Liên tục hứng thất bại thảm khốc ở Pokrovsk, Nga buộc phải đưa ra quyết định đau đớn
Ukraine cho biết, tổn thất nặng nề đã buộc quân đội Nga phải quyết định rút lui khỏi mặt trận Pokrovsk, theo New Voice of Ukraine.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sau khi Lý Phật Tử quy hàng nhà Tùy ở Trung Quốc, chịu ách Bắc thuộc lần thứ 3, đất Giao Châu tiếp tục bị nhà Đường cai trị, đổi tên thành An Nam. Do chính sách cai trị hà khắc nên ở An Nam liên tục loạn lạc do chiến tranh. Có nhiều cuộc nổi dậy chống lại ách cai trị của nhà Đường (618-907), trong đó có cuộc nổi dậy của Mai Hắc Đế.
Mai Hắc Đế (?-722), tên thật là Mai Thúc Loan hay Mai Huyền Thành, Vua Mai, được biết đến là anh hùng dân tộc, người lãnh đạo nông dân khởi nghĩa vào đầu thế kỷ 8. Ông quê gốc ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, sau chuyển ra Nghệ An sinh sống.
Theo một số tư liệu ghi chép lại, Mai Thúc Loan sinh vào cuối thế kỷ 7. Năm 10 tuổi ông đã mồ côi mẹ, ít lâu sau bố cũng mất. Ông được bạn của bố là Đinh Thế đem về nuôi, sau gả con gái cho. Sinh thời, Mai Thúc Loan rất khỏe mạnh, giỏi võ, học cũng giỏi, lại có chí lớn. Ông còn mở lò võ, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn.
Tên tuổi Mai Thúc Loan gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hoan Châu nổ ra vào năm 713 tại rú Đụn, còn gọi Hùng Sơn (tỉnh Nghệ An). Tương truyền lúc đó ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho nhà Đường nên đã kêu gọi các phu gánh nổi dậy chống lại nhà Đường. Tuy nhiên, thông tin này gây nhiều tranh cãi, có ý kiến cho rằng Mai Thúc Loan không làm phu gánh vải bao giờ.
Đến nay các nhà nghiên cứu thống nhất do sưu cao, thuế nặng nên Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại nhà Đường. Ngay lập tức, lời kêu gọi của ông đã được toàn thể đoàn phu nhất tề hưởng ứng. Dân khắp cõi cũng nồng nhiệt ủng hộ lực lượng nghĩa sĩ do Mai Thúc Loan vừa mới thành lập và lãnh đạo. Quan quân đô hộ nhà Đường phải thực sự đối đầu với một cuộc đấu tranh vũ trang rất mạnh mẽ.
Mai Thúc Loan gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hoan Châu.
Địa bàn hoạt động đầu tiên cũng là địa bàn hoạt động chủ yếu và lâu dài nhất của nghĩa quân Mai Thúc Loan chính là vùng Châu Hoan, Châu Diễn và Châu Ái.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau ngày dựng cờ xướng nghĩa, theo ghi chép của các thư tịch cổ Trung Quốc thì Mai Thúc Loan đã nhanh chóng liên kết và tập hợp được dân chúng của 32 châu (Theo chúng tôi, con số 32 châu ở đây rất đáng ngờ, có lẽ là do bọn quan quân nhà Đường đi đàn áp Mai Thúc Loan vì muốn được định công to và được ban thưởng lớn nên đã nói phao lên như thế).
Hơn thế nữa, cũng theo ghi chép của các thư tịch cổ Trung Quốc thì Mai Thúc Loan còn nhận được sự hưởng ứng mãnh liệt của nhân dân một số nước chung quanh. Sử cũ chép rằng, Mai Thúc Loan đã “liên kết với dân các nước Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lân, giữ vững Nam Hải, quân số lên đến 40 vạn người”.
Nhiều ý kiến nhận định Mai Thúc Loan chính là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có chủ trương và thực hiện thành công việc liên minh với các nước láng giềng trong cuộc chiến chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Điều này đã được các triều đại sau này kế thừa, học tập như trường hợp liên minh Đại Việt - Champa thời Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, hay liên minh giữa nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo với quân của nước Ai Lao (thuộc lãnh thổ Lào ngày nay).
Tháng 4/713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi là Mai Hắc Đế, tức “vua đen” vì ông có nước da đen. Sau đó Mai Thúc Loan tiến binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Sử chép, nhờ có lực lượng khá đông đảo lại còn được nhân dân các địa phương đồng lòng ủng hộ, nghĩa quân Mai Thúc Loan tiến đến đâu là chính quyền của giặc tan rã tới đó.
