Sắp xếp đơn vị hành chính, 900 cán bộ ở Bình Định có nguyện vọng xin nghỉ
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hiện nay kinh thành cổ Trà Kiệu được xây bằng gạch vẫn còn lại hơi có góc của hình tam giác, có chiều dài đến 1,5km từ Đông sang Tây và 0,5km từ Nam đến Bắc.
Hiện tại, dân cư sinh sống dày đặc ở phần Bắc của thành; phía Nam vẫn duy trì được ruộng lúa. Từ trên đỉnh cao nhất của núi Bửu Châu nằm gọn trong phần Bắc của trung tâm thành cổ, nay nhà thờ Trà Kiệu được xây dựng cũng đã có tuổi cả trăm năm, có thể nhìn thấy khá rõ cảnh sắc đẹp tuyệt trần của toàn vùng Trà Kiệu.
Toàn bộ vùng đất phía trong tường thành là phế tích của kinh thành với những công trình xây dựng bằng gạch có quy mô bao gồm cả cung điện (?) và đền tháp Champa. Vì vậy, Trà Kiệu đã là một trọng tâm nghiên cứu về khảo cổ học, kiến trúc, nghệ thuật, tôn giáo và chính trị trong nhiều thập kỷ.
Kinh thành Trà Kiệu. Ảnh: Tư liệu
Trà Kiệu lần đầu tiên được giới khảo cổ học biết đến là từ thế kỷ 19 qua những công bố của Cammille Paris về những dấu tích kiến trúc của khu vực. Ông lưu ý đến những di tích bảo lưu trên đồi Bửu Châu và đã mô tả những bức tượng đá gần chân đồi Bửu Châu (Paris 1891).
Năm 1899, Louis Finot đã tới thăm Trà Kiệu và vào năm 1909, những mô tả khái lược về di tích này đã xuất hiện trong cuốn sách về An Nam của Henri Parmentier (Henri Pamentier 1909). Louis Finot cho rằng Trà Kiệu có khả năng chính là thành cổ Simhapura, như đã được ghi chú trên một bia đá thế kỷ thứ 9 và 12, được phát hiện gần Mỹ Sơn (Finot 1904).
Thành xây bằng gạch của kinh đô này cũng đã được nhắc tới trong thư tịch cổ Thủy kinh chú của Trung Quốc viết về kinh thành Linyi - Lâm Ấp vào thế kỷ thứ 6.
Những năm 1927-1928, Jean - Yves Claeys, một kiến trúc sư người Pháp, đã tiến hành khai quật di tích Trà Kiệu với các điểm A và điểm B (200 mét về phía Đông đồi Bửu Châu). Những bức tượng trang trí kiến trúc tìm thấy ở nơi này đã được báo cáo trong văn phẩm của Paris trước đó.
Claeys đã tìm thấy ở điểm (A) một nền kiến trúc gạch tháp có kích thước 14 x 13,5 mét cùng vết tích của một đền thờ nhỏ tại điểm (B). Đây là hai điểm quan trọng trong các khai quật của Claeys với nhiều bệ gạch có trang trí, nền móng kiến trúc tháp và nhiều tượng nghệ thuật điêu khắc bằng đá - nay hầu hết được lưu giữ tại Bảo tàng điêu khắc Chăm, Đà Nẵng, một số khác có kích thước nhỏ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Paris. Claeys đã thiết lập 12 điểm chú trọng của Trà Kiệu bao gồm A, B, C, D, E, F,J. P, Q, R, V,Y.
Đáng chú ý là từ điểm A thẳng về phía Nam có điểm (R) với một bệ gạch rộng có trang trí của một góc kiến trúc còn lại hình gần tam giác, bao quanh bằng tường kép với rất nhiều gạch ngói đổ vỡ. Ở đây trong số rất nhiều ngói, đã thấy những đầu ngói mặt hề có thể xác định vào thế kỷ 6 khi so sánh với ngói mặt hề Trung Quốc. Claeys cho rằng đây có thể là dấu tích còn sót lại của cung điện Simhapura xưa.
