Giá USD hôm nay 26/7: Tiếp đà tăng bất chấp lo ngại của thị trường
Giá USD hôm nay 26/7 duy trì xu hướng tăng nhẹ, bất chấp lo ngại của thị trường về quyết định lãi suất của Fed và thời hạn áp thuế đối ứng 1/8 đến gần.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Một ngày đầu tháng 9/2022, trong dịp ra đảo Phú Quý, chúng tôi tìm đến viếng đền thờ công chúa Bàn Tranh. Vừa hỏi thăm đường đi, nhiều người dân trên đảo Phú Quý đã hướng dẫn chúng tôi rất nhiệt tình…
Theo ghi nhận của chúng tôi, đền thờ Công chúa Bàn Tranh nằm dưới chân núi Cao Cát, gần một làng chài của xã Long Hải. Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là cuộc sống của người dân ở xung quanh đền sung túc, bởi nhiều căn nhà mới khang trang đang mọc lên.
Từ bên trong đền thờ Công chúa Bàn Tranh nhìn ra cổng chính. Ảnh: Bùi Phụ
Có thể nói, sau bao thăng trầm thay đổi của thời gian, đền thờ công chúa Bàn Trang hiện nay vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghi trên “hòn ngọc” giữa biển khơi này. Cửa chính đền thờ công chúa Bàn Tranh quay về phía Nam, cách cảng bến tàu Phú Quý 8km. Cổng đền được xây dựng và chạm trổ hoa văn rất tinh xảo. Trong đền được sơn son thếp vàng đầy vẻ tôn kính...
Mùi hương trầm từ ban thờ công chúa Bàn Tranh tỏa ra, khiến mọi mệt mỏi đường xa như nhóm du khách chúng tôi tan biến...
Ông Hai, đã hơn 70 tuổi, một cư dân sống từ nhỏ đến giờ ở gần đền thờ cho biết, người dân ở đảo này rất tôn kính, biết ơn công chúa Bàn Tranh nên ngày nào cũng có người dân vào đền thắp hương.
“Việc thờ công chúa Bàn Tranh đã trở thành tín ngưỡng thiêng liêng nhất của người dân trên đảo. Vì vậy, người dân chúng tôi phải có trách nhiệm trông coi đền thờ để dịp cúng tế hàng năm để bà con trên đảo quy tụ về cúng tế công chúa Bàn Tranh…”, ông Hai nói.
Đền thờ Công chúa Bàn Tranh xã Long Hải huyện đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Bùi Phụ
Theo lời ông Hai, đến ngày Mùng 3 tháng Giêng (Âm lịch), người dân trên đảo Phú Quý tổ chức long trọng lễ hội tại đền thờ công chúa Bàn Tranh nhân ngày giỗ công chúa.
Dịp này, Ban Quản lý đền thờ tổ chức nghi lễ thỉnh rước sắc phong của công chúa Bàn Tranh tại làng đang lưu giữ, thờ phụng sắc về đền thực hiện tế lễ.
Cũng theo lời ông Hai, đền thờ công chúa Bàn Tranh thể hiện bước kế thừa, tiếp biến và dung hợp văn hóa của cộng đồng người Việt khi đến tiếp quản và xây dựng cuộc sống trên đảo Phú Quý. Đặc biệt việc trông coi, thờ phụng và cúng tế hàng năm được diễn ra luân phiên giữa các làng trên đảo.
“Theo quy ước mỗi làng được lưu giữ sắc phong, phụng thờ, cúng tế trong thời gian 1 năm. Sang năm sau, sẽ luân chuyển sang làng khác và cứ thế luân chuyển khắp các làng trên đảo theo trình tự…”, ông Hai chia sẻ.
Nhiều người dân lớn tuổi trên đảo Phú Quý cho biết, vào dịp này, đoàn lễ khởi hành nghinh rước sắc phong tại làng đang giữ sắc rồi đi qua các ngõ đường trong làng rồi về đền thờ công chúa Bàn Tranh. Người dân ăn mặc đẹp, nghiêm trang tham gia lễ hội rất đông, bày tỏ lòng thành kính bên âm thanh của nhạc cụ dân gian suốt hành trình của buổi lễ.
