Cây cảnh nghe quen nhìn lạ, trồng trong nhà cho lá đẹp, hoa thơm, quả ngon, lợi đủ đường
Cây cảnh này với tán lá xanh đậm hấp dẫn với các đốm màu xanh xám và kem; hoa thơm, quả có sọc vàng tươi đẹp, hương vị chua ngọt ngon miệng.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Được thành lập trên cơ sở đổi tên Khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, KBT thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai nằm trải dài qua địa bàn các xã của huyện Vĩnh Cữu, Tân Phú, Trảng Bom, Thống Nhất và Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Hiện KBT giữ vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học (ĐDSH), BVMT, điều hòa nguồn nước cho thủy điện Trị An, chống xói lở, bảo vệ đất, khu dân cư sống ven khu rừng và bảo tồn các giá trị di tích lịch sử nhân văn.
Theo Báo cáo “Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và điều tra, đánh giá bổ sung, cập nhật hiện trạng ĐDSH tỉnh đến năm 2015”, khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai có tổng diện tích tự nhiên là 100.303,8 ha, trong đó, rừng và đất rừng 67.903,8 ha, hồ Trị An 32.400 ha.
Nơi đây tập trung phần lớn rừng tự nhiên còn lại của tỉnh Đồng Nai, với hầu hết các loại rừng trong khu vực được hình thành, từ kiểu rừng trên đất thấp ven sông đến rừng trên núi, giữ chức năng quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn hồ Trị An, góp phần tái tạo sự cân bằng sinh thái cho vùng tam giác trọng điểm phía Nam.
Giá trị đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai
Theo thống kê cho thấy, khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai có tổng số 1.552 loài thực vật bậc cao, 166 họ, 95 bộ, 10 lớp, thuộc 6 ngành, trong đó, 43 loài nằm trong danh lục Đỏ IUCN (2015), 36 loài trong sách Đỏ Việt Nam (2007), 11 loài nguy cấp, quý hiếm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, 6 loài thực vật đặc hữu của Đồng Nai như: Cù đèn, lát hoa, ngâu, bướm bạc, hạ đệ, xú hương Biên Hòa.
Ngoài ra, KBT còn có 103 loài cây dược liệu quý, hiếm cần được bảo vệ nguồn gen và phát triển rộng như: Củ bình vôi, rau sắng, giảo cổ lam, ba kích, lan kim tuyến (nhóm 1B)…
Không chỉ đa dạng về các loài thực vật, Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai còn phong phú về động vật hoang dã, với 1.817 loài.
Nhiều loài thực vật quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: Voi rừng, báo gấm, gấu chó, bò tót…
Lớp thú có 85 loài, 27 họ và 10 bộ, trong đó, có 36 loài quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á gồm: bò tót, bò bangten, voi, gấu chó, sói lửa...; 25 loài ghi trong danh lục Đỏ IUCN (2015); 27 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 27 loài ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
Chim hoang dã có 284 loài, 59 họ và 18 bộ (với 21 loài chim quý hiếm, 12 loài ghi trong sách Đỏ Việt Nam; 11 loài ghi trong danh lục Đỏ IUCN).
Nhóm động vật lưỡng cư - bò sát đã ghi nhận 27 loài quý hiếm, với 13 loài trong Danh lục Đỏ IUCN, 19 loài trong sách Đỏ Việt Nam 2007, 15 loài ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Nhóm cá gồm 27 loài quý hiếm hoặc có giá trị bảo tồn, trong đó, 6 loài nằm trong sách Đỏ IUCN (2015) và 6 loài trong sách Đỏ Việt Nam (2007).
Đặc biệt, có 2 loài bướm phượng cánh chim chấm liền và rừng đuôi trái đào được ghi tên trong Danh sách các loài nguy cấp, quý hiếm thuộc Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai còn có 3 di tích lịch sử được công nhận là di tích cấp quốc gia bao gồm: Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ; căn cứ Trung ương cục miền Nam; địa đạo Suối Linh.
