TP.HCM: Sở Y tế yêu cầu xác minh vụ nghi sử dụng bằng giả để quảng cáo làm đẹp
Sở Y tế đề nghị Trường Đại học Y Dược TP.HCM hỗ trợ xác minh bằng tốt nghiệp Cao đẳng điều dưỡng nghi là bằng giả và sẽ chuyển thông tin đến Công an TP.HCM để điều tra.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vì lịch sử không ghi chép gì nên hậu thế gần như không biết đến một thiên tình sử đẹp không kém chuyện tình Mỵ Châu – Trọng Thủy.
Đền An Dương Vương ở Cổ Loa – nơi còn lưu giữ những dấu tích về Mỵ Châu – Trọng Thủy.
Đền Hương Nghĩa ở số nhà 13 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thờ cặp vợ chồng là em trai Cao Lỗ và em gái Mỵ Châu: Cao Tứ - Phượng Minh công chúa.
Hơn 2.000 nghìn năm trước, vợ chồng họ đã có công gì với đất nước, và tại sao lại được thờ tự ở đền Hương Nghĩa là những bí ẩn khó kiến giải của lịch sử.
Cho đến nay, rất hiếm người Hà Nội biết rõ lai lịch hình thành và tồn tại của đền Hương Nghĩa. Chỉ có một số dòng ghi chép sơ khai rằng, đây là thôn Hương Bài (thôn Hương Bài sáp nhập với thôn Kiên Nghĩa thành thôn Hương Nghĩa) thuộc tổng Tả Túc, sau này là tổng Phúc Lâm.
Ngược dòng lịch sử vào thời nhà Lê, Thọ Xương là một huyện của thành Thăng Long xưa, ứng với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Ba Đình, Đống Đa của Hà Nội ngày nay. Vào thời nhà Nguyễn, năm 1831 vua Minh Mạng cho lập tỉnh Hà Nội, Thọ Xương có tổng cộng 8 tổng, 116 xã, thôn, phường, trại.
Lúc này, tổng Tả Túc được đổi tên thành tổng Phúc Lâm gồm 18 xã, thôn. Thôn Hương Bài sáp nhập với thôn Kiên Nghĩa thành thôn Hương Nghĩa.
Không rõ trước lúc sáp nhập đền Hương Nghĩa có tên là gì và thuộc địa phận của thôn Hương Bài hay Kiên Nghĩa, nhưng sau khi sáp nhập, ngôi đền được lấy tên thôn để đặt – trở thành ngôi đền chung của thôn mới.
Theo ngọc phả, đền Hương Nghĩa thờ Cao Tứ và vợ là Phượng Minh công chúa. Cao Tứ là em Cao Lỗ - người chế tạo ra nỏ thần giúp vua An Dương Vương đối chọi với Triệu Đà.
Cao Tứ sinh ngày 10 tháng Giêng năm Đinh Hợi thời vua Hùng Vương thứ 18. Ông được miêu tả là người tinh tú, sức khỏe hơn người. Khi vua An Dương Vương mở khoa thi tại Cổ Loa, ông tham gia ứng thí. Do văn võ toàn tài, ông được vua phong "Trấn thủ Đại La thành".
Cao Tứ giỏi võ nghệ, làm tướng dưới thời vua Thục, đóng quân ở khu Hương Bài, Hương Nghĩa trên bờ sông Tô Lịch và được vua gả con gái là Phượng Minh công chúa.
Cao Tứ lập hành cung ở Hương Nghĩa, ông chỉ huy quân thủy chống lại quân Tần và giành chiến thắng vẻ vang.
Khi Triệu Đà xâm lược nước ta, Cao Tứ đã được phong làm Thủy đạo tướng quân lập 5 đồn trên sông Tô Lịch chống lại quân Triệu Đà trong suốt 7 - 8 năm ròng, khiến quân Triệu Đà nhiều lần thua to. Khi ấy, Trọng Thủy lợi dụng việc hòa hiếu gửi rể An Dương Vương rồi lập mưu đánh cắp nỏ thần đem về nước, sau đó lại đem quân sang cướp nước ta.
