Liệu có phương án cải cách tiền lương năm 2025, sau sắp xếp tỉnh thành?
Khi cả nước đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính thì nhiều công chức, viên chức và người lao động cũng đang rất quan tâm liệu có phương án cải cách tiền lương năm 2025?
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, trong những năm qua, đặc biệt là năm 2024 tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh và tạo điều kiện giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế - xã hội…
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận và bà con nông dân xã Phan Hoà, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận trên cánh đồng lúa chất lượng cao. Ảnh: TTKN
Theo đó, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận luôn khẳng định, chuyển đổi số là một nhiệm vụ trọng yếu, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế - xã hội…
Vì vậy, UBND tỉnh Bình Thuận đã hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các chính sách hỗ trợ của Chương trình trên địa bàn tỉnh. Giúp đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ, quảng bá sản phẩm địa phương cho bạn bè trong, ngoài nước
Cùng với đó, UBND tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, khai thác dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các cơ quan quản lý, cán bộ triển khai chương trình…
Cụ thể là thực hiện xây dựng thí điểm một số mô hình chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức, tổng hợp chương trình tại 1 huyện, 1 xã và 1 ngành của tỉnh. Từ đó, tạo cơ sở để nhân rộng mô hình và căn cứ triển khai cho giai đoạn tiếp theo.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, những năm vừa qua tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư về cơ sở hạ tầng số, kết nối mạng internet đến cấp xã, các thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Song song đó là đầu tư hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trên các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch, thương mại điện tử.
Việc này nhằm huy động các nguồn lực, nhất là lồng ghép hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn huy động hợp pháp từ các thành phần kinh tế, người dân thực hiện chuyển đổi số.
Đến nay, hệ thống truyền dẫn cáp quang, mạng internet băng rộng, di động và cố định đã phủ đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Nhờ đó đã hoàn thành triển khai mở rộng phạm vi kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã, cơ sở dữ liệu chuyên ngành từng bước được xây dựng, phát triển và đưa vào khai thác sử dụng...
Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bình Thuận thay đổi nhờ chuyển đổi số. Một cánh đồng lúa ở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận. Ảnh: TTKN
Chuyển đổi số trong canh tác lúa thông minh
Theo ghi nhận của Dân Việt, những năm gần đây, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin tại những vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận được đẩy mạnh thông qua các lớp tập huấn, hướng dẫn cùng với việc phát triển mạnh mẽ.
Nổi bật là vùng đồng bào dân tộc miền núi huyện Bắc Bình (Bình Thuận). Nhiều bà con nông dân người dân tộc Chăm đã sử dụng nền tảng số khoa học công nghệ để sản xuất nông nghiệp chất lượng cao và quảng bá các sản phẩm của địa phương lên các sàn thương mại điện tử.
Trao đổi với Dân Việt, ông Ngô Thái Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận cho biết, nhờ áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp, đời sống bà con nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh Bình Thuận đã phát triển hơn trước đây rất nhiều…
Kết quả tốt đẹp trong chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là tháng 1/2025 vừa qua, Công ty CP NetZero Carbon đã trao Giấy chứng nhận báo cáo giảm phát thải khí nhà kính cho các hộ nông dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình.
Theo ông Ngô Thái Sơn, đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 11 hộ dân canh tác lúa thông minh ở xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình được nhận Giấy chứng nhận báo cáo giảm phát thải khí nhà kính và kèm theo đó là số tiền khoảng 6 triệu đồng. Sự kiện trao giấy chứng nhận lần đầu này dựa theo kết quả vụ sản xuất lúa thu đông 2024 với tổng diện tích 3,35 ha, đã giảm phát thải được 3.62 tấn/ha, tổng cộng giảm 12,11 tấn carbon.
Ông Ngô Thái Sơn cho biết, trong năm 2024, Trung tâm đã thực hiện chương trình máy sạ cụm trong thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh, chất lượng cao giảm phát thải khí nhà kính tại xã Phan Hoà, huyện Bắc Bình và một số nơi khác ở huyện Đức Linh (Bình Thuận).
