Long An tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 26/4.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Xót xa – đó là 2 từ đọng lại lâu nhất trong tâm trí chúng tôi khi trực tiếp chứng kiến và ghi lại những câu chuyện về chuyến trở về quê hương bất đắc dĩ của hàng ngàn người dân trên xe máy, di chuyển hàng ngàn km giữa miền Trung nắng lửa. Họ chạy dịch từ nơi phố thị mưu sinh thường ngày, để trở về quê nhà kiếm tìm nơi nương náu bình an cuối cùng giữa mùa Covid-19.
"Lì, vào đây con. Đừng chạy lung tung, mẹ không cho gặp ông bà đâu nghe chưa", chị Như (trú xã Phong Chương, H.Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nói lớn, vừa chạy nhanh lại nắm tay đứa nhỏ về lán trại.
"Thằng nhỏ quậy dữ lắm. Nói về quê gặp ông bà nó cứ tíu tít mãi, không chịu ngồi yên", người phụ nữ phủi sạch chỗ đất trống để cu Lì ngồi xuống.
Cách đây hơn mười tiếng đồng hồ, chị Như cùng 30 người khác thuê xe rời TP.HCM hồi hương tránh dịch. Quá nửa số người là hàng xóm, họ hàng cùng xã với chị. Ngày lên xe về, con hẻm nhỏ nơi chị mưu sinh gần chục năm vắng lặng. Còi hú, dây trắng đỏ phong tỏa khắp đường.
"Đa số người dân xã Phong Chương vào TP.HCM ở trọ để đi làm nghề thợ hồ, ngày dịch bệnh bùng phát ai nấy đều rơi vào thất nghiệp. Hơn 3, 4 tháng nay chúng tôi nhận cứu trợ từ chính quyền Q.Bình Tân (TP.HCM), đôi lúc cũng có mạnh thường quân ở Huế gửi lương thực, thực phẩm vào tiếp viện. Ngày rời TP.HCM, gia đình tôi đã nợ lại tiền trọ, vét sạch túi mới đủ 2 triệu tiền xe về quê", chị Như kể.
Chị Như, anh Nhận cùng hơn 30 người trú cùng xã Phong Chương, H.Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngồi chờ được đưa đi cách ly tập trung. Ảnh: D.B
Cuộc sống khốn khó, họ chấp nhận chia tay quê hương, chọn TP.HCM để mưu sinh, hy vọng đủ đầy cho cuộc sống sau này. Hôm nay, trên chuyến xe rời "miền đất hứa" trở về, có những tiếng thở dài, những đôi mắt nặng trĩu. Có người là cha, là chồng, là trụ cột gia đình nhưng phải bất lực vì dịch Covid-19.
"Cuộc sống của chúng tôi bị xáo trộn. Vài ca, vài chục ca rồi đến cả nghìn ca. Nếu chỉ cứ sống thôi thì sẽ ổn nhưng còn đủ thứ để lo", anh Nguyễn Đức Nhận (trú xã Phong Chương, H.Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) thở dài nói về lý do anh có mặt tại lán trại chờ đưa đi cách ly ngày hôm nay.
Vài sào ruộng, dăm ba con gà ở quê khiến anh Nhận quyết định vào TP.HCM kiếm sống. Bảy năm tha hương, đồng lương ít ỏi từ công việc thợ máy, anh chỉ dám ăn tiêu tiện tặn trong khoảng 3 triệu đồng, còn lại gửi về quê, lo cho gia đình, đặng còn lấy vợ. Đầu tháng 4, tần suất công việc ngày càng giảm dần. Hơn 2 tháng nay thì nghỉ hẳn khiến cuộc sống của anh thanh niên này càng thêm chật vật.
"Cố gắng cầm cự" là từ anh nghĩ đến nhiều nhất trong những ngày TP.HCM "mắc bệnh".