Sắc màu trang phục của người dân và âm thanh của nhạc cụ như hòa quyện vào nhau, tạo nên nét đẹp độc đáo, thể hiện sắc thái văn hóa thiêng liêng của người dân trên đảo Phú Quý. Nhân dịp này, khắp nơi trên đảo Phú Quý còn diễn ra các lễ hội dân gian đậm sắc thái miền biển như: hò chèo bả trạo, hát bội, múa tứ linh…
Bên trong đền thờ công chúa Bàn Tranh được sơn son thếp vàng đầy vẻ tôn kính...Ảnh: Bùi Phụ
Theo truyền thuyết và tư liệu của bảo tàng tỉnh Bình Thuận, công chúa Bàn Tranh tên thật là Po Sah Ina là con gái vương quốc Chămpa. Vua Po Kathit, còn có tên Po Dam (Po Kathit, người Việt gọi là Bàn La Trà Duyệt) làm vua từ năm 1458 đến 1460.
Công chúa Bàn Tranh yêu một chàng trai cùng dân tộc nhưng khác tôn giáo, không thuộc dòng dõi hoàng tộc nên bị các vị đại thần triều đình lúc bấy giờ phản đối.
Công chúa bị cho là mang tội bất kính với vua cha nên phải chịu hình phạt lưu đày ra hoang đảo vĩnh viễn không được trở về đất liền. Vua cha đã ban cho công chúa Bàn Tranh một số tùy tùng, dụng cụ sản xuất, đánh bắt hải sản, nhiều hạt giống lương thực, chiếc thuyền buồm để tự mưu sinh...
Sau những ngày lênh đênh trên biển, thuyền của công chúa cặp vào hòn đảo. Và từ đó, công chúa cùng những tùy tùng đi theo đã khai khẩn, mở đất lập làng tạo dựng cuộc sống mới trên hòn đảo này.
Sau khi qua đời, thi thể công chúa được người dân chôn cất tại đảo và lập đền thờ. Khoảng đầu thế kỷ XVII ngôi đền được người Việt tiếp quản, gìn giữ và thờ phụng cho đến ngày nay.
Bệ thờ công chúa Bàn Tranh. Ảnh: Bùi Phụ
Theo Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, công chúa Bàn Tranh là người có công đầu trong việc đưa lên đảo những giống lương thực, hoa màu, hướng dẫn người dân trên đảo khai khẩn đất đai, làm ruộng vườn, hình thành xóm làng, chỉ dạy người dân cách trồng trọt, làm nghề nông…
Còn theo sử Chăm, năm 1460, Vua Po Kathit nhường ngôi cho em trai là Trà Toàn và vị vua kế vị đã có chỉ dụ cho Công chúa Bàn Tranh được phép trở về đất liền. Thế nhưng, do yêu cuộc sống hiện tại trên đảo, công công chúa đã không về, sống vui vẻ đảo cho đến cuối đời. Khi công chúa qua đời, người dân trên đảo lập mộ chôn cất công chúa.
Với những công lao to lớn của công chúa Bàn Tranh, người dân trên đảo Phú Quý đã tôn vinh gọi đền thờ công chúa Bàn Tranh hay đền thờ Bà Chúa Xứ.
Ghi nhận những công lao to lớn của công chúa Bàn Tranh, các vua Triều Nguyễn đã phong bà là Hiển dũng Chương uy Hùng nghị Đoan túc chi Thần. Từ đời vua Minh Mạng (1820-1840) cho tới vua Khải Định (1916-1925) đã ban tặng cho bà 8 sắc phong, giao cho ngư dân đảo Phú Quý thay nhau hương khói, phụng thờ…
Trong miếu thờ công chúa Bàn Tranh, còn một số di vật linh thiêng như bài vị, bệ thờ, liễn đối, hoành phi viết bằng chữ Hán, ca ngợi tài năng, công đức Công chúa Bàn Tranh như:
Hiển hách miếu thần ngàn năm còn đó Linh thiêng cung thánh vạn thuở chẳng dời. Câu đối khắc bằng chữ Hán gắn ở cột đền thờ có nội dung: Linh thần hiển hách phù trong đảo Giúp nước thay trời cứu vạn dân.
Một góc làng chài trên đảo Phú Quý. Ảnh: Bùi Phụ
Từ khi tạo lập đến nay, đền thờ công chúa Bàn Tranh đã trải qua gần 400 năm tồn tại, do tác động của môi trường biển đảo khắc nghiệt nên ngôi đền đã được các thế hệ người Chăm và người Việt tiếp nối tu bổ, tôn tạo. Qua nhiều lần trùng tu, đền thờ công chúa Bàn Tranh vẫn giữ nguyên nét ban đầu và phần mộ của công chúa Bàn Tranh nằm trong đền thờ.
