Thức đêm xem phim, tôi bật khóc nhận ra mình đã làm con trai đau khổ 20 năm: Thương con nhưng lại kìm hãm "sự thật" của con
Tôi luôn mong muốn sẽ đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng tôi lại hành động đi ngược với điều đó.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đây là lễ hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân làng Phong Lệ nói riêng, xã Hòa Châu và các vùng phụ cận nói chung.
Đình Thần nông có cấu trúc đặc biệt trên mái có nhiều "sừng trâu". Ảnh: Tâm Nguyễn
Chiều ngày 7/5, tại sân Đình Thần nông, Ban tổ chức đã khai mạc Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ (nay là thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) diễn ra trong 2 ngày, ngày 7 và ngày 8/5/2024 (nhằm ngày 29/3, Mùng 1/4 năm Giáp Thìn) và đã được rất nhiều vị lãnh đạo, các cấp, các ngành, các Trung tâm… từ thành phố, huyện, xã và đông đảo người dân địa phương về tham dự.
Ban Tổ chức đánh trống khai mạc Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ. Ảnh: Tâm Nguyễn
Theo các bậc cao niên, làng Phong Lệ xưa có tên gốc là xứ Đà Ly, sau chia làm hai làng là Phong Bắc nay thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận (Cẩm Lệ - TP. Đà Nẵng), và Phong Nam thuộc xã Hòa Châu (Hòa Vang – TP. Đà Nẵng). Dù chia tách địa lý hành chính như vậy, song đến ngày Lễ hội Mục Đồng, người dân ở hai địa phương nói trên cùng về tham dự.
Một góc buổi lễ khai mạc. Ảnh: Tâm Nguyễn
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết làng cổ Phong Nam chính là một phần của làng Phong Lệ xưa, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 12 km về phía Tây Nam. Trải qua tuổi đời hơn 100 năm, nơi đây là một trong những miền quê hiếm hoi của Đà Nẵng giữ được những nét cổ kính đặc trưng của nông thôn Việt Nam xưa: những ngôi nhà mang mái ngói âm dương rêu phong cổ kính; những bờ tre, mái đình, miếu mạo, cây rơm, gốc rạ, "giếng nước gốc đa"... Đặc biệt, những ngôi nhà ở đây có tuổi đời từ hàng trăm năm tuổi. Trong làng có nhà thờ tiền hiền của làng và nhiều nhà thờ các tộc họ từ lâu đời. Đây cũng là nơi "chôn nhau cắt rốn" của danh nhân Ông Ích Khiêm và cũng "đại diện" cho nét đẹp làng quê Việt Nam với "ngàn năm cư dân lúa nước".
Cụ Ngô Văn Công (áo đỏ) dẫn đầu đoàn rước kiệu trên con đường làng. Ảnh: Tâm Nguyễn
Lễ hội Mục đồng diễn ra tại 3 khu vực là: Đình Thần nông (nơi cử hành lễ chính); Cồn Thần và không gian làng Phong lệ. Lễ hội mục đồng là lễ hội tôn vinh trẻ mục đồng duy nhất chỉ có ở làng Phong Lệ. Đây là sự kiện văn hóa quy mô của huyện Hòa Vang nhằm tái hiện lại không gian văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương Hòa Vang, thu hút du khách, nhân dân tham gia, trải nghiệm, có những cảm nhận, được hòa mình vào không gian, các hoạt động diễn ra tại lễ hội.
Đi sau kiệu là các trẻ mục đồng. Ảnh: Tâm Nguyễn
Theo quan sát của chúng tôi, Đình Thần Nông với cấu trúc hình chữ Đinh có 3 bộ phận gắn liền nhau từ ngoài vào trong, có tiền đường hậu tẩm hình thành 5 gian, gian chính giữa thờ Thần Nông - vị tổ sư của ngành nông nghiệp giúp cho dân làng cầu khẩn được mưa thuận gió hòa. Gian tả thờ các bậc tiền bối hữu công khai khẩn, khai canh, khai cư. Gian hữu thờ các bậc tiền nhân mục đồng từng có công lao và làm rạng rỡ cho tầng lớp thấp bé. Vì thế cho nên đình Phong Lệ được mang tên là đình Thần nông. Cũng như các đình làng khác nhưng duy chỉ có làng Phong Lệ mới có "đình Mục Đồng".
Các bậc cao niên cũng kể rằng, ngày xưa các quan chức hoặc con em trong làng thi cử đỗ đạt trước hết phải rước vào đình trình làng làm lễ tôn vinh khuyến học, khuyến tài để giúp ích nước nhà. Với bề dày lịch sử của ngôi đình cổ kính, vào tháng 6/2007 được UBND thành phố Đà Nẵng quyết định công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố.