"Hoàn cảnh ở trọ chờ cứu trợ khó khăn lắm, nhất là cảnh nhìn mấy đứa nhỏ cùng dãy trọ phải ăn mì tôm nhiều ngày. Chúng tôi quyết mượn tiền về quê. Tôi mượn anh em đủ tiền để trả tiền xe. Về nhà trong hoàn cảnh này không ai mong muốn nhưng tôi bất lực rồi, không thể kéo dài thêm", anh Nhận tâm sự.
Hàng trăm công dân của Quảng Nam ở TP.HCM là những lao động có hoàn cảnh khó khăn, già yếu, tàn tật, phụ nữ mang thai, trẻ em, ốm đau đã được đón về với vòng tay quê hương. Họ được hỗ trợ rất nhiều mặt kể cả UBND tỉnh Quảng Nam đang giao cho các cấp ngành tính đến phương án tìm việc làm cho họ sau khi hoàn thành cách ly theo quy định.
Tại Quảng Nam, dự kiến đón khoảng 800 bà con đồng hương về Quảng Nam, sau đó sẽ họp bàn đánh giá, rút kinh nghiệm để nghiên cứu tiếp tục hỗ trợ bằng các hình thức khác. Các hình thức vận chuyển sẽ được tính toán linh hoạt xử lý, kể cả bằng ô tô, tàu lửa, máy bay, triển khai một cách phù hợp, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, với mục tiêu tạo điều kiện giúp bà con về nhanh nhất, tốt nhất, an toàn nhất.
Mặt khác, tỉnh cũng đã phối hợp với Hội đồng hương động viên những người chưa đến mức cần thiết phải quay trở về thì yên tâm ở lại TP.HCM, chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh của chính quyền.
Được đón từ TP.HCM trở về quê hương, nhiều bà con Quảng Nam cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc. Ngoài được lo ăn, ở miễn phí, họ còn được các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí, nhu yếu phẩm khi hoàn thành cách ly về nhà.
Đang ở trong khu cách ly sau khi được đón về với vòng tay quê hương, chị Nguyễn Thị Lượm (xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) xúc động kể, không riêng gì chị mà đợt đón này có đến rất nhiều người cùng cảnh ngộ như chị bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và được đón về quê đợt đầu tiên. Nhiều năm bươn trải mưu sinh nơi đất khách, chuyến trở về lần này của chị đầy đặc biệt.
"Năm 14 tuổi tôi đã vào TP.HCM. Sau khi lập gia đình, chồng cũng theo tôi vào đây làm công nhân may ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Bao ngày ngày tháng làm lụng vất vã cũng hy vọng đến cuối năm về quê thăm ông bà và vui Tết, mấy năm thì liên tục về chứ hai năm nay tình hình dịch liên tục diễn biến phức tạp nên việc được về quê càng khó khăn. Nhiều lúc cũng buồn nhưng điều kiện kinh tế không cho phép", chị Lượm chia sẻ.
Theo chị Lượm, gần hai tháng trước, dịch Covid-19 bùng phát ở TP. HCM nên hai vợ chồng chị bị… mất việc. Tiền trọ, tiền học hành của con, chi phí ăn uống sinh hoạt hàng ngày trở thành gánh nặng đối với cả hai. Không có việc làm nhưng phải gồng gánh nhiều chi phí, gia đình chị lâm cảnh khó khăn.
"Tiền công đi làm mỗi ngày chỉ có 200 ngàn đồng, nếu có tăng ca thì thu nhập khá hơn. Dịch bệnh nên cả hai vợ chồng đều thất nghiệp, khó khăn chồng chất. Gần nơi tôi ở có nhiều ca mắc Covid-19 vì thế khu vực này chợ búa cũng bị phong tỏa. Gần hai tháng trước cuộc sống của hai chồng rất chật vật...", chị Lượm nói.
