Đồng Nai: Thêm một khu công nghiệp quy mô lớn được phê duyệt gần sân bay Long Thành
Khu công nghiệp Long Đức 3 có diện tích quy hoạch hơn 244ha, tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng, gần sân bay Long Thành.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam đã ký Quyết định số 2644/QĐ-BNN-KTHT ngày 31/7/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giải pháp đẩy mạnh tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững nhằm tăng cường phối hợp thực hiện công tác truyền thông, thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng và hoạt động ngân hàng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy chế phối hợp thực hiện chương trình công tác số 01/QCPH-NHNN-BNNPTNT ngày 05/4/2024 đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong việc triển khai thực hiện Quy chế.
Truyền thông về các cơ chế chính sách, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực chuyên ngành quản lý (có nội dung liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng) phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tăng cường công tác truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân, hộ gia đình, trang trại, HTX, doanh nghiệp ở nông thôn tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, phát triển sản xuất kinh doanh.
Tích cực triển khai các nội dung của Quy chế phối hợp công tác, trong đó tập trung vào các nội dung: Rà soát hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng và hoạt động ngân hàng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, người dân ở khu vực nông thôn hoặc có đầu tư sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trong khu vực đó thuận lợi tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tăng cường phối hợp, trao đổi công tác trong tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết, Chương trình, Đề án, Kế hoạch của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, đào tạo, kết nối ngân hàng với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phòng nông nghiệp huyện; khuyến nông và khuyến nông cộng đồng; các trung tâm, viện, trường đào tạo trên địa bàn) nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả công tác trong thực thi nhiệm vụ.
Sau Quyết định này, nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn ngày càng được khơi thông, nhất là nguồn vốn tín dụng xanh. Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cho biết như vậy khi trao đổi với PV Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt.
Xin ông cho biết nhu cầu về vốn tín dụng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay?
- Phải khẳng định nhu cầu vốn tín dụng xanh của nông dân, HTX và doanh nghiệp là rất lớn. Chỉ riêng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh từ nay đến năm 2030, dự kiến cần nguồn vốn khoảng 2,7 tỷ USD. Cùng với đó, Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 cần tổng kinh phí khoảng 2.500 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bộ NNPTNT cũng đang triển khai Quyết định 3444/QĐ-BNN-KH về kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và thực hiện Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025, cùng rất nhiều dự án, chương trình khác có liên quan...
Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) khẳng định nhu cầu vốn tín dụng xanh của nông dân, HTX, doanh nghiệp rất lớn. Ảnh: K. Nguyên
Thực tế, nông nghiệp không chỉ là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam mà còn là nguồn sống của đa số người dân, do đó nhu cầu vốn nói chung cho sản xuất rất lớn. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp lại là nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau ngành công nghiệp (theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc và Ngân hàng Thế giới).
Do đó, các đề án nói trên đều nhằm chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh, phát triển bền vững, với mục tiêu chính là giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tăng thu nhập cho nông dân.
Với nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam, việc chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp, HTX và nông dân được xem là tất yếu và sống còn. Trong bối cảnh này, tín dụng xanh là công cụ tài chính quan trọng, giúp các tác nhân tham gia chuỗi sản xuất tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư vào các dự án nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn...
Anh Nguyễn Đức Huy (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) bên vườn cà chua sử dụng công nghệ chăm sóc của mình sáng lập, điều khiển bằng điện thoại, máy tính. Ảnh: Văn Long
Thế nhưng, không phải người dân, doanh nghiệp hay bất cứ dự án nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh?
- Đúng vậy, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh này vẫn còn rất khó khăn, nhiều vướng mắc. Ngân hàng nào cũng thế, Vietinbank hay Agribank đều cho vay khá nhiều cho các khách hàng là nông dân, HTX, nhưng có 2 nhóm vấn đề đến nay vẫn chưa khắc phục được, đó là liên kết chuỗi và tín dụng xanh để phục vụ chuyển đổi hệ thống sản xuất theo hướng xanh, bền vững.
Trước hết là về điều kiện vay. Thông thường khi vay liên kết sản xuất thì các tác nhân trong chuỗi (HTX, doanh nghiệp, nhóm hộ gia đình, trang trại) phải đáp ứng 2 điều kiện: Có tài sản thế chấp; có dự án vay vốn rõ ràng. Nhưng cả 2 điều kiện này, các chuỗi đều đang gặp khó khăn do năng lực, trình độ, điều kiện hạn chế.
