Đấu giá khu đất 60ha trên trục đường đẹp nhất nhì Vũng Tàu tạo ra thêm 100 tỷ đồng
Phiên đấu giá khu đất 60ha một mặt giáp biển mênh mông tại TP.Vũng Tàu vừa được tổ chức thành công; giá chốt cao hơn 100 tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết, việc lắp đặt các thiết bị lên giàn "Biển sâu số 1" đã hoàn tất hôm 29/5/2021. Giàn sẽ được kéo ra khu vực mỏ khí Lăng Thủy ngoài khơi đảo Hải Nam trong tháng 6 và bắt đầu khai thác trong cùng tháng; ước tính mỗi năm giàn "Biển sâu số 1" có thể khai thác 3 tỉ m3 khí tự nhiên. Đây là giàn khai thác dầu khí cơ động, nửa nổi nửa chìm, lớn nhất thế giới, có trọng lượng gần 100.000T, lớn gấp 3 lần giàn HD-981 nặng 30.000 tấn.
Việc Trung Quốc dùng 3 tàu kéo để lôi giàn "Biển sâu số 1" xuống Biển Đông khiến dư luận đặc biệt quan tâm, với nhiều ý kiến bình luận khác nhau, không chỉ về kết cấu nửa nổi nửa chìm, có khả năng cơ động trên biển của nó, mà cái chính là về tình trạng pháp lý của vùng biển nơi giàn khai thác đang hiện diện.
Trung Quốc đã hoàn thành lắp đặt giàn khoan Biển sâu số 1. Ảnh: CNOOC.
Chúng tôi xin cung cấp thông tin, đồng thời nêu một số nhận xét có liên quan đến thực trạng pháp lý của khu vực giàn "Biển sâu 01" đang hoạt động:
Vùng chồng lấn và trung tuyến được sử dụng như thế nào trong đàm phán phân định ranh giới vùng chồng lấn?
Để xác định giàn khai thác dầu khí này đang hoạt động ở vùng biển nào không thể chỉ nhìn vào một vị trí được minh họa trên sơ đồ mà nên xem xét mối liên hệ của vị trí này trong tổng thể của một khu mỏ khí có tên gọi là "Lăng Thủy". Thực chất đây là vị trí của một trong các lô dầu khí không thể tách rời của khu mỏ khí, bao gồm các lô Lăng Thủy 17-2, Lăng Thủy 25-1, Lăng Thủy 18-1 và Lăng Thủy 18-2 được Trung Quốc đã triển khai nhiều hoạt động thăm dò, nghiên cứu đánh giá trữ lượng từ trước, nhất là từ sau năm 2015.
Phạm vi khu mỏ khí Lăng Thủy nằm trong phạm vi biển ở cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam tuyên bố năm 1982 khoảng 120 hải lý; cách đường cơ sở ven bờ đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 70 hải lý; cách đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện đang do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp khoảng 84 hải lý.
Với khoảng cách địa lý như vậy thì phạm vi khu mỏ Lăng Thủy có thể hoàn toàn hay từng phần có liên quan đến phạm vi vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải do Trung Quốc và Việt Nam công bố. Trong trường hợp này, nếu sử dụng cái gọi là "trung tuyến giả định" để phân chia quyền và nghĩa vụ của hai bên trong khi đang đàm phán phân định vùng chồng lấn ở ngoài của vịnh Bắc Bộ có phải là phương án phù hợp với quy định của UNCLOS1982 không?
Theo quy định của UNCLOS 1982, vùng chồng lấn được tạo thành bởi phạm vi của Lãnh hải, vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa giữa 2 quốc gia ven biển nằm đối diện hay liền kề nhau. Các bên cần cùng nhau tiến hành đàm phán phân định ranh giới vùng chồng lấn này. Khi đang đàm phán mà chưa thống nhất được ranh giới cuối cùng thì không bên nào được tự ý đơn phương tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác hay bất cứ hành động nào để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong toàn bộ các vùng biển chồng lấn đó.
Nếu muốn có hoạt động thăm dò, khai thác hay các hoạt động kinh tế - khoa học… trong vùng chồng lấn, nhất thiết phải được thỏa thuận giữa 2 bên về một "giải pháp tạm thời có tính thực tiễn", và khi áp dụng giải pháp này, không được làm ảnh hưởng đến quá trình đàm phán phân định theo nguyên tắc công bằng mà hai bên có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, quy định việc hoạch định vùng lãnh hải chồng lấn khác với vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn.
