựng các mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp còn hạn chế. Đời sống của một bộ phận nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
Đặc biệt, theo phát biểu của đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã điểm lại những tồn tại hạn chế, khó khăn trong phát triển nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn quốc. Đây là yêu cầu, mục tiêu đặt ra để chúng ta góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người nông dân Việt Nam, trong đó có người nông dân của tỉnh Hòa Bình. Đây là bài toán rất là lớn cho Hội Nông dân các cấp. Chúng ta ở đây, một đời, hai đời, ba đời, bốn đời đều từ nông thôn mà ra. Chúng ta đều là con em nông dân, giờ đây khoác áo trên vai mình công nhân hay tri thức thì cái xuất phát điểm vẫn là từ làng quê, lũy tre. Quan tâm chăm lo phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho người nông dân của chúng ta, đây là nhiệm vụ không phải riêng của tổ chức Hội Nông dân mà đây là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và của cả hệ thống chính trị.
Tồn tại, hạn chế của tổ chức Hội và phong trào Nông dân dân cũng là tồn tại, hạn chế mà các cấp ủy chính quyền các cấp phải nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo để chúng ta có giải pháp trong thời gian tới.
Do vậy, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình đề nghị các đại biểu dự Đại hội phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận, phân tích kỹ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời tích cực đóng góp với Đại hội các giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh nhà trong thời gian tới.
Ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; ông Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình khóa XI. Ảnh: Hằng Linh.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình cũng cho biết, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng bộ, toàn quân và nhân dân các dân tộc tỉnh ta đang ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định "Phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số"; Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIl xác định “Phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ".
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là: Nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh".
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, các cấp bộ Hội và cán bộ, hội viên nông dân trong toàn tỉnh cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình, tiếp tục đổi mới, tập hợp, đoàn kết xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Ông Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình tham quan các sản phẩm OCOP tại các gian hàng trưng bày tại Đại hội. Ảnh: Phạm Hoài.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình đồng tình với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp mà Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa XI đã báo cáo trình trước Đại hội. Đồng thời, đề nghị Đại hội nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam để triển khai thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới.
Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình yêu cầu Đại hội thảo luận, xem xét, quyết định sáu vấn đề:
Một là: Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nông dân phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo, thực hiện tốt đường lôi, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 06/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025,...
Coi trọng công tác tuyên truyền miệng, theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nông dân, tăng cường đối thoại để tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nông dân. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân là nhiệm vụ quan trọng. Tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên nông dân được học tập, nâng cao trình độ, coi trọng hình thức "nông dân dạy nông dân"; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; tiếp cận thị trường để trở thành chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; đồng thời cũng là đối tượng chính được thụ hưởng thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hai là: Tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trọng tâm là phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu bền vững; xây dựng nông thôn mới.
Trước mắt cần xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng chuyên canh lớn, có thế mạnh. Huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên, nông dân khởi nghiệp thành công, thành lập doanh nghiệp và hợp tác xã trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Chủ động giúp những nông dân sáng tạo, đi đầu trong mở rộng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, áp dụng khoa học, kỹ thuật. Hỗ trợ hộ, nhóm hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ trang trại, nông dân trẻ giỏi, làm nòng cốt trong phong trào xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Chỉ đạo xây dựng mẫu hình "người nông dân mới'' trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các tiêu chí "nhận thức mới, kiến thức mới, ý thức mới, văn hóa mới, quyết tâm mới".
Qua một năm về tỉnh Hòa Bình làm việc, tôi thấy rất may mắn làm việc với rất nhiều xã của tỉnh, Ban Thường vụ các huyện và thành phố và được đi thăm rất nhiều các mô hình nông dân sản xuất. Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, đời sống của người nông dân ở nông thôn của tỉnh Hòa Bình có nhiều thay đổi, có rất nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của người nông dân. Do vậy, Hội Nông dân phải đi đầu trong việc xây dựng các mô hình liên kết sản xuất trong phát triển kinh tế tập thể.
Ba là: Xây dựng Hội Nông dân các cấp vững về chính trị tư tưởng, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, thực sự là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hội, hướng mạnh về cơ sở. Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm từng giai đoạn để tập trung chỉ đạo quyết liệt, tạo hiệu quả rõ rệt, tránh hình thức, phô trương, hành chính hóa.
Tăng cường các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân; tiến tới có thể tiếp nhận một số dịch vụ công của Nhà nước, giảm chi phí cho dịch vụ tư nhân đến nông thôn. Mỗi năm xây dựng một chủ đề của Hội để tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện.
Bốn là: Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tư duy sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết với công tác hội; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng vận động nông dân. Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ hội, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh và vị trí công việc. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hội cấp cơ sở, những cán bộ đã qua hoạt động thực tiễn, được " dân tin, dân học tập, dân làm theo" để giới thiệu vào nguồn cán bộ của Đảng, chính quyền.
