Đã chết hơn 300 năm, vậy tại sao vị hoàng đế này lại khiến hàng triệu người ngày nay tức giận ?
Mặc dù đã mất hơn 300 năm, vị hoàng đế Ấn Độ này vẫn đang tạo nên làn sóng mới trong nền chính trị quốc gia.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
Lựa chọn chiến lược
* Đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết kết quả nổi bật trong hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua?
- Việt Nam - Trung Quốc là láng giềng gần gũi, núi liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nước có tình hữu nghị truyền thống lâu đời.
Kể từ khi hai bên thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện năm 2008 đến nay, đặc biệt là sau các chuyến thăm lẫn nhau mang ý nghĩa lịch sử của Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước những năm gần đây, quan hệ song phương đã có những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể là:
Thứ nhất, tin cậy chính trị được tăng cường thông qua các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao thường xuyên, trên cả bình diện song phương và đa phương.
Sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022) và chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam lần thứ ba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (12/2023), hai bên đã nhất trí tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược” theo định hướng “6 hơn” (gồm Tin cậy chính trị cao hơn, Hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, Hợp tác thực chất sâu sắc hơn, Nền tảng xã hội vững chắc hơn, Phối hợp đa phương chặt chẽ hơn và Bất đồng được kiểm soát, giải quyết tốt hơn), mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ song phương.
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tổ Lâm (8/2024), Lãnh đạo chủ chốt hai Đảng, hai nước tiếp tục khẳng định việc phát triển quan hệ song phương là ưu tiên hàng đầu, lựa chọn chiến lược trong chính sách đối ngoại và ngoại giao láng giềng của Việt Nam và Trung Quốc.
Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược” giữa hai nước; qua đó tiếp thêm động lực duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ song phương, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đến các cấp, các ngành hai bên, hình thành không khí hợp tác sôi động, thiết thực và thúc đẩy đạt nhiều thành quả thực chất trên các lĩnh vực.
Về đa phương, hai nước tăng cường điều phối, phối hợp trong các cơ chế đa phương quốc tế như Liên Hợp Quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), cũng như của khu vực như khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).
Gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị GMS8 tại Trung Quốc (11/2024), với phương châm “muốn đi xa thì đi cùng nhau” các nhà lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc và các nước thành viên đã khẳng định quan hệ hợp tác hữu nghị, tình đoàn kết giữa các nước; nhất trí cùng nhau hiện thực hoá khát vọng chung, tầm nhìn chung về một tương lai tươi sáng với quyết tâm chung, tiếng nói chung và hành động chung vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực.
Cùng với đó, quan hệ giao lưu, hợp tác trên kênh Đảng, Quốc hội/Nhân đại, Mặt trận Tổ quốc/Chính hiệp và hợp tác giữa các bộ ngành, địa phương hai nước, nhất là bộ ngành chủ chốt như ngoại giao, quốc phòng, công an và các địa phương biên giới cũng ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, hình thành nhiều cơ chế, chương trình hợp tác hiệu quả, thực chất.
Thứ hai, hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư, kết nối cơ sở hạ tầng có bước phát triển mạnh mẽ.
Trong năm 2024, hợp tác kinh tế thương mại tiếp tục đạt đỉnh cao mới, vượt mức 200 tỷ USD theo thống kê của Việt Nam và 260 tỷ USD theo số liệu của Trung Quốc. Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới.
Trong 3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt 51,25 tỷ USD, tăng 17,46%. Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất, mang lại lợi ích thiết thực cho hàng triệu nông dân của Việt Nam.
Về đầu tư FDI, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 31,26 tỷ USD. Hai bên đã đạt nhận thức chung về hướng giải quyết đối với một số dự án vướng mắc tồn đọng.
Kết nối cơ sở hạ tầng giữa hai nước, nhất là đường sắt đạt nhiều tiến triển quan trọng. Hai bên đã hợp tác chặt chẽ trong việc lập Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Việt Nam phấn đấu xây dựng tuyến đường sắt này trong năm 2025 cũng như hoàn thành lập Quy hoạch hai tuyến đường sắt Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng, Đồng Đăng - Hà Nội trong năm 2026, qua đó góp phần tạo thuận lợi cho người dân hai nước qua lại cũng như thúc đẩy giao thương hàng hóa. Tiến độ xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh giữa hai nước đạt tiến triển tích cực.