Khu di tích lịch sử Vua Mai Hắc Đế ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Viên quan đứng đầu cơ quan đô hộ của nhà Đường ở An Nam Đô hộ phủ lúc bấy giờ là Quang Sở Khách vì khiếp đảm trước những cuộc tấn công ồ ạt của nghĩa quân nên đã nhanh chân tháo chạy về nước.
Tuy nhiên, thay vì đóng đô ở thành Tống Bình thì Mai Hắc Đế lại quay về quê nhà và đóng đô tại thành Vạn An (thành này nay thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Thành Vạn An nằm giữa khu căn cứ Sa Nam.
Khu căn cứ này từng được một số nhà nghiên cứu khảo sát và mô tả khá chi tiết như sau: “Đấy là vùng núi rừng rậm rạp nằm cạnh sông Lam ở khúc hiểm sâu. Ông lấy Vệ Sơn làm trung tâm, đóng đại bản doanh của nghĩa quân.
Dọc bờ sông Lam, nghĩa quân đắp một chiến lũy dài hơn nghìn mét. Thành Vạn An có núi Đụn (Hùng Sơn) làm chỗ dựa; phía trong núi là dải thung lũng rộng vài chục mẫu, dùng làm nơi trữ lương thực, vũ khí; phía ngoài núi, có nhiều đồn trại đóng ở cạnh sườn; chung quanh núi, sông Lam vây bọc như con hào tự nhiên.
Bao quanh trung tâm (Vệ Sơn), nghĩa quân xây dựng một hệ thống đồn trại nương tựa lẫn nhau: Biều Sơn (hình quả bầu) bảo vệ cánh tả, Liêu Sơn bảo vệ mặt trước, Ngọc Đái Sơn (hình đai ngọc) cạnh thành Vạn An, là đồn tổng chỉ huy, thống lĩnh cả hai đạo quân thuỷ bộ”.
Đến mùa thu năm 722, Vua Đường huy động 10 vạn quân ồ ạt chia thành nhiều đường đánh ập vào thành Vạn. Sau nhiều trận đánh khốc liệt từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan vỡ. Mai Hắc Đế phải rút vào rừng sâu, sau đó ốm bệnh rồi mất.
Bộ chính sử đầu tiên của nước ta có đề cập tới nhân vật Mai Thúc Loan là Đại Việt sử ký toàn thư nhưng tất cả cũng chỉ vỏn vẹn chừng độ ba bốn chục chữ và tất nhiên là số lượng những thông tin quan trọng hầu như không có gì đáng kể.
Mấy thế kỷ sau, các sử gia trong Quốc Sử Quán Triều Nguyễn với việc biên soạn bộ “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” đã sưu tầm thêm tư liệu và ghi chép về nhân vật Mai Thúc Loan tương đối dài hơn, song mức độ cũng chỉ rất giản lược.
Ở Trung Quốc, từ góc độ chủ yếu là ghi nhận hoạt động của đội ngũ quan lại trực tiếp nắm quyền đô hộ tại nước ta, một vài tác phẩm sử học cũng có viết về Mai Thúc Loan. Tất nhiên là bức chân dung Mai Thúc Loan trong sử sách của Trung Quốc luôn luôn bị bóp méo, hành trạng của Mai Thúc Loan trở nên xa lạ với chính ông và bối cảnh lịch sử của thời đại ông.
Chung quy lại, thông tin về Mai Thúc Loan trong kho thư tịch cổ là rất rời rạc và nghèo nàn. Mặc dù vậy, nếu cẩn trọng tổng kết những ghi chép tản mạn trong các bộ sử cũ của ta và của Trung Quốc, đồng thời, cố gắng đối chiếu thật tỉ mỉ với nội dung các thần tích và lời kể của truyền thuyết dân gian (nhất là thần tích và truyền thuyết dân gian ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh), chúng ta cũng có thể bước đầu phác hoạ được vài nét về lý lịch cuộc đời và sự nghiệp của Mai Thúc Loan.
Năm 2008, tại ĐH Vinh (Nghệ An) diễn ra Hội thảo quốc gia “Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hoan Châu”. Nhiều ý kiến cho rằng Mai Thúc Loan từ khi lên ngôi giải phóng đất nước và giữ vững nền độc lập dân tộc trong 10 năm (713-722), chứ không phải cuộc khởi nghĩa của ông bùng nổ và bị dập tắt trong cùng một năm 722 như nhiều tài liệu phổ biến.
