Những bộ phim gợi tình nhất
"Y Tu Mamá También" là cái tên dẫn đầu danh sách 50 tác phẩm gợi tình nhất do IndieWire bình chọn. Trong top 10 còn có tên 2 bộ phim tới từ châu Á.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc vừa giải phóng đã đứng trước yêu cầu kiến thiết, phát triển kinh tế. Với tầm nhìn chiến lược của một vị lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm xác định Việt Nam phải xây dựng một nền công nghiệp dầu khí tầm cỡ quốc tế.
Trong chuyến thăm lịch sử tại Bacu (Azerbaijan) - nơi được mệnh danh là “thủ đô dầu mỏ” của Liên bang Xô viết, Người đã gửi gắm một thông điệp và khát vọng mạnh mẽ: “Tôi nghĩ Việt Nam chúng tôi có biển, nhất định sẽ có dầu... Tôi hy vọng và tin rằng sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, các đồng chí sẽ giúp chúng tôi tìm ra dầu, khai thác và chế biến dầu, xây dựng được khu công nghiệp dầu khí như Bacu”.
Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt kỳ vọng về một ngành công nghiệp dầu khí mạnh, Việt Nam chưa có một giếng khoan nào, chưa có một đội ngũ kỹ sư chuyên ngành nào, càng chưa có hạ tầng pháp lý - kỹ thuật hay năng lực tổ chức cho một lĩnh vực phức tạp bậc nhất như dầu khí. Song, trong câu nói này, Người đã phác họa đầy đủ một bản thiết kế chiến lược: Nguyện vọng về một ngành công nghiệp dầu khí mạnh; Mục tiêu xây dựng nền công nghiệp độc lập, bền vững; Giải pháp là huy động sự hỗ trợ từ bạn bè quốc tế; và Phương pháp là hợp tác, tiếp thu công nghệ, đào tạo nhân lực, từng bước làm chủ kỹ thuật.
Câu nói của Người không chỉ là dự cảm của một vị lãnh tụ thiên tài về tiềm năng tài nguyên, mà còn trở thành kim chỉ nam cho hành trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hướng tới một nền năng lượng độc lập và tự chủ.
Bắt đầu từ nền tảng địa chất học sơ khai và những chuyến khảo sát đầu tiên ở Bắc Bộ, cuộc hành trình khai phá tiềm năng dầu khí đã được bắt đầu trong muôn vàn gian khó. Được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng và Chính phủ, ngành dầu khí non trẻ đã được tiếp thêm sức mạnh, âm thầm chuẩn bị nguồn nhân lực, kỹ thuật trong thời chiến, để khi hòa bình lập lại có thể “đi tắt, đón đầu” xây dựng ngành một cách thần tốc.
Những năm 70-80 của thế kỷ XX ghi dấu bước chuyển chiến lược khi Việt Nam ký các hiệp định hợp tác dầu khí với Liên Xô, hình thành Liên doanh Vietsovpetro - mô hình khởi nguyên của hợp tác hiệu quả và chuyển giao công nghệ trong ngành dầu khí. Việc phát hiện và khai thác thành công mỏ Bạch Hổ không chỉ mang lại những dòng dầu thương mại đầu tiên, mà còn đặt nền móng cho hệ tư duy “vừa học, vừa làm, vừa sáng tạo” - đặc trưng của đội ngũ kỹ sư Việt Nam thời kỳ đầu.
Bước sang thập niên 1990-2000, hành trình chuyển mình diễn ra mạnh mẽ khi Việt Nam mở rộng hợp tác với nhiều tập đoàn dầu khí quốc tế, từng bước xây dựng hệ thống pháp luật về dầu khí, thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, rồi phát triển thành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam - Petrovietnam). Chính trong giai đoạn này, tư duy “vừa học, vừa làm” đã dần phát triển lên thành khát vọng “làm chủ” - làm chủ giếng khoan, làm chủ thiết kế, làm chủ điều hành, làm chủ đàm phán. Những mốc son như khai thác các mỏ mới (Đại Hùng, Rạng Đông, Lan Tây - Lan Đỏ…), hình thành các đơn vị dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, đầu tư ra nước ngoài, đã xác lập bản sắc riêng của ngành dầu khí Việt Nam: tự tin, hội nhập và vững vàng trên thương trường quốc tế.