Thứ hai, về điều kiện cho vay, cơ bản tất cả các hệ thống tín dụng đều cho vay bằng tài sản thế chấp. Nghị định 55 về tín dụng có quy định cho vay theo dòng tiền, cho vay theo tín chấp (ví dụ HTX được vay 1 tỷ đồng; hộ nông dân, trang trại được vay 500 triệu đồng mà không cần có tài sản đảm bảo), nhưng quy định là một chuyện nhưng khi triển khai lại là chuyện khác.
Tính đến cuối tháng 9/2024, tín dụng ngành lúa gạo vùng ĐBSCL đạt khoảng 124.000 tỷ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2023, chiếm khoảng 53% dư nợ tín dụng lúa gạo toàn quốc.
Nói là tín chấp, nhưng ngân hàng vẫn đòi hỏi phải có tài sản gửi cho ngân hàng quản lý, dù có thể đó không phải là tài sản đảm bảo. Nhưng tài sản đó nông dân đang ký gửi chỗ khác rồi thì làm sao có thể mang đi vay tín chấp được?
Thứ nữa, một số dự án trong chuỗi giá trị người dân vay nhưng không phải họ đầu tư cho sản xuất mà để quay vòng vốn, thu mua nguyên liệu, ứng trước cho nông dân xây dựng hợp đồng liên kết. Ở một số quốc gia, với những trường hợp vay trong diện này, họ sẽ không căn cứ vào tín chấp mà thông qua hợp đồng mua bán nông sản, tần suất giao dịch nông sản.
Nhưng ở Việt Nam, các tổ chức tín dụng không cho vay theo hướng này vì các chuỗi giá trị liên kết nông sản ở nước ta chưa đủ minh bạch và chưa đủ cơ sở dữ liệu để họ tin tưởng đó là giao dịch thật.
Chỉ riêng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh từ nay đến năm 2030 tại các tỉnh ĐBSCL, dự kiến cần nguồn vốn khoảng 2,7 tỷ USD. Ảnh: T.L
Có thể thấy những điều ông vừa nói không phải là nguyên nhân mới mẻ, nhưng vì sao đến nay các vướng mắc này vẫn chưa tháo gỡ được, thưa ông?
- Điều này không phải lỗi do tổ chức tín dụng gây khó dễ, cũng không phải do nông dân hay doanh nghiệp năng lực quá yếu, mà do hiện nay chúng ta chưa có hành lang pháp lý, quy định rõ ràng, chưa có định mức kỹ thuật cho quy trình sản xuất xanh... Tóm lại là chưa có gì đảm bảo rủi ro cho các tổ chức cho vay, dẫn đến các ngân hàng khó đưa ra quyết định rót vốn. Bên cho vay và bên muốn vay không đến được với nhau.
Tôi không bênh ngân hàng, tín dụng nhưng các cơ quan chuyên môn của nhà nước, địa phương phải sớm công bố quy định, định mức kỹ thuật thế nào là sản xuất xanh, sản phẩm xanh, và phải sớm có xác nhận chứng nhận cho chuỗi sản xuất xanh đó.
Việc này lẽ ra có thể giải quyết được khi bên chuyên môn là tổ chức tín dụng và bên thực hiện là nông dân, doanh nghiệp, HTX phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc giải quyết các vướng mắc. Theo đó, phía ngân hàng phải đề xuất cơ quan quản lý yêu cầu Sở KHCN, Sở Tài chính công bố định mức kỹ thuật cho những tiến bộ về sản xuất xanh, bản chất là giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả, giảm ảnh hưởng tới môi trường. Ví dụ, 1ha sản xuất xanh chi phí như thế nào, nhu cầu bao nhiêu, hiệu quả ước tính ra sao…
Còn phía nông dân, HTX, doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất để minh bạch hóa tất cả quá trình tham gia chuỗi giá trị. Nếu cứ làm ăn theo kiểu mua đi bán lại như hiện nay thì không bao giờ sản xuất bền vững được, nói gì tới chuyện được cấp tín dụng xanh không cần thế chấp.
Nhìn về dài hạn, phía ngân hàng cũng cần có hướng dẫn, đào tạo về tín dụng xanh cho các doanh nghiệp, HTX, truyền thông tập huấn để người dân hiểu được điều kiện vay theo chuỗi sản xuất xanh gồm những gì. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức tín dụng cũng chưa thực sự quan tâm vấn đề này.
Để mối quan hệ cung - cầu vốn tín dụng xanh thuận lợi hơn, nhất là nông dân dễ tiếp cận nguồn vốn xanh hơn nữa, ông có đề xuất, khuyến nghị như thế nào?