Ngoài ra, trong khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa này còn có nhiều hồ như Bà Hào, đặc biệt hồ Trị An, với diện tích đất ngập nước khoảng 32.400 ha xen lẫn một số đảo nhỏ trên hồ, là nơi lý tưởng để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng.
Công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã, thực vật quý hiếm
Mặc dù sở hữu một diện tích lớn rừng đặc dụng, hệ sinh thái đa dạng, cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, nhưng hiện nay, KBT thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai đang chịu nhiều tác động từ các hoạt động săn bắn, khai thác gỗ trái phép.
Nhóm gỗ quý như nghiến, đinh... đã bị suy giảm nhiều về số lượng, đặc biệt, những loài hiếm như thông đá số lượng chỉ còn rất ít, gỗ đinh gần như không còn.
Cỏ thìa châu Âu - Loài chim hoang dã có tên trong sách Đỏ Việt Nam, 2007 và danh lục Đỏ IUCN, 2009 được ghi nhận tại Khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai.
Trước tình trạng đó, nhằm sử dụng bền vững tài nguyên rừng, vùng nước nội địa, ngày 21/11/2011, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 3107/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể KBT thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2020.
Đây là quy hoạch không chỉ có ý nghĩa về mặt bảo vệ đa dạng tài nguyên thiên nhiên mà còn có giá trị về mặt nhân văn, bảo tồn giá trị văn hóa - lịch sử.
Tổng vốn đầu tư là 1.055.213 triệu đồng và được chia thành nhiều hạng mục: Phát triển rừng và phục hồi sinh thái; phòng cháy và chữa cháy rừng; bảo tồn ĐDSH; nghiên cứu khoa học; quản lý, khai thác tổng hợp hồ Trị An…
Ngày 8/12/2017, HĐND tỉnh Đồng Nai đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, tỉnh đề ra mục tiêu, đến năm 2020 bảo vệ và phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, các hệ sinh thái rừng tự nhiên, bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh, hệ sinh thái rừng tre nứa thuần loại và hỗn giao, hệ sinh thái rừng ngập mặn; quy hoạch, nâng cấp hệ thống các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ đa dạng sinh học (các vườn sưu tập cây thuốc, vườn động vật, vườn thực vật, các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã).
Đặc biệt, tỉnh sẽ xây dựng Khu Safari (Vườn thú hoang dã) tại KBT thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, kết hợp giữa hoạt động bảo tồn ĐDSH và phát triển du lịch, nhằm tăng cường xã hội hóa công tác bảo tồn.
Để góp phần thực hiện Nghị quyết trên, lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu và KBT thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai đã bàn giao đất cho các hộ dân 2 xã Hiếu Liêm và Mã Đà; xây dựng đề án phát triển nguồn nguyên liệu ngành tre trúc và định hướng phát triển làng nghề tại xã Phú Lý trong công tác quản lý rừng.
Bên cạnh đó, Ban quản lý (BQL) KBT còn thường xuyên tổ chức các hoạt động tuần tra, trồng rừng và bảo vệ rừng; theo dõi các cá thể voi rừng thường xuyên xuất hiện tại xã Phú Lý; xây dựng dự án bảo tồn, bảo vệ và phát triển quần thể bò tót, bò rừng...
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu như chương trình giám sát, đánh giá một số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, loài chỉ thị cho sinh cảnh và môi trường có sự tham gia của người dân địa phương; nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng guốc chẵn...
Ngoài ra, BQL KBT còn tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập các loài cây thuốc và bài thuốc của cộng đồng dân tộc ChơRo; tiếp nhận 172 bộ hồ sơ hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai và 97 hồ sơ tại Trung tâm lưu trữ II viết về Chiến khu Đ; phát hành 1200 cuốn sách nhằm quảng bá, giới thiệu về khu bảo tồn; tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động tại các xã trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu về công tác bảo vệ môi trường, quản lý bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư, cùng nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày đa dạng sinh học, Ngày Môi trường thế giới…
Ngoài nhiệm vụ khôi phục, bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học hệ sinh thái của rừng cây tự nhiên bản địa, duy trì nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm của Đồng Nai và vùng Đông Nam bộ, KBT thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai còn ẩn chứa nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh khai thác du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, sinh thái - nghỉ dưỡng và coi đó là một trong những điểm nhấn của du lịch Đồng Nai trong tương lai.