Cao Tứ được lệnh dàn quân trên sông Tô Lịch để chống lại kẻ thù. Trong cuộc chiến sinh tử quyết liệt ấy, Cao Tứ đã chiến đấu anh dũng và tử trận.
Công chúa Phượng Minh sau khi biết tin chồng hi sinh, đã tự trẫm mình ở sông Bắc Giang để giữ trọn khí tiết, chung thủy với chồng. Về sau, hai ông bà được nhà vua ban sắc phong tặng, cho phép dân làng Hương Nghĩa lập đền thờ phụng.
Cao Tứ chính là em trai của Cao Lỗ - người chế tạo ra nỏ thần.
Khác với người chị Mỵ Châu bị vua cha chém, công chúa Phượng Minh lại trẫm mình xuống sông để giữ trọn khí tiết – trong ảnh là tượng Mỵ Châu không đầu.
Đền Hương Nghĩa trên phố Đào Duy Từ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Chuyện Mỵ Châu có một người em gái là Phượng Minh, gần như không được ghi chép trong chính sử. Thậm chí, ngay cả ngọc phả về An Dương Vương cũng gần như không có dòng ghi chép nào nhắc về gia đình riêng của vị vua này mà chỉ đề cập duy nhất đến một người - đó là công chúa Mỵ Châu.
Tuy nhiên, tư liệu về các nguồn ngọc phả địa phương thì có nhắc tới vợ con của An Dương Vương. Trong đó, ngọc phả đình làng Công Bồi và "Thái Bình tỉnh thần tích" ghi mẹ của công chúa Mỵ Châu quê ở làng Thao Bồi, nay thuộc xã Phương Công (Tiền Hải, Thái Bình).
Trong một lần vua đi tuần thú xa giá tới vùng bãi biển mới bồi vùng Trực Định, sai cắm thẻ làm mốc, treo bảng chiêu dụ dân các xứ đến lập ấp, và đặt tên cho vùng đất này là Thao Bồi Lý.
Sau này, An Dương Vương về lại làng Thao Bồi, gặp Thục Nương Trần Thị Chân thì lấy làm yêu mến bèn cho đón vào cung phong làm Đệ nhị Nguyên phi. Bà chính là mẹ của công chúa Mỵ Châu.
Tương truyền, sau khi vua An Dương Vương thua trận rồi mất ở bờ biển phía Nam, bà đã về quê tập hợp dân binh chống giặc. Khi bà qua đời, dân chúng đã lập miếu thờ, tôn bà làm "Thần nữ". Trong miếu có đôi câu đối ca ngợi: Yểu điệu cung phi tinh quốc sắc/ Anh linh thần nữ trấn thiên hương (Yểu điệu cung phi trang quốc sắc/ Thần nữ linh thiêng tiếng muôn năm).
Cũng theo thần tích thì ở trang Phù Viên, huyện Lý Nhân, trấn Sơn Nam (nay là xã Phù Viên, Kim Bảng, Hà Nam) vào thời An Dương Vương có hai vợ chồng ông Trần Thức, bà Nguyễn Thị Phả sinh hạ một bé gái xinh đẹp đặt tên là Ngoạn Nương.
Một dịp đầu xuân, vua An Dương Vương đi vãn cảnh thì tình cờ gặp hai cô cháu Ngoạn Nương. Thấy Ngoạn Nương nhan sắc tuyệt trần thì bèn cho vời đến hỏi chuyện và vào cung phong làm Đệ bát cung phi. Thần tích này cũng cho biết bà và An Dương Vương không có con chung.
Cách Phù Viên không xa, ở thôn Phù Thụy (xã Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam) cũng có một người phụ nữ trở thành Thứ phi của An Dương Vương - đó là bà Trần Thị Quang.
Ngoài ra, theo thần tích "Lưỡng vị hoàng hậu ngọc phả lục" cho biết An Dương Vương có một Nguyên phi nữa tên là Phương Dung. Đền Thọ Vực ở Xuân Trường (Nam Định) cũng thờ một người vợ của An Dương Vương tên là Trần Thái Chưởng phu nhân.
