Xóa hơn 1.200 nhà tạm, nhà dột nát, TP.HCM chi tiền giúp các tỉnh khác
Đến nay, toàn TP.HCM có hơn 1.200 nhà tạm, nhà dột nát được sửa chữa hoặc xây mới. TP.HCM sẽ chi hơn 200 tỷ đồng giúp các tỉnh xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hiện trạng ô nhiễm sông Tô Lịch. Ảnh: Ngọc Hải.
Nếu xây dựng đập kiên cố sẽ rất lãng phí
Trao đổi với PV Báo điện tử Dân Việt, GS. Đào Xuân Học cho rằng, từ năm 2008, Hà Nội bị ngập lụt nặng, Bộ NNPTNT đã làm quy hoạch tiêu úng rất quy mô. Thời điểm đó chưa có ý tưởng xây dựng đập trên sông Hồng mà chỉ có đề xuất xây dựng trạm bơm Liên Mạc công suất 135m3/s gồm 70m3/s là tưới tiêu kết hợp.
Để khi có lũ sẽ tiêu ra sông Hồng, khi tưới sẽ bơm 70m3 vào cấp nước cho sông Nhuệ, trong đó có 20m3 cấp nước cho sông Tô Lịch qua trạm bơm Thụy Phương (ngày đó kênh này giáp sông Tô Lịch) nhưng từ khi được Chính phủ phê duyệt năm 2009 đến nay Hà Nội không làm.
Đến giờ, sau quá trình đô thị hóa, kênh Thụy Phương không còn. Như chúng ta đã biết khi nước chảy trên kênh, độ dốc thấp không có vấn đề gì nhưng làm đường ống thì cột nước sẽ rất cao. Bởi vì đường ống không thể làm lớn được nên vận tốc nước trên đường ống phải cao, cột nước sẽ rất lớn thành ra phương án này đến giờ không còn khả thi.
"Khi Sở Xây dựng Hà Nội báo cáo UBND TP Hà Nội về phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, nhằm hồi sinh dòng sông này, tôi đã nhắn tin ngay với anh Phong (ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội): Đường ống bổ cập nước chỉ có 1,2m chỉ đạt được lưu lượng nước tối đa hơn 2m3/s lại chạy trên con sông có mặt cắt đáy tới 15m, có nghĩa là cột nước chỉ cao khoảng 10cm, vận tốc trên kênh tối đa là 0,7m3/s, mực nước tối đa chỉ khoảng 0,1m khó có thể giải quyết được vấn đề gì?
Phản hồi lại, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong phương án có xây dựng các đập trên sông, tôi có trả lời lại: Trong quy hoạch tiêu úng mà Chính phủ duyệt năm 2009 và Bộ NNPTNT, lúc đó tôi là Thứ trưởng đã chỉ đạo làm từ năm 2008, sông Tô Lịch cấp nước vào trạm bơm Yên Sở là chính, phía dưới có bổ sung sông Kim Ngưu và thêm 2 sông nữa.
Theo đó, tổng lưu lượng cấp nước cho trạm bơm Yên Sở là 135m3/s, giai đoạn 1 xây dựng xong đạt 45m3/s, giai đoạn 2 thêm 45m3/s hoàn thiện cách đây 2 năm và còn phải làm tiếp giai đoạn 3 đạt 145m3/s. Trong khi đó, chúng ta vẫn chưa có cách để sông Tô Lịch cấp đủ số lưu lượng nước như trên.
Để giải quyết được vấn đề này, tôi cho rằng, chúng ta phải cải tạo, đào sâu thêm sông Tô Lịch và đổ bê tông cẩn thận, kiến cố.
Tôi cũng lưu ý với lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, tránh trường hợp xây dựng đập kiên cố sau cải tạo sông lại phá đi sẽ rất tốn kém, lãng phí, người dân và các nhà khoa học sẽ phản ứng rất gay gắt. Phản hồi lại, anh Phong lại đổi sang phương án làm đập cao su cũng có thể chấp nhận được. Bởi, nếu làm đập cao su cho nước dâng lên khoảng 3m nước chảy trên đập khoảng 10-15cm cũng đảm bảo được các yêu cầu đã đề ra. Tuy nhiên, chúng ta phải giải quyết được nước thải, không cho chảy vào", ông Học nhớ lại.
