Nói đến nghệ thuật múa rối nước trước hết phải nói đến nghệ thuật tạo hình con rối. Không có nhân vật thì không thể tạo nên một màn trình diễn kể cả khi đã có câu chuyện lẫn cách truyền tải rồi. Nhân vật rối mang tính ước lệ, tượng trưng, việc đầu tư sáng tạo ngay từ khâu đầu tiên, đó là cái khó đồng thời cũng là đặc thù riêng của múa rối. Làng Đào Thục xưa có tên là Đào Xá, đến thời Đồng Khánh (1886-1888) được đổi là Đào Thục. Ngôi làng này nằm bên sông Cà Lồ (thuộc địa phận xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 25 km. Nơi đây đặc biệt nổi tiếng với loại hình múa rối nước truyền thống.
Video: Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội.
Ngay đầu làng, cạnh ngôi chùa cổ kính là thủy đình - sân khấu của những tiết mục múa rối nước truyền thống có tuổi đời 300 năm của làng Đào Thục. Từng qua nhiều thăng trầm, nhưng tình yêu và nhiệt huyết của nghệ nhân nơi đây dường như không thay đổi. Họ luôn say sưa biểu diễn, miệt mài truyền lửa cho các thế hệ của làng và bảo nhau lưu giữ nghệ thuật múa rối nước, bởi đó là nét văn hóa dân gian đặc sắc vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tại Đào Thục, nghề rối nước đã xuất hiện khoảng 300 năm, được sáng tạo và truyền dạy từ ông tổ nghề Nguyễn Đăng Vinh. Là một trong những làng nghề truyền thống đầu tiên của môn nghệ thuật này, ngôi làng nhỏ thuộc địa phận xã Thụy Lâm, Đông Anh đã duy trì, gìn giữ và phát triển được nghệ thuật múa rối nước cho đến tận ngày nay.
Kỹ thuật tạo ra một con rối không chỉ cần chú trọng ở khâu tạo hình, mà đặc biệt còn nằm ở chất liệu gỗ được sử dụng để làm ra các nhân vật trong tích trò của rối nước.
Nói đến nghệ thuật múa rối nước trước hết phải nói đến nghệ thuật tạo hình con rối. Không có nhân vật thì không thể tạo nên một màn trình diễn kể cả khi đã có câu chuyện lẫn cách truyền tải rồi. Nhân vật rối mang tính ước lệ, tượng trưng, việc đầu tư sáng tạo ngay từ khâu đầu tiên, đó là cái khó đồng thời cũng là đặc thù riêng của múa rối.
Các con rối được đặt dưới nước biểu diễn, nên cần sử dụng những nguyên liệu như gỗ và chất liệu sơn đặc thù hơn so với rối cạn, chủ yếu làm bằng gỗ sung, sào gắn vào con rối làm bằng tre, dây kéo bằng dây chạc.
Phân tích về các loại vật liệu được đưa vào làm rối thủ công tại Đào Thục, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi cho biết, do tỷ lệ hút nước của gỗ sung thấp, “những loại gỗ khác có thể hút 10, nó chỉ hút 2 thôi”, giúp cho con rối nhẹ hơn, dễ điều khiển nên từ xưa, ông cha đã dùng gỗ sung để làm. Không chỉ đạt yêu cầu về chất lượng, gỗ “sung” ở đây còn tượng trưng cho sung túc - một nét văn hóa tâm linh của con người thời kì trước với niềm tin vào cuộc sống no đủ, ấm êm khi làm nghề.
Những sản phẩm đã và đang trong quá trình hoàn thiện tại xưởng làm rối.
Một điểm đặc biệt khác khi nhắc đến múa rối nước chính là hình thức sân khấu dưới nước. Đối với môn nghệ thuật biểu diễn đặc biệt này, nước là một yếu tố rất quan trọng, giúp con rối sinh động, hấp dẫn và tạo ra rất nhiều tình tiết bất ngờ kích thích sự tò mò. Tại nhà hát múa rối nước, các màn trình diễn sẽ được chuẩn bị chỉn chu, kỹ càng.
Để đảm bảo sức khỏe trong thời gian biểu diễn khoảng 1 tiếng, những người nghệ sĩ múa rối tại làng Đào Thục phải mặc thêm lớp quần áo chuyên dụng để giữ ấm cơ thể.