Thứ ba, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025), tháng 1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm quan trọng, tuyên bố khởi động “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc”, tạo động lực mới cho giao lưu nhân dân, văn hóa, du lịch giữa hai nước vốn đã diễn ra rất sôi động với nhiều hình thức đa dạng.
Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương hai bên đã thiết lập và tổ chức định kỳ nhiều cơ chế, chương trình hợp tác thiết thực. Hiện có khoảng 24.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc, tăng gấp đôi so với giai đoạn 5 năm trước.
Trong lĩnh vực du lịch, sau đại dịch Covid-19, Trung Quốc tiếp tục ở vị trí hàng đầu trong số các thị trường gửi khách đến Việt Nam.
Thứ tư, hai bên kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Trên cơ sở “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” ký năm 2011 và cơ chế Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, cùng các cơ chế trao đổi, đàm phán về vấn đề trên biển, hai bên đã duy trì trao đổi thường xuyên, thúc đẩy giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh, kiểm soát thỏa đáng bất đồng, đạt được một số kết quả tích cực, nhất là về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Ký kết hơn 40 văn kiện
* Xin Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết ý nghĩa và kỳ vọng của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt năm nay là dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025)?
- Diễn ra chưa đầy một năm sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình là sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng của hai Đảng, hai nước, có ý nghĩa chiến lược, tác động lâu dài đến sự phát triển của quan hệ Việt - Trung trong bối cảnh hai nước đều đang bước vào kỷ nguyên mới, thời đại phát triển mới.
Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ tư của đồng chí Tập Cận Bình trên cương Lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc và là chuyến thăm lần thứ hai trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc; đặc biệt là diễn ra trong “Năm giao lưu nhân văn”, kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 - 2025).
Dự kiến trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ có các cuộc hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường, lần lượt có các cuộc hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn để trao đổi về các biện pháp, phương hướng, định hướng lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên các lĩnh vực; ngoài ra đồng chí Tập Cận Bình cũng sẽ tham gia một số hoạt động đối ngoại quan trọng khác.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam rất mong đợi và kỳ vọng chuyến thăm sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp trên một số phương diện sau:
Thứ nhất, tăng cường trao đổi chiến lược cấp cao, đặc biệt là tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, qua đó làm vững chắc hơn nữa nền tảng tin cậy chính trị, chia sẻ kinh nghiệm về quản trị và phát triển đất nước, định hướng cho sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ song phương trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thứ hai, xác định những phương hướng lớn, trọng tâm triển khai hợp tác trên các lĩnh vực; nâng tầm hợp tác thực chất giữa hai nước theo hướng ngày càng chất lượng, hiệu quả, bền vững; thúc đẩy tạo “điểm sáng” về hợp tác trình độ cao, nhất là trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, Trung Quốc có thế mạnh như đường sắt khổ tiêu chuẩn, thương mại nông sản, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, kinh tế số, kinh tế xanh... đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.
Dự kiến trong chuyến thăm, các bộ ngành, cơ quan, địa phương hai bên sẽ ký kết khoảng 40 văn kiện hợp tác trên hàng loạt lĩnh vực, tạo cơ sở quan trọng để triển khai hợp tác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Thứ ba, lan tỏa hiệu ứng tích cực của chuyến thăm đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hai bên; thúc đẩy triển khai tốt Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị - xã hội, mở rộng hợp tác giữa các địa phương hai nước, qua đó tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, phát huy tình hữu nghị truyền thống, củng cố nền tảng dân ý tốt đẹp cho quan hệ song phương.
Thứ tư, thông qua trao đổi trên tinh thần thẳng thắn, chân thành, thực chất, hiểu biết lẫn nhau, đặt mình vào vị trí của nhau để cùng xử lý thỏa đáng những vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển theo nhận thức chung cấp cao, không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến đà phát triển lành mạnh của quan hệ hai Đảng, hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.
