Gần 30 đối tượng ném chai xăng, đập phá tiệm tóc ở Long An
Nhóm đối tượng gần 30 người cầm hung khí, chai bia có chứa xăng đã đốt trước cửa tiệm, đập phá tủ bánh bánh mỳ cùng nhiều tài sản.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trước phương án của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam tổng vốn đầu tư lên tới 58,7 tỷ USD, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã có văn bản do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ký gửi Chính phủ đã phản bác phương án này và đề xuất phương án xây dựng với tổng vốn đầu tư chỉ khoảng 26 tỷ USD, rẻ hơn 32 tỷ USD.
Liên quan đến vấn đề này, góc nhìn chuyên gia Dân Việt đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Giao thông vận tải - Bộ GTVT, về vấn đề này.
Chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy
Xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Hai bộ hai cách làm khác nhau
Thưa ông, theo đề xuất, tính toán của Bộ KH&ĐT cùng các chuyên gia Đức, Hà Lan dự án đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao với chi phí 26 tỷ USD, thấp hơn so với phương án Bô GTVT đưa ra. Ông đánh giá như thế nào về những con số này?
Giữa 2 bộ là Bộ Kế hoạch và đầu tư và bộ GTVT đưa ra là 2 phương án khác nhau nên chi phí cũng khác nhau. Chúng ta phải phân tích xem, 2 phương án có gì khác để dẫn tới chi phí khác nhau.
Theo phương án của Bộ GTVT, đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ được xây dựng mới hoàn toàn với tổng chiều dài dự án khoảng 1.559km chạy dọc hành lang Bắc - Nam, đi qua 20 địa phương, nối Hà Nội và TPHCM. Tốc độ thiết kế đoàn tàu 350km/h, đến 400km/h, tốc độ khai thác 320km/h; được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách. Chi phí cho phương án này lên tới 57 tỷ - 58 tỷ đồng.
Với tốc độ lên tới 350km/h thì công nghệ, thiết bị sử dụng cũng phải tiên tiến hơn, hiện đại hơn và hạ tầng cũng phải được đầu tư, đắt hơn nhiều so với tốc độ thấp hơn. Chính vì vậy, tổng vốn đầu tư cao như vậy là đúng.
Trong khi đó, theo phương án mà Bộ KHĐT đưa ra tối ưu là nâng cấp tuyến đường sắt cũ để chở hàng hóa và đầu tư mới một tuyến đường sắt tốc độ cao để chuyên chở khách. Tuy nhiên, tuyến đường sắt tốc độ cao này chỉ tầm 100-200km/h. Như vậy, tốc độ tối đa của tuyến đường sắt trong tính toán của Bộ KH&ĐT chưa bằng 60% so với phương án của GTVT đưa ra thì đương nhiên chi phí sẽ thấp hơn.
Như tôi đã nói tốc độ khác nhau thì các chi phí liên quan như công nghệ, thiết bị, cơ sở hạ tầng… sẽ khác nhau. Chính vì vậy, với phương án Bộ KHĐT đưa ra tổng mức đầu tư chỉ dao động từ 25-26 tỷ USD, thấp hơn Bộ GTVT 32 tỷ USD cũng là điều dễ hiểu.
(Ảnh minh họa)
Tôi cho rằng, trong 2 phương án của 2 Bộ thì phương án của Bộ KH&ĐT đưa ra là 1 phương án phù hợp, bởi từ thực tiễn tại nhiều quốc gia cho thấy, tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam khoảng 200km/giờ là hiệu quả trong khi chi phí bỏ ra không quá lớn. Với tốc độ này, thời gian di chuyển giữa Hà Nội - TP.HCM sẽ vào khoảng 8 tiếng như vậy là khá hợp lý.
Phương án mà Bộ GTVT đưa ra, tôi không ủng hộ lắm bởi trong 1 thời gian phải bỏ ra 58 tỷ USD sẽ khó khăn về nguồn vốn mà không khai thác được liên tục, vì điện khí hóa nên phải chờ thời gian đến chục năm mới khai thác được…
Ông có thể nói rõ hơn mặt được và không được từ 2 phương án mà 2 Bộ đã đưa ra hay không? Liệu có nên vì tiết kiệm được 32 tỷ USD ban đầu, mà chúng ta ưu tiên lựa chọn thực hiện theo phương án Bộ KH&ĐT đưa ra hay không?
Câu chuyện ở đây không chỉ là con số 26 tỷ USD hay 60 tỷ USD mà còn phải xem xét ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ. Chúng ta không nên nói rằng vì tiết kiệm 32 tỷ USD mà tôi đồng ý cách làm này mà phải đặt ra câu hỏi với việc tiết kiệm 32 tỷ USD, hiệu quả của đường sắt tốc độ cao sẽ đến đâu?