Claeys đã để lại những bản vẽ/ảnh có giá trị về khu vực Trà Kiệu cùng những bản vẽ nghệ thuật về các tượng kiến trúc. Trong một bài công bố các bản vẽ và ảnh, ông nhấn mạnh niên đại thế kỷ 6 cho kinh thành và thứ 7 cho hai tấm bia thể hiện niên đại của phế tích tháp ông phát hiện tại điểm A, Trà Kiệu.
Về sau, đã có nhiều nhà nghiên cứu thảo luận về những niên đại của ông đưa ra.
Năm 1990, Nguyễn Chiều- giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thành viên khác đã tiến hành cuộc khai quật đầu tiên của giới khảo cổ học Việt Nam tại Trà Kiệu. Hố khai quật có diện tích 3m x 4m, được mở ra ở rìa chân đồi phía bắc Bửu Châu.
Với độ sâu tầng văn hóa tới 2,7 m, người khai quật đã phân chia ra hai lớp văn hóa sớm muộn. Phần phía trên, từ độ sâu 40cm xuống đến 1,8m và 2,05m là phức hợp hiện vật nhiều gạch, ngói, gốm được định niên đại ở thế kỷ 7-8.
Tầng dưới từ độ sâu 2,05m đến 2,70m là một lớp văn hóa sớm hơn, gồm gốm Chăm giai đoạn sớm và những mảnh gốm kiểu văn hóa Sa Huỳnh muộn, được xác định niên đại vào cuối thế kỷ 2 đến đầu thế kỷ 4.
Gốm Trà Kiệu được đặc biệt chú ý trong cuộc khai quật này. Các nhà khai quật đã phân tách ra những gốm đặc trưng sớm và muộn từ Sa Huỳnh muộn đến Chămpa sớm, những đồ gốm Hán và những Kendi mang dáng vẻ Ấn Độ đồng thời cho rằng văn hóa Sa Huỳnh đã được tiếp nối lên thành văn hóa Chămpa, với sự tham góp do giao lưu rất mạnh với Ấn Độ (Nguyễn Chiều, Hoàng Văn Nhâm 1991: 237-239; Nguyễn Chiều, Lâm Mỹ Dung và Vũ Thị Ninh 1991: 27-28).
Năm 1993, cuộc khai quật của Viện Khảo cổ học Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam hợp tác với Viện Khảo cổ học London, Anh qua GS Ian Glover đã được tiến hành tại Trà Kiệu nhằm tìm hiểu sự nối tiếp văn hóa sớm muộn, từ Sa Huỳnh đến Chămpa tại kinh thành đầu tiên của vương quốc Chămpa.
Hố khai quật có diện tích 8m x 4m được mở ra ở vườn phía trước nhà ông Tri (thôn Trà Châu). Đây là phần Đông Bắc đồi Bửu Châu, gần chân hàng rào xây của nhà thờ Trà Kiệu.
Tầng văn hóa được chia thành nhiều lớp; từ trên xuống có sáu lớp. Ở lớp trên có nhiều sành sứ đời Tống (Trung Quốc) có niên đại từ cuối thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 13. Lớp giữa bắt gặp một nền gạch nguyên ở độ sâu 1,3m cùng nhiều gạch vỡ, ngói, gốm...
Dưới nền gạch, bắt gặp nhiều than gỗ cháy trông tập hợp nhiều gạch vỡ, ngói và gốm tựa như bị cháy đổ. Độ sâu 2,7m cũng là đến lớp sinh thổ với các tảng đá lớn dường như để chặn nước mưa làm xói mòn chân đồi từ xưa.
Các đợt khai quật 1996, 1997,1999 cho đến 2000 trên đất Trà Kiệu đã được thực hiện nhiều lần bởi nhóm nghiên cứu, bao gồm GS Ian Glover, TS Yamagata Mariko, TS Ruth Prior, TS William Southworth, TS Nguyễn Kim Dung, có thêm các nhà nghiên cứu khác tùy các năm thực hiện.