Cô Đặng Thị Thuận (nghệ sĩ múa rối tại làng Đào Thục) chia sẻ, thông thường, các ca múa rối được lên lịch từ trước nên chúng tôi chủ động về mặt thời gian và công tác chuẩn bị. Tuy nhiên, có những hôm diễn ra đột xuất, kể cả đang làm việc đồng áng, chúng tôi cũng phải bỏ cuốc, bỏ ruộng để về múa rối phục vụ du khách.
Sân khấu dưới nước được đặt ở chính giữa, bên cạnh là những nghệ sĩ phụ trách phần âm thanh với nhiều nhạc cụ khác nhau, phía sau mô phỏng mái đình làng truyền thống cùng với tấm rèm tre ngăn cách với buồng trò. Những yếu tố truyền thống đặc trưng trong sân khấu múa rối nước vẫn được tái hiện nguyên vẹn nhất, cho dù ở một không gian hiện đại hơn, đã giúp du khách có một trải nghiệm ấn tượng nhất về loại hình nghệ thuật này.
Không chỉ là một nét sáng tạo, mà cách những người nghệ sĩ “thổi hồn” vào những con rối vô tri chính là sức hút riêng của múa rối nước nói chung và làng nghề Đào Thục nói riêng.
Một ca múa rối nước tại làng Đào Thục diễn ra trong khoảng 1 tiếng và có giá khoảng từ 1.300.000 - 1.600.000 đồng. Nếu số lượng khách xem càng đông thì tiền vé càng rẻ. "Một khách chúng tôi cũng diễn, miễn là có yêu cầu", một nghệ sĩ tại làng Đào Thục nói.
Tại làng nghề rối nước Đào Thục, các màn biểu diễn được dựng lên giữa ao, hồ với phía trên là kiến trúc đình làng, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Mỗi tích trò của múa rối nước Đào Thục kéo dài khoảng 5-10 phút, trò này gối lên trò kia, không có giới thiệu xen nhau.
Cho đến tận bây giờ, múa rối nước Đào Thục vẫn còn giữ gìn những tiết mục từ xa xưa truyền lại như: “Trâu đi cày”; “Lên võng xuống ngựa”; “Tễu bắt ác”; “Đánh cáo bắt vịt”…
Múa rối nước Việt Nam đã đạt đến trình độ nghệ thuật có giá trị cao về tinh thần, đồng thời cũng là một trong những loại hình sân khấu giải trí hấp dẫn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam và tạo nên những ấn tượng khó phai trong lòng những du khách quốc tế khi ghé thăm.
Các tour múa rối thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Theo chia sẻ của nghệ sĩ múa rối Nguyễn Viết Cường (làng Đào Thục), dù tour diễn ra có 1 khách hay hàng trăm khách chúng tôi cũng phục vụ. Ảnh: Phường múa rối Đào Thục.
Sự dày công luyện tập, niềm đam mê với nghề diễn rối nước là những yếu tố quan trọng, quyết định đến độ chỉn chu, thú vị của từng sân khấu, từng tích trò mà những nghệ sĩ Đào Thục tạo nên. Song song với nhiệt huyết và tình yêu nghề, người xem mấy ai biết được những nỗ lực đằng sau sân khấu nước của những người nông dân phường rối Đào Thục.
Các tổ chức, trường học đã tìm đến Đào Thục để trải nghiệm loại hình nghệ thuật dân gian này. Ảnh: Phường múa rối Đào Thục.
Để nghề truyền thống múa rối nước tiếp tục được lưu truyền cho đến ngày hôm nay, mỗi người dân ở làng Đào Thục đều góp một chút công sức để gìn giữ nghệ thuật truyền thống của cha ông để lại: Người chế tác, người biểu diễn, người viết kịch bản, người quảng bá du lịch. Tuy nhiên, người nghệ nhân làng Đào Thục vẫn chưa thể sống được bằng nghề. Chia sẻ từ một trong những người trực tiếp được tham gia vào các buổi diễn, nghệ nhân Nguyễn Viết Cường cho biết, thu nhập từ một buổi biểu diễn tại thủy đình của làng chỉ khoảng 100.000/người. Nếu đi lưu diễn, thu nhập có thể dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/người/ngày.