Tuy nhiên, về cá nhân tôi, tôi đồng tình với ý kiến của Bộ KH&ĐT. Tôi cho đó là 1 phương án hay.
Phương án hay vì sao? Vì phương án này sẽ đáp ứng được các yêu cầu về tính khả thi, hiệu quả, hài hòa giữa các nguồn lực để thực hiện dự án, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia.
Thứ nhất, xét về chi phí đặt ra ban đầu trong các phương án thì rõ ràng mức đầu tư theo tính toán của Bộ này và các chuyên gia Đức, Hà Lan thì chỉ ở mức 26 tỷ USD, thấp hơn phương án của Bộ GTVT 32 tỷ USD.
Nếu ở Việt Nam, bỏ ra 58 tỷ USD để xây đường sắt tốc độ cao, giá vé sẽ cao ngất ngưởng. Như vậy liệu có thu hút được khách hàng hay không? Và có cạnh tranh được với các loại hình vận chuyển khác hay không là điều chúng ta phải đặt ra. Nhưng nếu chi phí chỉ 26 tỷ USD, chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh với các loại hình vận chuyển khác như máy bay giá rẻ chẳng hạn.
Nếu chúng ta xây đường sắt cao tốc nhưng chi phí cao, tất nhiên ngân sách không thể bù giá vé được, như vậy mặc nhiên chỉ có nhiều tiền mới đi được, người ít tiền thì không bao giờ được đi. Như thế là không hợp lý.
Thậm chí, chi phí xây dựng cao sẽ tạo nên sự bất công trong phân bổ vốn, trong ngành giao thông và khiến chi đầu tư của Nhà nước cho các loại hình khác không còn. Nếu như chỉ cần phải bỏ ra 26 tỷ USD nhưng khai thác hiệu quả, thì với 32 tỷ USD còn lại chúng ta có thêm dư địa để đầu tư vào các loại hình vận tải có thế mạnh, có hiệu quả khác như đường bộ, hàng không, đặc biệt là đường biển.
Thứ hai, xây dựng đường sắt dù cao tốc hay bình thường thì phải nhìn vào thực tế: chở được cả hàng và người. Ý tưởng của Bộ GTVT xây dựng con đường sắt cao tốc 58,71 tỷ USD chủ yếu là chở khách hàng, không chở hàng, nếu vậy thì giảm đi 2/3 hiệu quả kinh tế. Nếu một số toa khách, kết hợp với toa hàng thì tàu sẽ luôn luôn được đầy bởi vì cả tuyến đường bắc nam thì biết bao nhiêu vấn đề để bổ sung lẫn nhau.
Đặc biệt, hiện Việt Nam vẫn phải huy động tiền từ nước ngoài, vay tài trợ của nhiều tổ chức để làm hạ tầng. Xét trong bối cảnh bối cảnh kinh tế của đất nước hiện nay và thực trạng ngân sách còn hạn chế thì rõ ràng con số 26 tỷ USD đó là con số hợp lý hơn, không tạo sức ép quá lớn đến gánh nặng ngân sách của Việt Nam.
Vậy tại sao chúng ta nên vận dụng bài học từ Đức và Hà Lan, mà không phải là bài học từ một quốc gia châu Á như Nhật Bản thưa ông?
Ở Việt Nam cũng có nhiều chuyên gia đã góp ý là nên cải tạo và xây dựng trên cơ sở con đường hiện nay để mở rộng ra thành khổ quốc tế 1,435m và dần dần chúng ta thấy khai thác hiệu quả thì làm đường nữa, song song, thành 2 con đường.
Trong báo cáo của Bộ KHĐT gửi Thủ tướng đã nêu ví dụ của Đức, Hà Lan họ đã thành công khi cải tạo các tuyến đường sắt khổ nhỏ, tốc độ thấp sang đường sắt tốc độ cao từ 230 đến 300km/h. Quan trọng là đường sắt của họ cũng được sử dụng hiệu quả. Đó cũng là mục tiêu mà Việt Nam hướng đến vậy thì không có lý gì chung ta không học hỏi cách làm của họ và tùy vào thực tiễn của Việt Nam để vận dụng phù hợp.
Đường sắt cao tốc Shinkasen (Nhật Bản) được xây dựng thành nhiều giai đoạn từ năm 1964 (Ảnh Nguyễn Tuyền)
Còn tại Nhật, Quốc gia này người ta làm đường sắt Shinkansen vì có nhiều mục đích. Hơn nữa sân bay của họ xa nhau, thủ tục phức tạp nên dân có điều kiện họ đi đường sắt để nhanh chóng hơn.
Ở Việt Nam, cả tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam nếu đường sắt giá rẻ, chắc chắn người dân bình thường sẽ được đi, còn với đường sắt cao tốc như kiểu Shinkasen của Nhật, giá vé sẽ rất đắt đỏ, chỉ dành cho người thu nhập trung bình cao, thu nhập cao được đi mà thôi.