Hơn 1 năm qua, trên sông Tiền, tại khu vực bờ kè An Thạnh, phường Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xuất hiện đàn cá tự nhiên với rất nhiều loài cá nước ngọt.
Cây cảnh này với tán lá xanh đậm hấp dẫn với các đốm màu xanh xám và kem; hoa thơm, quả có sọc vàng tươi đẹp, hương vị chua ngọt ngon miệng.
Người bệnh bị vàng da, mệt mỏi, đau bụng vùng thượng vị và hạ sườn, đi khám mới "tá hỏa" vì đường mật vừa có sỏi, vừa có giun.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/7 trên các trang giao dịch dầu thô thế giới giá dầu thô tiếp tục lao dốc, các loại dầu thô đã mất mốc 70 USD/thùng trong nhiều ngày liên tiếp.
U23 Việt Nam đã giành chiến thắng 2-1 trước U23 Campuchia để giành quyền vào bán kết giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025, nhưng người hâm mộ vẫn không yên tâm về lối chơi của thầy trò HLV Kim Sang-sik.
Ninh Bình đang nỗ lực khẩn cấp tiêu úng, cứu hàng chục nghìn ha lúa mùa bị ngập trắng do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha). Tình hình thiệt hại cây lúa tại các địa phương như: Xã Kim Đông, Bình Minh, Phát Diệm...tỉnh Ninh Bình đặc biệt nghiêm trọng, đối mặt nguy cơ thối rễ nếu nước không kịp rút.
"Tôi thích đọc “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm chính vì cảm hứng nồng nàn, yêu mến về lịch sử, văn hoá... Nếu phải lựa chọn “tác phẩm về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng”, tôi sẽ chọn các bài thơ mang tên “Đất nước”", nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên chia sẻ.
Bốn con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét từng là trục tiêu thoát nước quan trọng của khu vực nội đô Hà Nội, đồng thời đóng vai trò trong hệ thống sinh thái đô thị truyền thống.
Một số người Ukraine biết ơn Nga vì các cuộc không kích vào các trung tâm tuyển dụng trên lãnh thổ (TRC), tờ báo Đức Focus đưa tin.
Nghị định số 209/2025/NĐ-CP ngày 21/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Nghị định của Chính phủ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.
Mặt đường lầy lội, chi chít ổ voi ổ gà khiến người dân sống ven tuyến đường khốn đốn vì “nắng bụi, mưa bùn”, thậm chí phải đóng cửa, ngừng kinh doanh. Nguyên nhân là do tuyến đường trăm tỷ Nam Cao nối dài (phường Hòa Khánh, TP.Đà Nẵng) thi công dang dở vì vướng giải phóng mặt bằng.
Nằm ở độ cao 800–1500m, Mù Cang Chải (trước thuộc tỉnh Yên Bái nay là tỉnh Lào Cai) quanh năm mây phủ, khí hậu trong lành, rừng nhiều cây thuốc quý, hoa rừng nở bốn mùa. Đây là điều kiện để người dân phát triển nghề nuôi ong lấy mật, mở ra hướng đi giúp bà con tăng thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững. (Phóng sự được thực hiện trước ngày 01/7/2025)
Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Campuchia tại lượt trận cuối bảng B giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025, HLV Kim Sang-sik khẳng định đội tuyển U23 Việt Nam sẽ có sự chuẩn bị thật tốt để giành chiến thắng tại vòng bán kết, dù phải đối diện với đối thủ nào.
Các tổ chức Nga có thể thay thế Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) sau khi cơ quan này bị Tổng thống Mỹ Donald Trump giải thể, theo National Interest.
Từ chiếc loa bên trong chứa 3 viên ma túy, cảnh sát phát hiện Hùng và Nhân mua ma túy về cất giấu ở phòng trọ, rồi "xé lẻ" bán kiếm lời.