Chỉ còn ít ngày nữa chuyến thăm sẽ diễn ra. Tôi tin tưởng rằng, với sự coi trọng cao độ và phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng của hai bên, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam lần thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ thành công tốt đẹp trên mọi phương diện, trở thành mốc son mới trong quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thế hệ trẻ kế thừa tình hữu nghị Việt - Trung
* Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết ý nghĩa của Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc đối với quan hệ hai nước?
- Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của Tổng Bí thư Tô Lâm tháng 8/2024, Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước đã thống nhất xác định năm 2025 là “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc” nhân dịp kỷ niệm 75 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Đây là nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai nước, ra đời trong bối cảnh quan hệ Việt - Trung sau khi được nâng tầm lên định vị mới “Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược” (12/2023) có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện theo định hướng “6 hơn”.
Việc triển khai Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc có một số ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, đó là:
Trước hết, đây là dịp để hai bên ôn lại những chặng đường và tri ân công lao to lớn của các thế hệ lãnh đạo tiền bối hai Đảng, hai nước, trực tiếp là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông, đã đích thân gây dựng và dày công vun đắp, hình thành nên “mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”, đặt nền móng vững chắc cho quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc ngày nay.
Thứ hai, Năm giao lưu nhân văn là động lực và là cơ hội để hai bên cùng nhau đẩy mạnh hơn nữa hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch; phối hợp triển khai sâu rộng các hoạt động giao lưu hữu nghị, qua đó giúp cho các tầng lớp nhân dân hai nước hiểu biết đầy đủ hơn về văn hóa, đất nước, con người của nhau.
Đặc biệt để cho thế hệ trẻ hai nước tiếp bước cha anh, kế thừa, gìn giữ và không ngừng phát huy những giá trị tốt đẹp của tình hữu nghị truyền thống - tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt - Trung.
Thứ ba, Năm giao lưu nhân văn là “chất xúc tác”, chất keo gắn kết để các ban, bộ, ngành, địa phương, đoàn thể nhân dân hai nước tăng cường giao lưu hợp tác, cùng nhau triển khai hiệu quả các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, đặc biệt là các Tuyên bố chung và văn kiện đã ký kết; qua đó mang lại nhiều hơn nữa những thành quả thực chất cho quan hệ song phương, đóng góp thiết thực cho sự phát triển giàu mạnh, phồn vinh của mỗi nước trong kỷ nguyên mới, thời đại mới.
Thứ tư, thông qua các hoạt động và kết quả tích cực nêu trên, sẽ góp phần củng cố, làm vững chắc nền tảng xã hội của quan hệ song phương, tạo không khí tích cực, tin cậy, có lợi cho việc kiểm soát bất đồng, đàm phán giải quyết hiệu quả các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, đóng góp cho duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
* Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về tiềm năng, ý nghĩa của hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam - Trung Quốc trong thực hiện mục tiêu của mỗi nước. Đặc biệt là với Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình?
- Sau hơn 45 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, từ chỗ là một nước đi sau, đến nay đã trở thành một cường quốc khoa học công nghệ, với vị trí thứ 3 thế giới về đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) và dẫn đầu thế giới về số lượng bằng phát minh sáng chế.
Đặc biệt gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp công bố nhiều thành tựu công nghệ nổi bật trong các lĩnh vực then chốt như trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, robot tự động, chip bán dẫn, công nghệ vũ trụ... khiến thế giới phải thán phục.
Có thể nói, chỉ trong hơn 40 năm, Trung Quốc đã đi được chặng đường nhiều quốc gia khác phải mất hơn 2 thế kỷ.
Với Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn đề cao và đặc biệt coi trọng vai trò mang tính quyết định của khoa học công nghệ đối với sự phát triển bền vững của đất nước, những năm gần đây đã ban hành nhiều văn kiện chính trị quan trọng thể hiện tinh thần này, đặc biệt gần đây là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trong đó nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới”.