Các phụ nữ nông thôn duyên dáng, vui vẽ trong ngày lễ hội Mục đồng. Ảnh: Tâm Nguyễn
Cụ Ngô Văn Công (74 tuổi) Phó làng kể rằng, theo truyền thuyết, làng Phong Lệ xưa có một cồn cỏ và tranh giữa đồng. Ngày kia, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng bị dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó giữ lại. Dân làng cho là có thần linh "cư ngụ" nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó, cồn có tên là Cồn Thần. Sau đó, một thời gian, có đàn trâu trong làng chạy lạc lên cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm, nhưng người và trâu không xảy ra chuyện gì. Từ đó có tiếng đồn lan ra là cồn Thần chỉ dành cho các trẻ chăn trâu (mục đồng) đến gần mà thôi. Xóm cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Truyền thuyết nói trên, về sau qua nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, gọi là "lễ rước Mục Đồng".
Theo cụ Ngô Tấn Hiền( 74 tuổi) Trưởng làng Phong Nam cho hay, lễ hội Mục đồng gắn với Đình Thần Nông, làng Phong Lệ - được hình thành vào cuối đời vua Tự Đức (1848 - 1883). Lễ hội Mục đồng ban đầu được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, nghĩa là 3 năm 1 lần, sau giãn dần ra 6 năm, rồi cuối cùng là 12 năm. Lần cuối cùng lễ hội dành cho trẻ chăn trâu này được tổ chức là vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936). Sau mấy mươi năm gián đoạn, Lễ hội Mục đồng được phục dựng và tổ chức 4 lần vào các năm 2007, 2010, 2014 và năm nay - 2024.
Trẻ mục đồng với đuốc và lồng đèn. Ảnh: Tâm Nguyễn
Các nghi thức trong lễ hội gồm có 3 phần lễ, 1 phần hội đó là rước Thần Nông từ Cồn Thần về đình Thần Nông; tiếp theo là lễ an vị thần, các chư phái tộc thay nhau vào Đình dâng hương, đảnh lễ thần. Sau cùng là lễ rước Thần Nông dạo đồng Phong Lệ được tiến hành suốt cả một ngày, nhưng đông vui hơn cả là vào ban đêm. Đặc biệt, phần hội không thể thiếu hát mục đồng. Mục đích của đêm hát là nhằm tạ ơn Thần Nông, các vị thần linh đã giáng hạ về làng, phò trì cho nhân dân được khỏe mạnh, no ấm, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi... Đồng thời, tạo cơ hội cho nhân dân trong làng được thưởng thức một đêm hát tuồng, hát mục đồng để giải trí sau khoảng thời gian vất vả với công việc đồng áng.
Lễ hội truyền thống rước Mục đồng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân làng Phong Lệ. Lễ hội là sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Bản sắc văn hóa trong lễ hội rước Mục đồng đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân làng Phong Lệ. Ngày trước, lễ hội rước Mục Đồng tổ chức rất lớn, 3 ngày 3 đêm, có giết trâu, có hát mục đồng, không khí trong làng nhộn nhịp, đông vui.
Trẻ mục đồng với các trò chơi. Ảnh: Tâm Nguyễn
Dù về sau lễ hội không còn được tổ chức thường xuyên như trước, nhưng đình Thần Nông luôn được nhân dân làng Phong Lệ tổ chức lễ bái, thờ cúng, xứng đáng là nơi tôn nghiêm, là di tích đặc biệt của làng. Ngày Rằm, Mùng một hàng tháng đều cử người dọn dẹp, hương khói chu đáo. Vào mùng 1/4 (Âm lịch) hằng năm tổ chức lễ cúng đình và cúng Cồn Thần.
Trước đây, lễ vật cúng Đình là do nhân dân đóng góp. Trẻ chăn trâu là nhân vật chủ chốt của lễ cúng Đình và Cồn Thần. Từ việc thu gom vật phẩm trong làng, đến nấu nướng, mua sắm dọn lễ... đều do trẻ chăn trâu trong làng đảm trách. Các chức sắc cao niên trong làng chỉ đạo văn tế lễ. Sau lễ cúng tổ chức dọn tiệc ngay tại đình. Toàn bộ trẻ chăn trâu và các vị chức sắc cao niên trong làng ngồi dự bình đẳng với nhau, không phân biệt chủ tớ, sang hèn.