Từ đầu những năm 2010 đến nay, Petrovietnam đã hoàn thiện năng lực làm chủ toàn bộ chuỗi giá trị dầu khí - từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối đến phát triển công nghiệp khí, điện khí, lọc - hóa dầu, năng lượng tái tạo. Petrovietnam đã hình thành một hệ sinh thái doanh nghiệp đồng bộ, phát triển đội ngũ nhân lực kỹ thuật cao, làm chủ các dự án EPCI ngoài khơi, vươn tầm khu vực và từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Đây là hành trình được hun đúc không chỉ bằng khoa học và công nghệ, mà trước hết là bằng sự lãnh đạo kiên định của Đảng, bằng bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy chiến lược nhất quán và khát vọng không ngừng vươn lên. Đó cũng chính là nền tảng để Petrovietnam đảm đương trọng trách trụ cột trong sự nghiệp bảo đảm các yêu cầu phát triển cốt lõi của đất nước trong thời đại mới.
Nhìn lại tiến trình phát triển của đất nước, có thể thấy Petrovietnam đã khẳng định vị thế không thể thay thế, trở thành lực lượng nòng cốt bảo đảm vững chắc 5 yếu tố nền tảng cho sự ổn định và phát triển quốc gia: an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội. Mỗi trụ cột là một minh chứng cụ thể cho khả năng hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hành động, bằng trí tuệ và bằng ý chí Việt Nam.
An ninh năng lượng quốc gia được củng cố nhờ vai trò điều tiết chiến lược của Petrovietnam trong toàn bộ chuỗi giá trị dầu khí. Từ năm 1986 đến nay, Petrovietnam đã khai thác an toàn, hiệu quả hơn 460 triệu tấn dầu thô và 200 tỉ m³ khí. Khoảng 9-11 tỉ m³ khí được cung cấp hằng năm cho phát điện, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng dân sinh, đóng góp 35% sản lượng điện, 70-80% nhu cầu khí dân dụng cả nước. Với tổng công suất các nhà máy điện đạt 8.229 MW, Petrovietnam chiếm khoảng 15% sản lượng điện quốc gia. Nguồn cung xăng dầu và LPG từ Tập đoàn cũng đáp ứng lần lượt hơn 70% và 75% thị phần toàn quốc, tạo nền tảng ổn định cho sản xuất, sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế.
An ninh kinh tế được củng cố bằng năng lực đóng góp ngân sách lớn, ổn định và liên tục của Tập đoàn trong nhiều thập niên. Giai đoạn đỉnh cao, ngành dầu khí chiếm tới 30% tổng thu ngân sách quốc gia và đến nay vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2010-2024, Petrovietnam đã nộp ngân sách gần 1,3 triệu tỉ đồng, hiện tiếp tục đóng góp trung bình 9-10% GDP và khoảng 9-9,5% tổng thu ngân sách Nhà nước, trong bối cảnh quy mô nền kinh tế đã mở rộng vượt bậc. Không chỉ tạo ra của cải vật chất, Petrovietnam còn là doanh nghiệp Việt Nam chủ động tạo nguồn ngoại tệ thông qua xuất khẩu dầu thô, hóa dầu và dịch vụ kỹ thuật ra thị trường quốc tế.
An ninh lương thực được củng cố thông qua việc cung cấp ổn định nguồn khí cho các nhà máy sản xuất phân đạm - nhân tố quyết định năng suất nông nghiệp. Các nhà máy Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ do Petrovietnam đầu tư và vận hành đã đáp ứng trên 70% nhu cầu phân bón trong nước, góp phần giảm phụ thuộc nhập khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong khu vực. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến động giá vật tư toàn cầu, vai trò ổn định nguồn cung phân bón càng trở nên thiết yếu đối với phát triển nông nghiệp bền vững.