Đền thờ công chúa Bàn Tranh hiện cũng là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở đảo Phú Quý và được nhiều khách du lịch gần xa đến viếng khi du lịch hòn đảo này.
Theo UBND huyện Phú Quý( Bình Thuận), đợt trùng tu năm 2009 đã làm cho diện mạo đền thờ trở nên bề thế và trang nghiêm với các hạng mục: Cổng chính, Cột cờ, Bình phong, Võ ca và Chính điện được phân bố trên một trục thẳng và bao bọc đền là hệ thống tường thành kiên cố.
Đền thờ công chúa Bàn Tranh còn lưu giữ 3 bia thờ công chúa Bàn Tranh được tạc từ đá hoa cương màu xám xanh có niên đại khoảng 400 năm.
Do khi sống có nhiều công trạng trong việc khai khẩn đất đai, quy tụ nhân dân hình thành xóm làng, khi mất đi linh hiển bảo vệ vùng biển phía Nam của Tổ quốc, hộ trì dân đi biển tai qua nạn khỏi trong nhiều trận bão tố, nên công đức của Bà được truyền tụng:
Hạnh đức của Bà đời chiêm ngưỡng ngàn năm tôn kính
Công ơn sự nghiệp độ linh thiêng muôn thuở còn ghi.
Đền thờ công chúa Bàn Tranh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia tại Quyết định số 227/QĐ-BVHTTDL ngày 28/01/2015.
Giá USD hôm nay 26/7 duy trì xu hướng tăng nhẹ, bất chấp lo ngại của thị trường về quyết định lãi suất của Fed và thời hạn áp thuế đối ứng 1/8 đến gần.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cùng các lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã đến đảo Phú Quý( tỉnh Bình Thuận cũ) dự, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đặc khu Phú Quý, nhấn mạnh đến xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả kinh tế biển...
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kế hoạch thanh tra chuyên đề diện rộng, với hơn 898 dự án thuộc diện rà soát. Mục tiêu là làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và những vướng mắc pháp lý tại các dự án này.
Tại vùng đất từng oằn mình trong đói nghèo như xã Hướng Hiệp (Quảng Trị), mỗi mái nhà mới được dựng lên, mỗi đàn bò được trao, mỗi người con xuất khẩu lao động gửi tiền về… đều là minh chứng sống động cho hiệu quả của chính sách giảm nghèo bền vững góp phần tạo nên một Hướng Hiệp hôm nay ấm no, khởi sắc.
Phim hành động mới nhất của Điện ảnh Công an Nhân dân tái hiện vụ cướp máy bay có thật, hứa hẹn những pha hành động nghẹt thở và chân thực.
Hà Nội đề xuất giao UBND cấp xã xác nhận điều kiện thu nhập cho người thu nhập thấp không có hợp đồng lao động khi mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhằm kiểm soát đúng đối tượng thụ hưởng.
Một số hộ nông dân xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên cũ) đã cải tạo ruộng kém hiệu quả, khu đất bỏ hoang để nuôi ốc bươu đen-ốc nhồi (là loại ốc đặc sản). Nổi lên trong mô hình nuôi ốc bươu đen là ao nuôi của anh Đỗ Duy Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã.
Chiều 25/7, xã Vị Xuyên tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.
Theo nhiều sinh viên, trường Đại học Điện lực tăng học phí lên đến 20% cho khóa học cũ và 30-40% cho khóa mới là con số chưa phù hợp, gia đình không thể xoay xở.
Cổ phiếu bất động sản SJS tăng gần 50% sau 6 phiên “tím lịm”, vươn lên nhóm đắt giá nhất sàn. Nhưng nghịch lý là Chủ tịch HĐQT lại không sở hữu cổ phần nào tại thời điểm chốt quý 2/2025.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố trong vòng đàm phán thứ ba ở Istanbul đã đạt được một thỏa thuận mang tính nguyên tắc về cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine.
Tác giả Niê A Dũng gửi về cuộc thi viết "Việt Nam trong tôi" do báo điện tử Dân Việt phát động bài thơ mang tên "Đất nước".