Cụ Ngô Văn Công cũng kể rằng, ngày xưa, từ cuối tháng Ba (Âm lịch), khi vụ mùa đã thu hoạch xong cũng là lúc các công việc chuẩn bị cho lễ hội được bắt đầu. Không khí trong làng rộn ràng, tất bật để chuẩn bị lễ hội. Ngoài cờ nhỏ của mục đồng, còn có gần 20 cây "đại kỳ" của các chư phái tộc. "Đại kỳ" với cán lớn bằng tre dài 5 mét, có khoan lỗ đút cây ngang qua để treo các con giống. Nào là tứ linh (lân, long, quy, phụng), tứ nghệ (sĩ, nông, công, thương). Nhưng nhiều nhất vẫn là các dụng cụ sản xuất nông nghiệp như cày, bừa, cuốc, gàu giai, gàu sòng, dừng, nia... Để được chiếm giải trong lễ hội, các tộc họ có điều kiện "sáng tác" các hình tượng bằng gỗ rất công phu, mỹ thuật. Mang trên mình nhiều thứ "nông cụ" như vậy nên cây cờ lớn thường rất nặng, phải chọn 3 lực điền khỏe mạnh với đầy đủ nai nịt ngang lưng mới đủ sức mang cờ.
Lễ cúng rước Thần Nông tại Cồn Thần. Ảnh: Tâm Nguyễn
Nhân buổi lễ khai mạc này, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển văn hóa Hùng Vương Việt Nam kiêm Giám đốc chi nhánh QN-ĐN là Đại tá - nhà báo, nhà thơ, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Anh Dũng đã trao "Quyết định Vinh danh" cho Ban Quản lý di tích Đình Thần nông (thuộc làng Phong Lệ, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) với những thành tích: Phụng cúng, tu bổ, phát huy di tích Đình Thần nông…
Chiều ngày 7/5, các bô lão, dân làng, các mục đồng trong làng cùng cờ, ban nhạc cổ tổ chức rước "Thần nông" từ Cồn Thần bằng kiệu hoa uy nghi về đình làng Phong Lệ an vị, tế vọng Thần. Vừa đi vừa hô những câu hát cổ xưa. Đến Cồn Thần, đám rước dừng lại. Kiệu Thần được đặt gần vào nơi di tích có tảng đá lớn gắn trên "nấm mộ" xây bằng xi măng. Các bậc cao niên, tư lễ tiến hành làm lễ cúng triệu thỉnh Thần Nông, khấn vái và xin keo âm dương để cung thỉnh rước Thần. Sau lễ cúng, cụ xin keo được, cụ ra hiệu cho người đánh kiểng cổ nổi lệnh báo tin: "Thần Nông đã giáng hạ". Lúc này, tất cả lại chỉnh đốn trang phục, hàng ngũ chuẩn bị rước Thần Nông về đình làng. Trong âm vang của tiếng trống chiêng, tiếng nhạc cổ, dưới ánh sáng bập bùng của các ngọn đuốc, đèn lồng héo hắt bên ngôi đình cổ kính khiến không gian nơi đây càng thêm phần huyền bí.
Lễ cúng rước Thần nông tại cồn Thần. Ảnh: Tâm Nguyễn
Sáng ngày 8/5, trời vừa hửng sáng đã vang lên tiếng trống giục giã dân làng về dự lễ. Tất cả tề tựu trong sân Đình Thần Nông, còn được gọi là Đình Mục Đồng. Trùm Mục (người cai quản các mục đồng) lễ phục tươm tất trịnh trọng tiến vào hậu tẩm khấn vái rồi cung thỉnh bài vị Thần nông đặt vào kiệu do 4 mục đồng khiêng. Xong đâu đó, đám rước lên đường với chiêng trống, kiểng cổ vang động`khắp làng, sau cùng là đoàn mục đồng vai mang giỏ bịt mõm trâu, dây thẹo buộc trâu diễu hành quanh đồng ruộng trong làng trong âm vang của nền nhạc cổ bát âm. Vừa đi, thi thoảng người phụ trách dùng loa xướng lên:
- Chúng mục đồng làng Phong Lệ ta!
- Dạ! (mục đồng đáp lại).
- Rước Thần Nông về làng Phong Lệ ta!
- Giá hạ! Giá hạ! (mục đồng đáp lại 3 lần).
- Cầu cho tốt lúa tốt gieo. Vũ thuận phong điều, hò reo một tiếng!
- Giá hạ! Giá hạ (mục đồng đáp lại 3 lần).
Trên đường về đình, chúng tôi có thấy đám mục đồng đang đi qua đám ruộng với bầy trâu và khi đi qua một đám cỏ bên đường, đoàn rước còn dừng chân để cổ vũ cho các trò chơi dân gian như kéo co, rồng rắn, nhảy dây… của các mục đồng.