Chú Thuận là bạn đồng niên với ông trẻ tôi khi còn ở làng quê Hải Hưng. Hai người cùng nhập ngũ nhưng tham gia các mặt trận khác nhau: chú Thuận vào chiến trường miền Nam (chiến trường B) còn ông trẻ tôi nhận nhiệm vụ ở chiến trường nước bạn Lào (chiến trường C).
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 119 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả.
Chiều 22/7, đoạn bờ bao cống Cù Là ở xã Hồng Vũ, tỉnh Hưng Yên mới (Hồng Vũ là một xã của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trước sáp nhập) đã xảy ra hiện tượng tràn bờ, 200 người đã được huy động để khắc phục sự cố này.
TP. Đà Nẵng phê duyệt Phương án đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án Tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng tại phường Ngũ Hành Sơn.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 30km, điều gì khiến một làng quê làm hương truyền thống lại trở thành “điểm đến trong mơ” của khách Tây mê trải nghiệm văn hóa bản địa?
Theo thống kê của Statista, người Việt Nam đã chi 100 tỷ USD giao dịch tài sản số dù chưa có khung pháp lý, trong khi lượng kiều hối chảy nước năm 2024 khoảng 16 tỷ USD. Nếu có sàn giao dịch tài sản số và dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) được thông qua, số tiền này sẽ bị đánh thuế như chứng khoán.
Trên con đường lầy lội giữa ngày mưa tại Quảng Trị, cô giáo Nguyễn Thị Huệ đã vượt hơn 50km để mang những bộ quần áo mới đến với học sinh nghèo tại thôn Trùm, xã A Dơi. Những phần quà ấy không chỉ giúp các em có thêm quần áo mặc để vui bước đến trường, mà còn là lời động viên ấm áp, thắp lên hy vọng cho một năm học mới nhiều niềm vui.
Bắt giữ "nữ quái" chuyên "cướp bia"; một cán bộ phường tử vong bên đường; 2 đối tượng nước ngoài vận chuyển 17kg ma tuý đá và 6.000 viên ma túy tổng hợp... là những tin nóng 24 giờ qua.
TP. Hà Nội mới thông báo tìm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Uy Nỗ - Việt Hùng nằm tại xã Đông Anh.
Chị Trần Thị Thu Hương là một trong số rất ít người trẻ ở xã Tân Tây (tỉnh Tây Ninh mới) còn theo nghề chưng cất tinh dầu tràm từ cây tràm gió. Chị mong muốn gìn giữ và phát triển cái nghề đã tồn tại hàng chục năm của quê mình.
Một con cá voi bất ngờ xuất hiện săn mồi tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) khiến nhiều người xem thích thú.
Ẩn mình giữa thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh cũ, cách TPHCM 100km, nơi giao hoà bản tình ca giữa núi non hùng vĩ và rừng xanh ngan ngát, hồ Núi Đá-Ma Thiên Lãnh toát lên vẻ đẹp vừa hoang sơ, kỳ bí vừa nên thơ, dịu dàng như một “Đà Lạt thu nhỏ” của vùng đất phương Nam.
Sở hữu đường bờ biển dài trên 310 km, trải dọc từ biển Đông xuống tận biển Tây, vịnh Thái Lan, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương hội tụ đầy đủ tiềm năng và lợi thế để phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp điện gió.
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn phường Sóc Trăng, TP Cần Thơ (sau sáp nhập tỉnh Hậu Giang, TP Cần Thơ, Sóc Trăng) chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang các cây trồng mới hiệu quả kinh tế cao, như trồng sen lấy củ, trồng rau ngò gai...
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc ưu tiên sắp xếp, bố trí nơi ở cho cán bộ, công chức cấp xã sau sáp nhập đơn vị hành chính, đảm bảo ổn định đời sống và công việc, hiện tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều có phương án, chính sách phù hợp, linh hoạt và kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất giúp cán bộ yên tâm công tác.