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận thực hiện chương trình máy sạ cụm, canh tác lúa thông minh, chất lượng cao giảm phát thải khí nhà kính tại xã Phan Hoà, huyện Bắc Bình. Ảnh: TNKN
Riêng tại xã Phan Hòa, mô hình được thực hiện với diện tích 3,4 ha của 11 hộ dân trong vụ mùa năm 2024. Đây là diện tích đầu tiên của tỉnh Bình Thuận áp dụng một số giống lúa mới chất lượng cao, kết hợp làm mô hình sản xuất lúa thông minh giảm phát thải khí nhà kính và đặc biệt là thông qua hệ thống quản lý chuyển đổi số kết nối với những điện thoại thông minh của bà con nông dân.
"Lý do chúng tôi chọn xã Phan Hoà để áp dụng mô hình mới này, bởi trước đó, nhiều bà con nông dân ở xã đã dự những lớp tập huấn về chuyển đổi số, đã nắm vững công nghệ thông tin qua điện thoại thông minh, nền tảng số. Thông qua chương trình này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trình diễn máy sạ cụm trong thực hiện mô hình áp dụng một số giống lúa mới chất lượng cao, mô hình canh tác lúa thông minh cho bà con nắm bắt kỹ thuật theo công nghệ số rồi mới áp dụng thực tế...", ông Ngô Thái Sơn chia sẻ.
Một trong những người tham gia chương trình chuyển đổi số từ đầu cho đến lúc nhận được giấy chứng nhận trên là nông dân Văn Hồng Xuân ở xã Phan Hòa cho biết, bà con rất ủng hộ chương trình chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp.
"Nhờ dự trực tiếp những khoá tập huấn về chuyển đổi số, những buổi trình diễn thực tế trên những cánh đồng, mà nông dân sản xuất lúa ở xã Phan Hoà đã được xem các đơn vị thực hiện phun thuốc bằng máy bay không người lái, sạ lúa bằng máy phun hạt (máy sạ lúa) thay thế cho gieo giống thủ công trước đây. Chương trình này rất có ích cho bà con nông dân, chúng tôi rất mong các đơn vị liên quan, lãnh đạo các cấp huyện, cấp tỉnh tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong thời gian tới…", nông dân Văn Hồng Xuân chia sẻ.
Theo ghi nhận của Dân Việt, số người dân trên địa bàn xã Phan Hoà đều mong muốn cùng ngành chức năng thực hiện mô hình trồng lúa trên. Đặc biệt là nhờ chuyển đối số nên ban con nắm bắt nhanh thông tin thị trường đã giúp cho đời sống bà con phát triển hơn trước đây...
Đại diện Công ty CP NetZero Carbon trao đổi với bà con nông dân về trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính ở xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: TTKN
Theo ông Ngô Thái Sơn, mô hình trình diễn thực hiện tại xã Phan Hòa vừa qua đã sử dụng các giống lúa Hương Châu 6, NVP 79 và giống đối chứng Đài Thơm 8. Hai giống lúa mới này sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất, chất lượng cao, trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận sẽ khuyến khích bà con bổ sung thêm 2 loại giống này vào danh mục sản xuất.
"Nếu lần đầu xã Phan Hòa chỉ có khoảng 3,4 ha thì hiện tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận hướng dẫn bà con nông dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình canh tác lúa thông minh tăng lên 13,2 ha giảm phát thải carbon…", ông Ngô Thái Sơn thông tin.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận và bà con nông dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận với mô hình canh tác lúa thông minh. Ảnh: TTKN
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận, chương trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP trên nằm trong Kế hoạch số 4517/KH-UBND ngày 20/11/2023 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phát triển vùng sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và Chương trình chuyển đổi số của UBND tỉnh Bình Thuận.
Mục đích là nhằm tăng năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất và chủ trương đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa đồng bộ, sử dụng máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến và canh tác lúa thông minh, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến sản xuất xanh, bền vững.
Số hộ nghèo giảm sâu
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Theo ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, trong năm 2024, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn (2021 – 2030).