Năm là: Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các ban, sở, ngành, địa phương để triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là cầu nối giữa chính quyền, nhà khoa học và doanh nghiệp trong hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp , xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia ở địa bàn nông thôn.
Tăng cường nắm bắt tình hình, phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của nông dân để chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền giải quyết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nông dân; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn. Tổ chức động viên hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Sáu là:Trong sự nghiệp "Đại đoàn kết toàn dân tộc", nhiệm vụ xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề có tính nguyên tắc, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; coi đây là khâu quan trọng để Hội Nông dân các cấp đưa ra biện pháp phù hợp hướng dẫn nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Các cơ quan thông tin đại chúng chú trọng tuyên truyền gương cán bộ, hội viên, nông dân giỏi, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới; kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng xa rời nông thôn, coi thường nông nghiệp, xem nhẹ vai trò người nông dân trong quá trình phát triển; quyết tâm giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng nông thôn.
Con chim cu gáy đồng quê tôi treo ở góc nhà cất lên tiếng cục..cu..cu…có lẽ nó cũng cảm nhận mùa Xuân đã về. Tiếng chim cu gáy gợi cho tôi nhớ lúc thuở còn thơ ở quê mỗi độ Xuân về trong những khu vườn bên những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, đàn chim cu tụ tập về cất vang tiếng gáy.
Dù đã sinh cho Phan Văn Đức 2 bé nhưng Võ Nhật Linh đã nhanh chóng lấy lại vóc dáng nuột nà đến khó tin.
Nông dân xóm Ruộng Mới thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) rất phấn khởi khi quyết định phá bỏ thanh long, chuyển sang cây trồng rau ngò gai (loại rau thơm, rau gia vị) dưới tán dừa xiêm, cánh đồng đẹp như phim, cắt rau gia vị bán đắt hàng.
Cho đến nay, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du hay "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh có lẽ là hai tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Kết quả sưu tầm bước đầu của chúng tôi cho biết, "Nhật ký trong tù" đã được dịch ra 37 thứ tiếng trên thế giới với 56 bản dịch, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ có nhiều bản dịch nhất. Sau tiếng Anh là các thứ tiếng: Bengali (4 bản), Nhật (4 bản), Czech (4 bản). Bài này xin giới thiệu các bản dịch bằng tiếng Bengali, chưa được biết với bạn đọc Việt Nam.
Hưởng ứng phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025, TP.Cần Thơ xây mới, sửa chữa 1.066 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng.
Lễ hội Tình yêu năm 2025, Lễ hội Cowboy Town, bắn pháo hoa, trưng bày triển lãm với chủ đề “Con đường thống nhất” và biểu diễn múa rối nước miễn phí… là những hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tại Hà Nội.
Vận may tình yêu của 4 con giáp giống như một chú ngựa phi nước đại, không thể ngăn cản. Đồng thời sự nghiệp cũng lên như diều gặp gió.
Tên gọi Thủ Dầu Một không chỉ là địa danh hành chính mà còn là biểu tượng gắn bó máu thịt với bao thế hệ người dân Bình Dương – nơi hun đúc bản sắc, lưu giữ ký ức và thể hiện niềm tự hào của vùng đất từng vang danh bởi truyền thống đấu tranh cách mạng.
Hiện tại, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã nhân giống được 45.320 cây lan rừng quý hiếm của 3 loài lan rừng bằng phương pháp nuôi cấy mô (30.000 cây/3 loài hoa lan rừng), phương pháp tách mầm (15.000 cây lan rừng/3 loài).
Ông Dương Quốc Thái, chủ cơ sở Cơ khí Quốc Thái (xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là thợ cơ khí nghiên cứu chế tạo được nhiều sản phẩm, công cụ cơ khí độc đáo, đắc dụng thiết thực đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Khi sắp xếp đơn vị hành chính tại thành phố Hà Nội, các trụ sở UBND quận, huyện trở thành tài sản dôi dư. Các chuyên gia kiến nghị nên chuyển giao trụ sở dôi dư cho các cơ quan Nhà nước khác có nhu cầu thay vì xây mới.
Làm việc với nhà đầu tư "siêu" dự án 1 tỷ USD từ Thụy Điển, ông Hồ Quốc Dũng – Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định cho biết, cá nhân ông và ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh, đều là người rất quyết liệt, đã nói là làm và đã hứa thì phải thực hiện, khi nhà đầu tư chọn Bình Định.
Chị Bùi Thị Châm, xóm Láu Ráy, xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) đã biến 7ha đất đồi thành một mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn "khép kín", mang lại nguồn thu nhập đáng mơ ước, bảo vệ môi trường.
Tại kỳ họp việc sáp nhập xã, phường ở Quảng Trị, có một vấn đề đặc biệt mà HĐND tỉnh này phải dành nhiều thời gian bàn luận mới đi đến thống nhất.
Hai nhà thầu thi công dự án cao tốc đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai là Biên Hòa – Vũng Tàu và Vành đai 3 – TP.HCM vừa được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đề nghị khen thưởng.