Như vậy, khái lược qua tư liệu thần tích có thể thấy vua An Dương Vương có 5 người vợ. Vậy, thực sự vua có bao nhiêu người con? Người con gái nổi tiếng nhất dĩ nhiên là Mỵ Châu. Người con gái thứ hai theo dã sử "Tình sử Mỵ Châu" tên là Quỳnh Anh công chúa – là chị của Mỵ Châu.
Nguồn dã sử này đề cập đến một vị tướng quân chống Tần tên là Võ Quốc làm chức Tổng binh. Trong lần kén chồng cho Quỳnh Anh, Võ Quốc đã giành chiến thắng và trở thành anh em cột chèo của Trọng Thủy.
Sách "Tây Hồ chí" cũng ghi sự tích của Tổng binh Võ Quốc, theo đó ông là người ở bến Lâm Ấp, trang Long Đỗ (nay thuộc Ba Đình, Hà Nội). Từ khi trở thành con rể của An Dương Vương, ông đã dốc sức giúp vua trong xây dựng kinh đô Cổ Loa, bố trí việc phòng thủ đất nước.
Khi Trọng Thủy ở rể, lấy cắp nỏ thần đem về cho Triệu Đà để tấn công Âu Lạc. Khi An Dương Vương thua trận, Tổng binh Võ Quốc cùng công chúa Quỳnh Anh dẫn quân về cứu thành Cổ Loa nhưng không kịp.
Võ Quốc tử trận, công chúa Quỳnh Anh được các tùy tướng phá vây chạy về làng Cháy ở đất Đông Ngàn (nay là làng Phù Chẩn, Tiên Sơn, Bắc Ninh). Bị giặc truy sát, vây hãm, công chúa Quỳnh Anh bị bắt nhưng nàng đã dùng cây kim thoa bằng đồng tự sát để giữ lòng trung trinh.
Người con gái thứ 3 của An Dương Dương chính là công chúa Phượng Minh được gả cho em trai Cao Lỗ là Cao Tứ. Một số nguồn thần tích lại ghi sau khi thành Cổ Loa được xây dựng xong thì Cao Tứ lâm bệnh nặng qua đời. Công chúa Phượng Minh vì thương chồng ngày đêm khóc lóc, không chịu ăn uống, chẳng bao lâu sau cũng mất.
Nguồn thư tịch lưu tại đền Hương Nghĩa lại khẳng định khi kinh đô Cổ Loa thất thủ, An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu chạy về phương Nam. Tướng Cao Tứ ở lại đánh giặc và hi sinh bên dòng sông Tô Lịch. Còn công chúa Phượng Minh cũng trẫm mình xuống sông để giữ trọn khí tiết, thủy chung với chồng.
Đền Hương Nghĩa thờ vợ chồng Tướng quân Cao Tứ - Phượng Minh công chúa.
Tấm bia "Hương Nghĩa đình công đức bi" được tạo tác vào tháng 10 năm Quý Mùi niên hiệu Bảo Đại (1943) ghi chép như sau: "Ca ngợi công đức, mưu lược tài năng của thần Cao Tứ được các hoàng đế phong mỹ tự, muôn dân tôn sùng.
Thời gian gần đây, đình bị đổ nát nên đại thần toàn quyền Pháp cho phép tu sửa để việc thờ cúng được tinh khiết. Nên toàn dân cùng cựu kỳ mục bản đình là Lưu Văn
Năm chánh hội Tân Đinh Nhi triệu tập mọi người góp sức trùng tu đền to đẹp để làm sáng tỏ những điều tốt đẹp từ thời Hùng Vương, để nơi đây lại được linh thiêng, muôn dân chiêm ngưỡng, hương hỏa mãi mãi, làm cho quốc gia được hưng thịnh, nhân dân khỏe là như công đức của thần. Vậy làm bia để lưu truyền cùng giang sơn mãi mãi".
Như vậy, có thể thấy đền Hương Nghĩa được tôn tạo vào cuối thời Nguyễn (1943), và trước đó ngôi đền đã tồn tại trên danh nghĩa là một ngôi đình. Cũng có thể suy luận từ nội dung văn bia, thì từ xa xưa ngôi đình này đã được dân lập, được các đời vua sắc phong, được dân tôn thờ. Người được thờ là vợ chồng Cao Tứ - Phượng Minh công chúa trên danh nghĩa Phúc thần – Thành hoàng làng.