Tại Điều 15 của UNCLOS1982 đã quy định về việc hoạch định ranh giới lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau:"Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác". Trong khi đó, viêc hoạch định vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn thì UNCLOS 1982 không có quy định nào đề cập đến đường trung tuyến theo nghĩa được coi là giới hạn tạm thời để phân biệt vùng biển của bên này hay bên kia.
Tại Điều 74 của UNCLOS1982, đã quy định về việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau:
1. Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng.
2. Nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời gian hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV.
3. Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoán quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng.
4. Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế được giải quyết theo đúng điều ước đó.
Cho đến nay, trong đàm phán phân định vùng biển chồng lấn ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc chưa thống nhất áp dụng đường trung tuyến, dù là một đường tạm thời hay một đường phân định cuối cùng. Cho nên, nếu đơn phương dùng "trung tuyến giả định" để phân biệt phạm vi biển thuộc bên này hay bên kia khi xử lý các quan hệ xẩy ra trong vùng chồng lấn, thì có thể được hiểu đó là sự áp đặt đơn phương về đường phân định mà trong đàm phán cả 2 bên chưa đưa ra hoặc đã đưa ra mà một bên chưa chấp nhận. Điều này trái với quy định của Điều 74, UNCLOS1982; sẽ gây khó khăn, bất lợi, kể cả trong khi đang đàm phán, lẫn ứng xử trên thực tế… Tuy vây, trong thực tế, nhiều người vẫn sử dụng "trung tuyến giả định" để khi đánh giá và đề xuất phương án xử lý các hoạt động có liên quan đế khu mỏ Lăng Thủy ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Vấn đề xác định phạm vi các vùng biển có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa
Vị trí giàn khai thác được kéo xuống phạm vi cách Đá Bắc khoảng 84 hải lý có nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) không, nếu tình từ đảo Đá Bắc, một điểm cơ sở của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã quy định hệ thống đường cơ sở cho quần đảo theo tiêu chuẩn "Quốc gia quần đảo"?
Câu trả lời là không thể. Bởi vì, theo quy định của UNCLOS1982 về hiệu lực của các thực thể địa lý thuộc quần đảo xa bờ, không phải là quốc gia quần đảo, khi thiết lập đường cơ sở để xác định các vùng biển của từng thực thể, nếu đáp ứng đúng tiêu chuẩn của một đảo theo Điều 121, UNCLOS1982, thì quốc gia có chủ quyền có quyền vạch đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của từng đảo đó; và nếu các đảo đó quá nhỏ bé, không thích hợp cho đời sống con người và không có đời sống kinh tế riêng thì chúng không có vùng đặc quền kinh tế và thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý tính từ đường cơ sở của chúng.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam không phải là "Quốc gia quần đảo", và xét từ nguồn gốc sơ khai, các thực thể địa lý ở đây đều rất bé nhỏ, không thích hợp cho đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư và không có đời sống kinh tế riêng, nên chúng không có hiệu lực để có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý theo cách giải thích và áp dụng sai UNCLOS1982 của Trung Quốc nhằm biện minh cho yêu sách phi lý mang tên "lưỡi bò".
Chọn vị trí này để kéo "Biển sâu 01" vào hoạt động khai thác khí đốt, một lần nữa, Trung Quốc đã giăng bẫy pháp lý hòng tìm cách giành lấy sự công nhận trên thực tế quan điểm pháp lý sai trái của mình giống như vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 mà chúng tôi đã có dịp phân tích cảnh báo khi Trung Quốc hạ đặt tại một vị trí cách đảo Tri Tôn (một đảo đá nằm về phía cực Nam của quần đảo Hoàng Sa) 18 hải lý, với tính toán cho rằng đảo đá này không chỉ có lãnh hải 12 hải lý mà còn có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa ở phía ngoài ranh giới lãnh hải 12 hải lý đó.