An ninh quốc phòng được củng cố bằng sự hiện diện vững vàng của ngành dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Mỗi giàn khoan, mỗi tàu khảo sát, mỗi công trình dầu khí đều là “vọng gác tiền tiêu” giữa Biển Đông - vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa khẳng định chủ quyền quốc gia. Petrovietnam đã chủ động triển khai các dự án khảo sát địa chấn, khoan thăm dò ở vùng nước sâu, xa bờ và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quốc phòng trong lập kế hoạch, thẩm định, bảo vệ an ninh các hoạt động trên biển. Qua đó, ngành dầu khí không chỉ góp phần thực hiện chiến lược kinh tế biển, mà còn trở thành điểm tựa cho thế trận biên phòng toàn dân.
An sinh xã hội được Petrovietnam thực hiện bằng trách nhiệm thực chất, bền vững và xuyên suốt. Không chỉ tạo việc làm ổn định cho hàng trăm nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp trong toàn chuỗi giá trị dầu khí, Tập đoàn còn tiên phong trong các hoạt động vì cộng đồng: xây dựng trường học, trạm y tế, nhà tình nghĩa; hỗ trợ phòng chống thiên tai, dịch bệnh; đồng hành cùng các chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa. Từ năm 2006-2024, tổng số tiền Petrovietnam dành cho hoạt động an sinh xã hội đã vượt trên 8.400 tỉ đồng. Đây chính là sự lựa chọn từ bên trong văn hóa trách nhiệm của Tập đoàn - một phần tự nhiên và nhất quán trong sứ mệnh phát triển vì con người, vì cộng đồng và vì tương lai bền vững của đất nước.
Nếu lời Bác Hồ năm 1959 khai mở cho hành trình kiến tạo, thì thời đại hôm nay - với những biến chuyển sâu sắc về địa chính trị, công nghệ và yêu cầu phát triển bền vững - đang đặt ra một sứ mệnh mới: nâng tầm ngành công nghiệp dầu khí thành lực lượng nòng cốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng quốc gia. Petrovietnam, với định danh mới là Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam, không chỉ đang tiếp nối khát vọng làm chủ tài nguyên, mà còn đang hiện thực hóa một khát vọng lớn hơn: dẫn dắt tiến trình thích ứng chiến lược, bảo đảm tăng trưởng xanh và an ninh năng lượng thế hệ mới.
Tầm nhìn ấy được thể hiện rõ qua việc Petrovietnam chủ động tái định vị vai trò trong chuỗi năng lượng quốc gia - từ nhà sản xuất dầu khí truyền thống trở thành tập đoàn năng lượng tích hợp, có khả năng phát triển linh hoạt giữa các nguồn năng lượng hóa thạch và năng lượng sạch.
Petrovietnam giữ vai trò nòng cốt trong bảo đảm 5 trụ cột an ninh quốc gia: năng lượng, kinh tế, lương thực, quốc phòng và an sinh xã hội. Mỗi trụ cột là một minh chứng cụ thể cho khả năng hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hành động, bằng trí tuệ và bằng ý chí Việt Nam.
Ngay từ giữa thập niên 90, khi khái niệm “chuyển dịch năng lượng” còn xa lạ, Petrovietnam đã chủ động lựa chọn mô hình khai thác, thu gom và sử dụng khí đồng hành - thay vì đốt bỏ - nhằm đưa khí vào phát điện, sản xuất phân bón và phục vụ công nghiệp. Những dự án như Bạch Hổ - Dinh Cố - Phú Mỹ - Thủ Đức đã đặt nền móng cho kỷ nguyên khí hóa nền kinh tế phía Nam, mở rộng ra chuỗi khí - điện - đạm khép kín trên quy mô toàn quốc. Hạ tầng đường ống, nhà máy điện, kho cảng khí và mạng lưới phân phối đã tạo thành hệ sinh thái năng lượng có khả năng giảm sâu phát thải và tối ưu hóa tài nguyên khí thiên nhiên.