Không có thu nhập ổn định từ nghề truyền thống, những nghệ nhân có trình độ, tay nghề bỏ ra ngoài làm kinh tế nên không còn những người giỏi nữa, nhất là những người chơi nhạc cụ dân tộc như: sáo, nhị, đàn, tam,... là khó khăn nhất đối với các phường rối nói chung và với phường Đào Thục nói riêng.
Dự án đường ven biển qua tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư là 4.641 tỷ đồng. Hiện dự án đã thực hiện được 89,2% giá trị hợp đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển kinh tế các làng quê ven biển Nghệ An.
Dự án đường ven biển qua tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư là 4.641 tỷ đồng. Hiện dự án đã thực hiện được 89,2% giá trị hợp đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển kinh tế các làng quê ven biển Nghệ An.
UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối TP.HCM - Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội.
Chiều ngày 21/4, nhiều cửa hàng đang kinh doanh ở tòa nhà Hàm cá mập chính thức dừng hoạt động, bắt đầu dọn dẹp để bàn giao mặt bằng nhằm chuẩn bị cho việc phá dỡ, mở rộng hồ Gươm về phía Đông.
Xã đảo duy nhất của TP HCM không sáp nhập là xã Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM). Nơi đây được nhiều bạn trẻ tìm đến trong những chuyến du lịch ngắn ngày.
Dự án Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có quy mô hơn 32 ha, nằm tại phường Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Hanel làm chủ đầu tư. Sau 15 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí lớn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, Bộ trưởng Phan Văn Giang tô son cột mốc tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại.
Chiều ngày 19/4, gia đình, người thân cùng các đồng đội đã tiễn đưa Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải về nơi an nghỉ cuối cùng tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).
Khán đài với sức chứa hơn 5.000 chỗ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) cơ bản đã hoàn thiện.
Nụ cười rạng rỡ của trẻ em dân tộc Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) được ghi lại trong những bức ảnh kỷ yếu đầy ý nghĩa, với lá cờ Tổ quốc thân thương trên tay.
Khối đoàn quần chúng nhân dân gồm nông dân, trí thức, học sinh sinh viên… tươi tắn, rạng rỡ trong buổi hợp luyện diễu binh trước Dinh Độc Lập tối 18/4. Nhiều người cho biết cảm xúc vừa tự hào lẫn hồi hộp trong lần đầu tiên diễu hành trước sân khấu chính.
Những đoàn xe tải cỡ lớn, chở đá, cát, xi măng... xuất hiện thường xuyên trên đường mòn Hồ Chí Minh đã được lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nếu có vi phạm.
Trước diễn biến đê sông Đuống (đoạn đê hữu Đuống, thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) bị sạt lở nghiêm trọng, chỉ còn cách nhà dân khoảng 35 m, UBND TP Hà Nội đã công bố tình huống khẩn cấp.
Tối 18/4, 38 khối vũ trang lần đầu hợp luyện diễu binh trước Dinh Độc Lập để chuẩn bị cho buổi biểu diễu binh chính thức vào sáng 30/4. Người dân, du khách khắp nơi đổ về đứng hai bên đường, vẫy cờ hoa chào các chiến sĩ.
Dưới cái nắng như nung, gió Lào khô khốc, hàng nghìn công nhân trên công trường cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt - Vũng Áng đang vất vả, ướt đẫm mồ hôi tăng ca ngày đêm, dốc sức chạy đua để nhanh chóng hoàn thành những hạng mục cuối cùng của dự án trọng điểm này.
Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải đã ngã xuống trong lúc thực hiện nhiệm vụ cao cả – bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy. Sự hy sinh của anh là minh chứng rõ nét cho tinh thần dũng cảm, lòng trung thành và sự tận tụy của người chiến sĩ Công an nhân dân.
Sông Nhuệ đoạn chạy qua Hà Nội hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tuy nhiên một viễn cảnh sông Nhuệ trở thành trục sinh thái - văn hóa rất được mong đợi.
357 cây cổ thụ xanh mát, gắn bó với cảnh quan đô thị Hà Nội sắp bị di chuyển và chặt hạ để nhường chỗ cho dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2,2 km, với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Nút giao đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội) và quốc lộ 6 hàng ngày luôn có một lượng phương tiện giao thông lớn qua lại. Cảnh ùn tắc giao thông, xếp hàng dài chờ đèn đỏ thường xuyên xảy ra tại nút giao này, nhất là vào giờ cao điểm.