Mục đồng và trâu trong lễ Rước Thần nông. Ảnh: Tâm Nguyễn
Sau đó, đoàn rước tiếp tục khiêng kiệu về đình làng cúng tế chính thức. Bài vị Thần Nông được đặt lên bàn thờ nơi hậu tẩm chính Đình. Lễ phẩm như hoa, xôi, gà, trái cây… lần lượt được bày trên bệ thờ khắp ba gian đình. Mục đồng nghiêm chỉnh đứng trước đình làm lễ. Các chức sắc trong làng nghiêm trang đứng thành hai hàng chứng minh buổi lễ cúng tế. Sau khi tế lễ xong, các mục đồng là những người được mời vào ăn cổ cùng với chư vị chức sắc trong làng, lúc này không phân biệt thứ hạng. Tối cùng ngày, tại sân Nhà thờ Tiền Hiền làng Phong Lệ có tổ chức hát mục đồng và hát tuồng phục vụ dân làng.
UBND huyện Hòa Vang đã tổ chức phục dựng Lễ hội mục đồng làng Phong Lệ vào năm 2024 nhằm thực hiện một loạt mục tiêu quan trọng. Trước hết, lễ hội này là một phần của kế hoạch triển khai thí điểm xây dựng thôn Phong Nam, thuộc xã Hòa Châu, với mục tiêu biến nơi đây thành một làng kiểu mẫu với đặc điểm văn hóa riêng.
Ngoài ra, thông qua việc tổ chức Lễ hội mục đồng, UBND Hòa Vang cũng muốn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc biệt của địa phương, cũng như của cộng đồng dân cư và tộc họ. Qua việc kỷ niệm và tôn vinh những giá trị này, cộng đồng có cơ hội chung tay xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, giàu tính nhân văn.
Khiêng kiệu rước Thần nông về đình Thần Nông. Ảnh: Tâm Nguyễn
Tầm quan trọng của việc này không chỉ là tạo ra một không gian sống và làm việc tích cực cho người dân, mà còn là việc xác định và thể hiện nét văn hóa đặc trưng của con người Hòa Vang. Đây là một bước quan trọng trong việc phát triển và bảo tồn di sản văn hóa của địa phương, cũng như trong việc góp phần vào sự thịnh vượng và đồng thuận của cộng đồng.
Theo thông tin của ngành chức năng, sắp tới đây, huyện Hòa Vang sẽ triển khai đề án về xây dựng Làng văn hóa đặc trưng Phong Nam, đầu tư xây dựng nhà trưng bày nông cụ làng Phong Lệ. Đây là cơ sở, động lực mạnh mẽ để địa phương thúc đẩy trách nhiệm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo động lực và nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Lê Đức Hùng, Chủ tịch UBND xã Hòa Châu cho hay, việc phục dựng thành công Lễ hội Mục đồng năm 2024 này là dịp để tôn vinh nét đẹp văn hóa, giữ gìn các giá trị của cộng đồng dân cư ngày thêm phát triển.
Tôi luôn mong muốn sẽ đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng tôi lại hành động đi ngược với điều đó.
Những người sinh vào 4 ngày Âm lịch này dường như được định sẵn là sẽ giàu có. Khi họ già đi, của cải của họ sẽ tích tụ như nước nhỏ giọt và biến thành vàng.
Chính phủ Ukraine ngày 24/4 cho biết nước này đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ nhằm tái cơ cấu khoản nợ khoảng 2,6 tỷ USD, làm dấy lên nguy cơ vỡ nợ khoảng 600 triệu USD vào hạn chót cuối tháng 5 tới.
Làm sao để người làm báo tiếp nối truyền thống báo chí cách mạng, chủ động thích ứng công nghệ và xây dựng môi trường văn hóa trong mỗi tòa soạn?
Fanpage chính thức của Thép xanh Nam Định vừa phát đi thông báo cho biết, đội bóng thành Nam đã đạt thoả thuận gia hạn cùng lúc với 13 ngôi sao của đội. Trong số này, Nguyễn Xuân Son được gia hạn thêm 6 năm.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã điều một tàu khu trục Mỹ tiến vào vùng biển nhạy cảm giữa Trung Quốc và Đài Loan hôm thứ Tư 23/4, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng.
Người ta nói rằng cuộc nổi dậy An Sử thời Đường, và Đường Huyền Tông Lý Long Cơ chạy đến Tứ Xuyên để lánh nạn, đã mở ra một tiền lệ cho việc đào thoát của hoàng đế triều Đường.