Hiện nay, Petrovietnam tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng với những dự án quy mô lớn, hiện đại, tiêu biểu như Chuỗi khí điện Lô B - Ô Môn với công suất hơn 22 tỉ kWh mỗi năm, tổ hợp điện LNG Nhơn Trạch 3 và 4 lần đầu tiên sử dụng khí hóa lỏng nhập khẩu tại Việt Nam, hay hệ thống hạ tầng LNG Thị Vải - công trình đầu tiên và lớn nhất nước ta trong lĩnh vực LNG. Tập đoàn cũng dẫn đầu trong nghiên cứu áp dụng đồng đốt sinh khối, amoniac xanh và tích hợp công nghệ số - AI - Big Data trong vận hành các tổ máy điện khí, từng bước hình thành mô hình phát điện phát thải thấp.
Cùng với các lĩnh vực lõi như thăm dò - khai thác, khí và điện, Petrovietnam phát triển mạnh mẽ dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao - lực lượng nòng cốt trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành nhiều công trình năng lượng phức tạp trong nước và quốc tế. Đến nay, các cấu kiện điện gió do Petrovietnam chế tạo đã được xuất khẩu thành công, đánh dấu bước chuyển vững chắc vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với bước chạy đà vững chãi, Petrovietnam đang xúc tiến đầu tư dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam, tiến tới làm chủ công nghệ, vận hành hệ sinh thái năng lượng sạch và xuất khẩu năng lượng tái tạo ra khu vực.
Petrovietnam không chỉ triển khai các dự án năng lượng chiến lược, mà còn tham gia tích cực vào quá trình hoạch định chính sách - quy hoạch ở tầm quốc gia. Tập đoàn đóng góp chuyên môn thực tiễn vào các quy hoạch trọng yếu như Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển hệ thống khí thiên nhiên và chiến lược phát triển LNG, góp phần định hình cấu trúc nguồn điện, cơ cấu nhiên liệu và mô hình hạ tầng liên kết vùng. Những đóng góp này không chỉ hỗ trợ Chính phủ hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại COP26, mà còn mở ra hướng phát triển năng lượng chủ động, tự chủ và thích ứng cho cả giai đoạn sau năm 2045.
Petrovietnam, với những bước đi chiến lược đó đã kiến tạo nền tảng cho một hệ sinh thái năng lượng tích hợp, thể hiện rõ bản lĩnh dẫn dắt quá trình chuyển đổi - từ khai thác tài nguyên sang kiến tạo giá trị, từ năng lượng truyền thống sang phát triển bền vững. Đó cũng chính là cách Petrovietnam tiếp nối và hiện thực hóa khát vọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao gửi, bằng tinh thần tự chủ, quyết tâm đổi mới và trách nhiệm quốc gia ở tầm cao nhất.
Hành trình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam - bắt đầu từ khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bacu năm 1959 - đến nay đã trở thành một biểu tượng của ý chí tự lực, trí tuệ đổi mới và bản lĩnh vươn lên. Trách nhiệm lịch sử đặt ra cho Tập đoàn là tiếp tục phát huy vị thế tiên phong, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng một cách chủ động, toàn diện và hiệu quả. Tầm nhìn ấy không chỉ hướng đến việc phát triển một tập đoàn kinh tế chủ lực, mà còn kiến tạo nền tảng cho một hệ sinh thái năng lượng Việt Nam hiện đại - tự chủ - hội nhập, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, phát triển bền vững và làm chủ vận mệnh tương lai.
Petrovietnam đã kiến tạo nền tảng cho hệ sinh thái năng lượng tích hợp, thể hiện vai trò dẫn dắt chuyển đổi từ khai thác tài nguyên sang kiến tạo giá trị, từ truyền thống đến bền vững - tiếp nối khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tinh thần tự chủ, đổi mới và trách nhiệm quốc gia ở tầm cao.