Các đợt khai quật 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 trên đất Trà Kiệu đã được thực hiện nhiều lần bởi nhóm nghiên cứu, bao gồm GS Ian Glover, TS Yamagata Mariko, TS Ruth Prior, TS William Southworth, TS Nguyễn Kim Dung, nhà giáo Nguyễn Chiều và Nguyễn Thị Tuyết - cán bộ Phòng Văn hóa thông tin huyện Duy Xuyên là người tham gia liên tục trong các cuộc khai quật, nghiên cứu.
Di vật tại kinh thành Trà Kiệu
Đồ gốm. Nghiên cứu gốm Trà Kiệu được thực hiện nhiều lần, tại Phòng Văn hóa thông tin huyện Duy Xuyên và sau này là tại Bảo tàng Sa Huỳnh - Chăm Pa tại Duy Xuyên.
Các loại hình gốm bao gồm nồi thấp miệng rộng, đĩa, bát đáy tròn, ly có chân đế phẳng, nắp các loại đặc biệt nổi trội là nắp hình đĩa, Kendi, đèn đĩa rồi các loại chén nhỏ gốm mịn hoặc thô pha nhiều cát; cà ràng với các loại đầu rau khác nhau về hình thức và văn trang trí.
Những bình đáy bằng có văn đập ô vuông hay ô trám được so sánh với lò nung gốm Hán ở Tam Thọ, Thanh Hóa. Đặc biệt, lớp sớm nhất của địa tầng tồn tại những mảnh bình hình trứng rất phổ biến trong địa tầng lớp dưới cùng của Trà Kiệu, đồng thời của di chỉ Gò Cấm khai quật sau này. Những nghiên cứu của Ruth Prior cho thấy bình hình trứng được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sét sông Thu Bồn.
Nghiên cứu có hệ thống về gốm Trà Kiệu đã xuất bản gần đây bởi Yamagata Mariko (2014) cho thấy có thể phân khúc thành ba giai đoạn đồ gốm trong địa tầng Trà Kiệu, tạm gọi lớp sớm nhất, lớp sớm giữa và lớp trên. Qua đó, sự chuyển biến về loại hình và chất liệu của đồ gốm có thể nhận thấy khá rõ rệt.
Ngói Trà Kiệu:
đặc trưng cơ bản của ngói âm dương giai đoạn sớm là có in dấu vải ở mặt trong, mặt ngoài mang văn chải (?) dọc chiều dài ngói. Muộn hơn, xuất hiện ngói không còn dấu vải bên trong và mở rộng kích thước của ngói âm đồng thời tạo độ dẹt hơn của ngói.
Ngói mặt hề cũng đã được tìm thấy qua các đợt khai quật, tại cuộc khai quật 1993 có hai tiêu bản nguyên và hai mảnh vỡ; cuộc khai quật 1997-1999 có thêm một tiêu bản nguyên vẹn và một số mảnh vỡ nữa. Mặt ngói ở Trà Kiệu được nghiên cứu hệ thống bởi Yamagata Mariko và William Southworth.
Thành Trà Kiệu nằm cách con đường đi Nam Phước - Mỹ Sơn chừng 500-600 mét. Nhìn từ không ảnh, thành có bình diện hơi hình chữ nhật, một cạnh chéo góc. Hiện tại còn dấu vết của thành Đông và thành Nam. Kích thước như sau: Bắc Nam dài 1,5 km; Đông Tây 0,5km. Chiều cao của bờ thành trung bình khoảng 3m so với mặt ruộng xung quanh, một số đoạn bên ngoài có hào nước.
- Thành Nam (2003) do Đại học Quốc gia Hà Nội khai quật dựa trên hố thám sát năm 1990 gần góc Đông Nam của thành. Hố đào hình chữ T xuống độ sâu 3,64m. Theo báo cáo sơ bộ của người chủ trì khai quật, Nguyễn Chiều (Đại học Quốc gia Hà Nội) thành được xây dựng bằng gạch ốp hai cạnh và đất đắp ở giữa rộng 6m. Có đá tảng gia cố phần chân móng nơi ốp gạch.