Bức xúc vì trọng tài đưa ra quyết định gây tranh cãi, HLV Kim Sang-sik đã ra sát đường biên phản ứng và lập tức phải nhận 1 thẻ vàng từ vị “vua áo đen” điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Philippines.
Điều tra vụ chiếc vali bốc mùi nghi chứa thi thể nữ ở TP.HCM; người đàn ông nổ súng khi cảnh sát kiểm tra hành chính; Bộ Tài chính lên tiếng về một Vụ trưởng tử vong tại Cơ quan Bộ... là những tin nóng 24 giờ qua.
Bà Phạm Thị Diêm, xã Xuân Sơn, TPHCM (trước sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, TP HCM, xã Xuân Sơn thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) vươn lên làm giàu nhờ nuôi heo rừng lai. Mô hình nuôi loại heo đặc sản này giúp bà Diêm có doanh thu hơn 1 tỷ/năm.
Anh Phạm Minh Đức, Chủ nhiệm CLB Chim săn mồi tỉnh Cà Mau (mới), cho biết, hiện CLB có 15 thành viên chính thức, ở nhiều độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau, nhưng có chung niềm đam mê biến những con chim rừng, chim hoang dã như chim đại bàng, diều hâu, cú mèo, chim cắt...trở nên gần gũi, biết nghe lời.
Tình hình dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Ninh Bình mới (bao gồm 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam cũ) đang diễn biến phức tạp, đặc biệt sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính. Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình, tính đến nay, dịch bệnh đã xuất hiện tại 19 xã, phường, buộc phải tiêu hủy hơn 3.000 con lợn, gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi địa phương.
Giữa đại ngàn xanh thẳm của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng mới, sau sáp nhập tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận), quần thể 108 cây thông hai lá dẹt-loài cây cổ thụ đã được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.
110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cùng nhau trải qua 14 ngày, đi qua 10 tỉnh, thành phố, khám phá những vùng đất giàu bản sắc văn hóa và lịch sử; cùng nhau vun đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước.
Nghe đến đâu, tôi thấy như ai đó vừa vạch ra con người mình đến đó.
Tối ngày 25/7, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Hà Tĩnh vinh dự trở thành trung tâm của võ thuật Châu Á với lễ khai mạc Giải Vô địch Pencak Silat Châu Á 2025.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tấn công Okinawa, quân đội Nhật ép buộc người Lưu Cầu tự sát, còn mở cuộc tàn sát người dân Lưu Cầu. Dẫn đến dân số Lưu Cầu giảm một phần tư trong chiến tranh thế giới thứ hai.
U23 Indonesia đã giành chiến thắng trong cuộc đọ sức rất kịch tính với U23 Thái Lan tại vòng bán kết giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 để lọt vào trận chung kết gặp U23 Việt Nam.
Triều đại hưng suy thay đổi, nhân gian vật đổi sao dời nhưng dưới lòng đất lăng mộ ngàn năm của Tần Thủy Hoàng trải qua phong sương vẫn không bị xói mòn. Vinh quang và trí tuệ của đế chế cổ đại đã khép lại nhưng vô số điều vẫn còn là ẩn đó với hậu thế.
Theo tử vi, người sinh vào một số khung giờ Âm lịch nhất định thường mang số mệnh kiên cường, càng trải đời càng vững vàng.
Lễ trao trả hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (MIA) lần thứ 170 diễn ra vào thời điểm đặc biệt với cả hai nước. Phía Việt Nam đã bàn giao cho phía Hoa Kỳ 3 hòm đựng hài cốt, là kết quả của nỗ lực tìm kiếm mới đây của đội tìm kiếm hỗn hợp Việt Nam - Hoa Kỳ tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa.
Công an tỉnh Quảng Ninh đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương nhận đỡ đầu cháu bé 10 tuổi, một trong những nạn nhân sống sót trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh QN-7105 xảy ra trên vịnh Hạ Long ngày 19/7 vừa qua.
Mới đây, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã gửi thư ngỏ tới du khách về vụ tai nạn trên vịnh Hạ Long. Đồng thời, đơn vị này cũng gửi lời cam kết về các tiêu chí an toàn khi vận hành tàu du lịch.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai vừa triển khai rà soát hiện trạng các trường học, đề xuất đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú tiểu học và THCS tại các xã biên giới.
Phát biểu tại Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở xã Gia Phú, ông Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đưa Ngày hội hướng về cơ sở, đến từng thôn, xóm, khu dân cư.