Phương án của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam là lấy nước khu vực thượng lưu bãi đá sông Hồng, quận Tây Hồ, cách cầu Nhật Tân khoảng 1,5 km tại vị trí giữa hai kè mỏ hàn chỉnh trị sông do Bộ Giao thông Vận tải xây dựng từ năm 1992 đến 1997. Các hạng mục ngoài bãi sông còn có hồ lắng tự nhiên 10 ha, kênh dẫn, trạm bơm khai thác với công suất trạm 18 m3/s. Ảnh: Gia Khiêm
Nên thiết kế lưu lượng nước cố định để giảm kinh phí
Đối với phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam cho rằng: Đây là phương án có ý tưởng rất sáng tạo và khá khả thi. "Khi Bộ TNMT đề xuất phương án này tôi cũng rất bất ngờ và thấy hợp lý. Tôi cũng rất thích phương án này", ông Học khẳng định.
Theo ông Học, phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thực chất là làm ống ngầm nhưng lại cho chảy hở nên chỉ cần đạt vận tốc 0,7m3/s, đường ống lớn nhưng cột nước bơm không cần cao. Khi nước vào tạo thành kênh hở tạo nên cảnh quan rất đẹp cho thành phố.
Tuy nhiên, theo ông Học, trong phương án của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam lại giữ lưu lượng nước đạt 5m3/s, tối đa đạt 20m3/s bằng mức chúng tôi đề xuất năm 2008 là hơn quá có thể gây lãng phí. Bởi lúc đó, chúng ta phải làm trạm bơm, hệ thống cống rất lớn sẽ tiêu tốn nhiều nguồn lực, kinh phí.
"Tôi có đề xuất với đồng nghiệp tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nên để mức lưu lượng cố định khoảng từ 5m3/s và tối đa 10m3/s có thể giúp giảm kinh phí xuống rất nhiều, (có thể giảm được 1/3 so với mức kinh phí đưa ra để thực hiện phương án trên là gần 500 tỷ đồng) mà vẫn đảm bảo được yêu cầu, các tiêu chí đã đề ra nhằm cải tạo, phục hồi được sông Tô Lịch", ông Học chia sẻ thêm.
Sáng 17/11, trao đổi với PV Báo điện tử Dân Việt qua điện thoại, ông Võ Nguyên Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện Sở vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi về phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, nhằm hồi sinh dòng sông trên của thành phố.
Khi được chúng tôi cung cấp thông tin về phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực gần 500 tỷ đồng của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, ông Phong từ chối trả lời.
Trước đó, ngày 15/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) có văn bản tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, theo kiến nghị của UBND TP Hà Nội.
Bộ TNMT đánh giá việc xây dựng đề án là "hết sức cần thiết, cấp bách và thuộc danh mục dự án được nhà nước khuyến khích đầu tư". Tuy nhiên, phương án thành phố đề xuất lượng nước bổ cập (bổ sung nước cho sông Tô Lịch với lưu lượng 3-5 m3/s) bằng lượng nước thải thu gom đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung, do đó chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch.
Theo Bộ TNMT, để giải quyết cơ bản các vấn đề của sông Tô Lịch, đảm bảo cảnh quan ven sông, phù hợp quy hoạch Thủ đô Hà Nội và quy hoạch chuyên ngành cần bổ sung nước cho sông Tô Lịch với lưu lượng khoảng 15-20 m3/s, duy trì vận tốc trung bình trên sông khoảng 0,2-0,3 m/s.
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển) đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.
Cụ thể phương án của Viện Khoa học Thủy lợi là lấy nước khu vực thượng lưu bãi đá sông Hồng, quận Tây Hồ, cách cầu Nhật Tân khoảng 1,5 km tại vị trí giữa hai kè mỏ hàn chỉnh trị sông do Bộ Giao thông Vận tải xây dựng từ năm 1992 đến 1997. Các hạng mục ngoài bãi sông còn có hồ lắng tự nhiên 10 ha, kênh dẫn, trạm bơm khai thác với công suất trạm 18 m3/s.
Nước sông được dẫn qua đê vào hồ Tây, sau đó theo kênh đến cửa cống vào sông Tô Lịch, dài khoảng 4 km. Trên sông Tô Lịch có một đập dâng tại hạ lưu cầu Quang để dâng mực nước, tạo dòng chảy, khai thác cảnh quan hai bên bờ sông, giao thông thủy. Tổng mức đầu tư sơ bộ phương án trên gần 500 tỷ đồng, kinh phí vận hành hàng năm khoảng 25 tỷ đồng.