Hiện vật ngoài ngói, gốm thô còn có một ngói mặt hề. Dựa vào kết quả khai quật của Nguyễn Chiều, sau này các nhà nghiên cứu cho rằng thành Trà Kiệu có niên đại khởi xây từ khoảng thế kỷ thứ 4, sau đó có những bằng chứng sửa chữa, gia cố lại vài lần ở những giai đoạn muộn hơn (Lâm Thị Mỹ Dung, 2008: 169 - 197).
- Thành Đông (2013) doTrung tâm Khảo cổ học, Viện Khoa học xã hội Vùng Nam Bộ, Đại học Kanazawa (Nhật Bản) cùng Bảo tàng tỉnh Quảng Nam tiến hành khai quật tháng 2/2013 và tháng 8/2013.
80m2 của hố khai quật hoạch định ở đầu phía Đông thành Trà Kiệu (15 49’19.6” N và 108 14’24.1” E), giáp ranh con sông cổ, đường giao thông thủy tự nhiên của thành đã được vẽ khá rõ trên bản vẽ của Klaeys năm 1927-28.
Kết quả khai quật cho thấy thành có kết cấu xây dựng bao gồm lõi thành (nện chặt bằng nhiều lớp đập đất sét thuần), ốp hai bên là tường xây gạch; mỗi tường rộng khoảng 1,5m, và nằm cách nhau 2,5m, chạy song song theo hướng Bắc Nam - lệch tây 8o. Mặt cắt của phần tường gạch hình thang cân; trục đứng áp với sét nện ở lõi giữa thành. Cấu trúc xây dựng thành khối đặc, kết chặt với sét đầm nên có cảm giác hai bên rất vững chắc.
Nghiên cứu mặt cắt ngang của tường thành, có thể nhận thấy thành Trà Kiệu có nhiều giai đoạn xây dựng hoặc sửa chữa. Ở phần phía dưới, mặc dầu không thấy chân móng nhưng các viên gạch được xây khá đều và ngay ngắn, kích thước gạch lớn, phần phía trên với độ dày 40cm, có ba bốn hàng gạch kích thước gạch đều nhỏ hơn và xây đơn giản có phần cẩu thả, đôi khi còn tận dụng cả gạch vỡ chèn vào.
Phần tường thành cao nhất còn lại là 2m với 22 lớp gạch. Phủ đều lên trên hai bờ gạch này là một lớp mặt đường của thành dày 5-8cm gồm một hỗn hợp sét trộn lẫn gạch nghiền nhỏ có màu nâu đỏ.
Bên trên bề mặt thành có vết tích của sáu bệ sỏi, kết cấu hình vuông hoặc gần vuông 0,5m x 0,5m chứa đựng sỏi kích thước nhỏ (2 x 2cm), hoặc sỏi lớn hơn (4 x 4cm) lẫn sét, nằm khá cân xứng ở cả hai bên bờ tường gạch với ba bệ mỗi bên.
Cả sáu nền sỏi kết hợp với nhau cho một hình dung về các cột chống đỡ cho mái che ở bên trên chúng. Cùng với nhiều ngói vỡ tìm thấy hai bên bờ tường cho thấy có lẽ đã có một số kiến trúc được xây dựng bên ở đầu góc của thành Đông Trà Kiệu với chân tảng là nền sỏi đầm với sét, cột gỗ và mái ngói âm dương; kèm theo cả đầu ngói ống mặt hề cho thấy có khả năng đây là một kiến trúc gỗ nằm trên mặt thành, có thể là nơi quan sát bảo vệ như điếm canh xây ở các góc thành, cũng có thể đây là chứng tích của mái che chạy dài suốt bờ thành.