Kết quả, đến nay tình hình sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản ổn định, hệ thống chính sách dân tộc đã được ban hành khá toàn diện trên hầu khắp các lĩnh vực, gắn với tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ miền núi chủ động phối hợp với các đơn vị cung ứng giống, phân bón; tập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng, thâm canh cây bắp lai, lúa nước cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ bắp lai theo chuỗi giá trị tại 10 xã, thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh cho 493 hộ/589 ha, phối hợp với UBND các xã triển khai cho hộ dân đăng ký nhu cầu đầu tư ứng trước năm 2024. Tổ chức thu mua, tiêu thụ nông sản do đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất ra, bảo đảm giá cả có lợi nhất cho đồng bào…
Bà con người Chăm huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận tham khảo thông tin trên điện thoại thông minh. Ảnh: Đình Hoà - BTO
Theo ông Nguyễn Minh Tân, tính đến cuối năm 2024, số hộ nghèo người dân tộc thiểu số của toàn tỉnh Bình Thuận là 1.446 hộ, chiếm 5,56% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số và chiếm 29,81% so với tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh, giảm 591 hộ so với tổng số hộ nghèo dân tộc thiểu số đầu năm (2.037 hộ).
Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 7/17 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới là: Xã Hải Ninh, xã Phan Thanh, xã Phan Hiệp, xã Phan Hoà, xã Sông Luỹ (huyện Bắc Bình), xã Phú Lạc (huyện Tuy Phong), xã Đông Tiến(huyện Hàm Thuận Bắc).
Việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện khá tốt, đến nay 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có đường ô tô thảm nhựa thông suốt đến trung tâm xã, sử dụng điện lưới Quốc gia, hạ tầng bưu chính, viễn thông và nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ góp phần mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ, tạo điều kiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
Trong năm 2025, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào phát huy hiệu quả sử dụng đất sản xuất do Nhà nước cấp; duy trì, phát huy hiệu quả công tác khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện hiệu quả Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội; Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn (2021 - 2030).
Tỉnh Hưng Yên đánh giá, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và giữa Trung ương – địa phương là yếu tố then chốt giúp đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của các hoạt động giảm nghèo.
Khi cả nước đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính thì nhiều công chức, viên chức và người lao động cũng đang rất quan tâm liệu có phương án cải cách tiền lương năm 2025?
Hệ thống phòng không Patriot của Ukraine sẽ vô dụng nếu không có đạn dược và vũ khí từ Mỹ, tờ The Times viết.
HLV Albert Capellas Herms - người từng dẫn dắt ĐT Philippines tại ASEAN Cup 2024, nhiều khả năng sẽ được CLB TP.HCM chọn ngồi vào "ghế nóng" thay cho ông Phùng Thanh Phương.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa gửi báo cáo tới Bộ Tài chính, phục vụ cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý 2/2025.
Mới đây, nghệ sĩ Hoàng Mập khiến cộng đồng mạng chú ý khi đăng tải thông báo rao bán căn "biệt thự 100 tỷ" nổi tiếng tại Đồng Nai.
Khu vực Bình Dương ở phía Bắc TP.HCM đang nổi lên như một điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tập đoàn Novaland nhận được Bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội trong vụ án hình sự liên quan đến Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Sài Gòn Đại Ninh.
Một công an hy sinh khi làm nhiệm vụ; tuyên án tử hình 2 cựu công an vì tham gia mua bán ma túy và “che chắn, bảo vệ” cho tội phạm; mâu thuẫn giao thông trên đường, nam thanh niên bất ngờ bị những người hút hầm vệ sinh đấm, đá tới tấp phải nhập viện... là những tin nóng 24 giờ qua.
Trong khi một số nông dân Thái Bình không mặn mà với đồng ruộng thì vẫn có những người không quản “chân lấm, tay bùn”, thuê, mượn các thửa ruộng khó canh tác, bỏ hoang để sản xuất lúa thương phẩm, có thu nhập hàng trăm đến hàng tỷ đồng/năm.
UBND TP. Hải Phòng vừa phát thông báo mời đầu tư 5 khu đô thị quy mô lớn, tổng vốn hơn 22.000 tỷ đồng, kỳ vọng tạo sức bật cho thị trường bất động sản nửa cuối năm nay.
Trước sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng thành TP Cần Thơ mới, và trước khi bỏ cấp huyện thì huyện Kế Sách (Sóc Trăng) là địa phương có diện tích cây ăn trái hơn 18.400ha, chiếm hơn 50% diện tích cây ăn trái toàn tỉnh Sóc Trăng.
Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc sáp nhập, hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.