- Trước hết, về phía Hội Nông dân cần cùng với Bộ NNPTNT tham gia vào các tổ chức nông dân, xây dựng HTX, tổ hợp tác cho "ra vấn đề", đó là yêu cầu quan trọng nhất.
Thứ hai, cần tham gia tuyên truyền, đào tạo tập huấn để nông dân nắm chắc và thực hành tốt quy trình kỹ thuật sản xuất xanh.
Thứ ba, tăng cường năng lực cho nông dân, bao gồm năng lực về thực hiện quy trình kỹ thuật; năng lực tham gia vào các chuỗi liên kết và nâng cao năng lực tham gia giám sát, phản biện.
Các nhiệm vụ này, chúng tôi cũng như Bộ NNPTNT đều mong muốn Hội Nông dân Việt Nam tăng cường tham gia phối hợp thực hiện, với mục đích cuối cùng là thay đổi căn cơ quy trình sản xuất, giảm chi phí và tăng chất lượng nông sản, từ đó tăng thu nhập cho nông dân.
Xin cảm ơn ông!
Ngày 7/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị triển khai chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thông qua mức giảm lãi suất cho vay ưu đãi tối thiểu 1% so với lãi suất mà các chủ thể đang tiếp cận khi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
Ngoài ra, hạn mức cho vay sẽ được mở rộng theo tính chất liên kết, quy mô sản xuất. Thời gian vay vốn phù hợp với vòng quay và tiến độ, chu kỳ sản xuất kinh doanh, trồng lúa cũng như thu mua chế biến, tạm trữ lúa gạo.
Đặc biệt, điều kiện bắt buộc để các chủ thể (gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân) được thụ hưởng các chính sách ưu đãi từ chương trình tín dụng ưu đãi là phải tham gia chuỗi liên kết.
Các ngân hàng có thể không đưa ra yêu cầu sử dụng tài sản đảm bảo như trước đây. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi và ưu đãi dành cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các chủ thể để xây dựng chuỗi liên kết bền vững.
Tại Hội nghị, Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật ngành nông nghiệp để tổ chức triển khai chương trình. Nhất là xác định, công bố các vùng chuyên canh; chủ thể tham gia liên kết; định mức kinh tế kỹ thuật và chi phí thực tế thực hiện khâu sản xuất lúa gạo trong liên kết lúa gạo theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao để Agribank và các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét cho vay.
Đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Bắc Sơn triển khai mô hình "Nuôi tắc kè hoa theo hướng bán chăn thả" tại xã Bắc Quỳnh, Chiến Thắng với mục tiêu giúp người dân phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch trên địa bàn, đồng thời góp phần bảo tồn loài động vật quý hiếm...
Khu công nghiệp Long Đức 3 có diện tích quy hoạch hơn 244ha, tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng, gần sân bay Long Thành.
Mỗi dịp nghỉ lễ dài ngày như 30/4 -1/5, mạng xã hội lại ngập tràn hình ảnh mọi người đi du lịch, check-in khắp các điểm đến nổi tiếng. Thế nhưng, giữa dòng người tất bật “đi trốn”, không ít bạn trẻ lại chọn ở nhà nghỉ lễ.
Không chỉ phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, các cán bộ khuyến nông cộng đồng còn chủ động liên kết với doanh nghiệp, HTX để hỗ trợ bà con nông dân tìm đầu ra cho nông sản, tăng hiểu biết về sản xuất sạch, tiếp cận với các dịch vụ công cộng, từ đó góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo theo hướng đa chiều hiệu quả...
Sau hơn một tháng khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn ở Đại Nội Huế, lực lượng chức năng đã có nhiều phát hiện quan trọng.
Đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước đang được diễn ra và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước đã ký quyết định tặng quà cho người có công với cách mạng.
Loài chuột xưa nay thường hay bị ghét bỏ vì tập tính phá hoại. Tuy nhiên, có một loài chuột, khác xa với những họ hàng của chúng, đó là chuột Hamster. Chúng nhỏ nhắn, đáng yêu và gần gũi với chủ. Trần Thị Ngọc Huyền (phường Nhơn Hưng, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã lựa chọn vật nuôi này để khởi nghiệp.
HTX Xuyên Sơn (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vừa khánh thành trang trại nuôi hươu sao với 140 con hươu. Trang trại ứng dụng công nghệ cao trong chăm sóc và nhân giống "con đại bổ".
Nhằm đảm bảo trải nghiệm bay thuận lợi cho hành khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 – 1/5, các hãng hàng không khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo các huyện, thị xã tổ chức lấy ý kiến của nhân dân. Các ý kiến của nhân dân rất đồng thuận trong chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã”.
Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine vừa bị triệu tập vì Kiev lo ngại công dân và doanh nghiệp nước này đang hỗ trợ Nga trong chiến tranh, theo Ukrinform.
Dù không có điện, không có phương tiện hiện đại hay hệ thống ngân hàng như hiện nay, nhưng tổ tiên ở thời phong kiến Trung Quốc vẫn có những cách quản lý tài chính và nhân sự rất hiệu quả.
Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả.
Phường Trấn Biên (trên cơ sở sáp nhập 6 phường Bửu Long, Quang Vinh, Trung Dũng, Thống Nhất, Hiệp Hòa, An Bình) sẽ trở thành “siêu phường” trung tâm với dân số trên 197 ngàn người, đông nhất tỉnh Đồng Nai.
CLB CAHN đang cùng lúc đua nước rút ở 3 đấu trường và có có hội lập "cú ăn ba" - điều chưa đội bóng Việt Nam nào làm được.
Ít ngày nữa là đến ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những ký ức về ngày 30/4/1975 lại ùa về, không chỉ với những người dân Việt Nam sống trong những tháng ngày hào hùng đó, mà còn với cả những người bạn ngoại quốc tận mắt chứng kiến những giờ phút lịch sử của cách mạng Việt Nam và thế giới.
TP.HCM bất ngờ mưa lớn chiều ngày 23/4, trước đó dự báo sẽ có nắng nóng lên đến 50 độ C (nhiệt độ cảm nhận).
Hành khách lưu ý hoạt động hàng không giai đoạn cao điểm lễ 30/4 – 1/5 sắp tới có thể gặp tình trạng quá tải, dẫn đến thời gian làm thủ tục, soi chiếu an ninh và gửi hành lý kéo dài hơn bình thường.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội như: TikTok, Zalo, Facebook, YouTube...nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả.
Vụ ẩu đả nghiêm trọng xảy ra tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, khi một nhóm đối tượng bất ngờ tấn công tài xế và phụ xe khách, gây bức xúc trong dư luận.
Cuốn sách mới phủ nhận tin đồn thuyền trưởng Edward John Smith tự sát trước khi tàu Titanic chìm xuống đáy biển, cướp đi sinh mạng hơn 1.500 người.
Sau hơn nửa năm kể từ ngày ký gia hạn hợp đồng với Hà Nội FC, tiền đạo Nguyễn Tuấn Hải vẫn chưa thể thực hiện giấc mơ xuất ngoại dù đã được lãnh đạo CLB "bật đèn xanh".
Các chiến sĩ khối nữ quân nhạc đang được mệnh danh là “khối hoa hậu” trong lễ diễu binh dịp 50 năm Thống nhất đất nước tại TP.HCM. Tại các buổi hợp luyện, các nữ chiến sĩ thuộc khối này luôn thu hút sự chú ý với gương mặt sáng, rạng rỡ.
TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) dự kiến sẽ giảm từ 21 phường, xã xuống còn 6 đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện đề án sắp xếp, sáp nhập.
Quá trình tuần tra, kiểm soát, lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện lái xe ô tô 7 chỗ dừng tại làn khẩn cấp trên cao tốc Nội Bài- Lào Cai vi phạm nồng độ cồn, dương tính với ma túy…
Chính quyền Trump đang âm thầm thu hồi quy chế pháp lý tạm thời áp dụng cho khoảng 900.000 người, dẫn đến một loạt email trục xuất được gửi đi – thậm chí, bao gồm cho cả công dân Mỹ.
Với ưu đãi đặc biệt từ chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội của HDBank, khách hàng chỉ cần chi trả từ 200 nghìn đồng/ ngày, thời hạn lên đến 50 năm – dài nhất thị trường cho vay mua nhà ở xã hội. Cơ hội cho người có mức lương dưới 15 triệu đồng/ tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.
Sự kiện khởi công siêu đô thị biển quy mô 2.870 ha ở Cần Giờ còn chưa hết dư âm tích cực thì công chúng lại tiếp tục bất ngờ trước thông tin “biểu tượng y tế toàn cầu” - hệ thống Cleveland Clinic sẽ có mặt tại khu đô thị.
Trong quý I/2025, doanh số cho vay các chương trình tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đạt 56 tỷ 852 triệu đồng với hơn 1.000 hộ vay;
Ngày 23/4, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Hoàng Trung (48 tuổi, trú tại phường Lạc Đạo, TP.Phan Thiết, Bình Thuận), theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).