Tình hình Biển Đông có những diễn biến ngày càng phức tạp bởi những toan tính và hành xử của các bên có liên quan, nhất là trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay. Sự kiện giàn khai thác dầu khí "Biển sâu 01"có thể cơ động trên biển tại một khu vực rất nhạy cảm, khiến người ta không thể không quan ngại và cảnh giác về một"cuộc chiến xâm lược" mới do Trung Quốc bài binh bố trận, với việc đưa vào sử dụng một loại "vũ khí mềm" mang tên "Biển sâu số 1" hết sức nguy hiểm…
Cảnh giác, thận trọng, khách quan khi xem xét, đánh giá các hoạt động trên Biển Đông, nhất là ở những khu vực nhạy cảm, các vùng biển, đảo đang có nhận thức khác nhau hay đang có tranh chấp là điều hết sức cần thiết, không thể xem nhẹ, càng không thể dựa theo cảm tính. Đúng như phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ 11, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: "…phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua…"
Tuy nhiên, phân tích, dự báo có căn cứ khoa học, khách quan, thận trọng, không đồng nghĩa với thái độ né tránh, hời hợt, chủ quan, "dĩ hòa vi quý", chỉ để phục vụ cho động cơ chính trị không trong sáng nào đó khi mà Trung Quốc đang lợi dụng khó khăn do đại dịch gây ra cho nhân loại để triển khai cuộc "xâm lược mềm" tiến xuống Biển Đông bằng việc sử dụng các "vũ khí mềm", thông qua hoạt động dân sự, kinh tế, thăm dò, nghiên cứu khoa học, khai thác tài nguyên biển…; kết hợp với những chiến thuật ngoại giao, pháp lý, để giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh địa-chính trị, địa- kinh tế, địa- chiến lươc tại khu vực Biển Đông.
Các Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh, Luyện Văn Phương, Nguyễn Thế Công và nhiều cán bộ công chức vừa bị điểm tên vì chậm trễ thủ tục hành chính.
Phiên đấu giá khu đất 60ha một mặt giáp biển mênh mông tại TP.Vũng Tàu vừa được tổ chức thành công; giá chốt cao hơn 100 tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái đã tổ chức kỳ họp thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai (mới).
Văn Toàn, Tuấn Anh rời Thép xanh Nam Định? Harry Kane được khuyên về Ngoại hạng Anh ngay mùa hè nếu muốn phá kỷ lục; Real Madrid nín thở chờ Mbappe trước El Clasico; Arsenal gia nhập cuộc đua giành Kounde; Patrice Evra gây sốc, chuẩn bị thượng đài MMA.
Ngày 26/4, UBND tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn Sun Group tổ chức Lễ động thổ dự án quần thể du lịch tâm linh, di tích lịch sử Am Tiên.
Nguyên nhân dẫn tới việc bé trai rơi xuống bể nước tử vong tại Trường Mầm Non Cẩm Trung (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), bước đầu được xác định là do bảo vệ trường quên khóa cửa và đậy nắp bể sau khi bơm.
Các đối tượng lừa đảo liên tục đưa ra các yêu cầu, bắt ông Lê Hồng T. (Sơn La) phải chuyển tiền vào số tài khoản để điều tra. Công an Sơn La kịp thời ngăn chặn vụ việc.
Sở An toàn thực phẩm TP.HCM vừa có kết luận chính thức về vụ nghi học sinh bị ngộ độc tại Trường TH-THCS Tuệ Đức (TP.Thủ Đức) sau bữa ăn xế.
Ô tô chở rác do Trần Văn Hậu (45 tuổi, ngụ thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, Long An) điều khiển va chạm xe máy làm 4 người tử vong. Xác định đây là vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, Cục CSGT Bộ Công an đã tới Long An phối hợp điều tra.
Cơ quan điều tra đã khởi tố hai bị can trong vụ sập nhà xưởng đang sửa chữa trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, khiến 3 người tử vong.
Thời Hán Vũ Đế, hàng vạn người lâm vào cảnh “máu chảy đầu rơi” vì hoàng đế bị ám ảnh bởi cổ trùng - loại trùng độc được luyện kỳ công, tương truyền có khả năng giúp chủ nhân ăn nên làm ra, thậm chí sát hại kẻ thù.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày thứ Bảy cho biết, Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh ủng hộ các quy tắc quốc tế trong vấn đề thuế quan do Mỹ áp đặt, đồng thời phản đối chủ nghĩa bảo hộ.