Để góp phần thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn phát triển chiến lược đã đề ra, Việt Nam mong muốn phát huy những lợi thế hiện có về nguồn lao động dồi dào với chất lượng ngày càng nâng cao, cơ chế chính sách thu hút đầu tư ngày càng hoàn thiện, thị trường giàu tiềm năng về đầu tư nghiên cứu phát triển (R&D) để tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghệ cao, công nghệ then chốt.
Phái đoàn Ukraine bao gồm Chánh Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Andrii Sybiha và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Rustem Umerov ngày 17/4 đã đến Paris để đàm phán về việc đảm bảo an ninh cho Ukraine và gặp gỡ các quan chức Mỹ đang có chuyến thăm Pháp.
Mặc dù đã mất hơn 300 năm, vị hoàng đế Ấn Độ này vẫn đang tạo nên làn sóng mới trong nền chính trị quốc gia.
Đầu năm 1966, bên cạnh nhiệm vụ vận chuyển trang thiết bị quân sự và bộ đội bằng đường không trên các chiến trường, Trung đoàn Không quân 919 còn được giao thêm một nhiệm vụ tập kích đường không vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền, góp phần cùng các lực lượng Không quân khác tiêu hao sinh lực địch. Thời điểm đó, Trung đoàn 919 được trang bị các loại máy bay quân sự như: IL-14, Li-2, An-2.
Tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại là tuyến giao thông chiến lược, giúp kết nối Đông - Tây, mở ra không gian phát triển ở Bình Định.
HLV Popov dẫn dắt B.Bình Dương?; Son Heung-min chưa thể tái xuất do chấn thương; Real Madrid nhận tin dữ về Mbappe; M.U theo đuổi sao trẻ của Bournemouth; Messi sẽ đưa ra quyết định về World Cup 2026 trong năm nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, Bộ trưởng Phan Văn Giang tô son cột mốc tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại.
Nghị sĩ châu Âu người Pháp Thierry Mariani phát biểu với RIA Novosti rằng nếu Tổng thống UkraineZelensky bác bỏ lệnh ngừng bắn do Liên bang Nga đề xuất, đó sẽ là một sai lầm chính trị lớn.
Giá USD hôm nay 20/4: Các chuyên gia kinh tế dự báo, tỷ giá USD/VND có thể tăng xấp xỉ 4% so với thời điểm cuối năm 2024.
Giá xăng dầu hôm nay chứng kiến giá dầu thô thế giới liên tiếp bật tăng. Cập nhật trong sáng nay, giá dầu WTI và giá dầu Brent đều đã "cộng thêm" hơn 3% so với phiên liền trước.
Hình ảnh con Rồng cháu Tiên và các bản tuyên ngôn lịch sử qua các thời kỳ giữ nước được tái hiện trên nền tòa nhà UBND TP.HCM trong Lễ hội ánh sáng 3D mapping quốc tế, gây ấn tượng mạnh cho du khách.
Nhiều ngư dân ở Quảng Bình đã kéo tới trụ sở VNPT tại tỉnh này để đòi quyền lợi về việc các tàu cá mất kết nối giám sát hành trình dẫn đến không nộp được hồ sơ nhận chi phí nhiên liệu.
Du khách tham gia tour du lịch này được xe bò chở đi dạo đường làng vùng nông thôn mới, được leo núi ngắm hoa rừng, chinh phục những đồi cát, tắm biển, ăn đùi cừu nướng, tối ngủ trong những ngôi nhà làm bằng đất sét và sáng sớm nghe gà rừng gáy bên tai...
Với sự đa dạng đáng kinh ngạc, cây cảnh này mang đến một màn trình diễn khó quên với màu sắc, hương thơm, xua đuổi xui xẻo, rước may mắn vào nhà.
Từng có hàng loạt ngôi sao quốc tế từng bị phạt, chỉ trích, thậm chí mất trắng hình ảnh vì quảng cáo sai sự thật. Phía sau những lời tung hô "thần kỳ" là hàng loạt chiêu trò đánh lừa thị giác và niềm tin người tiêu dùng.