Hiện nay, đền Hương Nghĩa tọa lạc trên địa thế trung tâm khu phố cổ Hà Nội. Quy hoạch mặt bằng của di tích bao gồm: Cổng, sân hẹp, đền chính. Cổng đình xây gạch đơn giản, kiểu hai tầng tám mái.
Ở chính giữa đắp 3 chữ Hán "Hương Nghĩa từ". Cổng nằm sát mặt phố Đào Duy Từ, trông ra ngã năm. Qua cổng là lối nhỏ dẫn vào sân đền lát gạch chỉ. Đền chính hình chữ "Đinh" gồm tiền tế và hậu cung.
Tiền tế gồm 3 gian 2 dĩ, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Khung gỗ gồm 6 bộ vì bằng gỗ được kết cấu theo kiểu chồng rường con nhị. Trên thân các con rường, trụ trốn đều được chạm khắc hoa lá cách điệu nổi, ôm sát vào vì nóc, các thân cách chắc khỏe nhưng mềm mại.
Gian giữa của tiền tế được mở các cửa bức bàn gỗ, phía trên của cửa bức bàn được chạm thủng hình hoa cúc mãn khai, đầu cánh hoa được chạm sắc nhọn như đao mác.
Hậu cung là một nếp nhà dọc ba gian nối với gian giữa tiền tế qua hệ thống máng che phần mái. Nhà xây gạch, bộ khung đỡ mái có ba vì gỗ làm kiểu vì kèo quá giang, để trơn không trang trí.
Hiện nay, trong đền Hương Nghĩa còn lưu giữ được một số di vật có giá trị. Trong đó, có một cuốn thần phả (bằng chữ Hán cổ) ghi công tích của thần Cao Tứ, hai đạo sắc phong cho thần Cao Tứ - một sắc có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44 (1783) và sắc còn lại niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1801).
Có tổng bốn tấm bia đều được tạo tác vào thời nhà Nguyễn. Trong đó, tấm bia bằng đá "Hậu thần bi ký" tạo tác ngày tốt năm Nhâm Thân, niên hiệu Bảo Đại thứ 7 (1932); "Bia Hương Nghĩa đình công đức bi" tạo tác tháng 10 năm Quý Mùi (1943).
Bên cạnh đó là hai pho tượng cổ đặt trong khám thờ gỗ: Tượng Cao Tứ và Phượng Minh công chúa; bốn ngai thờ gỗ, chín khám thờ gỗ, hai bài vị gỗ: Một bài vị của Cao Tứ, một bài vị của Phượng Minh công chúa; sáu câu đối gỗ có năm bức hoành phi gỗ nội dung ca ngợi công tích của thần "Thánh cung vạn tuế" (Đức thánh muôn năm).
Đôi câu đối có nội dung như sau: "Duyệt ngã Nam tiền thông giám di biên thủy hóa, cổ trung tiêu tiết nghĩa/ Kiến La Thành tam danh từ trĩ lập, địa linh thánh tích đối linh hương" (Đọc sử Nam, sách thông giám còn ghi nước lắng cổ trung tiêu tiết nghĩa/ Dựng Thành La, ba đền đài vẫn đó, đất thiêng thắng tích đượm hương thơm).
Giới nghiên cứu lịch sứ đánh giá đền Hương Nghĩa với sự tích thần Cao Tứ và Phượng Minh công chúa, chính là một trong những nguồn sử liệu dân gian rất có giá trị. Ngôi đền và các hiện vật, ngọc phả… là những bằng chứng của người Thăng Long - Hà Nội xưa hướng về cội nguồn với tín ngưỡng thờ các vị anh hùng của thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước. Đền Hương Nghĩa ngoài giá trị di tích, còn làm dày thêm ý nghĩa lịch sử của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Sau khi bị mất Đà Nẵng (ngày 29/3/1975), tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ trực tiếp vạch kế hoạch và đôn đốc ngụy quân Sài Gòn tổ chức một tuyến phòng thủ mới, kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh, trong đó, Xuân Lộc là điểm trọng yếu. Dù được bảo vệ bằng lực lượng hùng hậu, nhưng cuối cùng, “cánh cửa thép” Xuân Lộc đã bị quân ta đập tan, mở ra thế trận mới trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Sở Y tế đề nghị Trường Đại học Y Dược TP.HCM hỗ trợ xác minh bằng tốt nghiệp Cao đẳng điều dưỡng nghi là bằng giả và sẽ chuyển thông tin đến Công an TP.HCM để điều tra.