Đoàn người chạy xe máy nối đuôi nhau “chạy” dịch từ các tỉnh phí Nam về quê. Ảnh: D.B
Cũng theo chị Lượm, khó khăn bủa vây, vợ chồng tôi mong được trở về quê hơn bao giờ hết. Tình cờ biết được thông tin UBND tỉnh Quảng Nam có phương án đón bà con trở về, nên chị lên mạng tìm số điện thoại của Hội đồng hương tại TP.HCM để đăng ký để được về với gia đình, về với quê hương.
"Đăng ký vậy thôi chứ trong lòng nghĩ không biết có được về không vì thấy mọi người đăng ký đông quá. Nào ngờ, 3 hôm sau, Hội đồng hương gọi lại báo gia đình tôi được về quê trong đợt đầu tiên. Như trút được gánh nặng, hai chồng mừng kinh khủng. Gia đình tôi cách ly tập trung được 7 ngày rồi, dự dịnh hoàn thành cách ly xong sẽ về nhà mẹ ruột ở xã Tam Thanh. Về đây, được tỉnh lo ăn uống miễn phí, không tốn một đồng nào cả, chính vì thế đôi lúc tôi cảm thấy ngại vì được chăm lo quá ân cần, chu đáo…", chị Lượm tâm sự.
Cùng về đợt đầu tiên cùng với chị Nguyễn Thị Lượm, chị Huỳnh Thị Hương (xã Tam Thanh) cho biết, những ngày khó khăn ở TP.HCM, gia đình chị may mắn có Hội đồng hương giúp đỡ, hỗ trợ nhu yếu phẩm. Dịch giã, hai vợ chồng chị cũng lâm vào cảnh mất việc. Giữa bộn bề lo toan, chị Hương đăng ký về quê.
"Cả hai vợ chồng đều làm công nhân nên khi dịch bùng phát chúng tôi khó khăn lắm. Trước khi Sài Gòn thực hiện giãn cách, tôi có đi mua lượng thực về dự trữ. Tuy nhiên, do kinh tế khó khăn nên chỉ mua được ít gạo, trứng, mỳ tôm… Nhưng chừng đó cả nhà dùng được vài ngày thì hết. Được trở về quê lần này, tôi thật sự rất vui…", chị Hương tâm sự.
Dòng người từ phía Nam về quê cứ thế nối dài con đường Hồ Chí Minh. Không quá khó khăn để gặp họ. Chưa đến 10km đèo Hải Vân nhưng gần như tất cả mọi khúc cua, mọi bóng cây và khe suối đều trở thành chỗ dừng chân nghỉ ngơi.
Nhá nhem tối, con đường chạy dọc đầm Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đông nghịt người. Gió mang theo hơi đất, bụi cát bay ngợp một góc trời. Dưới không khí chẳng mấy dễ chịu, hàng trăm người trở về quê khi vừa qua khỏi đèo Hải Vân được chặn lại chờ nhập đoàn để lực lượng đưa qua địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Anh Đoàn Hải cùng đôi mắt sạm đen vì chạy xe liên tục nhiều giờ đồng hồ. Ảnh: D.B
Tiếng rấm rức của đứa trẻ bên mẹ, tiếng ồn của động cơ xe máy xen lẫn tiếng gọi tên từng người tới khai báo y tế. Sau quãng đường dài, họ chỉ biết im lặng nhìn nhau. Tất cả đều mệt mỏi.
"Vào TP.HCM làm công trình, lấy vợ rồi sinh con cũng gần chục năm, hôm nay lại trở về trong hoàn cảnh này, thật sự không ai mong muốn", anh Đoàn Hải (trú huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) nói buồn.
Hải nhỏ con, mặt hốc hác, đôi mắt sạm đen vì chạy xe liên tục nhiều giờ đồng hồ. Dù chẳng lạ lẫm cảnh cực khổ chốn đô thị phồn hoa nhưng đời anh chưa từng nghĩ mình sẽ phải màn trời chiếu đất như lúc này. Hải kể anh vào TP.HCM đã được 8 năm. Thành phố cho anh vợ con và công việc. Khi anh bắt đầu có ý nghĩ sẽ gắn bó đời mình với nơi đây thì dịch đến. Nỗi lo cơm áo, gạo tiền cứ thế đè nặng lên vai.