Về phương án thì có thể học của Đức và Hà Lan nhưng công nghệ thì sẽ áp dụng của Nhật Bản.
Không kỳ thị nhà đầu tư Trung Quốc
Như đề cập của Bộ KHĐT, phương án họ đưa ra có tổng mức đầu tư chỉ còn 26 tỷ USD. Theo ông, nhà đầu tư trong nước có làm được không?
Nhà đầu tư trong nước cũng làm được nhưng tiêu chuẩn của Bộ GTVT đưa ra phải hòm hòm chứ không nên quá cao. Như đường bộ Bắc Nam vừa rồi tiêu chí rất cao như có kinh nghiệm hay đã tham gia các công ty tương đương hay có vốn đối ứng hàng nghìn tỷ đồng... Những điều kiện như này các nhà đầu tư trong nước gần như không thể vượt qua. Tất nhiên, việc Bộ GTVT nâng cao các tiêu chí cho các nhà đầu tư tham gia dự thầu cũng là cách để các doanh nghiệp trong nước cũng phải hoàn thiện mình.
Tuy nhiên, nếu muốn tạo điều kiện, mở cơ hội cho nhà đầu tư trong nước thì chúng ta cần phải hạ các tiêu chuẩn này lại. Nhưng đi kèm với đó, các doanh nghiệp trong nước vẫn phải đảm bảo những kỹ năng, công nghệ và ý thức trong xây dựng, công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị dòng tiền của doanh nghiệp... Đó mới là những yếu tố quan trọng.
Ngược lại, đối với nước ngoài thì phải siết chặt hơn các điều kiện, nhất là ý thức tránh nhiệm, tinh thần hợp tác phải rõ ràng, dứt khoát hơn. Nó như một con dao, đừng để mình cầm đầu lưỡi như đường sắt cao tốc Cát Linh – Hà Đông.
Vậy nếu phải thuê nước ngoài, thì chúng ta có nên "nói không" với nhà đầu tư Trung Quốc hay không?
Người dân chúng ta muốn "tẩy chay" Trung Quốc bởi vừa qua nhiều dự án đội vốn, chậm tiến độ do nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện đã khiến người dân mất lòng tin. Tuy nhiên, trên phương diện dự án của đất nước, dự án đầu tư lớn cần vốn, công nghệ, kỹ thuật… dưới góc độ của người trong ngành, chúng ta cũng phải nhìn nhận Trung Quốc cũng có những đối tác tốt, công nghệ tốt, chúng ta không nên “vơ đũa cả nắm”.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Tất nhiên, quan trọng vẫn là người lãnh đạo lựa chọn những đối tác có năng lực thực sự, có kinh nghiệm tốt đối với cả những đối tác nước ngoài khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp có năng lực, công nghệ cao, khả năng tài chính…cần lựa chọn công nghệ cũng như sự cam kết, bảo đảm của nhà thầu.
Chúng ta hợp đồng ký phải chặt chẽ, có những quy định về chậm tiến độ, giá cao thì phải có người chịu trách nhiệm cụ thể. Bài học lớn trong vay vốn ODA là dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đã để lại vết thương không bao giờ lành, là nỗi đau, là bài học xương máu. Giá bỏ thầu ban đầu thấp, sau đó liên tục đội vốn và bây giờ thì công trình này đã để lại quá nhiều tai tiếng, làm mất niềm tin của nhân dân… Những yếu kém trong thời gian vừa qua là do chúng ta không quản lý được đối tác thì chúng ta phải chịu sự thao túng của họ thôi
Nhóm đối tượng gần 30 người cầm hung khí, chai bia có chứa xăng đã đốt trước cửa tiệm, đập phá tủ bánh bánh mỳ cùng nhiều tài sản.
Đối tượng cầm cục đá đập vỡ tủ kính, sau đó dùng mảnh kính cắt vào cổ làm chảy nhiều máu nằm bất động.
UBND TP. Hà Nội vừa giao tiếp hơn 38.500 m2 đất cho Công ty CP Đầu tư DIA để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng KĐT Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.
Cây cảnh tặng cho mọi người vẻ đẹp thần tiên giống như trong mơ. Một dòng thác hoa đổ xuống dữ dội. Một đám mây hồng khổng lồ.
Ấn Độ đã công bố một loạt các biện pháp hạ cấp quan hệ với Pakistan vào thứ Tư 23/4, một ngày sau khi những kẻ tình nghi là phiến quân giết chết 26 người tại một điểm du lịch ở Kashmir trong vụ tấn công tồi tệ nhất vào dân thường ở nước này trong gần hai thập kỷ.
Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan, Madam Pang khiến người hâm mộ vô cùng lo lắng khi cập nhật tình hình sức khỏe không ổn định và đang phải nhập viện.
Thị trấn Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đã nỗ lực triển khai hiệu quả việc đưa chủ trương cải cách hành chính (CCHC) đi vào thực tiễn, mang lại lợi ích rõ rệt cho người dân và doanh nghiệp.
Để thực hiện công tác giảm nghèo, chính quyền xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã chăm lo cho người nghèo từ nơi ở đến “cần câu cơm”.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ Công an Hải Phòng đã buộc đối tượng Vũ Doãn Thuần khai nhận hành vi tàng trữ, mua bán trái phép 3 khẩu súng và 39 viên đạn.
Nguồn cung chung cư mở bán tăng trong quý 1/2025, đạt mức cao nhất trong 4 năm, trong khi giá bán có xu hướng ổn định sau giai đoạn tăng nóng năm ngoái.
Phiên giao dịch hôm nay Thứ 5 ngày 24/4, thị trường chứng kiến giá dầu thô bất ngờ lao dốc mạnh với mức giảm gần 1,3 USD/thùng.
Căn bệnh lạ khiến các ngón tay tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt mỗi khi chạm vào nước hay đi xe máy khiến cuộc sống của bệnh nhân bị đảo lộn.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng tiết lộ, anh đã lâm vào nguy kịch, đứng trước lằn ranh sinh tử vì bị đau tim nhưng chủ quan, không đến bệnh viện ngay.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Khu vực Thanh Hóa-Phú Yên nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt trên 38 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất, 45-50%. Vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ chiều tối mưa rào, rải rác có giông, cục bộ mưa to.
Moscow coi nhà lãnh đạo Ukraine là bất hợp pháp, nhưng sẽ không biến điều này thành rào cản cho các cuộc đàm phán
Người dân ngày càng ứng dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng, chăm sóc vải chín sớm Phương Nam, trong đó có phun thuốc BVTV bằng máy bay nông nghiệp.
Tạp chí People bình chọn Demi Moore là “Người đẹp nhất thế giới” năm 2025. Từ lâu, minh tinh 63 tuổi nổi tiếng với sắc vóc thách thức thời gian.
Chính quyền địa phương cấp tỉnh có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và khả năng quản lý, điều hành, nhằm giúp Trung ương quản lý theo địa bàn lãnh thổ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội tại mỗi tỉnh, thành phố...
Ông Đặng Thuần Phong, đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội đã nhận quyết định nghỉ hưu, hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 178.
Sau khi Real Madrid giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Getafe tại vòng 33 La Liga, HLV Carlo Ancelotti đã dành lời khen cho cậu học trò Arda Guler, người ghi bàn duy nhất cho “Los Blancos”.
Tổng thống Mỹ cho biết việc nhà lãnh đạo Ukraine từ chối thảo luận về các nhượng bộ lãnh thổ đang kéo dài cuộc xung đột.
Theo thông tin từ huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), trong 2 ngày 26 và 27/4, lần đầu tiên huyện sẽ tổ chức Lễ hội Du lịch biển Vân Đồn 2025 với chủ đề “Khúc tình ca của biển” tại bãi biển thôn Ninh Hải, xã Minh Châu.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát, kiểm tra, tiến hành thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng là hàng giả.
"Hơn 2 năm qua, tôi không đi làm được, chỉ đi viện chăm con. Gia cảnh túng quẫn quá, tôi không biết làm sao để có tiền vừa chữa bệnh cho con nhỏ, vừa lo cho con lớn được học hành tới nơi tới chốn".
Nghi phạm cướp ngân hàng ở Hà Nội bị bắt; thông tin mới vụ đôi nam, nữ tử vong cùng chiếc ô tô bốc cháy ở Đà Nẵng; tòa án ấn định ngày xét xử vụ kiện xe Mercedes hơn 5 tỷ đồng bị cháy của ca sĩ Duy Mạnh... là những tin nóng 24 giờ qua.
Cùng với sản phẩm hạt tiêu đen truyền thống, hiện nay hạt tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh đang được thị trường đón nhận tích cực. Nhờ chất lượng đảm bảo, sản xuất bằng phương pháp hữu cơ và quy trình chế biến nghiêm ngặt, tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh (Quảng Trị) hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm sạch của người tiêu dùng.
Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung "một nhà", từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.
Sau khi thực hiện đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh mới Đồng Nai (được sáp nhập từ tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước) sẽ có siêu phường; đồng thời một khu vườn quốc gia sẽ được "về chung nhà".
Anh Trương Văn Phúc, ngụ tại xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đang nuôi thành công loài chim công xanh, loài chim quý hiếm có tên trong sách Đỏ. Anh kết hợp với vườn cây, hồ cá để làm du lịch sinh thái, thu hút khách.
5