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, ngoại giao đã huy động được sự ủng hộ của người dân các nước, tạo nên phong trào quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.
Lê Huy Việt Anh (sinh năm 2008) là đội trưởng U17 Việt Nam đang nổi lên như một thủ lĩnh thế hệ mới. Chàng trai gốc xứ Thanh phải vượt qua bao khó khăn và thách thức để thực hiện ước mơ khoác áo đội tuyển Việt Nam ở các cấp độ.
Hoa hậu Thanh Thủy, Tuyết Vân, Nguyễn Trần Duy Nhất hào hứng trong buổi hợp luyện tối 22/4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP HCM) chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Trước việc nhiều người truyền tai nhau cách nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai để chữa bệnh, nhiều chuyên gia cho rằng đây là hành vi nguy hiểm, có thể gây mù loà vĩnh viễn.
Bằng hình thức hợp tác đầu tư, chia lợi nhuận khủng, Ngô Sĩ Linh và Nguyễn Hoài Nghĩa đã lừa đảo 261 bị hại và chiếm đoạt số tiền hơn 125 tỷ đồng.
Quán cà phê chim (gần quán Phở Sài Gòn) đường Phạm Thái Bường; CLB Chim cảnh Khánh Nguyên ở Khu đô thị Minh Linh (phường 5, TP Vĩnh Long). Chích chòe là giống chim vốn có tài vừa hót hay luyến láy như “ca sĩ”, vừa có thể huấn luyện thành một “võ sĩ” để thi đá. Thi đá chim thường là chích chòe than và thi hót dành cho chích chòe lửa, chim chào mào, chim họa mi, chim hút mật…
Theo nguồn tin từ Axios, Mỹ đã chính thức gửi cho Ukraine một đề xuất hòa bình được mô tả là “lời đề nghị cuối cùng”. Văn bản này chỉ dài một trang và Mỹ yêu cầu Ukraine phải phản hồi về đề xuất này ngay trong tuần này.
Không phải tới lúc này, Hội Điện ảnh Việt Nam đề nghị Bộ Công an vào cuộc, mà từ tháng 2/2025, ông Mai Huyền Linh (tức MC Quyền Linh) đã gửi đơn tới Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đề nghị làm rõ hàng loạt trang mạng xã hội có dấu hiệu cắt ghép, dán hình của mình nhằm đưa thông sai sự thật.
Mùa nắng nóng tại Đà Nẵng, nhiệt độ liên tục tăng cao, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện để làm mát trong sinh hoạt của người dân cũng tăng lên. Việc tiêu thụ điện năng đi liền với chi phí phải trả nên trong bối cảnh này, người dân TP Đà Nẵng đã tìm ra nhiều cách làm mới, sáng tạo hơn để tiết kiệm điện, góp phần bảo vệ môi trường và giảm tải cho ngành Điện.
5G Open RAN do Viettel High Tech phát triển đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Từ việc được chuyên trang viễn thông toàn cầu Light Reading đánh giá cao đến hợp tác triển khai mạng 5G Private tại Nigeria, Viettel đang cho thấy hướng đi chủ động và bài bản khi kinh doanh công nghệ cao tại thị trường toàn cầu.
Mới đây, Tòa án Nhân dân (TAND) quận Gò Vấp (TP.HCM ) đã thông tin về việc sẽ chính thức mở phiên tòa xét xử vụ kiện xe Mercedes hơn 5 tỷ đồng bị cháy của ca sĩ Duy Mạnh.
Chuẩn bị mở màn Chiến dịch Biên giới, đầu tháng 8/1950, Bộ Tổng Tham mưu thành lập bộ phận tiền phương do đồng chí Phan Phác, Phó tổng Tham mưu trưởng làm Trưởng bộ phận Tham mưu tiền phương trực tiếp chỉ đạo.