Tháng đầu tiên thất nghiệp, vợ con anh về quê. Tháng thứ ba thất nghiệp, đến lượt anh về quê.
Hành lý gần 10 năm nơi đất khách chỉ vỏn vẹn 2 chiếc ba lô cùng vài gói mắn muối. Chuyến về quê lần này, Hải không biết đến bao giờ mới trở lại.
"Thả được chân chống xuống đường là lo nghỉ lưng. Đợi ở đây gần 5 tiếng rồi. Mấy chú bảo đợi thêm một đoàn nữa đang vượt đèo rồi dẫn đi cùng một lúc. Không biết sao nữa, chỉ thấy buồn. Chắc lần này mình về luôn", Hải nói nhỏ.
Trong bóng đêm, đoàn người chạy xe máy rồng rắn nối đuôi nhau chờ vượt. Bên kia đèo trở thành điểm tập kết người khổng lồ. Từng nhóm lao động nghèo khăn đùm khăn gói. Tất cả đều vội vã, đều mong về nhà.
Có lẽ, đối với họ, đây sẽ là chuyến hành trình cuối cùng cho những điều mới mẻ.
(Còn nữa)
"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ"
Sau khi Bộ Công an không khởi tố, số phận biệt thự L09 và 33 sổ đỏ của Phan Văn Anh Vũ trên bán đảo Sơn Trà sẽ được giải quyết như thế nào?
UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 26/4.
Lúc 15h ngày 26/4 giờ Việt Nam, Thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis sẽ chính thức bắt đầu do Niên trưởng Hồng y đoàn Giovanni Battista Re chủ trì.
Một Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) được người hâm mộ yêu quý và ủng hộ chính là tập thể được xây dựng dựa trên triết lý đặc biệt của bầu Đức. Đó là tập thể không giành chiến thắng bằng mọi giá, mà nỗ lực đem đến niềm vui cho cổ động viên.
Ngày 26/4, Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Sáng 26/4, HĐND thành phố Đà Nẵng thống nhất thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng thành một thành phố trực thuộc Trung ương, tên gọi là thành phố Đà Nẵng
Một nữ du khách người Anh bày tỏ sự bức xúc khi phải trả thêm tiền cho hai viên đá lạnh trong ly cà phê tại một quán bar ở Tây Ban Nha, gây tranh luận về cách tính phí ở các điểm du lịch.
Chị Đỗ Thị Dinh, chủ nông trại Rau thủy canh Thành Tâm xã Lộc An, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đang làm giàu nhờ mô hình trồng rau công nghệ cao.
Tang lễ của Giáo hoàng Francis – vị "Giáo hoàng của nhân dân" – sẽ không tuân theo các nghi thức truyền thống của Tòa thánh, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử Giáo hội Công giáo.
Chị Ninh Thị Loan - công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã chia sẻ câu chuyện không may của nữ đồng nghiệp trong lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân 2025 diễn ra sáng nay (26/4).
Hơn 1 năm nay, giá bò hơi trên thị trường giảm mạnh và chưa có chiều hướng cải thiện. Điều này khiến người chăn nuôi bò vỗ béo ở Hướng Hóa (Quảng Trị) gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình này, một số người nuôi phải giảm đàn, số khác chưa dám tái đàn để tránh thua lỗ.
Nhiều xã mới sau sáp nhập ở Vĩnh Phúc có tên dự kiến gắn với lịch sử, văn hóa truyền thống địa phương, có nơi chỉ nghe qua biết địa chỉ.
Theo hình ảnh từ camera ghi lại, thanh niên trẻ tuổi đã nhảy lên lan can ở lầu 7 của Trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall rồi nhảy xuống sảnh, tử vong.
Trao đổi với cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tổ chức sáng nay 26/4, ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank cho rằng, khi thời điểm chín muồi, giá trị của Techcombank sẽ bùng nổ.
