Thái Bình: Chi tiết tên gọi mới, trụ sở dự kiến các xã, phường khi sáp nhập
Thái Bình dự kiến sẽ thành lập 65 xã, phường trên cơ sở nhập nguyên trạng 242 xã, phường, thị trấn.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chúng tôi đang nói đến làng Nại Cửu, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Một chiều đầu tháng 12, chúng tôi có mặt tại làng Nại Cửu nằm ven sông Vĩnh Định – con sông đào, được khơi dòng, nạo vét dưới thời vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị.
Làng Nại Cửu nằm bên sông Vĩnh Định thơ mộng, bình yên với nếp nhà ba gian truyền thống, giản dị. Ảnh: Ngọc Vũ.
Nét độc đáo của ngôi làng này là hầu hết nhà ở đây đều lưu giữ nét kiến trúc ba gian bình dị, vườn tược xanh tốt. Ngôi làng nằm bên sông nên khung cảnh càng thêm thơ mộng, yên bình. Đặc biệt, nếu đứng trên cầu nhìn dòng sông lấp lánh ánh bạc lúc chiều tà, con người ta sẽ có nhiều cảm xúc.
Ghé vào nhà ông Trần Thiện (81 tuổi) và bà Hoàng Thị Lập (79 tuổi, trú đội 4), chúng tôi được biết, ông bà có 5 người con (3 gái, 2 trai) thì có đến 4 người theo nghiệp "phấn trắng, bảng đen". Không những vậy, 2 con rể và 1 con dâu của ông bà cũng là giáo viên. Vậy là tổng số có đến 7 giáo viên trong nhà.
Ông Thiện nở nụ cười tươi, đôi mắt híp lại rồi cho biết, làng Nại Cửu đất chật người đông. Thời chiến tranh, việc học khó khăn, lại thiếu cái ăn nên vợ chồng ông bà bị "lỡ hẹn", chỉ mới xong cấp tiểu học.
"Hồi đó học dưới hầm, học ở đình làng… đủ mọi nơi vì không có trường lớp. Đi học thì băng giữa đồng, đói ăn, khổ trăm bề" – ông Thiện kể.
Sau khi đất nước thống nhất, dù cuộc sống vẫn bộn bề khó khăn nhưng việc học được chăm chút hơn.
Ông Trần Thiện rất vui và tự hào khi con mình làm nghề giáo viên. Ảnh: Ngọc Vũ.
Ông Thiện nói với các con rằng, mỗi nhà chỉ có vài trăm mét vuông ruộng lúa, nếu không học sẽ khổ mãi. Học là cách duy nhất để thoát nghèo. Không chỉ ông Thiện, người Nại Cửu ai cũng xác định rạch ròi như vậy.
Anh Trần Hữu Lợi (SN 1973, giáo viên Trường THCS Triệu Long, con trai ông Thiện) tâm sự, nghe lời dạy của cha mẹ, từ nhỏ anh luôn tự hứa với bản thân dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng học thật giỏi, lớn lên làm giáo viên.
Vợ anh Lợi là cô giáo Lê Thị Thu Vân (SN 1983, giáo viên môn Toán, Trường THCS Triệu Thành) cho hay, thời niên thiếu, thấy trong làng có nhiều giáo viên, được mọi người nể trọng nên chị cũng đeo đuổi ước mơ trở thành nhà giáo. Không chỉ chị Vân, nghề giáo viên như mạch máu chảy trong huyết quản con em làng Nại Cửu.
Ấy thế mà nhà chị Vân có 4 chị em thì có đến 3 người theo nghề nhà giáo, em rể cũng là giáo viên.
Việc học ở làng Nại Cửu được chú trọng từ nhiều đời nay. Ảnh: Ngọc Vũ.
"Nói thật, mình theo nghề giáo có 2 lý do. Đầu tiên là theo truyền thống của làng, thấy các anh chị trong làng làm giáo viên thì mình cũng đi theo, vì trong tâm thức đã thích từ nhỏ. Như kiểu cái gì từ bé mình đã được tiếp xúc, thân quen thì sẽ đi vào tiềm thức. Lý do thứ 2 là ngành sư phạm được miễn học phí, đỡ gánh nặng cho cha mẹ. Học xong được đi dạy, đó là niềm hạnh phúc" – cô Vân tâm sự.