Hiện vật tìm thấy trong hố khai quật chủ yếu là các mảnh ngói âm dương với rất ít mảnh vỡ của ngói mặt hề; một số mảnh bình gốm Kendi, gốm Hán in ô vuông và các mảnh nồi ám khói cho thấy đã có những hoạt động nhất định tại đây.
Niên đại C14 phân tích tại Nhật Bản (4-2013) cho kết quả 1730 ± 20BP từ mẫu than ký hiệu 13TDTKH1A4, được lấy trong lớp ngói vỡ lẫn than cháy; những di vật tìm thấy cũng đồng thuận với dự kiến về niên đại đầu thế kỷ thứ 4 của thành Trà Kiệu, tương đương với lớp giữa của địa tầng Hoàn Châu khai quật năm 1997. Niên đại này gần gũi với niên đại của bia ký và những kiến trúc đầu tiên được Bhadravarman I xây dựng bằng gỗ tại Mỹ Sơn (Trần Kỳ Phương, 1988:10).
Di tích Trà Kiệu, bao gồm thành xây gạch và toàn bộ diện tích bên trong lòng thành, là một vùng văn hóa Champa cổ quan trọng.
Đây không chỉ là kinh đô đầu tiên của nước Lâm Ấp, với sự giàu có hùng vĩ của cung điện, nghệ thuật điêu khắc - kiến trúc qua hàng trăm tượng đá, đồng cùng dấu ấn của các ngành nghề từ nông nghiệp đến thủ công nghiệp đặc biệt là nghề kim hoàn, làm thủy tinh...mà còn cho thấy những quan hệ giao lưu và buôn bán rộng rãi với các vương quốc cùng thời khác.
Những kết quả khai quật nghiên cứu từ năm 1990 trở lại đây ở Trà Kiệu, đã chứng minh sự diễn biến văn hóa liên tục từ giai đoạn sớm nhất có niên đại đầu Công nguyên đến những giai đoạn về sau, giai đoạn rực rỡ nhất của kinh thành Simhapura - kinh thành Sư Tử, cho tới cả những giai đoạn suy thoái của nó.
Những di tích bệ kiến trúc khai quật được ở Hoàn Châu cho thấy ít nhất khu vực này đã trải qua bốn giai đoạn xây dựng, từ sơ giản cho đến phức tạp; từ bằng chứng cho cấu kiện xây dựng nhẹ với khung gỗ, cột gỗ dựng trên trụ sỏi, đến các kết cấu thực sự nặng nề, quy mô với trụ gạch vững chãi, bề thế.
Cùng với kết quả khai quật Gò Cấm, một lần nữa niên đại giai đoạn sớm của Trà Kiệu được minh chứng là cuối thế kỷ thứ nhất, đầu thế kỷ thứ hai. Một loạt niên đại C14 của gỗ tìm thấy trong bệ sỏi lớp sớm Trà Kiệu và mẫu than trong sàn nhà gỗ cháy Gò Cấm đưa đến những kết quả tương đồng ủng hộ cho niên đại này.
Các giai đoạn muộn hơn, gốm và ngói cũng biến đổi loại hình. Kỹ thuật làm ngói đã phát triển hơn, các quan hệ trao đổi kinh tế - chính trị mở rộng ra thế giới với sự có mặt của nhiều đồ sứ Trung Hoa, gốm sứ Islam, thủy tinh và tiền cổ Ai cập...
Vì những giá trị của nó, Trà Kiệu thực sự cần và phải được bảo vệ, bảo tồn. Di tích khảo cổ học thành Trà Kiệu (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 676/QĐ-BVHTTDL/2013, ngày 07/2/2013, xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Ngày 24-5-1932, tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay) chính thức được thành lập. Trải qua bao thăng trầm lịch sử trong 90 năm hình thành và phát triển, bộ mặt của tỉnh đã có sự đổi thay toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiếp tục toả sáng, tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Mảnh đất Hải Phòng, Hải Dương có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng mến mộ như NSND Trần Nhượng, NSND Tố Uyên, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Phương Anh...