TS Nguyễn Quang nhấn mạnh, để chính sách cấm xe máy xăng thành công, không thể chỉ dựa vào mệnh lệnh hành chính mà cần một chiến lược đa chiều, có lộ trình rõ ràng và minh bạch. Quan trọng nhất là phải lấy người dân làm trung tâm, bảo đảm nguyên tắc “không ai bị bỏ lại phía sau”, có tham vấn xã hội và dựa trên đánh giá tác động, bằng chứng khoa học nhằm chuyển đổi một cách toàn diện và bền vững.
"Y Tu Mamá También" là cái tên dẫn đầu danh sách 50 tác phẩm gợi tình nhất do IndieWire bình chọn. Trong top 10 còn có tên 2 bộ phim tới từ châu Á.
Nhân kỷ niệm 78 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), sáng 25/7, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên và trao những phần quà ý nghĩa tới các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Ngày 25/7, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với hai bị cáo Võ Thị Phượng (SN 1981, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Siêu Thành) và Trần Thị Thùy Trang (SN 1974, ngụ Đồng Tháp) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", liên quan đến dự án Kingsway Tower, từng được rao bán rầm rộ tại quận Bình Tân.
Bắt đầu từ 12 giờ trưa hôm nay, ngày 25/7, đến hết ngày 25/8, lực lượng CSGT TP.HCM sẽ đồng loạt ra quân thực hiện đợt tổng kiểm soát, xử lý nghiêm các phương tiện kinh doanh vận tải trên cả đường bộ và đường thủy...
Trồng mới 1.300 ha sâm Ngọc Linh là 1 trong những mục tiêu quan trọng mà xã Măng Ri (tỉnh Quảng Ngãi mới) đã đặt ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Nằm trên giường bệnh, nữ sinh Lê Vũ Khánh H. (học sinh lớp 9, quê tỉnh Thanh Hóa) không thể ngừng bật khóc. Chuyến du lịch tưởng chừng sẽ là kỷ niệm vui vẻ cùng mẹ và dì ruột đã trở thành một thảm kịch. Cô gái trẻ sốc tâm lý nặng nề khi chứng kiến mẹ và dì ruột ra đi vĩnh viễn...
Xung đột quân sự bất ngờ bùng phát giữa Thái Lan và Campuchia đang làm dấy lên lo ngại về an ninh của hàng loạt sự kiện thể thao quốc tế dự kiến diễn ra tại Thái Lan từ giờ đến cuối năm.
Mưa lũ khiến quốc lộ 7 qua địa bàn xã Tam Quang và Tương Dương, tỉnh Nghệ An bị sạt lở nghiêm trọng. Tại nhiều điểm mặt đường bị sạt lở đổ sập xuống sông Lam, khiến việc đi lại trên tuyến quốc lộ huyết mạch này hết sức khó khăn, nguy hiểm.
Nữ diễn viên Jessica Alba được bắt gặp hẹn hò nam diễn viên Danny Ramirez tại Los Angeles khi vừa chia tay chồng cũ.
Sáng ngày 25/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với Viện Nghiên cứu hạt nhân tại tỉnh Lâm Đồng.
Sáng 25/7, Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và PTNT Việt Nam, Vụ Kinh tế ngành – Ban Chính sách chiến lược Trung ương, Viện Chiến lược chính sách nông nghiệp và Môi trường và tổ chức Forest Trends tổ chức Hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp”.
Lần đầu tiên Liên hoan Guitar Quốc tế Sài Gòn 2025 rời khỏi không gian quen thuộc của Nhạc viện TP.HCM đến một địa điểm mới, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng với quy mô mở rộng và nhiều hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho khán giả.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 25/7: Lãi suất kỳ hạn 12-15 tháng tiền gửi tại quầy, lĩnh lãi cuối kỳ tại Eximbank đã đạt 5,0%/năm.
Trước thông tin Thái Lan và Campuchia xảy ra xung đột biên giới, một số công ty du lịch, lữ hành chia sẻ với Dân Việt, đã thay đổi tour để đảm bảo an toàn cho du khách Việt.
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Đức đã liên hệ với người thân của các nạn nhân, hướng dẫn các thủ tục lo hậu sự cũng như các vấn đề pháp lý cho 2 nạn nhân tử vong, phối hợp với cộng đồng người Việt Nam tại Đức hỗ trợ người thân của nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện.