Vùng đất Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương và Hải Phòng nổi tiếng với truyền thống khoa bảng lâu đời, sản sinh nhiều nhân tài cho đất nước. Hải Dương dẫn đầu với 11 Trạng nguyên, tiếp theo là Hưng Yên và Hải Phòng cùng có 3 trạng nguyên, còn Thái Bình có 2 Trạng nguyên. Truyền thống hiếu học và khoa bảng đã trở thành niềm tự hào sâu sắc của người dân nơi đây.
Trong số hàng triệu con vịt được nuôi trong tỉnh Bình Thuận để cung cấp ra thị trường thì ở Tánh Linh, Đức Linh có thể nói là “vương quốc” nuôi vịt. Do thuận lợi về thời tiết, có nhiều cánh đồng rộng cả ngàn ha cộng thêm nguồn nước sông La Ngà quanh năm nên nơi đây hình thành vùng nuôi vịt chạy đồng lớn nhất tỉnh.
Để hình dung tầm vóc nữ doanh nhân này, chúng ta có thể nhìn vào chi tiết, đó là doanh nhân Bạch Thái Bưởi, được coi là “huyền thoại doanh nhân đất Việt” khi đó chỉ là thầu phụ cho nữ doanh nhân này với phần việc dựng lán trại cho phu ở...
Trong cuộc đàm phán giữa các quan chức Ukraine, Mỹ và châu Âu diễn ra tại London mới đây, Kiev đã trình bày 5 yêu cầu then chốt liên quan đến một thỏa thuận hòa bình trong tương lai với Nga, theo The Telegraph.
Sáng nay 25/4, nhiều người dân miền Bắc bất ngờ khi truyền thông đưa tin về hơn 23.000 cú sét được ghi nhận chỉ trong vài giờ đầu ngày. Tuy nhiên, theo chuyên gia khí tượng, cần hiểu đúng bản chất của những con số thống kê này.
Núi Chứa Chan, “nóc nhà” của tỉnh Đồng Nai và là “đệ nhị thiên sơn” (ngọn núi cao thứ 2) tại khu vực Đông Nam Bộ vừa được khởi động Dự án Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí. Đây là tiền đề để chuẩn bị cho lễ khởi công chính thức dự kiến vào quý IV-2025.
Tối nay (25/4), TP HCM tổ chức buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ 16h30, khu vực trung tâm Thành phố đã chật kín người dân và du khách. Hòa vào dòng người xem diễu binh, có cả những du khách nước ngoài mặc áo cờ đỏ sao vàng.
Theo UBND thành phố Huế, việc đặt tên 5 xã ở huyện A Lưới theo số thứ tự là để thuận lợi cho việc số hóa, ngắn gọn, dễ nhớ.
Trung tướng Yaroslav Moskalik, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, đã bị ám sát trong một vụ đánh bom xe tại vùng ngoại ô Moscow, theo xác nhận từ các cơ quan chức năng.
Cơ quan chuyên môn của Sở Văn hóa thể thao và du lịch Nghệ An đang phối hợp với địa phương kiểm tra hiện trạng thực tế tại hang Lèn Chùa ở xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Đàn. Hang Lèn Chùa có nhiều điểm tương đồng với các di chỉ khảo cổ tại Nghệ An. Nơi đây có thể từng là địa bàn cư trú của người tiền sử thuộc nền văn hóa Hòa Bình.
Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo, trong lúc tuần tra, các nhân viên bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã ghi được cảnh một cặp đôi rùa xanh đang... ái ân bấp chấp thủy triều đã cạn.
Bị lực lượng chức năng ra hiệu dừng xe khi điều khiển xe mô tô chở theo 3 nữ giới, không đội mũ bảo hiểm, Vũ Ngọc Hiển đã lái xe đâm thẳng vào người cán bộ công an đang làm nhiệm vụ.
Chủ công Trần Thị Thanh Thuý tiếp tục toả sáng để giúp VTV Bình Điền Long An đánh bại Kaohsiung Taipower của Đài Loan (Trung Quốc) với tỷ số 3-1 (25-20, 17-25, 25-22 và 28-26).
Bán đảo Crimea - khu vực nằm dưới Nga sự kiểm soát của Nga - đêm 24/4 vừa hứng chịu cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) quy mô lớn.
Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Đà Nẵng đã lên tiếng giải thích lý do lựa chọn đơn vị thuê đất ngắn hạn để tổ chức Phương án chợ đêm Sơn Trà, dù một doanh nghiệp khác đưa ra mức giá cao hơn "đối thủ".
Ông Lê Văn Vân (63 tuổi) trú tại thôn 2, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum hiện đang nuôi hơn 600 con rắn ráo trâu, loài vật "khiếp đảm" với nhiều người nhưng lại vô cùng lành tính, thu về hàng trăm triệu mỗi năm nhờ kỹ thuật nuôi độc đáo.