Bằng màn trình diễn chói sáng trong màu áo CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, Viktor Lê – tài năng trẻ gốc Nga – đang dần trở thành hiện tượng mới của V.League 2024/2025 và mở ra cơ hội lớn để khoác áo đội ĐT Việt Nam.
Cao điểm lễ 30/4-1/5, 21 cảng hàng không trên cả nước dự kiến đón 2,4 triệu khách. Trong đó, những nơi số lượng khách dự kiến tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc…
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 26/4, UBND TP.HCM long trọng tổ chức triển lãm quy mô lớn, tôn vinh các công trình, tác phẩm và sự kiện đã làm nên dấu ấn suốt nửa thế kỷ phát triển của thành phố mang tên Bác.
NSND Quốc Hưng, NSƯT Lan Anh, NSƯT Tân Nhàn, NSƯT Hoàng Tùng, ca sĩ Đông Hùng cùng nhiều nghệ sĩ đã tái hiện thời khắc Ngày Giải phóng trong chương trình nghệ thuật “Khúc ca khải hoàn”.
Hang Lèn Chùa ở xã Nghĩa Thành (Nghĩa Đàn, Nghệ An), nơi phát hiện hàng loạt bộ hài cốt đang được bảo vệ nghiêm ngặt phục vụ công tác điều tra. Cửa hang rộng khoảng 5 m, phía trong có 1 ngách sâu khoảng 7 m. Đây là nơi đã phát hiện khoảng 11 chiếc hộp sọ và nhiều đoạn xương.
Xe khách lật ngang ở đường dốc Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm 3 người tử vong, nhiều người bị thương. Lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ vụ tai nạn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang phát đi tín hiệu ông sẽ nhượng bộ trước trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Mới đây, ông tuyên bố mức thuế 145% áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc sẽ "giảm đáng kể".
Loại thịt này là loại thực phẩm cung cấp chất đạm dồi dào, ít chất béo, ưu tiên sử dụng khi người dùng muốn phát triển cơ bắp và giảm cân lành mạnh, lâu dài.
Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố bị can đối với 6 đối tượng trú xã Việt Hùng về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
Ngoài tôm và cá tra, cá rô phi đang được xem là đối tượng nuôi đầy tiềm năng, mang lại giá trị cao khi xuất khẩu cho ngành thủy sản Việt Nam. Trong đó, có một HTX ở Hải Dương đang nuôi cá rô phi lớn nhất miền Bắc, xuất khẩu 50 tấn/ngày sang Mỹ.
Hôm nay (26/4), lực lượng chức năng quận 10 (TP.HCM) đang điều tra nguyên nhân một người được phát hiện tử vong bên trong trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall nghi nhảy lầu tự tử.
Mới đây, Nghệ sĩ Nhân dân Mỹ Uyên đã có những chia sẻ về hậu trường bộ phim "Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu" trong sự kiện ra mắt phim tai Hà Nội.
Theo đại diện Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP.HCM (PC07), khi xảy ra sự cố hỗn loạn nơi tập trung đông người, cần bình tĩnh để đánh giá đúng tình hình và tìm hướng thoát nạn. Đặc biệt, cần di chuyển “xuôi theo dòng người” để ra rìa đám đông, tuyệt đối không đi “ngược dòng”.
Sáng nay (26/4), Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Đà Nẵng tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại khu giải trí Da Nang Downtown.
Vùng trồng rau ngót rộng lớn ở xã Đại Đức (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) đã và đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.
Trung vệ Hugo Gomes là cầu thủ từng khoác áo U20 Brazil cùng nhiều CLB tên tuổi ở Brazil và châu Âu.
Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau không thể gia hạn đăng kiểm tàu hút bùn do vướng Công văn số 123/BGTVT – KHCN&MT đã được Báo điện tử Dân Việt liên tục phản ánh trong thời gian qua, song đến nay, những khó khăn của doanh nghiệp vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.