Theo cô Vân, làm nghề giáo viên rất khó. Cứ suy từ cuộc sống mỗi gia đình, hiện nay cha mẹ dạy dỗ 1 đến 2, nhiều thì 5 đứa con đã khó, bởi mỗi người 1 tính cách. Trong khi đó, giáo viên đứng lớp, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, phải quản lý, dạy dỗ hàng chục, hàng trăm học sinh.
Bởi vậy, trước tiên giáo viên phải yêu nghề, thứ nữa là phải sâu sát, hiểu được tính cách, tâm lý học sinh để có cách dạy dỗ phù hợp. Tất cả hành động của học sinh đều có lý do. Khi giáo viên hiểu, cũng như bác sĩ tìm ra bệnh thì sẽ chữa được bệnh.
Ở Nại Cửu, gia đình thầy Hoàng Văn Hậu (75 tuổi) và vợ Trần Thị Sự (73 tuổi) được mọi người kính trọng. Thầy Hậu đã có mấy chục năm là giáo viên và quản lý trong ngành giáo dục. Ấy vậy, ngôi nhà của thầy Hậu vẫn là kiến trúc ba gian được xây dựng từ rất lâu, giản dị, đơn sơ.
Thầy Hoàng Văn Hậu chỉ dạy cho cháu trai 5 tuổi của mình học tập. Ảnh: Ngọc Vũ.
Vợ chồng thầy có 5 người con thì có 3 người nối nghiệp nhà giáo, thêm 1 con rể, 1 con dâu. Cả thảy, nhà thầy Hậu có 6 người làm giáo viên.
Theo thầy Hậu, làng Nại Cửu kinh tế thuộc dạng trung bình nhưng tinh thần hiếu học, khuyến học rất mạnh. Người làng hay nói đùa mà thật rằng: "Dù có nghèo cũng cho thằng tèo đi học". Nhờ vậy, làng có nhiều giáo viên, kỹ sư, bác sĩ.
"Nhà tôi còn ít chứ có nhà 8 đến 9 người theo nghề giáo viên. Nghề giáo thu nhập tuy không cao nhưng là nghề cao quý, giáo viên luôn phải lấy sự tiến bộ của học sinh làm niềm vui cho mình, có như vậy mới dạy tốt, học tốt được" – thầy Hậu chia sẻ.
Có một điểm chung ở Nại Cửu là các bậc phụ huynh, dù con cái có thành công đến đâu, giàu có cỡ nào thì họ luôn sống rất giản dị, đôi khi giản dị đến độ bị "mắng yêu".
Công tác khuyến học của làng Nại Cửu luôn được chú trọng và ngày càng phát huy. Ảnh: Ngọc Vũ.
Như vợ chồng ông Võ Liễu và bà Hoàng Thị Đông (cùng 76 tuổi, trú đội 7). Lúc Bí thư chi bộ làng Nại Cửu Trần Nhân Sinh dẫn chúng tôi đến thăm nhà, ông Liễu, bà Đông đang chẻ tre để rào vườn. Đôi vợ chồng già nói cười vui vẻ và cho biết, có 4 người con đều theo nghề giáo, trong đó 2 người là tiến sĩ (1 người đang giảng dạy ở Mỹ).
Ông Sinh cho biết, con cái có công việc, thu nhập khá nhưng vợ chồng ông Liễu, bà Đông vẫn sống giản dị, mà đôi khi còn "thích khổ" chứ không thích sướng.
Nghe ông Sinh nói vậy, đôi vợ chồng già nói rằng, ngày xưa họ phải lam lũ nuôi con ăn học, nên cuộc sống đã quen với làm nông, ăn mặc đẹp, chải chuốt không quen.
"Con cái mua áo quần mới, đồ dùng mới, nhiều thứ lắm nhưng vợ chồng tôi quen dùng đồ cũ rồi. Làm nông, mặc đồ mới không giặt nỗi đâu" – nói rồi bà Đông khoe chiếc áo của hàng xóm cho đã nhiều năm và bảo "mặc vẫn còn tốt lắm, rất thoải mái".
Làng Nại Cửu là điển hình về tinh thần hiếu học, được gọi là làng giáo viên. Ảnh: Ngọc Vũ.