Thông tin khó tin về Nguyễn Xuân Son; Ekitike bị thổi giá 100 triệu euro; Inter Milan mất Marcus Thuram trước 4 trận đấu sống còn; Cristiano Ronaldo tưởng nhớ con trai đã mất; Barcelona muốn La Liga tạo điều kiện trước thềm đại chiến Inter Milan.
Kể từ khi tái xuất V.League từ mùa 2019, ông Vũ Tiến Thành trên những cương vị khác nhau đã ba lần làm xấu hình ảnh giải đấu, và hai trong số này đã bị Ban Kỷ luật VFF đưa ra án phạt.
Ngày 19/4, tại lễ trao giải Sao Khuê 2025 được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã vinh dự lần thứ 3 được xướng tên với sản phẩm mới Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt.
Ngày 17/4/2025, Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2024, khẳng định chiến lược mở rộng và nâng cấp toàn diện nhằm đáp ứng sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch.
Sự kiện Vinhomes trao sổ đỏ cho chủ sở hữu sản phẩm Thương mại dịch vụ (TMDV) thấp tầng, sáng 16/4, được đánh giá là điểm sáng thị trường bất động sản. Sự kiện không chỉ cho thấy tín hiệu lạc quan khi các điều kiện pháp lý đang dần được khơi thông mà còn khẳng định uy tín vững chắc của chủ đầu tư dự án.
“Mỗi suất cơm thiện nguyện của Bữa Cơm Yêu Thương giúp chúng tôi tiết kiệm thêm được chút tiền chi phí trong quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, cả phòng tôi đều cố gắng chia nhau để đi lấy cơm” – chị Thể xúc động nói.
Một nhóm tù nhân thoát án tử nhờ được cựu Tổng thống Joe Biden giảm án đang kiện chính quyền Trump để ngặn kế hoạch đưa họ đến nhà tù được mô tả là "địa ngục biệt giam" vì quá khắc nghiệt.
Chiều ngày 19/4, gia đình, người thân cùng các đồng đội đã tiễn đưa Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải về nơi an nghỉ cuối cùng tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).
Chiều ngày 19/4, lễ truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và trao bằng Tổ quốc ghi công cho Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải đã diễn ra dưới sự xúc động của người thân và đồng đội tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Trong mùa mưa lũ năm trước, một số tàu cuốc, tàu hút cát, sỏi; .... trôi tự do va chạm vào cầu Tô Mậu (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) dẫn đến bị chìm. Sau quá trình kiểm định, Sở xây dựng tỉnh Yên Bái tiến hành trục vớt các phương tiện bị chìm và đang mắc kẹt tại cầu Tô Mậu.
Trăn trở nhất hiện nay là từ phở đã thương mại hoá, song chúng ta chưa định vị được trong bát phở phải có những gì đặc trưng, nguyên liệu làm như thế nào?... Khi làm hồ sơ đề nghị lên UNESCO công nhận phở là di sản văn hoá phi vật thể thì phải định vị rõ đâu là đặc trưng của phở Việt Nam.
Hà Nội hiện có 526 phường, xã, dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập chỉ còn 126 đơn vị hành chính cấp xã.
Dù gói viện trợ quân sự và tài chính dành cho Ukraine được phê duyệt dưới thời Tổng thống Joe Biden đã cạn kiệt, đến nay gần như không có cuộc thảo luận nghiêm túc nào tại Nhà Trắng hay Quốc hội Mỹ về khả năng hỗ trợ tiếp theo - theo New York Times.
Bên cạnh việc truyền dạy kiến thức, kỹ năng môn Yoga, cô Nguyễn Thị Huyền đã lan tỏa tình yêu nước tới học trò qua những hoạt động thiết thực chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc ngày 30/4/2025.
Chi cục Kiểm lâm TP.HCM vừa phối hợp với Vườn quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) thả 24 động vật hoang dã về môi trường tự nhiên. Số động vật hoang dã trên thuộc 11 loài, gồm cu li nhỏ, chim cao cát bụng trắng, rùa đất lớn, rùa răng, rùa ba gờ...