Thầy giáo Trần Ích Phát, quê Chí Linh, Hải Dương, có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất lịch sử, với 74 người, đủ các danh vị.
Nền kinh tế AI (Trí tuệ nhân tạo) được kỳ vọng đóng góp từ 120-130 tỷ USD vào GDP Việt Nam đến năm 2040. Tiềm năng và cơ hội là thế, tuy nhiên thách thức vẫn rất lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực AI chuyên sâu đang khan hiếm.
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6931/VPCP-NN ngày 24/7/2025 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu kêu cứu.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài từ thượng nguồn, mực nước tại hồ chứa Cửa Đạt (huyện Thường Xuân cũ) đã đạt cao trình +106,62m vào lúc 13 giờ ngày 24/7. Trước tình hình này, hồ bắt đầu xả tràn từ 18 giờ cùng ngày. Lưu lượng xả dự kiến dao động từ 300 đến 1.500 m³/s, tùy thuộc vào lượng nước đổ về.
Quân đội Hoàng gia Thái Lan chính thức bác bỏ các thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng lực lượng Thái đã chiếm giữ thành công đền Preah Vihear, đồng thời khẳng định đây là tin giả.
Mặc dù giá sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk mới (sau sáp nhập tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên) đang ở mức khá tốt, nhưng nhiều thương lái vẫn chưa vội đặt cọc, vẫn "ngủ ngày". Tại xã Ea Tul (huyện Cư M’gar cũ, tỉnh Đắk Lắk), một số vườn sầu riêng đã được chốt giá, nhưng phần lớn nông dân trồng sầu riêng vẫn đang ngóng thương lái vào chốt vườn.
Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Lam mong con trai trở thành người đàn ông “biết cúi đầu trước cái đẹp, biết ngẩng cao trước điều đúng, và biết mỉm cười với những gì mong manh nhất của đời sống”.
Tommy Nguyễn có hàng chục năm gắn bó với tà áo dài, chia sẻ rằng cảm hứng cho bộ sưu tập "Hương sắc" đến từ những giá trị di sản mà anh luôn trân quý, và mỗi thiết kế với anh là một tác phẩm văn hóa sống.
SHB Đà Nẵng mới chỉ công bố duy nhất 1 ngoại binh đến từ châu Á là Kim-Dong-su, vì thế chắc chắn sẽ có thêm những ngoại binh đến thử việc trong ít ngày tới...
Người dân xã Mỹ Lý, phía Tây tỉnh Nghệ An phải di dời trong đêm vì trên núi xuất hiện vết nứt kéo dài, nguy cơ sạt lở cao.
Rạng sáng ngày 25/7, một vụ xe khách bị lật trên quốc lộ 1A (đoạn qua Hà Tĩnh) khiến 10 người tử vong, 15 người bị thương. Anh Nguyễn Phú Ý (37 tuổi, người dân địa phương) có mặt tại hiện trường từ sớm đã hướng dẫn nạn nhân thực hiện hà hơi thổi ngạt và cứu giúp các nạn nhân khác trong tình huống khẩn cấp.
Nông dân Nguyễn Văn Tài, xã Tân Hòa, tỉnh Đồng Tháp mới (xã Tân Hòa được hình thành từ sáp nhập xã Phước Trung, xã Bình Nghị, thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cũ) là một trong những nông dân tiêu biểu, đi đầu trong việc ứng dụng cơ giới hóa, phát triển dịch vụ nông nghiệp và thành lập Hợp tác xã để nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập.
Sáng 25/7, nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 25/7, Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn do ông Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, dẫn đầu đã đến dâng hương, dâng hoa tại các địa chỉ đỏ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Chủ tịch HĐND TP.HCM yêu cầu Trung tâm Phục vụ hành chính công phường Tân Đông Hiệp tăng cường phối hợp các đơn vị xử lý phần mềm, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đất đai để phục vụ người dân tốt hơn.
2