Bộ TNMT nhận xét phương án của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có cùng tổng mức đầu tư dự kiến và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội, nhưng lượng nước bổ cập có thể được tối đa là 18 m3/s. Như vậy, sơ bộ với phương án của Viện Khoa học Thủy lợi có thể đáp ứng được mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy của sông Tô Lịch.
Bộ TNMT đề nghị Hà Nội bổ sung đánh giá nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.
Bên cạnh đó, thành phố cần xem xét bổ sung nghiên cứu việc ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch (do sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn) và rác thải tại ba đập dâng trên sông trong quá trình vận hành; đồng thời xem xét, bổ sung giải pháp sơ lắng nước sông Hồng trước khi bổ cập vào sông Tô Lịch.
Việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần nghiên cứu, có giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ tắc đường ống trong quá trình vận hành.
Sông Tô Lịch dài 13,4 km, điểm đầu là mương Nghĩa Đô đường Hoàng Quốc Việt. Điểm cuối có hai hướng thoát, thứ nhất ra sông Nhuệ qua cửa điều tiết đập Thanh Liệt và thứ hai thoát ra sông Hồng qua tuyến hạ lưu sông Kim Ngưu về trạm bơm Yên Sở công suất 90 m3/s, bơm cưỡng bức ra sông Hồng.
Những năm qua Hà Nội triển khai nhiều dự án khắc phục ô nhiễm sông Tô Lịch nhưng không hiệu quả. Từ đầu tháng 12, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã đi vào hoạt động, các nguồn nước bổ cập cho Tô Lịch được thu gom dẫn đến sông sẽ bị cạn. Thành phố dự báo sông Tô Lịch vào mùa khô tới sẽ trơ lớp bùn đáy gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo cảnh quan đô thị nên xây dựng dự án khẩn cấp để bổ cập nước cho sông.
Hiện phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường đã được thành phố báo cáo Thủ tướng và xin ý kiến bộ ngành liên quan. Nếu phương án được chấp thuận, Hà Nội cam kết hoàn thành trước tháng 9/2025.
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Đến nay, toàn TP.HCM có hơn 1.200 nhà tạm, nhà dột nát được sửa chữa hoặc xây mới. TP.HCM sẽ chi hơn 200 tỷ đồng giúp các tỉnh xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Công an đang vào cuộc làm rõ sự việc một nữ sinh ở Bình Định bị đánh đập thô bạo, clip đăng tải gây xôn xao mạng xã hội.
Sau trận thua nặng nề 0-4 trên sân khách HAGL, hòa đội cuối bảng SHB Đà Nẵng 1-1 và mới nhất thua Hà Nội FC 0-3 ngay ở sân nhà, HLV Nguyễn Công Mạnh của B.Bình Dương thẳng thắn nói ông xấu hổ nên xin từ chức.
Sau một tuần biến động mạnh, giá vàng tại phiên chốt tuần "rơi tự do" 6 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối phiên trước đó. Các nhà phân tích cho rằng, không ngoại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước có những động thái can thiệp thị trường vàng, sẽ xuất hiện làn sóng bán tháo.
Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 19/2025/TT-BQP, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó làm rõ các quy định quan trọng áp dụng cho quân nhân nghỉ hưu trước tuổi do thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại lực lượng.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định đã có các hoạt động tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Các đề xuất của Mỹ bao gồm việc bỏ vấn đề tư cách thành viên NATO của Ukraine, tờ Bloomberg đưa tin trích dẫn các nguồn tin quen thuộc với tình hình.
Sáng ngày 20/4/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức phát động chương trình “BIDV RUN - Vì cuộc sống Xanh” mùa thứ 5 nhằm lan tỏa “tinh thần xanh” và khuyến khích cộng đồng chung tay cùng ngân hàng thực hiện các hoạt động an sinh xã hội hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.
Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có tổng diện tích 2.870ha, trong đó sẽ xây dựng những công trình hàng đầu thế giới như: Nhà hát, khu vui chơi, cảng, tòa tháp…
Trung tướng phi công Phạm Tuân nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới. Ngày 27/12/1972, bắn rơi máy bay B-52, trở thành phi công đầu tiên bắn hạ “pháo đài bay bất khả xâm phạm” B-52 của Mỹ.