Trong cơn mưa lớn tối 24/4, trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP.HCM, xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến một nam sinh viên tử vong.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã quyết định hủy bỏ một phần chương trình trong chuyến thăm chính thức tới Nam Phi và lập tức trở về Kiev sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công kết hợp quy mô lớn vào lãnh thổ Ukraine.
Một chiếc xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BMP-55 hiếm hoi – được cải tiến từ xe tăng T-55 thời Liên Xô – lần đầu tiên được phát hiện đang hiện diện trên chiến trường Ukraine, theo The War Zone.
HLV Kim Sang-sik nói không với Công Phượng? HLV Tan Cheng Hoe làm Giám đốc kỹ thuật FAM; M.U từ bỏ thương vụ Osimhen; cầu thủ phải trốn dưới gầm giường vì sợ những kẻ đột nhập; Madam Pang phải nhập viện.
Bên cạnh các gói combo Internet-Truyền hình MyTV, khách hàng của VNPT có nhiều lựa chọn mới với các gói cước Truyền hình MyTV. Các gói cước với đa dạng chính sách về kênh và nội dung cùng mức giá hấp dẫn giúp gia tăng trải nghiệm của người dùng.
Chợ Mới Ông Già – ngôi chợ có tên lạ tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội được công nhận là một trong những chợ lâu đời nhất thế giới. Gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử, nơi đây là biểu tượng văn hóa sống động ven sông Hồng.
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành 5 quyết định xử phạt về lĩnh vực môi trường đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
12 mẫu cà phê tham gia cuộc thi tuyển chọn chất lượng cà phê Việt Nam năm 2025 sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản, bao bì được in quốc kỳ Việt Nam.
Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định quan trọng về công tác tổ chức và cán bộ của Chi cục Quản lý thị trường. Qua đó, ông Phan Thế Anh, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Ninh Bình, giữ chức vụ Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
"Làm hết việc, không hết giờ" là thông điệp được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh khi TP.HCM bước vào giai đoạn nước rút, dồn toàn lực chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chính quyền Trump vừa sa thải quan chức giám sát điều tra những cáo buộc "tội ác chiến tranh" của Nga, thu hẹp các nỗ lực truy cứu trách nhiệm Moscow. Đây là một trong những động thái mới nhất giữa bối cảnh chính quyền Trump dừng hàng loạt nỗ lực chống lại Nga.
Những phiền muộn của 4 con giáp này dường như đều được cơn mưa đầu mùa cuốn trôi, chỉ còn lại sự tràn đầy hạnh phúc và thỏa mãn.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đại sứ EU Julien Guerrier nhất trí Việt Nam và EU đều có nhu cầu duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới để phát triển.
Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Bí thư các bộ, cơ quan trung ương, tỉnh ủy, thành ủy quan tâm chỉ đạo sắp xếp trụ sở làm việc, tài sản công khi xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
ĐT Malaysia có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng hiếm thấy trước màn so tài với ĐT Việt Nam vào ngày 10/6 tới.
Sau khi sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh mới không chỉ nổi tiếng với Dân ca Quan họ mà còn là quê hương của một Á hậu quốc tế giúp Việt Nam kéo dài chuỗi thành tích tại đấu trường nhan sắc uy tín Miss Intercontinental (Hoa hậu Liên lục địa).
Nuôi một loài kiến vốn được coi là hung dữ trong chính vườn ca cao của mình, lão nông Nguyễn Thanh Long, xã Phước Cát 2, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, đã thu về kết quả khiến nhiều người bất ngờ: Năng suất cao nhất xã, thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhiều khách sạn 4-5 sao tại thủ đô đã triển khai các gói ưu đãi gồm giảm giá phòng, các combo dịch vụ, phòng nghỉ kèm tiệc trà, gala, hay xe đưa đón miễn phí hấp dẫn nhằm kích cầu du lịch và tạo động lực phát triển kinh tế.
Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiều du khách và cựu chiến binh rất xúc động khi tới tham quan không gian trưng bày.
Trong các ngày từ 16 – 25/4, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức 5 lớp tập huấn nghiệp vụ cho khoảng 400 cán bộ, hội viên nông dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp.
Các Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh, Luyện Văn Phương, Nguyễn Thế Công và nhiều cán bộ công chức vừa bị điểm tên vì chậm trễ thủ tục hành chính.
Mô hình trồng mít ruột đỏ xơ vàng lá bầu-cây trồng ra quả đặc sản của ông Ngô Văn Được– Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phú Thịnh TN, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Sau sáp nhập, mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã sẽ được triển khai như thế nào?
3