Cũng liên quan đến đế hiệu Mai Hắc Đế, một số ý kiến cho rằng tên gọi này không phả dựa vào màu da của Mai Thúc Loan. Vì thế, Mai Hắc Đế không phải là ông vua Đen họ Mai. Thứ nhất, khi triều đình suy tôn một vị vua thì phải chọn những danh hiệu đẹp (mỹ tự), không bao giờ lại lấy những nhược điểm về hình thức bề ngoài của ông vua mà đặt đế hiệu.
Thứ hai, tên gọi Mai Hắc Đế là đặt theo quan niệm âm dương về ngũ hành bởi Mai Hắc Đế mang mệnh thủy, tức là nước, mà nước được tượng trưng bằng màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu Hắc Đế để hợp với mệnh của mình (theo Việt điện u linh). Như vậy, hắc là tượng trưng cho mệnh thủy của ông chứ chẳng liên quan đến màu da cả.
Đời sau nhờ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ ông trên núi Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn. Ngày nay tại địa phận xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) có khu di tích tưởng niệm ông...
(Còn nữa)
Dù nằm cách xa kinh thành nhất, lăng Gia Long-Thiên Thọ Lăng lại là lăng đặc biệt hơn tất cả các lăng tẩm vua chúa khác ở Huế.
Ukraine cho biết, tổn thất nặng nề đã buộc quân đội Nga phải quyết định rút lui khỏi mặt trận Pokrovsk, theo New Voice of Ukraine.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện 2 xã Cao Sơn và Long Sơn, huyện Anh Sơn (tỉnh Nghệ An). Hiện có 7 hộ dân nuôi lợn ghi nhận dịch tả lợn châu Phi. Huyện Anh Sơn ví như 'thủ phủ' nuôi lợn của Nghệ An, nơi có tổng đàn lợn hơn 65.000 con, địa phương này lo dịch sẽ diễn biến phức tạp.
Trong 2 ngày cuối tuần qua (ngày 19 và 20/4), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã đóng điện, đưa vào vận hành 6 công trình/hạng mục công trình lưới điện 110kV trên địa bàn các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Sóc Trăng, Cà Mau, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Hơn 323.000 cử tri tại Lâm Đồng đã được cơ quan chức năng lấy ý kiến về việc sáp nhập Lâm Đồng - Bình Thuận - Đắk Nông để thành lập tỉnh mới lấy tên là Lâm Đồng.
Chủ tịch Đà Nẵng cho biết đang tổng hợp ý kiến của người dân về đề xuất đặt tên các phường, xã mới sau khi sáp nhập.
Sau khi bị mất Đà Nẵng (ngày 29/3/1975), tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ trực tiếp vạch kế hoạch và đôn đốc ngụy quân Sài Gòn tổ chức một tuyến phòng thủ mới, kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh, trong đó, Xuân Lộc là điểm trọng yếu. Dù được bảo vệ bằng lực lượng hùng hậu, nhưng cuối cùng, “cánh cửa thép” Xuân Lộc đã bị quân ta đập tan, mở ra thế trận mới trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Mới đây, HĐND TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã ra Nghị quyết về việc thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường.
Sau khi có phương án sắp xếp các đơn vị hành chính tại thành phố Hà Nội, một số trụ sở UBND quận, huyện có thể sẽ bố trí làm trụ sở của các phường, xã mới để tránh lãng phí tài sản công.
Trong quý đầu năm, thị trường chứng khoán tăng 3,16% so với cuối năm 2024. Tuy nhiên, dữ liệu thống kê lợi nhuận trước thuế 22 công ty chứng khoán trong quý I/2025 của PV Dân Việt cho thấy, có 9 doanh nghiệp tăng trưởng và 13 doanh nghiệp giảm lãi.
Đức Giáo hoàng Francis, vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo La Mã, nổi tiếng với sự khiêm nhường và lòng nhân ái.
Trung vệ Việt kiều 18 tuổi cao 1m92 của CLB TP.HCM... ‘mất tích'; HLV Ancelotti hé lộ đấu pháp ở chung kết cúp Nhà vua; Liverpool sẵn sàng chi đậm ‘giải cứu’ Greenwood; M.U lập kỉ lục thua sân nhà ở Premier League; Thủ môn huyền thoại Hugo Gatti qua đời.