Người chồng phát hiện vợ là N.N.Y. ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau bắt nhốt một người phụ nữ để đánh đập, anh đã gọi điện báo công an đến giải cứu nạn nhân.
Kỳ tích mùa du lịch hè 2024 tại Sầm Sơn dự kiến sẽ lặp lại trong năm nay khi tâm điểm du lịch xứ Thanh được đầu tư hàng loạt sản phẩm mới cùng chuỗi sự kiện lễ hội đẳng cấp. Đây là “bệ phóng” cho BĐS du lịch – nghỉ dưỡng tại thành phố biển này.
Võ Thanh Hoàng Anh vừa tốt nghiệp Cử nhân Công nghệ thông tin, chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo, với số điểm tuyệt đối (4.0/4.0) và được vinh danh là Thủ khoa của ngành.
Vũ Văn Lịch, nghi phạm cướp ngân hàng ở Hà Nội, khai do nợ nần vì chơi "tài xỉu" trên mạng nên đã lên kế hoạch dùng dao và xăng uy hiếp nhân viên ngân hàng để lấy tiền trả nợ.
NSƯT Hoàng Tùng cho biết, anh rất nể phục “mối duyên” âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung. Ở nhạc sĩ luôn đau đáu viết nên những lời ca, giai điệu để qua âm nhạc có thể lột tả được mọi khía cạnh trong đời sống con người.
Trước nhu cầu vốn tăng cao phục vụ sản xuất – kinh doanh trong bối cảnh kinh tế phục hồi, đặc biệt từ hộ cá thể, tiểu thương, người làm nông nghiệp và dịch vụ nhỏ lẻ, Agribank triển khai gói tín dụng ngắn hạn ưu đãi 50.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân. Gói vay hỗ trợ hiệu quả dòng tiền, thủ tục nhanh gọn, lãi suất chỉ từ 4,5%/năm, phù hợp với nhu cầu vốn quay vòng, mở rộng sản xuất và duy trì hoạt động kinh doanh.
9 cầu thủ sẽ vắng mặt ở vòng 20 V.League 2024/2025 do án treo giò từ BTC giải.
UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án mở rộng, cải tạo nút giao thông tại khu vực ngã 5 Đống Đa - Hoa Lư, với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng.
Việc làm và thu nhập không ổn định trong bối cảnh kinh tế không nhiều khả quan khiến người dân thắt chặt chi tiêu. Các chuyên gia và doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ bàn cách kích thích tiêu dùng nội địa.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong hết nhiệm kỳ này, ĐBSCL có 600 km cao tốc và phấn đấu tới năm 2030 có ít nhất 1.300 km cao tốc, cao hơn dự kiến trước đây gần 100 km.
Khoảng 5 giờ ngày 23/4, tại Km332+50 trên tuyến cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45, thuộc địa phận xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa đã xảy ra vụ tai nạn giữa hai xe tải khiến 2 người bị mắc kẹt trong ca bin, tử vong.
Agribank triển khai chương trình ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh”, cùng hàng loạt chương trình tín dụng ưu đãi có quy mô lớn, lãi suất cạnh tranh và thủ tục linh hoạt.
Cập nhật giá vàng hôm nay 23/4: Giá vàng thế giới giảm mạnh sau khi hướng đến mốc 3.500 USD/ounce. Trong nước, ngay giờ mở cửa, vàng miếng SJC "bốc hơi" 2 triệu đồng/lượng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố, chính quyền của ông sẽ không áp dụng cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc trong vấn đề thuế quan, đồng thời cho biết, mức thuế hiện tại lên tới 145% sẽ được giảm xuống "đáng kể" trong thời gian tới.
Agribank - với vai trò là ngân hàng thương mại hàng đầu đầu tư cho “Tam nông”, đã và đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc cung ứng nguồn vốn, giải pháp tài chính và đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã lập phương án tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn, liên tục và chất lượng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong dịp Lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025) và ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2025) .
Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở của TP Hà Nội, dự kiến TP thành lập 5 phường rộng chưa đầy 2 km2, gồm: phường Cửa Nam, phường Láng, phường Ô Chợ Dừa, phường Văn Miếu – Quốc Tử Giám và phường Hoàn Kiếm.