Đoàn Đại biểu Việt Nam do Tiến sĩ Phạm Quang Long dẫn đầu sẽ sang tham dự Giải đấu võ thuật quốc tế kỷ niệm 40 năm thành lập Vovinam – Việt Võ đạo Senegal, đồng thời biểu diễn Lân Sư Rồng để quảng bá và phát triển bộ môn này tại Senegal.
Công an tỉnh Bình Dương đã phát thông báo tìm người mua đất của Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Bất Động sản Phạm Huynh.
Thường trực Tỉnh uỷ Bình Định và Gia Lai dành hơn 1 giờ đồng hồ để thảo luận, cho ý kiến xung quanh nguyên tắc sắp xếp tổ chức bộ máy và phân công cán bộ, trước khi xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh uỷ 2 tỉnh.
Một nam thanh niên tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình vừa bị lực lượng chức năng xử phạt 5.000.000 đồng vì hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng xã hội Facebook liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Sáng 26/4, "cô gái thép" điền kinh Việt Nam Nguyễn Thị Oanh đã tới lan toả tinh thần nhân ái tại Bữa Cơm Yêu Thương số 98: "Được lắng nghe câu chuyện của các hoàn cảnh thiếu may mắn, tôi thấy những khó khăn mà mình đã trải qua vô cùng nhỏ bé!"
Nguyễn Ngọc Phương, ông chủ Vàng Phú Cường bị xác định chỉ đạo cấp dưới chuyển tiền trái phép qua biên giới giữa Việt Nam và Hồng Kông với tổng số tiền 426 triệu USD, tương đương gần 9.500 tỷ đồng.
TAND Tối cao đề xuất không tổ chức TAND cấp cao và cấp huyện, lập các tòa khu vực để tổ chức hệ thống tòa án thành 3 cấp: tòa tối cao, tỉnh thành và tòa khu vực.
Công an phường Tân Lập (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã làm việc với người đàn ông dùng búa đập phá nhiều biển báo giao thông tại thành phố.
Trung tướng Bùi Quốc Oai được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại chức Chính ủy Cảnh sát Biển. Cục trưởng của Bộ Tài chính được bổ nhiệm Trợ lý Phó Thủ tướng.
Tuyến Metro số 1 tăng chuyến, kéo dài thời gian phục vụ người dân trong dịp lễ 30/4.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hứa sẽ điều tra vụ ám sát một vị tướng cấp cao của Nga bên ngoài Moscow vào thứ Sáu, và nói với các phóng viên rằng "Đó là một vụ việc lớn".
Bước ra từ bom đạn chiến tranh, đối với người cựu chiến binh, hòa bình ngày hôm nay - dịp 50 thống nhất đất nước - chưa bao giờ đẹp đến thế.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 26/4: Eximbank vẫn duy trì chính sách chênh lệch lãi suất 0,1% giữa tiền gửi ngày thường và cuối tuần.
Hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk không chỉ “cộng gộp” địa lý, mà tạo ra một vùng kinh tế liên hoàn có đầy đủ mọi yếu tố để phát triển bền vững, tạo tương lai sáng tươi.
Một đám cưới gây tranh cãi tại Trung Quốc, với một chú rể cưới hai cô dâu cùng lúc, đã bị hủy bỏ sau khi vấp phải sự phản đối dữ dội từ dư luận và sự can thiệp của cảnh sát.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc biệt, đa dạng nội dung, hình thức.
Hạn đăng kiểm vụ xe khách lật ngang nằm ở mép đường đèo Tam Đảo, Vĩnh Phúc khiến 3 người chết, 8 người bị thương có thời hạn kiểm định đến 19/08/2025.
Dữ liệu cho thấy, tổng dư nợ khối khách hàng của BIDV bị ảnh hưởng bởi tác động thuế quan thống kê được khoảng 300.000 tỷ đồng, chiếm 15% dư nợ của BIDV. Lãnh đạo BIDV đánh giá tác động thuế quan của Mỹ khiến lợi nhuận các ngân hàng chắc chắn sẽ có suy giảm cho dù có thành công trong việc đàm phán thuế quan.
Buýt sông 2 tầng phục vụ ngắm pháo hoa tối 26/4 tại TP.HCM đã kín chỗ. Các nhà hàng, khách sạn trên đường Tôn Đức Thắng nhìn sang bến Bạch Đằng với view ôm trọn màn pháo hoa cũng đã nhiều khách đặt sớm.