Ông Trần Nhân Sinh – Bí thư Chi bộ làng Nại Cửu cho biết, truyền thống hiếu học của làng có từ thời nhà Nguyễn. Hiện nay, có hơn 500 người làng Nại Cửu (trong đó hiện đang sống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị khoảng 250 người) làm giáo viên, giảng dạy khắp mọi miền đất nước. Không chỉ có hàng trăm giáo viên, Nại Cửu còn có nhiều bác sĩ, kỹ sư công tác ở nhiều tỉnh thành.
Theo ông Sinh, làng Nại Cửu có câu lạc bộ nhà giáo. Hàng năm vào dịp 20/11, câu lạc bộ sẽ tổ chức gặp mặt con em dâu rể tại đình làng để tôn vinh các nhà giáo và người thành đạt. Trong đình làng, ngoài thờ các vị khai khẩn, tiền khai khẩn…, còn thờ các bậc tiền nhân đỗ đạt.
Từ xa xưa, người làng trích một phần sản lượng lúa, gạo để phát thưởng cho con em đỗ đạt. Ngày nay, làng Nại Cửu lập quỹ khen thưởng khuyến học Võ Tử Văn (đây là vị tiền nhân đã thắp lửa truyền thống hiếu học làng Nại Cửu. Ông từng đỗ Phó bảng dưới thời nhà Nguyễn).
Hàng năm vào ngày mồng 6 Tết, làng tổ chức lễ Xuân thủ, đồng thời phát thưởng, tôn vinh những em học sinh đỗ đạt cao. Mỗi năm, làng Nại Cửu có khoảng 60-70 học sinh đỗ các trường Đại học, cao đẳng, có năm 100 em.
"Người trong làng luôn tự hào về truyền thống hiếu học, đặc biệt là vì có nhiều người đỗ đạt, làm giáo viên, bác sĩ, kỹ sư… Công tác khuyến học của làng ngày càng được đẩy mạnh, đó là sự động viên rất lớn cho các thế hệ con cháu tiếp bước truyền thống hiếu học, vươn lên học giỏi, có tiền đồ về sau. Đặc biệt, thời đại 4.0, làng quê hội nhập đô thị, vươn ra thế giới bằng công nghệ số thì kiến thức ngày càng quan trọng " – ông Sinh chia sẻ.
Ngày 24-5-1932, tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay) chính thức được thành lập. Trải qua bao thăng trầm lịch sử trong 90 năm hình thành và phát triển, bộ mặt của tỉnh đã có sự đổi thay toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Thái Bình dự kiến sẽ thành lập 65 xã, phường trên cơ sở nhập nguyên trạng 242 xã, phường, thị trấn.
Nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM bị cấm lưu thông trong nhiều đêm để phục vụ công tác tổ chức các chương trình thuộc chuỗi hoạt động chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác”.
Thi thể nam thanh niên được phát hiện trong tư thế treo cổ tại tầng 3 ngôi nhà trên đường Lê Đức Thọ, phường 15, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Chuyên gia chỉ ra việc gieo mầm và nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Những người phụ nữ ở Bucha, Ukraine – từng phải chạy trốn trong hoảng loạn – giờ đây trở thành các chiến binh quả cảm bảo vệ quê hương khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga.
Sáng 19/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.
Diễn viên, Á hậu Huỳnh Tâm Dĩnh thông báo rời khỏi showbiz, chuyển hướng làm blogger du lịch.
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ nên tuyển dụng và ký hợp đồng công việc thay vì biên chế suốt đời với công chức, trừ vị trí quản lý, lãnh đạo.
Ngày 22/4, tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Hội đồng nhân dân các cấp về chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 19/4: Trong tuần, lãi suất huy động có chiều hướng tăng trở lại. Trong khi các ngân hàng có lãi suất đặc biệt vẫn giữ nguyên chính sách "khủng"
Dự án thành phần đoạn Vân Phong – Nha Trang, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 vừa tổ chức khánh thành vào sáng nay.
Ngày 19/4, tại Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn Hóa Đọc Việt Nam lần thứ 4. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp của sách, đồng thời lan tỏa tinh thần đọc sách đến mọi tầng lớp nhân dân.
TP.HCM khởi công gói thầu đầu tiên của dự án Vành đai 2 – đoạn 1 và 2, bao gồm di dời hạ tầng kỹ thuật và rà phá bom mìn, đặt mục tiêu thi công xây lắp chính thức vào tháng 9.
Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng trong xã hội phong kiến, việc một người bị vua ban chết mà vẫn cúi đầu tạ ơn lại là chuyện... hoàn toàn hợp lý. Hành động đó không phải là sự nhu nhược hay thiếu lòng tự trọng, mà phản ánh rõ nét một thời đại nơi hoàng quyền được xem là tuyệt đối, còn trung quân là đạo lý sống.
Lầu Năm Góc sẽ sớm báo cáo với Tổng thống Donald Trump về nhiều phương án khác nhau để ông thực hiện lời cam kết bảo vệ nước Mỹ bằng một hệ thống mô phỏng Vòm sắt của Israel, còn được gọi là "Vòm Vàng" (Golden Dome).
Vượt con sóng ra đảo Lý Sơn, ngày nào nữ du khách cũng lên đỉnh Thới Lới, đảo Lý Sơn (tức huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) để nghe tiếng sóng vỗ miên man và phóng tầm mắt ra đại dương xanh thẳm...
UBND huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) vừa ra quyết định xử phạt chủ cơ sở chăn nuôi lợn tại khu vực hồ Đầm Khụ, xã Quyết Thắng do vận hành khi chưa có giấy phép môi trường theo quy định. Trại lợn này từng bị Báo Dân Việt phản ánh gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm cá chết hàng loạt tại hồ Đầm Khụ – nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản cho người dân Châu Tróng.
Nụ cười rạng rỡ của trẻ em dân tộc Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) được ghi lại trong những bức ảnh kỷ yếu đầy ý nghĩa, với lá cờ Tổ quốc thân thương trên tay.
Để giá đỗ to, mập, ngắn rễ và đẹp mắt hơn, bán thu lợi nhuận cao, các đối tượng đã sử dụng loại chất cấm có tên “nước kẹo” để tưới cho giá đỗ. “Nước kẹo” có tên khoa học là chất 6-Benzylaminopurine (6-BAP). Loại chất cấm này khi sử dụng có nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Anh Phạm Văn Điều ở ấp 3, xã Tân Lập (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) là một "tay thiện xạ" trong nghề nuôi chim cu gáy. Không gian xung quanh nhà như dịu hẳn khi những chú chim cu cất tiếng gáy. Không hiểu tiếng “gù gù” ấy, nhưng khi nó cất lên, tôi cảm giác nhẹ nhõm, thư thái trong người.
Và người gây ra sai lầm tai hại ấy là tôi.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương truy tìm 5 đối tượng, được cho là gồm 1 người Việt Nam và 4 người Trung Quốc, đã bỏ trốn sau khi một tàu chở người nhập cảnh trái phép bị chặn giữ tại khu vực cảng Cửa Ông (TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh) vào đêm 18/4. Thông tin truy tìm đang được lan tỏa, kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, con đường Trường Sơn huyền thoại đã trở thành nơi đọ sức, đấu trí căng thẳng và ác liệt nhất giữa quân và dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược.
Công trình trọng điểm quốc gia nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã được khánh thành vào sáng ngày 19/4 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Dự án với công suất 20 triệu khách /năm được kỳ vọng gỡ thế ùn tắc cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau hơn 2 năm xây dựng, cống âu Rạch Mọp (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) đã tổ chức lễ khánh thành. Công trình này có tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng, khi đưa vào vận hành sẽ giúp ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ gần 20.000ha diện tích trồng lúa và cây ăn trái.
Sau khi bị bắt, đối tượng Bùi Đình Khánh khai nhận toàn bộ hành vi và cho biết bản thân tự thấy không thể trốn thoát được, án tử đã treo trên đầu, không còn gì để mất nên chỉ về Thanh Hóa cho khuây khỏa...
Cộng đồng dân cư tại khu 1, phường Giếng Đáy, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều ngày ‘mất ăn, mất ngủ”, an ninh trật tự luôn được thắt chặt đã tỏ ra vui mừng trước thông tin Bùi Đình Khánh, đối tượng sinh sống trên địa bàn đã bị công an bắt giữ sau thời gian lẩn trốn.
Công an tỉnh Thái Bình vừa phát đi thông tin khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước thông tin kích động kỳ thị vùng miền trong thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh của Đảng và Nhà nước.
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khoá XIII đã thắc mắc như vậy khi mới đây, Trường Quản trị và Kinh doanh HSB (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp nhận cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký làm giảng viên.
Nhân dịp sinh nhật con trai Minh Trung, Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung đã nhắn gửi đến con mình những điều mà ai nghe cũng phải cảm động.