Tối qua (19/4), tại Phòng Hòa nhạc Lớn (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), đêm nhạc “Tchaikovsky Night” đã diễn ra, quy tụ đông đảo khán giả yêu âm nhạc cổ điển.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 20/4: Liên quan đến ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo Tờ trình báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị về phương án tái cơ cấu.
Là tân binh của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh nhưng tiền vệ Huỳnh Tiến Đạt đang dần trở thành cầu thủ trụ cột của CLB, siêu phẩm vào lưới Viettel là cú hích tinh thần để anh tìm lại đẳng cấp.
Nhóm 3 người đang tháo dỡ bức tường ở căn nhà trên địa bàn phường Tân Hưng Thuận, quận 12 thì tường sập, đè một người tử vong, ngày 20/4.
Ngày 20/4, thông tin từ Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa chủ trì buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Mặc dù ở ký túc xá “kiểu mẫu”, vốn được xem là nơi hỗ trợ chỗ ở cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ các tỉnh, thành về Hà Nội học tập nhưng nhiều sinh viên ở Ký túc xá Mỹ Đình không khỏi bức xúc khi bị thu 150.000 đồng điều hoà/tháng dưới mác “tự nguyện”.
"Nữ hoàng cảnh nóng" Kiều Trinh bức xúc phản hồi tin đồn "mua vai", "chảnh chọe" với nhà sản xuất. Cô khẳng định đã tự lực 22 năm trong nghề với nhiều chấn thương vĩnh viễn trên cơ thể.
"Khởi nghiệp không chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp – đó là cách mỗi học sinh, sinh viên học cách kiến tạo tương lai bằng chính đôi tay và khối óc của mình. Hãy biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII (VISES 2025) diễn ra sáng 20/4 tại TP.HCM.
Dự án Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có quy mô hơn 32 ha, nằm tại phường Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Hanel làm chủ đầu tư. Sau 15 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí lớn.
Đêm đó, tôi thức trắng với quyết định đau đớn nhưng cần thiết.
Lưu Bị khi khởi điểm vẫn còn lận đận trong sự nghiệp thì bạn học là Công Tôn Toản đã chiếm cứ U Châu, làm quan đến chức Trung lang tướng và được phong Đô đình hầu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan trong quá trình nghiên cứu, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thì kết hợp đề xuất phương án xử lý để thể chế hóa quy định liên quan bầu cử một số chức danh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ niềm vui mừng khi sau 7 năm triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, 100% các trường đại học, cao đẳng, 63 sở giáo dục đã có kế hoạch triển khai khởi nghiệp, sáng tạo
Mỹ sẽ triển khai tên lửa đánh chìm tàu tới eo biển Luzon, một điểm nghẽn để hải quân Trung Quốc tiếp cận Thái Bình Dương, trong một cuộc tập trận quân sự với Philippines.
Sáng 20/4, Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt đã phối hợp với Đại học và Bệnh viện Đại học Phenikaa tổ chức chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí năm 2025 cho bà con xã Nhân Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình.
Từ những chuyến hành trình rong ruổi trên các con đường quê nghèo, Quang Triều cùng các tình nguyện viên trong nhóm đã tập trung xây dựng những căn nhà bền vững, an toàn cho các gia đình kém may mắn ở miền Tây.
Trong 6 tỉnh của khu vực Đông Nam bộ, việc sáp nhập tỉnh thành sẽ mang đến cho tỉnh Đồng Nai một bước ngoặt lớn để trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sáp nhập hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái, dự kiến thành một tỉnh mới mang tên tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) đặt tại Yên Bái hiện nay. Tỉnh mới sau hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai sẽ có tiềm năng to lớn về nuôi cá nước ngọt to bự, nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi-"cá quý tộc".
Theo luật sư, các trường đại học tuyển dụng viên chức phải tuân thủ quy định của Luật viên chức về tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục. Còn đối với các giảng viên ở dạng hợp đồng thì phải tuân theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.
Ngày 20/4, trao đổi với Dân Việt, ông Thái Hoàng Vũ – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam xác nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng vừa ký văn bản gửi các huyện, thị xã, thành phố về việc đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính dự kiến sau sắp xếp.