Quân đội Trung Quốc, Campuchia và Lào tham gia diễu binh trong ngày 30/4. Đại tướng Phan Văn Giang chỉ đạo công tác an ninh, an toàn phải được đặt lên hàng đầu.
3 phường được dự kiến mang tên của tỉnh khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Kon Tum, nằm ở trung tâm TP.Kon Tum, gồm phường Kon Tum 1, phường Kon Tum 2 và phường Kon Tum 3.
Lý Mỹ Hằng, Giám đốc Công ty Xương Minh bị cáo buộc có hành vi mua bán trái phép hóa đơn trong vụ án của Tập đoàn Tuấn Ân nhưng đang bỏ trốn nên cảnh sát truy nã, ai cũng có quyền bắt.
Tại họp báo thường kỳ Quý I của Bộ VHTTDL, Cục Phó Cục Phát thanh Truyền hình cho biết, mức phạt dự kiến đối với BTV Quang Minh là 37,5 triệu đồng, MC Vân Hugo là 70 triệu đồng vì quảng cáo sai sự thật.
Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc thành một tỉnh, Phú Thọ mới sẽ có hơn 28.400 cán bộ, công chức, viên chức; trụ sở làm việc đặt tại TP.Việt Trì như hiện nay.
Nhiều thông tin cho biết TP.HCM kín phòng khách sạn dịp lễ 30/4. Theo Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, tình hình này chỉ diễn ra ở khu vực trung tâm, Thành phố vẫn còn nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú các quận 3, 5, Bình Thạnh… để phục vụ du khách.
Chiều ngày 21/4, nhiều cửa hàng đang kinh doanh ở tòa nhà Hàm cá mập chính thức dừng hoạt động, bắt đầu dọn dẹp để bàn giao mặt bằng nhằm chuẩn bị cho việc phá dỡ, mở rộng hồ Gươm về phía Đông.
Huỳnh Bá Phúc (quê TP.Cần Thơ) cùng 2 người khác bị khởi tố với cáo buộc không đảm bảo minh bạch trong đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng.
Cổ phiếu bất động sản NVL bất ngờ “nhuộm tím” với thanh khoản đột biến, trùng thời điểm Novaland trình kế hoạch phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP, khiến nhà đầu tư đặt nhiều nghi vấn. Trong khi đó, mã VIC giảm kịch sàn phiên thứ 2.
Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Lâm Đồng mới (sáp nhập từ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông) sẽ có 124 xã, phường
Phát biểu với các nhà báo ngày 21/4, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận lệnh ngừng bắn lễ Phục sinh kết thúc. Cả Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau đã vi phạm lệnh ngừng bắn hàng nghìn lần trong chưa đầy 30 tiếng.
Hội thảo “Ứng dụng tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị ung thư sớm đại trực tràng” là hội thảo khoa học nội soi lớn nhất phía Bắc được tổ chức lần đầu tiên ở bệnh viện tư nhân - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ).
Ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá, những nội dung phản ánh thái độ phục vụ không đúng mực, sách nhiễu, tiêu cực của một số nhân viên đăng kiểm có thể đã gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động đăng kiểm.
Ngày 21/4, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức Lễ động thổ khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại số 2 An Đà, Hải Phòng – địa điểm mang dấu ấn đặc biệt trong lịch sử hình thành phát triển của doanh nghiệp.
TP.HCM rà soát, làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong việc cấp phép tạm các vị trí để xe tại các công viên cây xanh trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn tài sản của người dân đến vui chơi, giải trí, luyện tập thể dục thể thao.
Tại Quảng Nam sẽ có nhiều tên đất, tên làng, dòng sông hay di sản văn hóa nổi tiếng được đặt tên cho các xã mới, phường mới, và tại thành phố Hội An sẽ có 3 phường sáp nhập với tên gọi mới là, phường Hội An; phường Thanh Châu; phường Thanh Hà và xã Tân Hiệp giữ nguyên.
Xe tải chở vật liệu xây dựng rơi vãi đất, đá hộc trên tuyến đường ở xã Liên Sơn (thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) khiến người dân bất an.
TP.Hà Nội dự kiến cơ quan UBND cấp cơ sở sẽ có 1 Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch và có 4 phòng chuyên môn; về biên chế không quá 40 cán bộ, công chức.
Không còn là vùng đất cội nguồn lặng lẽ, Phú Thọ sau hợp nhất được dự đoán đã hóa mình thành một “siêu tỉnh” du lịch – nơi hội tụ núi rừng, hồ nước, mây trời và chiều sâu văn hóa.