Với 60 lồng nuôi loài cá đặc sản - cá vược trên sông Yên, ông Nguyễn Văn Tỉnh ở phường Ngọc Sơn (tỉnh Thanh Hóa) mỗi năm thu 10 tấn cá, thu lãi 300 triệu đồng. So với các giống cá truyền thống như trắm, chép... cá vược được bán với giá cao hơn, hiện giá bán từ 130.000-170.000 đồng/kg, sau khi trừ đi các chi phí người nuôi thu lãi lớn.
Nhiều nông dân ở Xã Bát Trang (huyện An Lão cũ), thành phố Hải Phòng mới (sau sáp nhập tỉnh Hảu Dương) đang kiếm bộn tiền từ nghề nuôi ong mật.
Trên trang facebook cá nhân, HLV Nguyễn Việt Thắng đã nói lời chia tay CLB Ninh Bình sau khi giúp đội bóng này giành vé lên hạng tại V.League, còn bản thân thì đoạt danh hiệu HLV xuất sắc nhất giải Hạng Nhất Quốc gia 2024/2025.
Từ ngày 1/7/2025, hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp ở tỉnh Ninh Bình chính thức vận hành. Đây là bước chuyển mang tính căn bản về tổ chức bộ máy, đánh dấu quá trình hợp nhất và tái cấu trúc đơn vị hành chính mạnh mẽ nhất trong nhiều năm qua.
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”.
Tôi cứ tưởng khi ấy mình đã dạy con nghiêm khắc...
Cao Dương công chúa là con gái thứ 17 của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Công chúa Trung Quốc này gây sốc khi có cuộc tình trái với luân tương khi đem lòng yêu hòa thượng. Thậm chí, nàng công chúa này còn vui mừng nhảy múa khi cha chết.
Người sinh vào 6 ngày Âm lịch này sẽ mang lại sự thịnh vượng cho chồng và vợ, gia đình hòa thuận, sống cuộc đời may mắn, thuận buồm xuôi gió.
20 giờ ngày 02/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về quan hệ Việt-Mỹ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội vừa ký quyết định thu hồi 190 số công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm đã được phân loại là thiết bị y tế loại A và B.
Trong “uống rượu luận anh hùng”, Tào Tháo chỉ vào Lưu Bị mà nói – “Anh hùng thiên hạ ngày nay chỉ có Huyền Đức và Tháo ta. Những kẻ như Bản Sơ (Viên Thiệu) không đáng nhắc tới“. Lưu Bị ngay lập tức giật mình, “buông bát, rơi đũa”...
Lực lượng Đặc nhiệm Ukraine (SSO) vừa tiêu diệt gần như toàn bộ một nhóm trinh sát Nga đang cố gắng xâm nhập qua biên giới phía bắc Ukraine, chỉ để lại một tù binh sống sót.
Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin người dân phản ánh liên quan đến việc lấn chiếm đất công, xây dựng không phép, vi phạm trật tự xây dựng tại Khu đô thị Đại Thanh, xã Đại Thanh.
Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Tư 2/7 cho biết, họ chưa nhận được thông báo chính thức nào về việc ngừng hoặc trì hoãn viện trợ quân sự từ Mỹ, và đang tiến hành xác minh thông tin. Tuy nhiên, Kiev cảnh báo, việc đóng băng viện trợ sẽ khuyến khích Nga tiếp tục cuộc chiến.
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vừa quyết định chia tay Trần Đình Tiến, khép lại gần hai mùa giải gắn bó của một trong những tiền vệ thi đấu xông xáo và hiệu quả bậc nhất đội bóng. Theo tiết lộ, Trần Đình Tiến sẽ gia nhập CLB CAHN.
Container đang di chuyển từ chợ Hóc Môn về hướng quận 12 (cũ), khi đến số 148/1A đường Tô Ký, bất ngờ cày nát hơn 3m dải phân cách rồi chắn ngang ở làn đường kế bên, tối 2/7.
“Trò cưng” của HLV Park Hang-seo rời Bình Định, gia nhập CLB Hải Phòng? SHB Đà Nẵng chia tay Quách Tân; Bayern gây sốc với ý định mua Rashford; Quansah gia nhập Leverkusen; thu nhập của bà xã Rooney tăng vọt.
Tại buổi tiếp xúc cử tri tại TP Hà Nội sau kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư đặc biệt trăn trở với vấn nạn hàng giả, thực phẩm giả, thuốc giả và cảm thấy “sốt ruột” vì giá vàng chênh lệch với thế giới.