Quá trình thi công dự án 500 tỷ đồng làm vỡ đường ống, khiến 2.810 hộ dân ở (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) không có nước để sinh hoạt. Suốt 5 ngày trôi qua, cuộc sống của hàng ngàn hộ dân nơi dự án đi qua bị đảo lộn.
Giữa bối cảnh thị trường nhiều biến động, bất động sản công nghiệp nổi lên như một điểm sáng, thu hút đầu tư và giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2025.
Trong trận đấu có sự chênh lệch thứ hạng lớn nhất của vòng 19 V.League 2024/2025 vào thời điểm này, cả SHB Đà Nẵng và Thép xanh Nam Định đều phải nỗ lực tối đa vì những mục tiêu rất khác nhau.
Mỹ đã thua trong cuộc xung đột với Nga ở Ukraine và đang hướng đến thất bại trong cuộc chiến với Trung Quốc, cựu thứ trưởng Lầu Năm Góc phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế Chas Freeman cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tổ chức nghiên cứu Shchiller Institute.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt trên 37 độ. Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 38 độ. Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng.
Cảnh sát xác định Huỳnh Tuấn Ân có hành vi đưa hối lộ cho 4 lãnh đạo, cán bộ tại PC Bình Thuận và được trúng thầu với giá cao, trái quy định. Vị này còn lập 2 hệ thống kế toán, mua hóa đơn khống để trốn nộp thuế hơn 156 tỷ đồng.
Từ “xé rào” để tự cứu mình, TP.HCM trở thành bước đột phá đầu tiên của cả nước trong quá trình Đổi mới. Kinh tế TP.HCM đang ngày càng phát triển, trong đó có sự đóng góp đặc biệt của lực lượng kinh tế tư nhân, đưa thành phố trở thành đầu tàu tăng trưởng của cả nước.
Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) cho biết sau động thái tích cực tháo gỡ khó khăn vướng mắc từ Chính phủ, Quốc hội, công ty đã chuẩn bị dòng tiền cho việc nộp tiền sử dụng đất để tháo gỡ pháp lý, cấp sổ hồng cho cư dân.
Tối 19/4, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Thuận (19/4/1975- 19/4/2025). Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh bạn.
Hồ Thu Anh – nữ diễn viên đang được chú ý với phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" khẳng định bản thân là người sống hướng nội, không thích dùng chiêu trò để nổi tiếng.
Bằng tình yêu viết chữ đẹp, cô Kim Thị Duyên đã truyền động lực cho học sinh của mình và học trò của cô đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Chữ đẹp Việt".
Một hành động của Park Bo Gum trên phim trường đã để lại ấn tượng sâu sắc cho IU.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố tạm dừng giao tranh với Ukraine vào dịp lễ Phục sinh, dự kiến bắt đầu lúc 18:00 giờ Moscow vào thứ Bảy và kéo dài đến nửa đêm ngày 21/4.
Chị Nguyệt (29 tuổi, Tuyên Quang) nhảy phốc từ cabin chiếc xe tải 30 tấn xuống mặt đường sau chuyến đi dài gần 400km. Mở thùng xe, chị thoăn thoắt vác từng chồng gạch xuống bãi. Nữ tài xế này đã ngược xuôi trên khắp nẻo đường miền Bắc từ nhiều năm nay.
Bị viêm mủ vòi trứng nặng nhưng lại nhập viện muộn, một phụ nữ đã khiến các bác sĩ cũng phải kinh hãi khi ổ bụng ngập dịch mủ trắng xóa, phải cắt bỏ 2 buồng trứng.
Sau chiến thắng 2-0 trước Everton tại vòng 33 Premier League, HLV Pep Guardiola đã đưa ra nhận định về cơ hội giành vé dự Champions League 2025/26 của Man City.
Những suất cơm ấm nóng được trao tận tay người bệnh không chỉ là nguồn động viên tinh thần, mà còn chứa đựng công sức và tấm lòng của những người làm chương trình. Tất cả xuất phát từ mong muốn lan tỏa yêu thương, sẻ chia đến thật nhiều mảnh đời kém may mắn.